Đề tài Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em

Trong hai thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng và tỷ lệ nghèo giảm đáng kể. Vì vậy Việt Nam thường được coi là một ví dụ điển hình về những nỗ lực và chính sách xoá đói giảm nghèo. Chính sách Đổi Mới được đưa ra vào cuối những năm 80 nhằm cải cách nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường mở cửa, thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nhân trong và ngoài nước (Glewwe 2004). Những số liệu về nghèo tiền tệ cũng thể hiện kết quả tương tự với tỷ lệ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004 (VASS 2006). Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu tổng hợp và cũng không thể thể hiện hết tình hình thực tế của các nhóm dân cư ở Việt Nam. Chưa có sự quan tâm đúng mức đến tình trạng của trẻ em và đánh giá xem các biện pháp xóa đói giảm nghèo đã có tác động như thế nào đến nhóm dân cư đặc biệt này của xã hội. Ngoài ra, thước đo nghèo chính thức lại chủ yếu tập trung vào phương pháp đo lường nghèo tiền tệ, phương pháp này có một số hạn chế khi đánh giá tình trạng nghèo trẻ em. Thực trạng thiếu sự quan tâm đến nghèo trẻ em và nhược điểm của phương pháp tiền tệ đã đặt ra yêu cầu phải có hướng tiếp cận khác để thấy rõ thực trạng của nghèo trẻ em. Số liệu về nghèo ở Bảng 1 cho thấy, trên thực tế, số liệu giảm nghèo tiền tệ nói chung từ năm 1993 đến năm 2006 không phản ánh toàn cảnh thực trạng này, đồng thời không phải tất cả các nhóm xã hội được hưởng lợi như nhau từ việc tăng mức sống.

pdf104 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐA CHIỀU VỀ NGHÈO TRẺ EM Tháng 11 năm 2008 BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI UNICEF VIỆT NAM 2 3Mục lục Danh mục bảng .................................................................................................................................... 4 Danh mục hình vẽ ................................................................................................................................ 4 Danh mục các hộp................................................................................................................................ 5 1) Giới thiệu........................................................................................................................................ 13 2) Tổng quan tài liệu........................................................................................................................... 15 a) Tại sao lại phải quan tâm đến nghèo trẻ em?................................................................................ 15 b) Những phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em hiện nay ................................................................... 15 c) Nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều.................................................................................................... 17 3) Mục đích, định nghĩa và những đặc điểm chính của cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em Việt Nam.................................................................................. 19 4) Nguồn số liệu, khả năng sử dụng và hạn chế................................................................................ 23 a) MICS 2006 ..................................................................................................................................... 23 b) VHLSS 2006................................................................................................................................... 23 c) Hạn chế .......................................................................................................................................... 24 5) Lựa chọn các lĩnh vực, chỉ số và kết quả đầu ra để đo lường tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam............................................................................................... 25 i) Giáo dục .......................................................................................................................................... 27 ii) Y tế ................................................................................................................................................. 28 iii) Nhà ở ............................................................................................................................................. 29 iv) Nước sạch và vệ sinh.................................................................................................................... 30 v) Trẻ lao động sớm ........................................................................................................................... 31 vi) Vui chơi giải trí ............................................................................................................................... 31 vii) Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội.............................................................................................. 33 6)Làm thế nào để tính toán tình trạng nghèo trẻ em Việt Nam: Tỷ lệ nghèo trẻ em và Chỉ số nghèo trẻ em .................................................................................... 34 a) Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) .............................................................................................................. 34 b) Chỉ số nghèo trẻ em....................................................................................................................... 35 c) Hạn chế của phân tích.................................................................................................................... 39 7) Kết quả –Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số và Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực.............................. 39 a) Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số ....................................................................................................... 40 i) Giáo dục .......................................................................................................................................... 40 ii) Y tế ................................................................................................................................................. 44 iii) Nhà ở ............................................................................................................................................. 46 iv) Nước sạch và vệ sinh.................................................................................................................... 48 v) Lao động trẻ em ............................................................................................................................. 50 vi) Vui chơi giải trí ............................................................................................................................... 52 vii) Thừa nhận xã hội và Bảo trợ xã hội ............................................................................................. 53 b) Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực.................................................................................................... 54 8) Kết quả – Tỷ lệ nghèo trẻ em......................................................................................................... 58 9) Kết quả – Chỉ số nghèo trẻ em....................................................................................................... 62 10) Phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực................................................. 65 11) Phân tích tình trạng nghèo trẻ em sử dụng cách tiếp cận đa chiều và nghèo tiền tệ .................. 65 12) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ ảnh hưởng đến tình trạng nghèo trẻ em.............. 73 a) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình............................................................................................ 73 b) Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và hộ của trẻ đến vấn đề nghèo trẻ em............................ 76 4Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................. 84 Phụ lục 1 Định nghĩa các chỉ số về nghèo trẻ em dựa trên bộ số liệu MICS và VHLSS ................... 89 Phụ lục 2 Phân tích độ nhạy của các chỉ số....................................................................................... 92 Phụ lục 3 Một số chú thích kỹ thuật về phương pháp đo lường nghèo trẻ em .................................. 96 Phụ lục 4 Kiểm định Robustnes ......................................................................................................... 99 Phụ lục 5 Xếp hạng các vùng theo các phương pháp đo lường CPI............................................... 100 Phụ lục 6 Các bảng tự tương quan theo các lĩnh vực trẻ em .......................................................... 101 Danh mục bảng Bảng i Các lĩnh vực và chỉ số phục vụ đo lường tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam ......................... 8 Bảng 2 Tỷ lệ trẻ em trong tổng dân số ............................................................................................... 14 Bảng 3 Các lĩnh vực và chỉ số được lựa chọn cho phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em theo số liệu VHLSS và MICS...................................... 26 Bảng 4 Một số Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số dựa trên số liệu MICS.............................................. 41 Bảng 5 Một số Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số dựa trên số liệu VHLSS ............................................ 42 Bảng 6 Kết quả Tỷ lệ nghèo trẻ em.................................................................................................... 58 Bảng 7 Xết hạng các vùng (dựa trên khoảng cách giữa giá trị của chỉ số và giá trị so sánh 0%), MICS................................................................................ 64 Bảng 8 Tỷ lệ nghèo trẻ em trong hai lĩnh vực, MICS ........................................................................ 66 Biểu 9 Tỷ lệ nghèo trẻ em trong hai lĩnh vực, VHLSS........................................................................ 67 Bảng 10 Tỷ lệ nghèo trẻ em tiền tệ và CPR, VHLSS ......................................................................... 68 Bảng 11 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các đặc điểm nhân khẩu học trên tổng số trẻ thuộc nhóm nhóm đó, VHLSS.................................................................... 70 Bảng 12 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực đối với các nhóm nghèo khác nhau, VHLSS................... 72 Bảng 13 Phân tích các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ, MICS và VHLSS.......................... 74 Bảng 14 Điểm phần trăm thay đổi trong nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ............................................ 78 Bảng 15 Định nghĩa một số chỉ số dựa trên bộ số liệu MICS ........................................................... 89 Bảng 16 Định nghĩa một số chỉ số, VHLSS........................................................................................ 90 Bảng 17 Định nghĩa sử dụng để phân tích độ nhạy một số chỉ số, MICS......................................... 92 Bảng 18 Các định nghĩa dùng để phân tích độ nhạy một số chỉ số, VHLSS ..................................... 94 Bảng 19 Tự tương quan, MICS........................................................................................................ 101 Bảng 20 Tự tương quan, VHLSS..................................................................................................... 102 Biểu 21 Tác động cận biên và sai số chuẩn của hồi quy logistic, VHLSS và MICS........................ 103 Danh mục hình vẽ Hình i: Mức độ trùng lặp giữa cách tiếp cận đa chiều (thông qua CPR) và phương pháp tiền tệ trong đo lường nghèo trẻ em (dựa trên số liệu VHLSS)...................11 Hình 2 Tính toán CPI ở Việt Nam....................................................................................................... 36 Hình 3 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học ở từng cấp học, số liệu MICS ............................... 43 Hình 4 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học ở từng cấp học, VHLSS........................................ 43 Hình 5 Tỷ lệ tiêm chủng theo loại vắc xin, MICS................................................................................ 45 Hình 6 Lý do không đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, VHLSS.............................................................. 46 Hình 7 Sử dụng vật liệu làm sàn nhà theo vùng, MICS ..................................................................... 47 Hình 8 Loại nhà theo vùng, VHLSS.................................................................................................... 48 5Hình 9 Loại công trình vệ sinh theo vùng, MICS................................................................................ 49 Hình 10 Loại công trình vệ sinh theo vùng, VHLSS ........................................................................... 50 Hình 11 Số ngày trong tháng làm việc cho việc kinh doanh của gia đình, MICS ............................... 51 Hình 12 Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua, VHLSS...................................... 52 Hình 13 Loại đồ chơi theo khu vực, MICS ......................................................................................... 53 Hình 14 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, MICS ............................................................................... 54 Hình 15 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, VHLSS ............................................................................ 55 Hình 16 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo giới tính, MICS và VHLSS................................ 56 Hình 17 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo khu vực, MICS và VHLSS ................................ 56 Hình 18 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo vùng, MICS....................................................... 57 Hình 19 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo vùng, VHLSS.................................................... 57 Hình 20 Tỷ lệ nghèo trẻ em chia theo giới tính, MICS và VHLSS...................................................... 60 Hình 21 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo khu vực, MICS và VHLSS.............................................................. 60 Hình 22 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng, MICS và VHLSS................................................................... 61 Hình 23 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo nhóm dân tộc, MICS và VHLSS..................................................... 61 Hình 24 Bảng thể hiện tình trạng nghèo trẻ em của vùng theo lĩnh vực dựa trên giá trị z................. 63 Hình 25 Biểu đồ Venn về tình trạng nghèo trẻ em theo phương pháp CPR và phương pháp tiền, VHLSS..................................................................................... 69 Hình 26 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các nhóm nghèo ở các vùng, VHLSS........................................... 71 Hình 27 Phân tích độ nhạy một số chỉ số, MICS................................................................................ 92 Hình 28 Phân tích độ nhạy một số chỉ số, VHLSS............................................................................. 94 Hình 29 Kiểm định Robustness, MICS............................................................................................... 99 Hình 30 Kiểm định Robustness, VHLSS ............................................................................................ 99 Hình 31 Xếp hạng các vùng theo các phương pháp đo lường chỉ số khác nhau, MICS ................. 100 Danh mục các hộp Hộp 1 Quá trình tham vấn, các đối tác và các bên liên quan chính ................................................... 18 Hộp 2: Nghèo trẻ em và phương pháp tiếp cận theo năng lực.......................................................... 21 Hộp 3 Quá trình tham vấn để lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số nghèo trẻ em .................................... 22 Hộp 4 Các chỉ số về y tế và vấn đề giảm mẫu điều tra ...................................................................... 28 Hộp 5 Giải nghĩa và so sánh các kết quả........................................................................................... 33 Hộp 6 Số liệu vi mô để tính toán CPR................................................................................................ 35 Hộp 7 Số liệu vĩ mô cho tính toán CPI ............................................................................................... 37 Hộp 8 Chuẩn hóa các chỉ số để tính toán CPI ................................................................................... 38 Hộp 9 Các chỉ số tính toán cụ thể đối với trẻ so với các chỉ số tính toán ở cấp hộ gia đình.............. 40 Hộp 10 Mô hình hồi quy phân tích nghèo trẻ em, MICS và VHLSS................................................... 77 6Lời cảm ơn Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội đã điều phối quá trình xây dựng cách tiếp cận mới về nghèo trẻ em ở Việt Nam. Những kết quả chính đã đạt được của quá trình này là tỷ lệ nghèo trẻ em và chỉ số nghèo trẻ em được trình bày trong báo cáo hiện nay. Báo cáo này do Tiến sỹ Chris de Neubourgh, Tiến sỹ Franciska Gassman và Keetie Roelen của Trường Quản Trị, Đại Học Maastricht, Hà Lan chuẩn bị. Đây là kết quả của một quá trình kéo dài nhiều năm, thông qua nhiều cuộc hội thảo tham vấn kỹ thuật và lấy ý kiến đóng góp của tất cả các Bộ ngành có liên quan trong đó có Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Y tế, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Dân tộc. Tổng Cục Thống Kê, Viện Khoa học Lao Động và Xã Hội và UNICEF Việt Nam đã có những hỗ trợ quan trọng về mặt chuyên môn, kỹ thuật trong toàn bộ quá trình này. UNICEF đã hỗ trợ tài chính cho quá trình, bao gồm hỗ trợ ngân sách thuộc cơ chế Ngân sách Một Kế Hoạch Chung Liên Hợp Quốc. 7TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU? Tóm tắt Bắt đầu từ năm 2006, nhóm công tác kỹ thuật của Chính phủ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) chủ trì với sự phối hợp của Viện Khoa học lao động và Xã hội (ILSSA), Tổng cục Thống kê (TCTK) và các Bộ ngành có liên quan đã tiến hành xây dựng một cách tiếp cận đa chiều trong tìm hiểu và đo lường nghèo trẻ em ở Việt Nam. Sáng kiến này nhằm phục vụ mục tiêu xác định rõ bản chất của vấn đề nghèo của trẻ em và tăng cường căn cứ thực tiễn phục vụ công tác hoạch định chính sách quốc gia về giảm tình trạng nghèo trẻ em. Trong quá trình thực hiện, dự án đã được UNICEF hỗ trợ kỹ thuật và tài chính và trường Đại học Maastricht (Hà Lan) hỗ trợ kỹ thuật. Một loạt hội thảo tham vấn đã được tổ chức nhằm khuyến khích sự tham gia của nhiều bên hữu quan thảo luận các khía cạnh, các mặt của tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam và xây dựng các chỉ số đánh giá phù hợp. Sau khi được xây dựng, phương pháp đo lường nghèo trẻ em đã được trường Đại học Maastricht áp dụng tính toán trên cơ sở các số liệu khảo sát cấp quốc gia tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu này trình bày các kết quả, phát hiện quan trọng và bài học kinh nghiệm trong quá trình vừa nêu. Tại sao cần đo lường nghèo trẻ em? Phương pháp tiếp cận vấn đề nghèo lấy trẻ em làm trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt vì một số lý do sau đây. Trẻ em thường phải chịu những nguy cơ cao hơn và bị ảnh hưởng do nghèo khác • biệt hơn so với người trưởng thành. Chẳng hạn, trẻ em đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khác người thành niên, và trong giai đoạn phát triển này của các em, giáo dục đóng một vai trò sống còn. Phương pháp nghiên cứu vấn đề nghèo lấy trẻ em làm trung tâm là phương pháp giúp xác định và tập trung vào những nhu cầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ em và sự phát triển của các em; Trẻ em là những người phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống trực tiếp của mình • trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản và dựa vào sự phân bổ nguồn lực của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Phương pháp đo lường vấn đề nghèo lấy trẻ em làm trung tâm là cần thiết để phản ánh thông tin về sự phân bổ nguồn lực này và về tình hình nghèo cụ thể của bản thân trẻ; Nếu trẻ em lớn lên trong tình trạng nghèo, nhiều khả năng các em sẽ tiếp tục phải • chịu cảnh nghèo khi trưởng thành. Nghèo thường vận hành như một vòng tròn luẩn quẩn, trẻ em rơi vào từ khi mới ra đời và không thoát ra được. Do đó, giảm nghèo trẻ em tuy là một mục tiêu ngắn hạn nhưng lại giúp giảm tỷ lệ nghèo ở người trưởng thành trong dài hạn; Cuối cùng, một định nghĩa và một phương pháp đo lường nghèo trẻ em được chấp • nhận chung và mang tính khả thi sẽ là một công cụ quan trọng trong cả các lĩnh vực nghiên cứu học thuật lẫn hoạch định chính sách. Công cụ này không chỉ tạo cơ hội nghiên cứu sâu sắc tình hình nghèo trẻ em mà còn nâng cao khả năng xây dựng và quản lý tốt hơn các mục tiêu, chiến lược và chính sách giảm nghèo. Ngoài ra, các phương pháp truyền thống trong đánh giá tình hình nghèo dựa trên cơ sở mức thu nhập hoặc chi tiêu của hộ gia đình đã cho thấy nhiều bất cập trong việc đánh giá tình 8T ó m t ắ t hình nghèo cụ thể ở trẻ em. Ví dụ: những phương pháp này không phản ánh việc phân chia nguồn thu nhập trong nội bộ hộ gia đình và rất khó để xác định giá trị tiền tệ của một số yếu tố cấu thành nghèo như trình độ biết đọc biết viết, tuổi thọ hoặc khả năng/mức độ tham gia. Tóm lại, các phương pháp đo lường dựa trên giá trị tiền tệ mới chỉ phản ánh được một khía cạnh của nghèo. Công cụ đo lường nghèo trẻ em dành riêng cho Việt Nam giới thiệu trong báo cáo này đã được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận tầm quan trọng của việc cần có một phương pháp đa chiều riêng cho Việt Na
Luận văn liên quan