Đề tài Trình bày sự vận dụng những phương pháp luận sáng tạo trong khoa học để giải quyết vấn đề trong tin học

Xã hội loài người không ngừng vận động và phát triển, nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng không ngừng tăng lên. Các vấn đề trong cuộc sống được con người liên tục đặt ra, và làm cách nào để giải quyết các vấn đề đó luôn là một câu hỏi mà con người cần phải tìm ra lời giải. Để có thể giải đáp được câu hỏi này, con người đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Hoạt động sáng tạo có thể diễn ra ở bất kỳ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Tất cả các hoạt động sáng tạo này có thể nói đều dựa trên 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản do Giáo sư Alshuller tổng hợp và được GS – PTS Phan Dũng đề cập trong cuốn sách Các Thủ Thuật (Nguyên Tắc) Sáng Tạo Cơ Bản. Ngành Công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ

pdf19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày sự vận dụng những phương pháp luận sáng tạo trong khoa học để giải quyết vấn đề trong tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG BÀI THU HOẠCH PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO TRONG KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY SỰ VẬN DỤNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO TRONG KHOA HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG TIN HỌC Giáo viên: GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Sinh viên: Huỳnh Lạc Nghiệp Lớp Cao học CNTT Qua mạng – Khóa 6 MSSV: CH1101109 Tháng 04/2012 Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người không ngừng vận động và phát triển, nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng không ngừng tăng lên. Các vấn đề trong cuộc sống được con người liên tục đặt ra, và làm cách nào để giải quyết các vấn đề đó luôn là một câu hỏi mà con người cần phải tìm ra lời giải. Để có thể giải đáp được câu hỏi này, con người đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Hoạt động sáng tạo có thể diễn ra ở bất kỳ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Tất cả các hoạt động sáng tạo này có thể nói đều dựa trên 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản do Giáo sư Alshuller tổng hợp và được GS – PTS Phan Dũng đề cập trong cuốn sách Các Thủ Thuật (Nguyên Tắc) Sáng Tạo Cơ Bản. Ngành Công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ. Bài luận sau đây sẽ cho thấy sự ảnh hưởng quan trọng của 40 nguyên tắc sáng tạo đến các vấn đề công nghệ thông tin nổi bật của thế giới, mà cụ thể ở đây là Công nghệ Điện toán Đám mây. Trang 3 I. 40 THỦ THUẬT (NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO 1. Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung  Chia đối tượng thành các phần độc lập.  Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.  Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng 2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng Nội dung:  Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung  Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.  Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau  Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc 4. Nguyên tắc phản đối xứng Nội dung:  Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng) 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung  Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.  Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Trang 4 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung:  Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. 7. Nguyên tắc “chứa trong” Nội dung  Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba ...  Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung  Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng.  Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động... 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nội dung  Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ). 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung  Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.  Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. Trang 5 11. Nguyên tắc dự phòng. Nội dung  Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. 12. Nguyên tắc đẳng thế Nội dung  Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng 13. Nguyên tắc đảo ngược Nội dung:  Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).  Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.  Lật ngược đối tượng 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá Nội dung  Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.  Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.  Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. 15. Nguyên tắc linh động Nội dung  Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.  Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. Trang 6 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nội dung  Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Nội dung  Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).  Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.  Đặt đối tượng nằm nghiêng.  Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.  Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. 18. Sử dụng các dao động cơ học Nội dung  Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm).  Sử dụng tầng số cộng hưởng.  Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.  Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ. Nội dung  Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung) Trang 7  Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ  Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích Nội dung  Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).  Khắc phục vận hành không tải và trung gian.  Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. 21. Nguyên tắc “vượt nhanh”. Nội dung  Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.  Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi Nội dung  Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi.  Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.  Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi Nội dung  Thiết lập quan hệ phản hồi  Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian Nội dung  Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Trang 8 25. Nguyên tắc tự phục vụ Nội dung  Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.  Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư. 26. Nguyên tắc sao chép (copy) Nội dung  Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.  Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.  Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” Nội dung  Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ). 28. Thay thế sơ đồ cơ học Nội dung  Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.  Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng  Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.  Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. Trang 9 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng Nội dung  Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng Nội dung  Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.  Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ Nội dung  Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ..)  Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc Nội dung  Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài  Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.  Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.  Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.  Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. 33. Nguyên tắc đồng nhất Nội dung Trang 10  Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần Nội dung  Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.  Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng Nội dung  Thay đổi trạng thái đối tượng.  Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.  Thay đổi độ dẻo  Thay đổi nhiệt độ, thể tích. 36. Sử dụng chuyển pha Nội dung  Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng... 37. Sử dụng sự nở nhiệt Nội dung  Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.  Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. 38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh Nội dung Trang 11  Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.  Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.  Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.  Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn. 39. Thay đổi độ trơ Nội dung  Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.  Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất , phụ gia trung hoà.  Thực hiện quá trình trong chân không. 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Nội dung  Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới. Trang 12 II. VẬN DỤNG 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO VÀO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Điện toán đám mây (Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Trong mô hình này, thông tin được lưu trữ thường trực, tính toán, xử lý tại các máy chủ trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời tại các máy khách. Người dùng có thể dễ dàng truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy cập Internet và từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải trí,… Một ví dụ thực tế dễ thấy nhất đang được sử dụng rộng rãi, đại diện cho một ứng dụng trong mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến. Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web và tài khoản cá nhân đã đăng ký với nhà cung cấp là có thể sử dụng dịch vụ để trao đổi, giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm đến các vấn đề hạ tầng, kỹ thuật, phần mềm,… Điện toán máy chủ ảo là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google Apps cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ. Trang 13 1. Lịch sử Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS). Với điện toán đám mây, các tài nguyên điện toán như máy chủ có thể được định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền và trở nên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những môi trường không phải là điện toán lưới như Web ba lớp chạy các ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web 2.0. 2. Kiến trúc Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (data center) được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó Đám mây là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ (Service level agreement). Các tiêu chuẩn mở (Open standard) và phần mềm mã nguồn mở (open source software) cũng góp phần phát triển điện toán máy chủ ảo. Trang 14 3. Mô hình dịch vụ Điện toán đám mây cung cấp 3 mô hình dịch vụ: - Dịch vụ phần mềm (SaaS – Software as a Service): cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng. Khách hàng lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tới hay bỏ công sức quản lý tài nguyên tính toán bên dưới. - Dịch vụ nền tảng (PaaS – Platform as a Service): Cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud đó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa (middleware), các ứng dụng chủ (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng CC thông qua API đó. Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền CC thông qua API đó. Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành, lưu giữ ở lớp dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng (ISV-Independent software vendor) - Dịch vụ hạ tầng (IaaS – Infrastructure as a Service): Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho người sử dụng. Với dịch vụ này khách hàng làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt, điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt. Khách hàng điển hình của dịch vụ Trang 15 IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng dụng của mình 4. Các đặc tính Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau:  Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources) : Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu “Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…” và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.  Giảm chi phí : Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu.  Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp : Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém. Nếu outsource được quá trình này thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.  Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán : Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu Trang 16 hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không … Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa. Như vậy, điện toán đám mây đã sử dụng các nguyên tắc sau để giải quyết vấn đề: - Nguyên tắc phân nhỏ: Điện toán đám mây chia thành 3 mô hình dịch vụ: Dịch vụ phần mềm, Dịch vụ nền tảng, Dịch vụ hạ tầng. Mỗi mô hình phục vụ cho một mục đích khác nhau và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. - Nguyên tắc tách khỏi đối tượng: Trong điện toán truyền thống, người sử dụng phải tự xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để tự cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu đặc thù của mình, và khi sử dụng phải gắn liền với hệ thống mình vừa xây dựng. Với điện toán đám mây, sẽ không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy cập và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn là PC hoặc là điện thoại di động…) - Nguyên tắc "rẻ" thay cho "đắt": Người sử dụng thay vì phải đầu tư hạ tầng cơ sở, tốn chi phí để mua bán, cài đặt, bảo trì, nâng cấp thì giờ đây, các chi phí đó sẽ được cắt đi. Thay vào đó, việc duy nhất người sử dụng phải làm là đi thuê và sử dụng các tài nguyên như là một dịch vụ. Họ chỉ trả phí dịch vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Mọi công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như chi phí triển khai trong đám mây sẽ do nhà cung cấp đảm bảo xây dựng và duy trì. - Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: Với mỗi nhu cầu tài nguyên của người sử dụng, hệ thống sẽ góp nhặt tài nguyên rỗi để cung cấp đúng nhu cầu mà người sử dụng yêu cầu. Khi người sử dụng không còn nhu cầu sử dụng tài nguyên đó nữa, thì hệ thống sẽ giải phóng phần tài nguyên này để sử dụng khi có nhu cầu tài nguyên khác. Trang 17 - Nguyên tắc linh động: Điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì phải sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật thì người sử dụng sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Các tài nguyên được ảo hóa sẽ được cấp phát theo từng nhu cầu của từng người sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu tài nguyên tính toán nh
Luận văn liên quan