Đề tài Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định. Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công đang được thực thi theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43. Ngoài ra còn có Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập, chỉ thị số 01/2006/CT-BXD của Bộ xây dựng ngày 22/02/2006 về việc tăng cường quản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ điều chỉnh một số điều của nghị định số 43 đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo….

doc49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 17970 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Khái niệm cơ bản 1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định. Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công đang được thực thi theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43. Ngoài ra còn có Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập, chỉ thị số 01/2006/CT-BXD của Bộ xây dựng ngày 22/02/2006 về việc tăng cường quản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ điều chỉnh một số điều của nghị định số 43 đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo…. 1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu Khái niệm: là những đơn vị do nhà nước thành lập hoạt động có thu thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc doanh. Cùng với nhiệm vụ trong việc thành lập, các đơn vị do nhà nước thành lập hoạt động trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm … Để xác định đơn vị nào do nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu cần dựa vào những tiêu chuẩn sau: - Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương. - Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và thực hiện một số khoản thu do chế độ nhà nước quy định. - Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước quy định,được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao. - Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu chi tài chính. 1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu Một là: ĐVSN có thu là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời là chính. Không như hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiêp, để thực hiện vai trò của Nhà nước, Nhà nước đã ttổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường thúc đẩy phát triển con người, phát triển kinh tế. Hai là: Sản phẩm của các ĐVSN là các sảm phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ của DVSN chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà kho tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm đó là “hàng hoá công cộng” tác động đến con người về trí và lực tạo điều kiện cho hoạt đông của con người, tác động đến đời sống của con người, đến quá trình tái sản xuất xã hội. Ba là: Hoạt động sự nghiệp trong các ĐVSN có thu luôn gắn liền và bị tri phối bởi các trương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính phủ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt động này có gắn liền với nhau. 1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu Để quản lý tốt các hoạt động của các ĐVSN có thu cũng như quản lý được quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định các đơn vị sự nghiệp có thu tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay khả năng đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. * Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ĐVSN có thu bao gồm: - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo bao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống Giáo dục Quốc dân. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Thể dục thể thao. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Y tế. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Xã hội. - Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế. Ngoài các ĐVSN có thu ở các lĩnh vực nói trên còn có các ĐVSN có thu trực thuộc các tổng công ty, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội. Việc phân loại các ĐVSN có thu theo lĩnh vực hoạt động tạo thuận lợi cho việc phân tích đánh giá hoạt động đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau tácđộng đến nền kinh tế như thế nào, từ đó Nhà nước đưa ra các chế độ, chính sách phù hợp với hoạt động của các đơn vị này. * Căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí chi hoạt đông thường xuyên, có hai loại ĐVSN có thu: + ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghịêp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. Mức kinh phí tự đảm bảo chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị được xác định theo công thức sau (nhỏ hơn 100%): Mức tự đảm bảo chi phí hoạt Tổng số nguồn thu sự nghiệp động thường xuyên của đơn = x 100% vị sự nghiệp (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên Trong đó tổng số thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị tính theo dự toán thu,chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình thực hiện dự toán thu, chi của năm trước liền kề (loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí cho hoạt động thường xuyên: là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. Bao gồm các đơn vị sau: Đơn vị có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên tính theo công thức trên bằng hoặc lớn hơn công thức trên. ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp, NSNN không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt đông thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp và từ nguồn NSNN cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng. ĐVSN làm công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định, kiểm tra chất lượng… mà nguồn thu đã đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ các dịch vụ đó theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc phân loại theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên,các nhà quản lý thu thập chính xác về tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị, tình hình quản lý biên chế, quỹ lương và tình hình tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị một cách rõ nét. 1.4. Nguồn thu, nội dung chi của đơn vị sự nghiệp có thu 1.4.1. Nguồn thu Nhà nước cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu khai thác mọi nguồn thu để thực hiện mọi chức năng kinh tế – xã hội mà đơn vị đảm nhiệm, bao gồm: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác. Nguồn thu từ NSNN cấp: Kinh phí không thuờng xuyên được NSNN cấp cho các đơn vị bao gồm: Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao,theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định ( điều tra, quy hoạch, khảo sát…). Kinh phí cấp để tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế dôi ra. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí cấp hoạt động thường xuyên: riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí, NSNN cấp kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí NSNN cấp được ổn định theo định kỳ 03 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 03 năm, mức NSNN bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị gồm: Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN cấp (phần được để lại đơn vị thu theo quy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với từng loại phí, lệ phí. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt động này do thủ trưởng các đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ. Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có). Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng Ngân hàng hoặc Quỹ Hỗ trợ phát triển để mở rộng và năng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của Pháp luật. 1.4.2. Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu Sau khi nguồn thu của đơn vị đã đuợc hình thành, trên cơ sở nguồn thu Nhà nước đặt ra nhiệm vụ chi cho đơn vị. Nội dung chi của đơn vị gồm: - Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo hoạt động chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động thu có sự nghiệp bao gồm: - Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn… theo quy định. - Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công công, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí … - Chi các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn: việc xác định số chi hoạt động chuyên môn phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao. - Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí . - Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ ( kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định). - Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc thiết bị… Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của các TSCĐ dùng cho các hoạt động của đơn vị nên thường phát sinh nhu cầu tài chính nhằm phục hồi lại giá trị sử dụng cho TSCĐ đã bị xuống cấp. - Các khoản khác theo quy định của pháp luật. - Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định. - Chi thực hiện tinh giản biên chế do Nhà nước quy định. - Chi đầu tư phát triển, bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định. - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. CHUƠNG II: NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2002/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 43/2006/NĐ-CP 2.1. Thực trạng về đơn vị hành chính sự nghiệp trước năm 2002 Trước khi có ghị định 10 ra đời hoạt động, thu chi tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được thực hiện theo luật ngân sách nhà nước ban hành 20/3/1996 và luật sửa đổi bổ sung số 06/1998QH10 năm 1998=> chưa có hướng nghị định nào cụ thể cho từng loại đơn vị trực thuộc nhà nước sẽ dẫn đến: Nhập nhằng giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng điều hành của đơn vị sự nghiệp về quản lý tài chớnh và hoạt động. Cơ cấu tổ chức phức tạp, công kênh nhưng hoạt động không hiệu quả. Trong nền kinh tế số lượng đơn vị hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của nhà nước quá lớn để phục vụ một số ít các thành phần kinh tế khác. Tổn thất ngân sách nhà nước khi các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động không hiệu quả sử dụng nhiều ngân sách. Đó là thực trạng khá phổ biến trước năm 2002, khi cơ chế quản lý còn khá lỏng lẻo, chưa có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan thanh tra với việc sử dụng ngân sách như thế nào cho hiệu quả. Những con số thống kê của năm 1995 và năm 2002 đã cho thấy điều đó. Bảng 1: Số lượng đơn vị sự nghiệp trong tổng thể nên kinh tế năm 1995 và 2002  Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Qua bảng trên cho thấy số lượng đơn vị hành chính, sự nghiệp chiếm khoản 6% số lượng các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, số lượng viên chức lại chiếm một tỉ trọng lớn tăng lên rất nhiều năm 1995 đến 2002. trong tổng số lực lượng lao động mà hoạt động trong các loại hình kinh tế thì tỉ trọng này chiếm chiếm khoản 21%. Nếu tính cả lực lương lao động trong các doanh nghiệp nhà nước thì tỉ trọng gần 30%. Biểu đồ 1: Cơ cấu về số lượng lao động trong các loại hình kinh tế (nguồn: gso.com.vn)  Chúng ta đã thấy rằng việc số lượng biên chế lao động trong linh vực hành chính sự nghiệp trước năm 2002 chiếm tỷ trọng rất cao. => Chính vì thế Nhà nước thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công để hoạt động theo các cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả; xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin-cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trường đại học, bệnh viện, viên nghiên cứu v.v... Ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. 2.2. Nghị đinh 10/2002/NĐ-CP 2.2.1. Nội dụng - Đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Đơn vị sự nghiệp có thu được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. - Đơn vị sự nghiệp có thu được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị. - Đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động. - Thủ trưởng đơn vị được quy định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định. - Đơn vị sự nghiệp có thu được được tính quỹ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu không quá 2,5 lần (đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động) và không quá 2 lần (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. - Kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi. - Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, đơn vị được trích lập 4 quỹ: quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. - Khi Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi, chế độ tiêu chuẩn chi NSNN, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm, từ các nguồn: thu sự nghiệp; tiết kiệm chi; các quỹ của đơn vị; kinh phí NSNN cấp tăng thêm hàng năm (đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí). 2.2.2. Kết quả Sau khi được đưa vào thực hiện nghị định số 10 đã làm thay đổi đáng kể việc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Khai thác mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu sự nghiệp; Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước hợp lý hơn (NSNN vẫn tăng năm sau so với năm trước khoảng từ 15% đến 18%); Tăng thu nhập (khối y tế thuộc thành phố Hồ Chí Minh có nơi là 1.200.000 đồng/người/tháng). Nói chung, việc thực hiện Nghị định đã đạt những mục tiêu: tăng cường quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị; phát triển và mở rộng các dịch vụ; phân định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan hành chính có chức năng quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ công; chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị được nâng cao, thúc đẩy các đơn vị tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả; yếu tố chất lượng trong việc tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm lãnh đạo được quan tâm; thông tin về tài chính, nhân sự và tổ chức bộ máy của các đơn vị được cung cấp đầy đủ và minh bạch hơn. 2.2.3. Hạn chế nghị định số 10 và sự ra đời của nghị định số 43 Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định 10, bên cạnh những tác động tích cực, thấy nổi lên một số vấn đề tồn tại cần tiếp tục xử lý như: Nghị định chỉ hạn chế trong các đơn vị sự nghiệp có thu, chưa phải cho tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ công. Nghị định chỉ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, chưa đề cập đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các mặt khác như thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự... Chế độ tài chính trong nghị định đơn thuần khuyến khích các đơn vị chạy theo thu nhập ngoài ngân sách nhà nước, điều này làm phát sinh không ít nhiều thực tế dẫn đến tranh cãi. Thực tế trên đòi hỏi phải sửa đổi, thay thế Nghị định 10 theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng với nội dung toàn diện hơn, giải pháp khuyến khích đầy đủ hơn. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức cung ứng dịch vụ công cần bao gồm những nội dung chủ yếu như: tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ được trao; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và biên chế nhân sự; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. 2.2.4. Ưu điểm nghị định số 43 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 thay thế Nghị định 10 và có nhiều nội dung nhằm cụ thể hóa và khẳng định lại các nội dung của Nghị định 10, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau: - Nghị định bao phủ tất cả các tổ chức sự nghiệp, không chỉ các tổ chức sự nghiệp có thu. - Quyền tự chủ không chỉ tự chủ về tài chính mà cả tự chủ về tổ chức, biên chế và nhân lực - Về tự chủ tài chính, các cơ sở cung ứng dịch vụ công được chia làm 3 loại: tự hạch toán chi phí thường xuyên, hạch toán một phần chi phí thường xuyên và phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước, mỗi loại cơ sở có các chế độ riêng. - Có quy định về quyền của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp mở rộng hơn khi thực hiện tự chủ. - Khuyến khích chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp. 2.2.5. Thành tựu đạt được sau khi nghị định ra đời - Đầu tiên, nghị định đã góp phần làm bộ máy tinh gọn, biên chế hợp lý đáp ứng phục vụ nền kinh tế. Những số liệu mà chúng ta thấy dưới đây đã thể hiện điều đó. Khi so sánh con số biết nói của năm 2002 và 2007 sau hơn 5 năm nghị số 10 ra đời và hơn 1 năm thực hiện nghị định số 43. Tỉ trọng lực lượng lao động trong các đơn vị sự chỉ còn chiếm 15% trong tổng thể loại hình kinh tế so với năm 2002 tủ trọng này là 22% đã giảm được 7%. Điều này nó thể hiện rõ trong chiến lược của Đảng và nhà nước. Xây dựng bộ máy sự nghiệp gọn nhẹ nhưng có khả năng phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Bảng 2. Thống kê tỉ trọng và số lượng các đơn vị, cơ sở kinh tế (nguồn: gso.com.vn)  - Một số đơn vị thực hiện tốt chế độ tự chủ, mở rộng hoạt động sự nghiệp, dịch vụ nên đã khai thác được thêm nguồn kinh phí nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, cải thiện đời sống thu nhập cho người lao động trong đơn vị. Trong báo cáo tổng kết 10 năm mà nhóm đã cóp nhặt “Tình hình phát triển kinh tế, xã hội, chính trị giai đoạn 2000-2010” của Tỉnh Hà Tĩnh mà nhóm đã thu thập được thể hiện điều này. Năm 2000, Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, thu nhập của cán bộ viên chức và toàn thể nhân dân còn rất thấp. Tuy nhiên sau 10 năm phát triển thì thu nhập, đời sống xã hội đã tăng cao. Trong đó có thu nhập của tầng lớp cán bộ nhân viên tăng lên đáng kể. STT  Loại  Thu nhập bình quân 2000 (đồng)  Thu nhập bình quân 2009 (đồng)  Mức tăng  % Tăng   1  Viên chức y tế tuyến tỉnh  880,000  4,500,000  3,620,000  411%   2  Viên chức y tế tuyến huyện  750,000  3,000,000  2,250,000  300%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4-Noi dung_NSNN.doc
  • doc1-Bia - NSNN.doc
  • doc2-Loi cam on - NSNN.doc
  • doc3-Loi mo dau-NSNN.doc
  • doc5-Ket luan- NSNN.doc
  • doc6-Tai lieu tham khao_NSNN.doc
  • doc7-MỤC LỤC_NSNN.doc
  • pptNhom 2-De tai 4.ppt
Luận văn liên quan