Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là: Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. - Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới. - Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. - Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. - Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, ngoài các động lực bên trong: phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, văn hóa , giáo dục, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm sao cho người người nhà nhà trở nên giàu có về cả vật chất và tinh thần; còn phải biết kết hợp với sức mạnh thời đại: tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng tốt các thành quả khoa học-kỹ thuật của thế giới

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại A. Mở đầu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là: Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. - Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới. - Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. - Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. - Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, ngoài các động lực bên trong: phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, văn hóa , giáo dục, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm sao cho người người nhà nhà trở nên giàu có về cả vật chất và tinh thần; còn phải biết kết hợp với sức mạnh thời đại: tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng tốt các thành quả khoa học-kỹ thuật của thế giới… B. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại: I. Mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức manh thời đại Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một hệ thống luận điểm khoa học thấm đượm tinh thần độc lập tự chủ và tinh thần quốc tế trong sáng, không phải chỉ có giá trị chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay mà còn có giá trị định hướng lâu dài cho cả sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta vì các mục tiêu cao cả của thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ thiên tài trí tuệ và vốn hoạt động thực tiễn phong phú, Hồ Chí Minh đã sớm đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ được đặc điểm và bản chấtcủa thời đại, đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng thế giới, đề ra được đường lối đúng đắn để dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các Đại hội của Đảng ta liên tiếp khẳng định và nêu cao. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tâp trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta phải tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại. Muốn vậy, ta phải có đường lối chính trị độc lập tự chủ. Tranh thủ hợp tác, tiếp thu tinh hoa văn hóa quốc tế phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa y êu nước, trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc nhằm gia tăng quyền lực quốc gia. Xây dựng Chủ nghiã xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cốt cách dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và cốt cách văn hóa dân tộc sâu sắc mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu nền văn hóa dân tộc. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một điều kiện không thể thiếu để giúp chúng ta tìm ra những đối sách phù hợp, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên giành thắng lợi. II Cách giải quyết của Hồ Chí Minh và Đảng trong suốt tiến trình Cách mạng Việt Nam: Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại. Người ra đi tìm đường cứu nước mang theo nhận thức và niềm tin bất diệt vào sức mạnh dân tộc. Đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết; ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do; ý thức tự lực tự cường. Người đặc biệt đề cao sức mạnh của lòng yêu nước. Vì vậy dù trong hoàn cảnh đen tối nhất, Người vẫn bộc lộ một niềm tin lạc quan tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc. Mặc dù đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Nhưng một câu hỏi lớn vẫn đặt ra trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh: “Tại sao các cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX vẫn cứ lần lượt bị thất bại?”. Người quyết định ra nước ngoài tìm hiểu thế giới, tìm hiểu kẻ thù ở ngay trong sào huyệt của chúng để từ đó tìm ra đường lối và phương pháp đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước, từ cảm tính đến lý tính, thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận. Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách người lao động, hòa mình trong môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh chứng kiến cuộc sông khổ cực của nhân dân các nước thuộc địa: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành nhận thức: muốn giải phóng dân tộc mình cần thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác cùng chung cảnh ngộ. “Rằng đây bốn biển một nhà Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”. Sau khi tiếp cận với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lê nin, Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước thành người cộng sản, đã nâng cao ý thức về mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,. Người coi cách mạng Việt Nam là bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới. Để chiến thắng kẻ thù, cách mạng Việt Nam cần dựa vào bên trong, đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc tế. Điểm vượt lên của Hồ Chí Minh so với các lãnh tụ yêu nước thế kỷ XX chính là ở chỗ nâng cao nhận thức của người về sức mạnh thời đại. Hồ Chí Minh cho rằng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. Từ tuyên truyền đến nhận thức, Người tham gia thành lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp, sản xuất tờ báo “Người cùng khổ”, tích cực tham gia thành lập hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một nhân tố của sức mạnh thời đại. Người nhắc nhở thế hệ thanh niên phải ra sức học tập, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học, để Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Như vậy, từ khi tìm thấy “ánh sáng kỳ diệu” chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, xác định con đường cách mạng vô sản là duy nhất, Hồ Chí Minh ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nâng nó thành bài học to lớn cho cách mạng Việt Nam nói riêng, đường lối chính sách Đảng ta nói chung. Nắm bắt được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mới, Hồ Chí Minh hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người nhận thức khả năng và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ thù chung. “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. Người đã chỉ ra một trong những nguyên nhân “gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập…Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau. Do nhiều nguyên nhân, giai cấp công nhân ở phương Tây lúc đó chưa có hiểu biết đầy đủ và chính xác về vấn đề thuộc địa. Theo họ, nhiệm vụ của giai cấp vô sản quốc tế là làm trong sạch sứ mạng khai hoá của chủ nghĩa tư bản ở thuộc địa, để không còn những hành động bạo ngược, tàn ác nữa. Lênin kiên quyết đấu tranh chống lại quan điểm sai lầm này. Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ và phát triển quan điểm của Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với thắng lợi của cách mạng vô sản; cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên kết chặt chẽ với phong trào giải phóng chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch. Tóm lại, chính nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định chính xác đường lối chính sách, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Muốn kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phải kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, các Đảng Cộng sản phải kiên trì đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh…những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở nhân dân ta: Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Để chia rẽ các dân tộc, chủ nghĩa thực dân truyền bá hệ tư tưởng của chủ nghĩa chủng tộc, khuyến khích thói kỳ thị màu da…Từ rất sớm, trên tờ truyền đơn bằng tiếng Việt của Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi: “Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ sự khác nhau giữa bọn thực dân, đế quốc với nhân dân lao động yêu chuộng công lý và hoà bình ở các nước đi xâm lựơc. Có thể nói, ở Hồ Chí Minh không hề có chút gợn nào của tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp; kháng chiến chống Mỹ bảo vệ độc lập tự do, Người vẫn ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ. Hồ Chí Minh chính là biểu tượng cao đẹp của sự kết hợp giữa lòng yêu nước nhiệt thành với tinh thần quốc tế trong sáng. Khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự chia rẽ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để góp phần khôi phục lại sự đoàn kết quốc tế trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế trong sáng. Thứ nữa, dựa vào sức mạnh mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, bao giờ Hồ Chí Minh cũng tận lực phát huy sức mạnh của dân tộc, coi nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ phát huy được tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp lấy mình đã”. Hồ Chí Minh đi tới luận điểm: cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mang vô sản ở chính quốc mà trong điều kiện lịch sử nhất định, có thể và cần thiết phải chủ động tiến hành trước và bằng thắng lợi của cách mạng thuộc địa mà góp phần “giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” . Để tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với bốn mục tiêu của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nêu cao chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế, tranh thủ cao nhất sự ủng hộ và giúp đỡ của loài người tiến bộ, nhân dân ta đồng thời tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Người đặc biệt coi trọng khối đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia, định hướng hình thành ba tầng mặt trận: mặt trận đại đoàn kết dân tộc, mặt trận đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia, Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Thắng lợi trong công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam có phần đóng góp to lớn của nhân dân quốc tế; đồng thời góp phần suy yếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần củng cố hòa bình thế giới, mở rộng và tăng cường lực lượng cho Chủ nghĩa xã hội. Tiếp đến phải mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả các nước dân chủ” Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống, làm việc, hoạt động ở nhiều nước, với tinh thần “ Bốn phương vô sản đều là anh em”, do đó Người có vinh dự đặt cơ sở đầu tiên cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân nhiều nước trên thế giới. Sau khi nước ta giành lại được độc lập, Người đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”. “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”. Có thể xem những tuyên bố trên đây là tư tưởng đặt nền móng cho phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trong quan hệ mở rộng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước láng giềng gần gũi trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam, trước hết là Lào và Campuchia, nhằm hình thành liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Đối với nước lớn Trung Quốc- một nước có quan hệ lịch sử- văn hoá lâu đời với Việt Nam, phát huy truyền thống hoà hiếu của cha ông, xây đắp mối quan hệ “Vừa là đồng chí vừa là anh em”. Người cũng giơ cao ngọn cờ hòa bình, đoàn kết quốc tế, đồng thời phân biệt rõ bạn thù cách mạng, hợp tác chân thành nhưng cũng tỉnh táo trước âm mưu phản động, chia rẽ, xâm lược. Tóm lại, với trí tuệ thiên tài, chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đức độ khiêm nhường, thái độ thiện chí; vượt qua muôn vàn khó khăn trở ngại, Hồ Chí Minh đã đề ra những chủ trương, đối sách quốc tế đứng đắn, sáng tạo. Tư tưởng phát huy tối đa sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đưa cách mạng Việt nam từng bước thắng lợi trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới. Thế giới ngày nay đầy biến động phức tập. Khoa học và công nghệ có nhiều bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức đóng vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế. Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới từng bước tạo ra bước phát triển mới… Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới và những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, đã xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng-an ninh.” Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, chúng ta cần quán triệt và vận dụng tốt những quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sưc mạnh thời đại. Đảng ta vẫn luôn luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới Việt Nam tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của
Luận văn liên quan