Đề tài Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân

Tranh chấp đất đai: Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Điều 3 - LĐĐ 2013). => Biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai, phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

ppt34 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNBÁO CÁO PHÁP LUẬT THANH TRATrình Tự Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Hộ Gia Đình, Cá Nhân Với Nhau Thuộc Thẩm Quyền Tòa Án Nhân DânNHÓM : GVHD: LƯU VĂN DŨNGNguyễn Văn Biết B1309362Lê Văn Vị 3113689Nguyễn Duy Khoa 3118343Lê Trường An B1309358Phan Đức Anh B1309360Nội Dung Báo CáoNội DungTranh chấp đất đaiGiải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân B. Giải Quyết Tình HuốngTình huốngGiải quyết A. Nội DungI. Tranh chấp đất đai 1.Khái niệmTranh chấp đất đai: Là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Điều 3 - LĐĐ 2013).=> Biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai, phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.2. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biếnTổ chức với tổ chứcTổ chức với hộ gia đình, cá nhân Cá nhân với tổ chứcHộ gia đình, cá nhân với nhauII. Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Thuộc Thẩm Quyền Của Tòa Án Nhân Dân Thẩm quyền của Tòa án nhân dânNgười sử dụng đất có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật ĐĐ và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Đ100/Luật đất đai mà người sử dụng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.2. Quy trình giải quyết tranh chấp QUY TRÌNHB. Giải quyết tình huốngI. Tình huốngÔng An có một thửa ruộng 2000m2 tại xã Bắc Bình, Huyện Bắc Đồng, Tỉnh Bắc Hòa.Vào tháng 7 năm 1994 vì lý do đi làm ăn xa nên ông An đã chuyển quyền sử dụng thửa ruộng 2000m2 cho Ông Bình bằng giấy tay với giá 35 triệu đồng, đến tháng 7 năm 2015 ông An trở về địa phương và yêu cầu ông Bình trả lại thửa ruộng 2000m2. Do đó hai bên đã xảy ra tranh chấp. Mặc dù UBND xã Bắc Bình đã cố gắng hòa giải nhưng bất thành.Vì thế ông An đã gữi đơn đến Tòa án nhân dân huyên Bắc Đồng yêu cầu giải quyết tranh chấp.II. Giải quyết Sau khi nhận được đơn yêu cầu cầu thụ lý và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của ông An lên tòa án nhân dân huyện Bắc Đồng. Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án (hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn). Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và đưa ra quyết định. ( D167 - Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Năm 2004 Sửa Đổi Và Bổ Sung Năm 2011)Khi nhận được đơn khởi kiện từ ông An. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Sau khi xét thấy ông An cung cấp đầy đủ hồ sơ khởi kiện gồm: đơn khởi kiện, Biên bản hoà giải tại UBND xã Bắc Bình,Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Toà án tiến hành thông báo ngay cho người khởi kiện (ông An) biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phíTrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, ông An phải nộp tiền tạm ứng án phí.Khi ông An nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án thụ lý vụ án. (Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.) Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho ông An và ông Bình (bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án), cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.Toà án có thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án để chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; c) Đình chỉ giải quyết vụ án; d) Đưa vụ án ra xét xử.Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự (ông An và ông Bình) thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, (trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được.)Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho ông An và ông Bình (các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự) biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.Trình tự hòa giải Trước khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải.Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự (ông An và ông Bình) đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất. Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bảnHết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.Trong trường hợp các bên đương sự không hoà giải được với nhau về cách giải quyết tranh chấp đất đai, thì Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩmTuy đã được Tòa án hòa giải nhưng do cả ông An và ông Bình điều không đồng tình với kết quả hòa giải. Nên Toà án nhân dân huyện Bắc Đồng quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩm Chuẩn bị khai mạc phiên toàTrước khi khai mạc phiên toà, Thư ký Toà án phải tiến hành các công việc sau đây:Phổ biến nội quy phiên toà;2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do;3. Ổn định trật tự trong phòng xử án;4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.Khai mạc phiên toàHỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầuXem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầuCóKhôngPhiên tòa sơ thẩm Thoả thuận được với nhauChủ tọa hỏiCông nhận sự thoả thuận của đương sự CóKhôngBắt đầu xét xử vụ án Nghe lời trình bày của đương sựPhiên tòa sơ thẩm Tiến hành việc hỏi tại phiên tòaCông bố các tài liệu của vụ ánXem xét vật chứngHỏi người giám địnhPhiên tòa sơ thẩm Kết thúc việc hỏi tại phiên toàTranh luậnCóTrở lại việc hỏiKiểm sát viên phát biểuNghị ánPhiên tòa sơ thẩm Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, ông An và ông Bình (các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện) được Toà án cấp trích lục bản án.Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho ông An và Ông Bình (các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện) và Viện kiểm sát cùng cấp.Tuyên ánBản án sơ thẩmPhiên tòa sơ thẩm Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án nếu có một trong hai bên không chấp nhận bản án sơ thẩm thì có thể tiến hành Kháng cáo bằng cách gửi đơn kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; trường hợp đơn kháng cáo gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì Toà án đó phải chuyển cho Toà án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm. Sau khi nhận được đơn kháng cáo của ông An Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo cho ông An biết để nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp, ông An và ông Bình (các đương sự có liên quan đến kháng cáo) biết về việc kháng cáo.Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày:1. Hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu ông An (người kháng cáo) không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;2. Ông An nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho ông An, ông Biết và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo Xét xử phúc thẩm ( Tương tự xét xử sơ thẩm ) Phiên Tòa Phúc ThẩmNhững người tham gia phiên toà phúc thẩm1. Người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo.2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm. Được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm. Bản án phúc thẩmTrong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Toà án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ.Đánh Giá Và Kiến NghịNhìn chung với hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện đã hổ trợ rất nhiều trong quá trình giải quyết các tranh chấp mà nổi trội là các tranh chấp về đất đai. Đặc biệt là việc giải quyết các vụ án dân sự của tòa án nhân dân ngày càng được thực hiện một cách kịp thời, nhanh chóng, có chất lượng, góp phần nâng cao hoạt động của tóa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết các vụ án có liên quan trong tranh chấp đất đai.Tuy nhiên ngày nay xuất phát từ thực tế là người dân chưa hiểu rõ về nơi có thể giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thuộc về đất đai cũng như các thủ tục yêu cầu giải quyết vì thế việc giải quyết thường mất nhiều thời gian và thường xảy ra việc gửi sai nơi có thể giải quyết cho mình. Do đó việc cần thiết hiện nay là mỗi người dân cần phải hiểu rõ các quy định của pháp luật, đồng thời nắm bắt được những vướng mắc xảy ra trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật để từ đó có hướng giải quyết phù hợp.Bên cạnh đó nhà nước cần tăng cường tuyên truyền pháp luật cho người dân hiểu rõ. Ngoài ra nhà nước cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, lựa chọn các cán bộ tòa án có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao để giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai nói riêng và các vấn đề tranh chấp khác nói chung một cách chính xác nhầm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong những tranh chấp mang tính đặc biệt nhạy cảm. Tài Liệu Tham KhảoLuật đất đai 2013Nghị Định 43/2014/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Của Luật Đất ĐaiBộ Luật Tố Tụng Dân Sự Năm 2004 Sửa Đổi Và Bổ Sung Năm 2011Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2003Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai – Bộ Tư Pháp, Hội Nông Dân Việt Nam, 2011Thông Tư Liên Tịch Hướng Dẫn Thi Hành Một Số Quy Định Của Luật Đất Đai Về Thẩm Quyền, Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !
Luận văn liên quan