Đề tài Tội ác trong tin học

1. Lý do chọn đề tài Trong vài thập niên gần đây sự phát triển như vũ bão của tin học đã đem lại cho loài người một kỷ nguyên mới với những sáng tạo mang tính vượt bậc đã giúp đỡ rất lớn cho con người trong cuộc sống hiện đại. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông. Thế giới đang chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin. Nhiều quốc gia ý thức rất rõ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Tài nguyên thông tin được khai thác một cách hiệu quả với chất lượng cao phục vụ sự phát triển sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh, quản lí, giáo dục, và các dịch vụ khác. Công nghệ thông tin và truyền thông mang lại những thay đổi sâu sắc trong cách sống, cách suy nghĩ, cách làm việc của mỗi người. Nó đang được ứng dụng một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông các cuộc gặp nhau trực tiếp sẽ giảm đi, nhưng mọi người vẫn có thể tiến hành các hoạt động với nhau một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền đi lại, lưu trú, để dành cho các hoạt động sáng tạo và vui chơi. Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội của con người, giúp cắt giảm các khâu trung gian và chi phí quản lí.  Tin học góp phần thay đổi phong cách sống của con người.  Tin học và máy tính ngày nay cũng đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.  Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.  Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.  Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. Tóm lại, tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên đi song song cùng với những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin thì những rắc rối mà nó đem lại cũng không nhỏ. Đặc tính dễ dùng, tiện lợi và phổ thông của tin học là con dao hai lưỡi, một mặt mang lại sự văn minh, mặt khác lại mang lại những hậu quả khôn lường. Vậy câu hỏi đặt ra đó là cái gì mà có thể làm cho sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin phải có nhiều suy nghĩ như thế. Đó là “tội ác trong tin học” điều mà chúng ta cần nghiên cứu nhằm làm hạn chế chúng và để cho tin học thực sự phục vụ cho mục đích tốt đẹp của con người. Vì vậy, mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Tội ác trong Tin học”. 2. Định hướng nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tội ác trong tin học. Qua đó làm nổi bật lên những tội ác, mặt trái mà đang tồn tại trong hệ thống tin học ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như: khái quát về tình hình tội phạm ở trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, Đặc biệt là tội phạm trong tin học; Nêu lên nguyên nhân xuất hiện tội phạm tin học và cơ chế hình thành. Từ đó đưa ra một số loại tội phạm tin học tiểu biểu Đề xuất một số biện pháp phòng chống. Những thiệt hại do tội phạm tin học gây ra

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tội ác trong tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài thập niên gần đây sự phát triển như vũ bão của tin học đã đem lại cho loài người một kỷ nguyên mới với những sáng tạo mang tính vượt bậc đã giúp đỡ rất lớn cho con người trong cuộc sống hiện đại. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông. Thế giới đang chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin. Nhiều quốc gia ý thức rất rõ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Tài nguyên thông tin được khai thác một cách hiệu quả với chất lượng cao phục vụ sự phát triển sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh, quản lí, giáo dục, và các dịch vụ khác. Công nghệ thông tin và truyền thông mang lại những thay đổi sâu sắc trong cách sống, cách suy nghĩ, cách làm việc của mỗi người. Nó đang được ứng dụng một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông các cuộc gặp nhau trực tiếp sẽ giảm đi, nhưng mọi người vẫn có thể tiến hành các hoạt động với nhau một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền đi lại, lưu trú, để dành cho các hoạt động sáng tạo và vui chơi. Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội của con người, giúp cắt giảm các khâu trung gian và chi phí quản lí. Tin học góp phần thay đổi phong cách sống của con người. Tin học và máy tính ngày nay cũng đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội. Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến. Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. Tóm lại, tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên đi song song cùng với những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin thì những rắc rối mà nó đem lại cũng không nhỏ. Đặc tính dễ dùng, tiện lợi và phổ thông của tin học là con dao hai lưỡi, một mặt mang lại sự văn minh, mặt khác lại mang lại những hậu quả khôn lường. Vậy câu hỏi đặt ra đó là cái gì mà có thể làm cho sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin phải có nhiều suy nghĩ như thế. Đó là “tội ác trong tin học” điều mà chúng ta cần nghiên cứu nhằm làm hạn chế chúng và để cho tin học thực sự phục vụ cho mục đích tốt đẹp của con người. Vì vậy, mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Tội ác trong Tin học”. 2. Định hướng nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tội ác trong tin học. Qua đó làm nổi bật lên những tội ác, mặt trái mà đang tồn tại trong hệ thống tin học ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như: khái quát về tình hình tội phạm ở trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,… Đặc biệt là tội phạm trong tin học; Nêu lên nguyên nhân xuất hiện tội phạm tin học và cơ chế hình thành. Từ đó đưa ra một số loại tội phạm tin học tiểu biểu Đề xuất một số biện pháp phòng chống. Những thiệt hại do tội phạm tin học gây ra 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lý luận 4.2. Quan sát - điều tra 4.3. Tổng kết kinh nghiệm 5. Đóng góp của đề tài PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Tổng quan tình hình công nghệ thông tin hiện nay Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhân loại đã nhận ra được những thành quả của các ngành khoa học hiện đại mang lại lợi ích cho nhân loại. Họ có cái nhìn tổng quan về tin học đó là: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và quá trình xử lí thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật mà chủ yếu hiện tại là máy tính điện tử. Như vậy khía cạnh khoa học của tin học chính là phương pháp còn khía cạnh kĩ thuật của tin học chính là công nghệ chế tạo máy tính điện tử cũng như sản xuất các chương trình (phần mềm) hệ thống tiện ích và ứng dụng. Nhân sinh quan và thế giới quan của người học cũng được phong phú thêm khi họ được tiếp cận với những khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông. Họ biết được vai trò, tầm quan trọng, cách thức làm việc của công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Như vậy, tin học bao gồm hai phần, phần cứng và phần mềm. Phần cứng là toàn bộ các thiết bị vật lí, kĩ thuật của máy tính điện tử. Nâng cao tốc độ xử lí, tăng dung lượng bộ nhớ, tăng độ tin cậy, giảm thể tích, giảm năng lượng tiêu hao, tăng khả năng ghép nối,… là những mục tiêu mà kĩ thuật phần cứng hướng tới. Phần mềm là các chương trình có chức năng điều khiển, khai thác phần cứng và để thực hiện yêu cầu của người sử dụng. Các chương trình do các nhà lập trình chuyên nghiệp cài đặt với chất lượng cao để điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính điện tử gọi chung là phần mềm hệ thống. Phần mềm ứng dụng gồm các chương trình do người sử dụng cài đặt để giải quyết các bài toán riêng lẻ. Một số chương trình phục vụ chuyên dụng cho một số lĩnh vực ứng dụng quan trọng gọi chung là các chương trình tiện ích. Ngoài các chương trình ứng dụng giải quyết các bài toán riêng lẻ, các chương trình quan trọng, có tính ứng dụng cao cho nhiều người, trong nhiều lĩnh vực trọng yếu và được cài đặt có chất lượng cao thường được bán trên thị trường. Phần mềm loại này do vậy còn được gọi là phần mềm thương mại (commercial software). Ví dụ, bảng tính điện tử như Excel, các chương trình soạn thảo văn bản như Winword, WordPofect, các hệ quản lí cơ sở dữ liệu Access, Foxpro,… là các phần mềm chuyên dụng phổ biến đã được thương mại hóa. Vai trò quan trọng của viễn thông, của thông tin liên lạc trong đó Internet là điển hình được con người nhận thực ngày một rõ nét. Công nghệ truyền thông kết hợp với công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố then chốt làm thay đổi thế giới. Công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành hạ tầng và động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,… Đối với ngành giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông đang góp phần quan trọng làm thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí. Mối giao lưu giữa máy và người với nhiều phương tiện truyền thông đã trở thành gần gũi, quen thuộc và phát huy tác dụng tốt trên nhiều lĩnh vực trong ngành giáo dục. Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông mà giáo dục đã có thể thực hiện những tiêu chí mới; học mọi nơi, người học ngồi ở bất cứ đâu, có thể ở thành phố, có thể ở vùng sâu, vùng xa đều được hưởng một nội dung học như nhau, một chất lượng học như nhau và cùng được học thầy giỏi như nhau. Học mọi lúc, người học sẽ chủ động học bất cứ lúc nào họ muốn, không bị lệ thuộc vào giờ phát sóng chương trình học trên truyền hình, người học không phải đến trường hoặc chờ giớ phát sóng trên truyền hình. Khi đó, khái niệm học tập trung cả về không gian và thời gian sẽ dần mất đi. Thay vào đó là học suốt đời vì sự nâng cao dân trí thường xuyên, nhu cầu cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc. Công nghệ thông tin và truyền thông đem lại cho mọi người tài nguyên giáo dục vô cùng phong phú, người học có thể phát huy tính tích cực tự truy nhập vào nguồn tài nguyên đó ở trên mạng Internet mọi lúc, mọi nơi, mọi thứ cho mọi loại hình giáo dục chính quy hay không chính quy, từ xa hay tập trung,… Cũng từ đó, công nghệ thông tin và truyền thông làm thay đổi mạnh mẽ quá trình điều hành và quản lí giáo dục. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông. Thế giới đang chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin. Nhiều quốc gia ý thức rất rõ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Tài nguyên thông tin được khai thác một cách hiệu quả với chất lượng cao phục vụ sự phát triển sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh, quản lí, giáo dục, và các dịch vụ khác. Công nghệ thông tin và truyền thông mang lại những thay đổi sâu sắc trong cách sống, cách suy nghĩ, cách làm việc của mỗi người. Nó đang được ứng dụng một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông các cuộc gặp nhau trực tiếp sẽ giảm đi, nhưng mọi người vẫn có thể tiến hành các hoạt động với nhau một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tiền đi lại, lưu trú, để dành cho các hoạt động sáng tạo và vui chơi. Với công nghệ thông tin và truyền thông lao động chân tay sẽ bớt dần và con người sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trí óc để không ngừng nâng cao hiệu quả công việc. Nhiều thiết bị, đồ dùng hoạt động theo chương trình được điều khiển từ xa, tự động làm cho con người có nhiều tiện nghi sinh hoạt, vui chơi, giải trí để cuộc sống thoải mái hơn. Công nghệ thông tin đang được ứng dụng một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong khoa học và công nghệ, người ta sử dụng máy tính để thực hiện khối lượng tính toán rất lớn, thực hiện những thí nghiệm khó và phức tạp, thực nghiệm, mô phỏng mô hình sản phẩm một cách tường minh. Quản lí là lĩnh vực chứng kiến sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin nhất. Với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin mà việc xử lí khối lượng khổng lồ các dữ liệu nhằm khai thác thông tin phục vụ các yêu cầu tìm kiếm, thống kê đặc biệt hỗ trợ cho quá trình ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trong điều khiển tự động hóa nhiều dây truyền sản xuất trước đây do con người thực hiện thì ngày nay do các rô bốt sẽ thay thế con người làm việc ở những nơi nguy hiểm, độc hại và buồn tẻ. Khi cần thay đổi mẫu mã mặt hàng ta chỉ cần lập trình lại chương trình điều khiển rô bốt mà không cần đào tạo lại công nhân như trước đây. Trong công tác văn phòng, nhờ những phần mềm xử lí văn bản, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, bảng tính điện tử, việc xử lí văn bản, cập nhật thông tin, lưu trữ hồ sơ, lập báo cáo, thống kê được thực hiện rất nhanh, hợp lí và khoa học, trình bày đẹp. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, người ta nghiên cứu những chương trình thực hiện một số hoạt động trí tuệ như nghe và hiểu tiếng nói, nhận dạng hình ảnh, chữ viết, chẩn đoán bệnh, phiên dịch,… Trong lĩnh vực mạng máy tính, các mạng máy tính đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ sở dữ liệu, nhiều kho thông tin, tri thức với nhiều loại hình khác nhau tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin cho mỗi quốc gia. Mạng Internet tạo khả năng trao đổi thông tin giữa mọi người trên toàn cầu. Người ta có thể gửi vào và nhận thư điện tử, tổ chức hội nghị từ xa, thực hiện thương mại điện tử (buôn bán, giao dịch qua mạng,…). Trong giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã được khai thác tạo ra cuộc cách mạng triệt để, rộng lớn trong phương pháp giảng dạy, trong tổ chức và quản lí giáo dục. Những khái niệm phần mềm dạy học, học từ xa, lớp học ảo, phòng thí nghiệm ảo, thư viện điện tử, ngân hàng đề thi,… đã trở nên quen thuộc với mọi người. Công nghệ thông tin hình thành lên một thế hệ mới, khác so với thế hệ cách họ chỉ vài chục năm ở chỗ phụ thuộc vào công nghệ, coi máy tính, internet, email, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc số... là những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống. Cuộc cách mạng cũng phát triển những khái niệm, những từ ngữ mới và mới cách đây vài chục năm chưa được nhắc đến như nhưng nay đã trở lên quen thuộc trong đời sống xã hội như: thư điện tử (email), mạng thông tin toàn cầu (internet), thông tin di động (mobile phone), thương mại điện tử (e-commercial), công nghệ số (digital technology)  công nghệ không dây (wifi, Bluetooth), trò chuyện trên mạng (chatting), trò chơi trên mạng (game online) .v.v và v.v. Bên cạnh những lợi ích mà tin học (hay nói rộng công nghệ thông tin và truyền thông) đem lại, thì vấn đề đạo đức khi sử dụng máy tính (tin học) cũng cần được coi trọng. Sống trong xã hội tin học hóa, con người cần phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý hay cố tình làm ảnh hưởng đến hoạt đọng bình thường của hệ thống thông tin đều là phạm tội. Những việc làm như truy nhập không hợp pháp các nguồn tài nguyên thông tin, phá hoại thông tin trên mạng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo virus,… đều là phạm pháp. Chúng ta lên án một số kẻ xấu lợi dụng Internet để thực hiện những hành vi xấu như phổ biến văn hóa đồi trụy, phát tán tài liệu phản động, kích động bạo lực, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống phá cách mạng,... 2. Một số khái niệm chung 2.1. Khái niệm tin học Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng. 2.2. Khái niệm “tội ác” trong tin học - Từ tội ác à tội phạm 3. Tổng quan về tội phạm trong tin học Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng, sử dụng hoặc là mục tiêu của giới tội phạm. Các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại cũng không nằm ngoài quy luật đó, nên trong thế giới mà công nghệ thông tin đã tạo nên cho con người đã hình thành một khái niệm mới về loại tội phạm - tội phạm về công nghệ thông tin hay còn được biết đến với các tên khác nhau như: tội phạm mạng (cyber crimes), tội phạm tin học hay tội phạm liên quan đến máy tính (computer crimes). Đây là những khái niệm mới không chỉ đối với Việt Nam chúng ta mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Do vậy, ngay từ việc sử dụng thuật ngữ đến việc đưa ra khái niệm, đặc điểm đến việc xếp những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào bị liệt kê vào danh sách của loại tội phạm này cũng còn có nhiều ý kiến không đồng nhất. Đây hiện được xem là một trong những mối quan ngại của cả cộng đồng thế giới và là một thử thách mới đối với các nhà làm luật cũng như các cơ quan thực thi pháp luật trong việc định ra những quy định phù hợp để có thể phòng ngừa và trấn áp một cách có hiệu quả loại tội phạm này. 3.1. Khái niệm tội phạm trong Tin học Tại cuộc họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm được tổ chức tại thành phố Viên (áo) từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 10 năm 2000, một cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về vấn đề tội phạm công nghệ thông tin, việc định nghĩa tội phạm này đã được chia ra thành hai dạng tội phạm: Thứ nhất, tội phạm công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp: được định nghĩa là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính và mạng máy tính với mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ thống máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó. Loại tội phạm theo định nghĩa này có thể được hiểu là loại tội phạm mới có quan hệ trực tiếp đến máy tính, mạng máy tính, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người sử dụng. Thứ hai, tội phạm công nghệ thông tin được hiểu theo nghĩa rộng: được định nghĩa là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất hợp pháp và đe doạ hoặc làm sai lệnh thông tin bằng phương pháp  sử dụng mạng máy tính. Loại tội phạm theo định nghĩa này là rất rộng, bao gồm nhiều loại hành vi của tội phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ máy tính mà phổ biến hiện nay như các hành vi lừa đảo, trốn lậu cước viễn thông, mạo danh… 3.2. Vài nét khái quát về hiện trạng tội phạm tin học ở Việt Nam và thế giới 3.2.1. Tình hình chung Hiện nay vấn đề tội phạm trong tin học không còn là mới mẻ với những quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Anh,… Khối liên minh bắc đại tây dương (NATO) mới đây đưa ra một quan điểm làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người: "Đó là thế giới chuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh mới không tiếng súng nhưng cũng vô cùng khốc liệt, đó là chiến tranh tin học". Đây là một mặt trận mới nhưng phát triển rất nhanh gây nhiều hậu quả lớn cho xã hội. Vừa qua cảnh sát Úc vừa bắt giữ một hacker nổi tiếng của nước này bị buộc tội đã xâm nhập và làm tê liệt nhiều trang web của Mỹ. Hacker này có thể bị Mỹ phạt tới 60 năm tù giam sau khi bị dẫn độ sang Mỹ. Tại Việt Nam công nghệ thông tin mới xâm nhập vào nhưng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống, là một công cụ đắc lực phục vụ con người. Nhưng song song với đó nó lại là con dao hai lưỡi rất khó kiểm soát. Internet hiện nay là một vũ khí lợi hại của bọn tội phạm: những trang web đen, những trang web tuyên truyền chống phá nhà nước, công cụ của các hacker,… Tại cuộc hội thảo về các hành vi vi phạm, tội phạm trong thương mại điện tử do Bộ Thương mại tổ chức tại Hà Nội, đại diện đơn vị chống tội phạm công nghệ cao của C15 (Bộ Công an) cho biết Luật Hình sự ban hành năm 1999 có 3 điều khoản (224, 225 và 226) điều chỉnh những hành vi trên Internet nhưng hầu hết đã lỗi thời. Các công cụ pháp lý khác cũng chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính. Sự phát triển của Internet trong thời gian qua đòi hỏi những quy định mới. Quy định hiện hành rất khó truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tin tặc”, ông Trần Ngọc Hòa, Trưởng phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc C15 nói. “Luật quy định việc phá hoại gây ‘hậu quả nghiêm trọng’, hoặc từng bị kỷ luật, xử lý hành chính rồi mà tái phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng trên môi trường Internet yếu tố này rất khó xác định vì sự quan trọng của thông tin chứa trong máy tính hoặc mạng máy tính khó có thể đo đếm được”. Ông Hoà cho biết nhiều nước quy định nếu truy cập trái phép vào máy tính người khác là đã có thể bị xử lý hình sự, bất kể việc đó đã gây ra thiệt hại gì cho chủ nhân hay chưa. Nhưng Việt Nam vẫn còn thiếu cả những quy định đến việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng của chính phủ, quân đội, an ninh, bưu điện,… Theo đánh giá của cơ quan điều tra, trình độ hacker Việt Nam chưa cao. Kẻ phạm tội sử dụng công cụ và kỹ thuật “thô sơ” và tất cả đều bị đưa ra ánh sáng. Nguyễn Quang Huy, người bị cáo buộc tấn công Chợ Điện Tử gần đây, vốn được giới “khoét vách online” coi là số một cũng bị bắt với những lỗi “rất sơ đẳng và chủ quan” như dùng máy tính tại nhà, không xoá log file khi chiếm quyền điều khiển máy chủ,… Những công cụ đặc biệt và nghiệp vụ của cơ quan điều tra có thể khôi phục dữ liệu đã xoá trên ổ cứng, kể cả khi đã bị huỷ bằng các thao tác thông thường như định dạng lại (format), tái phân vùng (fdisk) hoặc ghi đè nội dung (over-write) một số lần nhất định. “Theo nguyên tắc chung, đã phạm tội thì phải có dấu vết dù nhiều hay ít. Cách duy nhất để không để lại gì là không phạm tội”, một cán bộ điều tra của C15 khẳng định. “Hầu hết các hacker Việt Nam đều quá trẻ và chưa lường hết được hậu quả”. Để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn hiện nay, giải pháp lâu dài được các chuyên gia đề xuất chủ yếu là hoàn thiện hành lang pháp lý và trang bị thêm công cụ cho cơ quan chức năng. Cụ thể, bổ sung các hành vi liên quan đến vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử vào Luật Hình sự. Đồng thời, bổ sung tính pháp lý của chứng cứ điện tử trong Luật Tố tụng Hình sự và ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc xây dựng hành lang pháp lý không thể hoàn tất trong một sớm một chiều. Trước mắt, những việc có thể làm được là bắt tay xây dựng hệ thống điều phối cấp quốc gia về công nghệ thông tin, phát triển các tiêu chuẩn và khuyến cáo an toàn dành cho doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức của cộng đồng cư dân mạng về môi trường thương mại điện tử trong sạch và cạnh tranh lành mạnh đặc biệt quan trọng. 3.2.2. Trong lĩnh vực chính trị Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho các chủ trương chính sách của nhà nước đến được với đông đảo người dân một cách nhanh nhất và đ