Đề tài Ứng dụng Autocad trong vẽ bình đồ (tỷ lệ 1-1000) và mặt cắt địa hình

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây Dựng v.v công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Công văn số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2010 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Thông tư số 03/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra phê duyệt dự toán, chi phí kiểm toán theo Thông tư số 33/2007/TT – BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài Chính. - Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 (V/v hướng dẫn thu lệ phí thẩm định đầu tư).

doc51 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Autocad trong vẽ bình đồ (tỷ lệ 1-1000) và mặt cắt địa hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Tiêu chuẩn áp dụng và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tiêu chuẩn áp dụng - Tiêu chuẩn ngành 96TCN 43-90:Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 của cục đo đạc và bản đồ Nhà Nước. - Tiêu chuẩn ngành 14TCN 186-2006 : Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi của Bộ Nông Nghiệp &Phát triển nông thôn. - Tiêu chuẩn ngành 14TCN 40-2002 :Quy phạm đo kênh và xát định tim công trình trên kênh. - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 309 : 2004. - Tiêu chuẩn ngành 14TCN 116 – 1999 của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn. - Tiêu chuẩn ngành 14TCN 102 – 2002: quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thuỷ lợi của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - Tiêu chuẩn Ngành 14 TCN 22 – 2002: quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thuỷ lợi của Bộ Nông nghiệp & PTNT. 1.1.2. Cơ sở pháp lý - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây Dựng v.v công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Công văn số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2010 của Bộ Xây Dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Thông tư số 03/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra phê duyệt dự toán, chi phí kiểm toán theo Thông tư số 33/2007/TT – BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài Chính. - Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 (V/v hướng dẫn thu lệ phí thẩm định đầu tư). - Phí bảo hiểm xây dựng công trình lấy theo quyết định số: 663 TC/QD-TCNH ngày 24/6/1995 của Bộ Tài Chính. 1.2. Mặt cắt địa hình 1.2.1. Hạng mục đo mặt cắt địa hình - Tất cả các kênh chính (trong các giai đoạn thiết kế). - Các kênh nhánh (cấp I, II v.v...) đo cắt dọc, ngang theo quy định sau: + Những kênh cấp I khi bình đồ khu tưới đã đo vẽ ở tỷ lệ £1:2000; + Những kênh nhánh có lưu lượng nước Q³1m3/s; + Hệ thống kênh cũ phục vụ nâng cấp và sửa chữa; + Khi khu tưới đã đo vẽ bình đồ tỷ lệ lớn như 1:1000, 1:500, thì mặt cắt dọc, ngang các kênh nhánh được lập từ bình đồ. 1.2.2. Tỷ lệ mặt cắt dọc - Tỷ lệ mặt cắt dọc quy định phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Độ dốc dọc thiết kế của kênh; + Độ dốc của địa hình; + Độ dài của cắt dọc. - Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt dọc với các yếu tố trên được quy định ở bảng 1.1. - Khi xác định tỷ lệ mặt cắt dọc theo tương quan giữa các yếu tố, có khác nhau thì thứ tự ưu tiên lựa chọn như sau: + Độ dốc dọc đáy kênh thiết kế; + Độ dài mặt cắt dọc; + Độ dốc và phức tạp địa hình. Bảng 1.1: Quan hệ giữa tỷ lệ cắt dọc với các yếu tố Tỷ lệ mặt cắt dọc Độ dốc dọc đáy kênh thiết kế Độ dốc địa hình(a0) Độ dài mặt cắt dọc L(Km) Ghi chú 1/10000 1/3000<i£1/2000 a³60 L³10 Khu đồi, núi 1/5000 1/5000<i£1/3000 a³60 L<10 Khu đồi, núi 1/2000 1/10 000<i£1/5000 a<60 L<5 Khu đồi 1/1000 1/15 000<i£1/10000 a£40 L<2 Khu duyên hải 1/ 500 i£1/15 000 a£20 L<1 Vùng đồng bằng 1.2.3. Tỷ lệ mặt cắt ngang - Tỷ lệ mặt cắt ngang quy định phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Độ phức tạp của địa hình, địa vật băng kênh; + Độ rộng mặt cắt ngang kênh; + Độ lồi, lõm, dốc, sói, lở lòng, mái bờ kênh cũ. - Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt ngang kênh với các yếu tố trên quy định ở bảng 1.2 Bảng 1.2 : Quan hệ giữa tỷ lệ cắt ngang với các yếu tố Tỷ lệ mặt cắt ngang Độ phức tạp địa hình, địa vật Độ rộng mặt cắt kênh D (m) Độ xói lở, lồi lõm lòng mái bờ kênh cũ Ghi chú 1/500 Địa hình thay đổi đều, địa vật bình thường D³50 Độ xói lở bình thường 1/200 Địa hình thay đổi nhiều 50>D³20 Độ xói lở nhiều hơn, từng vùng, từng đoạn 1/100 Địa hình thay đổi nhiều, có nhiều địa vật, biến đổi độ dốc theo từng đoạn 20>D³10 Xói lở nhiều, thay đổi lớn mặt cắt thiết kế của kênh 1/50¸1/100 Địa hình phức tạp, địa vật dày thường là khu dân cư đông đúc, khu có xây dựng v.v... D<10 Xói lở nhiều, nhiều công trình hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả. Mặt cắt thiết kế kênh thay đổi lớn 1.2.4. Mốc và sơ họa mốc khống chế mặt bằng, cao độ 1.2.4.1. Sơ hoạ thống kê và mẫu mốc bê tông khống chế mặt bằng và cao độ trên tuyến kênh. Bảng 1.3 Sơ họa thống kê a./ Sơ hoạ thống kê CƠ QUAN THỰC HIỆN THỐNG KÊ SƠ HOẠ ĐIỂM GIẢI TÍCH 1, 2 CÔNG TRÌNH Thời gian thực hiện Máy đo Người đo ngày… SỐ HIỆU CÔNG TRÌNH Bắt đầu Kết thúc Chiều cao trạm Người kiểm tra ngày……. Tên mốc Cao độ Toạ độ Sơ hoạ Ghi chú X Y A1 38.294 71.363.486 66.241.098 Sông Tân Giang A5 đập Cà Tiêu A4 Xã Phước Hữu A3 CK7 Trạm y tế A2 500m đi huyện Ninh Phước Xã Nhị Hà A1 Trạm y tế Mốc bê tông trát bệ khắc chữ A1 đúc trên tảng đá nằm trên đỉnh đồi đá thấp. Trên đường từ huyện vào xã Nhị Hà nằm ở bên phải cách đường 30m. Cách chợ nhị Hà 500m, cách trạm y tế 300m, gần quán uốn tóc và quán nước. A2 46.060 72.257.322 66.333.225 Mốc bê tông trát bệ klhắc chữ A2, ở giữa có núm sắt đúc trên tảng đá cách đường ô tô 500m đối diện với trạm y tế xã theo đường mòn gần quán nước vào chân núi có nhiều đá lăn, đá tảng. A3 66.410 71.668.753 64.007.326 Từ chợ nhị Hà, đi theo đường vào hồ CK7 tới ngã ba rẽ phải theo đường vào 300 m. Tới đồi K3, mốc bê tông trát, khắc chữ chìm thuộc xã Nhị Hà - Ninh Phước. A4 94.168 73.618.312 67.304.457 Mốc bê tông gắn trên dỉnh nóc tháp Chàm thuộc thôn Bâu Xanh xã Phước Hữu huyện Ninh Phước. A5 69.965.779 60.040.122 Mốc bê tông trát bê khắc chữ A5 chôn trong ruộng trồng màu cách chéo đập theo phía tả 40m. Từ uỷ ban xã Phước Hà, theo đường nhỏ đến đập Cà Tiêu khoảng 200m là gặp mốc. Hình 1.1 Mẫu mốc bê tông khống chế mặt bằng và cao độ a, c- mốc tim chính công trình và kênh; b- mốc tim những điểm chi tiết đường cong và điểm khôi phục tim, tuyến; d- mốc định tuyến đỉnh ngoặt Si; e- cọc gỗ định tuyến điểm chi tiết; m- mốc km trên kênh. 1.3. Phần mềm Autocad 1.3.1. Khái niệm về phần mềm Autocad AutoCAD là phần mềm do tổ chức lập ra để vẽ các bản vẽ kĩ thuật như các bản vẽ công trình xây dựng, kết cấu máy,... 1.3.2. Autocad trong tổ chức, quản lý thông tin đối tượng bản đồ Việc tổ chức, quản lý thông tin đối tượng bản đồ trong autocad được thực hiện thông qua autolisp (là ngôn ngữ lập trình của autocad hỗ trợ) và các trình ứng dụng được viết bằng Visual Basic for Applications (VBA) các ứng dụng sẽ do người dùng tự điều chỉnh để phù hợp với mục đích sử dụng. AutoLisp có những cái thuận lợi và hạn chế. - Thuận lợi: nội trú trong AutoCad nên luôn sẵn có, câu lệnh ngắn gọn, dung lượng ít. Là con đẻ của AutoDesk. - Hạn chế: phạm vi hoạt động hẹp, chỉ ứng dụng trong môi trường AutoCad. Không kết nối được với môi trường bên ngoài (VBA có chức năng Automation trao đổi với các ứng dụng bên ngoài). Tạo bảng điều khiển rất khó khăn (VBA hay VB thì rất đơn giản). Khả năng bảo mật rất kém (VBA cũng vậy). Ngôn ngữ lập trình không quần chúng như VB hay VBA vì có quá nhiều dấu ngoặc. 1.3.3. Ứng dụng phần mềm Autocad Autocad được ứng dụng nhiều trong xây dựng bản vẽ công trình, đo đạc thuỷ lợi và vẽ bình đồ để phục vụ cho công tác quy hoạch. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 2.1. Mục tiêu đề tài Ứng dụng phần mềm AutoCAD quản lý thông tin đất đai mà đặc biệt là hỗ trợ cho việc vẽ bình đồ (tỷ lệ 1/1000) và mặt cắt địa hình trên các kênh rạch. Đề tài thực hiện là công cụ đắc lực nhằm hỗ trợ cho nhà quy hoạch, xây dựng, các chủ thầu xây dựng công trình thuỷ lợi, ban bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện công việc một cách nhanh chóng chính xác và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như kinh phí tổ chức thực hiện như: lập bản vẽ quy hoạch, tính diện tích bồi thường, áp giá bồi thường và quản lý thông tin của các chủ sử dụng đất, đồng thời xác định tầm quan trọng của AutoCAD trong ngành quản lý đất đai về việc quản lý các thông tin địa chính. 2.2. Phương tiện 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại 2 địa điểm: - Đo đạc thực địa (ngoại nghiệp) cụm dân cư tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và kênh Sườn Tổ 6 thuộc xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. - Xử lý số liệu, công tác đo vẽ, xây dựng bản vẽ (nội nghiệp) tại Văn Phòng Khảo Sát 1 thuộc Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng NN, Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 2.2.2. Máy trắc địa và thiết bị cần thiết Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo vẽ và thành lập bình đồ và mặt cắt địa hình, hiện nay Văn Phòng Khảo Sát 1 thuộc Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng NN tỉnh Đồng Tháp đang sử dụng các thiết bị sau: Bảng 2.1 Các thiết bị khảo sát STT TÊN THIẾT BỊ NHÃN HIỆU NƯỚC SẢN XUẤT SỐ LƯỢNG 1 Máy toàn đạc điện tử TOPCON Nhật 02 2 Máy kinh vĩ điện tử NE 20H Nhật 02 3 Máy thuỷ chuẩn Nhiều loại Nhật 02 4 Máy đo sâu HONDEX Nhật 02 5 Máy bộ đàm Nhiều loại Mỹ, Trung Quốc 08 6 Mia 4m, 5m MYZOX Đài Loan 06 7 Thước thép bọc nhựa 50m Nhiều loại Đài Loan 02 Hình 2.1. Máy toàn đạc điện tử + Thiết bị phần cứng: Máy vi tính Pentium R với Ram là 512MB, máy in HP 750 c Plus, máy in Laser Jet 1200 series, máy tính xách tay + Thiết bị phần mềm : phần mềm T_Com trút số liệu máy toàn đạt Top-Con, phần mềm Autocad, phần mềm autolisp nhập số liệu - chạy mặt cắt ngang, dọc. 2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Tìm hiểu phương pháp và quy trình thành lập bình đồ và vẽ mặt cắt địa hình các tuyến kênh tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng NN. - Tiến hành đo đạc thực địa và xử lý số liệu: Đo cao thuỷ chuẩn hạng IV Xây dựng tuyến đo cao kỹ thuật dọc công trình Đo vẽ cắt dọc trên cạn (đo 2 bờ kênh cũ). Đo vẽ trắc ngang tuyến ở trên cạn, tuyến ở dưới nước. Đo vẽ bình đồ trên cạn tỷ lệ 1/1000. In bình đồ, mặt cắt địa hình hoàn chỉnh. So sánh kết quả với tiêu chuẩn ngành xây dựng rút ra những kinh nghiệm trong công tác thực hiện , triển khai công việc. Tiến hành lập báo cáo khảo sát Nghiệm thu công trình. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tình hình khu đo 3.1.1. Về vị trí địa lý * Vị trí cụm dân cư xã Phương Thịnh huyện Cao Lãnh thuộc địa phận xã Phương Thịnh huyện Cao Lãnh, công trình được xây dựng mới tại vị trí Km28+400 kênh An Phong - Mỹ Hoà (ngã tư kênh Hai Ngộ và kênh An Phong - Mỹ Hoà). Tứ cận: Bắc giáp kênh An Phong - Mỹ Hoà Đông giáp đất ruộng dân Tây giáp kênh Phương Thịnh (kênh Hai Ngộ). Nam giáp đất ruộng dân. * Vị trí Kênh Sườn Tổ 6 thuộc địa phận xã Quới Điền huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. 3.1.2. Về địa hình, địa chất Cụm dân cư Về địa hình: Mặt đất tự nhiên (mặt ruộng) tương đối bằng phẳng. Về địa vật: Tuyến chủ yếu đi qua vùng đất ruộng chuyên trồng lúa. Kênh sườn tổ 6 * Về địa hình dọc tuyến: - Cao độ mặt đất tự nhiên hai bên bờ kênh phần trên cạn tương đối bằng phẳng. - Cao độ đáy kênh diễn biến không đều, chỗ sâu -1.5, chỗ cạn +0.1. - Chiều rộng mặt kênh từ (20m ÷ 40m). - Hiện nay dòng kênh bị bồi lắng gây ách tắc dòng chảy, hạn chế khả năng lấy nước. Vì thế nạo vét kênh nhằm tạo nguồn nước tưới tiêu, trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt vào mùa khô, đặc biệt là đối với tình hình xâm nhập mặn nghiêm trọng như hiện nay. * Về địa vật dọc tuyến: - Về dân cư: dân cư thưa thớt dọc hai bên bờ kênh. - Về thực vật: Dọc hai bên bờ đa phần là dừa, lúa….nhìn chung địa hình rậm rạp, tầm nhìn bị che chắn. - Về giao thông: dọc hai bên bờ kênh đi lại rất khó khăn do hệ thống đường xá chưa hoàn chỉnh, chủ yếu đi lại bằng phương tiện thuỷ. 3.1.3. Về khí hậu, thời tiết Khu vực công trình mang đặc tính chung của Đồng bằng sông Cửu Long nóng ẩm mưa nhiều, trong năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. + Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, thơi gian còn lại là mùa mưa và mưa dầm tập trung vào các tháng 8-9-10. Lượng mưa trung bình là: 1439mm/năm. + Khu vực vừa chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Tây Nam Bộ vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhiệt độ trung bình giữa các tháng chênh lệch ít. + Nhiệt độ cao nhất: 32.700C + Nhiệt độ thấp nhất: 23.300C + Nhiệt độ trung bình: 27.100C + Nhiệt độ cao nhất từ tháng 3 đến tháng 6. Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ngoại nghiệp. 3.1.4. Về thực phủ Trong toàn bộ khu vực công trình chủ yếu là đất ruộng lúa thâm canh nên thuận tiện cho việc thông hướng đo. Ngoài ra, cũng có nhiều cây xanh, chủ yếu là vườn tạp … gây không ít khó khăn cho công tác đo đạc. 3.1.5. Về hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của cụm dân cư xã Phương Thịnh là 05 ha. Cụm dân cư xã phương thịnh huyện Cao Lãnh được quy hoạch xây dựng nhằm mục đích tái định cư cho các hộ dân bị thiệt hại nhà cửa do ảnh hưởng việc thi công công trình kênh An Phong - Mỹ Hoà thuộc dự án cụm dân cư xã Phương Thịnh huyện Cao Lãnh. Công trình sau khi xây dựng xong sẽ bố trí các hộ dân bị thiệt hại nhà cửa do ảnh hưởng việc thi công công trình vào sinh sống ổn định. Tổng diện tích của tuyến kênh Sườn Tổ 6 xã Quới Điền tỉnh Bến Tre là 2,475km. Nạo vét kênh Sườn Tổ 6 nhằm khắc phục bồi lắng, tạo trục giao thông thuỷ lợi quan trọng trên tuyến bằng phương tiện giao thông thuỷ cho dân cư sống trên hai bờ kênh và dân cư vùng lân cận, phục vụ cung cấp và tiêu thoát nước, làm sạch môi trường nước, bảo đảm môi trường sinh thái, tạo tuyến giao thông liên khu vực. 3.2. Phương pháp, quy trình thành lập bình đồ và mặt cắt địa hình 3.2.1. Phương pháp đo vẽ bình đồ Có rất nhiều phương pháp đo vẽ thành lập bình đồ, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Và phương pháp đo vẽ toàn đạc có từ lâu, nhưng được sử dụng rất phổ biến hiện nay để đo vẽ bình đồ tỷ lệ lớn ở những khu vực có diện tích hạn hẹp. Bình đồ cụm dân cư khu vực xã Phương Thịnh được thành lập bằng phương pháp toàn đạc, thực hiện đo trực tiếp trên mặt đất bằng máy toàn đạc điện tử TOPCON được sản xuất ở Nhật, có thiết bị nhớ thu thập số liệu đo, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để tính toán bình sai, biên tập thành lập bình đồ theo quy phạm của Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường). Nội dung chủ yếu của phương pháp toàn đạc là đo góc kẹp bởi hướng góc (định hướng) với hướng tới điểm mia chi tiết và đo khoảng cách từ điểm đứng máy tới các điểm chi tiết. Khoảng cách từ điểm đặt máy tới điểm chi tiết có thể được đo bằng gương, bằng mia, bằng thước vải, thước thép, tùy theo tỷ lệ bình đồ cần thành lập, trong đó tọa độ các điểm chi tiết được xác định bằng phương pháp tọa độ cực, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tọa độ vuông góc, phương pháp dóng hướng, phương pháp giao hội cạnh… 3.2.2. Quy trình thành lập bình đồ Đo vẽ chi tiết Kiểm tra chất lượng đo vẽ ngoài trời Chọn lọc các yếu tố địa chính Hoàn chỉnh bản đồ gốc Tính toán diện tích Kiểm tra công tác nội nghiệp Nghiệm thu và đánh giá sản phẩm Khảo sát, thiết kế kỹ thuật Công tác chuẩn bị (số kiệu, tài liệu, bản đồ, …) - Xác định ranh giới hành chính - Xác định ranh giới khu đo Thành lập lưới khống chế độ cao hạng IV, lưới khống chế mặt bằng Hình 3.1. Quy trình thành lập bình đồ 3.2.3. Phương pháp và quy trình thành lập mặt cắt địa hình 3.2.3.1. Đo vẽ mặt cắt dọc Phương pháp Theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 186:2006 – Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 40 – 2002 – Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Dọc tuyến đo trung bình 100m đóng cọc gỗ để đo mặt cắt công trình, các điểm đo thể hiện cao độ hai bờ kênh và cao độ đáy kênh. Khoảng cách giữa các cọc đo mặt cắt được xác định bằng dây đo dài đã được kiểm nghiệm bằng thước thép. Các công trình trên tuyến như cầu, cống, các nhánh sông, rạch lớn cắt ngang kênh được thể hiện trên trắc dọc về vị trí và cao độ. Tại các điểm đo mặt cắt đóng cọc gỗ tròn 30 x 30mm. Phương pháp vẽ mặt cắt dọc: Tên chương trình Canal Design. Đánh giá: Công tác đo vẽ mặt cắt dọc đều đạt yêu cầu theo nhiệm vụ kỹ thuật và quy phạm quy định. Bản vẽ trắc dọc công trình được thể hiện trên tỷ lệ H (cao) = 1/100, L (dài) = 1/2.000, trên bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết địa hình dọc tuyến. Tổng chiều dài đo vẽ trắc dọc: 2475m (theo chiều dài công trình). Quy trình: giống như quy trình thành lập bình đồ. 3.2.3.2. Đo vẽ mặt cắt ngang Theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 186:2006 – Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 40 – 2002 – Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung bình 100m trên tuyến kênh chính đo vẽ một mặt cắt ngang. Trong đó: - Đo vẽ mặt cắt ngang trên cạn rộng trung bình 10m/mặt cắt. - Đo vẽ mặt cắt ngang dưới nước rộng 10m/mặt cắt. Yêu cầu kỹ thuật: trên cắt ngang khoảng 2m đến 5m có một điểm chi tiết (khoảng cách có thể dài hơn ở những vị trí có công trình kiến trúc không đo được), riêng những chỗ mặt cắt ngang đi qua có địa hình thay đổi như qua ao, mương, kênh rạch, đường lộ, cống …..thì được đo chi tiết hơn. Phương pháp đo vẽ mặt cắt ngang: Khoảng cách giữa các điểm đo bình quân là 2 m, đo bằng phương pháp đo thị cự, dùng máy thuỷ chuẩn đọc số trên mia, phần đo dưới lòng sông dùng dây căng ngang kênh để xác định khoảng cách, dùng sào đo sâu để đo sâu. Số liệu đo mặt cắt ngang được xử lý trên chương trình Microsoft Excel và vẽ trên chương trình Canal Design, Autocad. Khối lượng thực hiện: Trên cạn: 27mặt cắt x 10m/mặt cắt = 270 m Dưới nước: 27mặt cắt x 10m/mặt cắt = 270 m Quy trình: giống như quy trình thành lập bình đồ. 3.2.4. Công tác chuẩn bị, thiết kế Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ, các số liệu và sơ đồ các điểm khống chế khu vực cần đo. Khảo sát khu đo: là đi thực địa xem xét kỹ để nắm chắc địa hình địa vật trong khu đo, xác định ranh giới đo vẽ. Đối chiếu thực địa với bản đồ, bổ sung, sửa chữa những thay đổi của địa vật và dáng đất cho đúng với hiện trạng khu đo. Tìm các mốc trắc địa theo tài liệu đã thu thập ở nhà. Xem xét kỹ lưỡng hiện trạng của mốc, nếu thấy khác so với chỉ dẫn trong tài liệu lưu trữ đã thu thập thì không nên dùng. Căn cứ vào các mốc tìm được và tình hình cụ thể trên khu đo mà dự kiến bố trí lưới khống chế mặt bằng (số lượng điểm và dạng đồ hình). Sau khi khảo sát ở thực địa về, phải lập dự án đo vẽ. Nội dung của dự án gồm thiết kế lưới khống chế, chọn phương pháp đo vẽ, tính toán chi phí vật tư, tiền của, thời gian và dự trù nhân lực, thiết bị, phương tiện. 3.2.5. Công tác thi công Xác định ranh giới hành chính, phạm vi ranh giới khu đo Triển khai thiết kế lưới khống chế đo vẽ ra thực địa, tiến hành chọn điểm, chôn mốc, dựng tiêu… Đo đạc hệ thống lưới khống chế. Xử lý số liệu, tính toán bình sai và xây dựng bản vẽ. Thực hiện đo chi tiết bình đồ tỷ lệ 1/1000 và mặt cắt địa hình. Kiểm tra chất lượng đo vẽ ngoại nghiệp Hoàn chỉnh bản đồ gốc và tính toán diện tích. Kiểm tra chất lượng công tác nội nghiệp. Nghiệm thu và đánh giá chất lượng thành quả. In bản đồ và hồ sơ kỹ thuật. Đóng gói và giao nộp sản phẩm. 3.3. Đo vẽ chi tiết nội dung bình đồ và mặt cắt địa hình 3.3.1. Phương pháp và tỷ lệ đo vẽ - Căn cứ vào sơ đồ phân mảnh bình đồ của luận chứng kinh tế kỹ thuật trong toàn khu đo gồm có tỷ lệ 1 :500 và 1/1000. Đo vẽ chi tiết địa hình theo phương pháp cực, cạnh, đo bằng lưới chỉ hoặc đường cong khoảng cách, đọc số đến 0,1m. Góc bằng (bi), góc nghiêng (Zi) đọc như góc trong đường chuyền toàn đạc nhưng chỉ đo một chiều. - Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá quy định ở bảng 3.1. - Khi vẽ ít nhất phải kiểm tra định hướng từ 2 điểm. Sai lệch về hướng giữa trị đo và trị tính ngược £90”. - Mỗi trạm đo, ít nhất phải có 3 điểm địa vật rõ ràng trùng với trạm liền kề để tiếp biên. - Mỗi trạm máy phải vẽ sơ đồ chi tiết về dáng địa hình. Vẽ hình dạng của địa vật (địa vật định hư
Luận văn liên quan