Đề tài Ứng dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

Sau hơn một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bức tranh nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong đó xuất khẩu luôn giữ vai trò chủ lực và tiềm năng đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì xuất khẩu nông sản được xem là mặt hàng đầy tiềm năng và chiếm một vị thế tương đối cao trên thương trường quốc tế. Nhờ có những ưu thế sẵn có, Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc về một số mặt hàng như là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế giới chỉ sau Thái Lan, là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới và cũng là nước đóng góp vào doanh số xuất khẩu cà phê, điều, cao su… Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế và thuận lợi trước mắt, chúng ta cần nhìn nhận những khó khăn cho xuất khẩu nông sản đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, là những pháp nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng biến động về doanh số, giá cả, chất lượng….Đặc biệt, khi gia nhập WTO, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức và cạnh tranh nhất là cạnh tranh về giá nông sản. Biến động giá nông sản xuất khẩu có thể dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được. Do vậy, đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm để phòng ngừa và cần tìm ra những giải pháp định hướng lâu dài giúp bình ổn giá cả hàng nông sản. Phòng ngừa và quản trị rủi ro giá cả hàng hóa thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia có truyền thống quản trị và phòng ngừa rủi ro giá bằng các công cụ phái sinh. Tuy nhiên, đây dường như là những biện pháp còn quá mới mẻ và xa lạ đối với Việt Nam. Mặc dù biết mình gặp phải rủi ro liên quan đến giá cả, tỷ giá…nhưng doanh nghiệp không biết cách nên phòng ngừa và quản trị như thế nào và nếu như biết thì cũng rất ngại tham gia vì thực sự các biện pháp này không phổ biến và cũng không đựợc ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Chính từ những lí do trên đề tài “ Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam ” hy vọng sẽ đóng góp những quan điểm và phương pháp giúp phòng ngừa và quản trị rủi ro giá cả cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

pdf69 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1.1.Khái niệm quản trị rủi ro ............................................................................................. 1 1.2. Khái niệm sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa ....................................... 1 1.3. Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa ..................................... 1 1.4. Các loại rủi ro mà một DNXKNS thường gặp phải .................................................. 2 1.4.1.Rủi ro tỷ giá.................................................................................................................. 2 1.4.2. Rủi ro thanh toán ......................................................................................................... 2 1.4.3. Rủi ro về lãi suất ........................................................................................................ 2 1.4.4. Rủi ro pháp lý ............................................................................................................ 2 1.4.5. Rủi ro cạnh tranh ....................................................................................................... 2 1.4.6. Rủi ro chính trị ............................................................................................................ 3 1.4.7. Rủi ro giá cả hàng hóa nông sản ................................................................................ 3 1.5. Các công cụ có thể áp dụng để QTRR giá cả hàng hóa nông sản ………………...3 1.5.1. Thị trường kỳ hạn. ....................................................................................................... 4 1.5.1.1.Khái niệm hợp đồng kì hạn ........................................................................... 4 1.5.1.2. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn .................................................................... 4 1.5.1.3.Loại hợp đồng kỳ hạn .................................................................................... 5 1.5.1.5. Nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. ............................................................... 6 1.5.2. Hợp đồng tương lai (Hợp đồng giao sau) .................................................................. 6 1.5.2.1. Khái niệm hợp đồng giao sau. ...................................................................... 6 1.5.2.2. Đặc điểm của hợp đồng giao sau .................................................................. 6 1.5.2.3.Ưu điểm của hợp đồng giao sau .................................................................... 6 1.5.2.4. Nhược điểm của hợp đồng giao sau ............................................................. 7 1.5.3. Quyền chọn (options) ................................................................................................ 7 1.5.3.1. Khái niệm 1.5.3.2. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn ............................................................ 8 1.5.3.3.Các loại quyền chọn ...................................................................................... 8 1.5.4. Sự hoán đổi hàng hóa (Swaps) .................................................................................... 9 1.5.4.1. Khái niệm ................................................................................................................. 9 1.5.4.2. Đặc điểm ....................................................................................................... 9 1.5.4.3. Các loại hoán đổi .......................................................................................... 9 1.6. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ................................................ 10 1.6.1. Kinh nghiệm của Mỹ................................................................................................. 10 1.6.2. Kinh nghiệm của Brazil ............................................................................................ 11 1.6.3. Bài học kinh ngiệm rút ra cho các DN xuất khẩu Việt Nam .................................... 13 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ CẢ HÀNG HÓA NÔNG SẢN Ở CÁC DN XUẤT KHẨU 2.1. Thực trạng XKNS ở các DNXK Việt Nam .............................................................. 14 2.1.1. Đánh giá chung về tình hình XKNS ......................................................................... 14 2.1.2. Biến động giá cả của một số mặt hàng nông sản chủ yếu......................................... 15 2.12.1. Mặt hàng gạo xuất khẩu .............................................................................. 15 2.1.2.2. Mặt hàng cà phê xuất khẩu ........................................................................ 16 2.1.2.3. Mặt hàng điều xuất khẩu ............................................................................ 19 2.1.3. Đánh giá tình hình hoạt biến động giá của các DN XKNS ..................................... 21 2.2. Những rủi ro mà các DN xuất khẩu đang phải đối mặt ......................................... 22 2.2.1. Rủi ro tỷ giá .............................................................................................................. 22 2.2.2. Rủi ro về lãi suất ....................................................................................................... 22 2.2.3. Rủi ro pháp lý ............................................................................................................ 23 2.2.4. Rủi ro cạnh tranh ....................................................................................................... 23 2.2.5. Rủi ro giá cả hàng hóa nông sản ............................................................................... 23 2.3. Dự báo biến động giá nông sản trong năm 2008 ..................................................... 24 2.3.1. Mặt hàng gạo ............................................................................................................. 24 2.3.2. Mặt hàng cà phê ........................................................................................................ 25 2.3.3. Mặt hàng điều............................................................................................................ 25 2.4. Những cơ hội và thách thức ...................................................................................... 26 2.4.1 Cơ hội: ...................................................................................................................... 26 2.4.2. Thách thức .........................................................................................................27 2.5. Thực trạng tiến hành quản trị rủi ro giá cả hàng hóa tại các DN XKNS .............. 28 2.5.1.Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro giá cá hàng hóa nông sản ..................... 28 2.5.2. Xây dựng và phát triển thị trường giao sau cafe ...................................................... 29 2.5.2.1. Sự phối hợp của các ngân hàng .................................................................. 29 2.5.2.2. Hình thành sàn giao dịch giao sau cà phê................................................... 30 2.6. Kết luận chung về những biện pháp quản trị rủi ro giá cả mà các DNXKNS đã áp dụng......................................................................................................................... 34 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ CẢ HÀNG HÓA CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 3.1. Các giải pháp định hướng ......................................................................................... 35 3.1.1 Xây dựng nền kinh tế ổn định. ................................................................................... 35 3.1.3. Đầu tư nhân lực và vật lực cho nông nghiệp, DN xuất khẩu .................................... 36 3.1.4. Những biện pháp tác động đến chi phí đầu vào ....................................................... 36 3.1.5. Nâng cao nhận thức và tầm quản trị rủi ro cho các DNXK ...................................... 37 3.1.6. Các DN phải tự thân vận động, tự đấu tranh để tồn tại ............................................ 37 3.2. Giải pháp hoàn thiện sàn GDGS cà phê tiến đến hình thành sàn GSNS .............. 38 3.2.1. Hoàn chỉnh thị trường giao ngay .............................................................................. 38 3.2.2. Học tập kinh nghiệm của thế giới. ............................................................................ 39 3.2.3. Trang bị kiến thức luật pháp, xử lý thông tin, tiếp cận với thị trường ...................... 39 3.2.4. Tuân thủ những quy tắc chung khi tham gia sàn giao dịch ...................................... 40 3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho sàn giao dịch ....................................... 40 3.2.6. Vận động nhiều DN tham gia thị trường .................................................................. 40 3.2.7. Xây dựng sàn giao dịch giao sau nông sản ảo. ......................................................... 41 3.3. Mô hình để hình thành và phát triển thị trường các CCCKPS ở Việt Nam ....... 41 3.3.1. Mô hình thị trường phi chính thức........................................................................ 41 3.3.2. Mô hình sàn giao dịch chứng khoán phái sinh ..................................................... 43 3.3.2.1. Cơ chế quản lý sàn giao dịch ................................................................... 43 3.3.2.2 Sàn giao dịch HIDEX ................................................................................ 43 3.3.2.3. Mô hình tổ chức sàn giao dịch HIDEX .................................................. 44 3.4. Những đề xuất về phương pháp quản trị rủi ro giá hàng hóa nông sản ............... 44 3.4.1. Phương pháp độ lệch chuẩn. ..................................................................................... 45 3.4.2. Mô hình hồi quy. ....................................................................................................... 46 3.4.3. Mô hình phân tích hồi quy ước lượng thiệt hại......................................................... 48 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bức tranh nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong đó xuất khẩu luôn giữ vai trò chủ lực và tiềm năng đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì xuất khẩu nông sản được xem là mặt hàng đầy tiềm năng và chiếm một vị thế tương đối cao trên thương trường quốc tế. Nhờ có những ưu thế sẵn có, Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc về một số mặt hàng như là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế giới chỉ sau Thái Lan, là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới và cũng là nước đóng góp vào doanh số xuất khẩu cà phê, điều, cao su… Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế và thuận lợi trước mắt, chúng ta cần nhìn nhận những khó khăn cho xuất khẩu nông sản đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, là những pháp nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng biến động về doanh số, giá cả, chất lượng….Đặc biệt, khi gia nhập WTO, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức và cạnh tranh nhất là cạnh tranh về giá nông sản. Biến động giá nông sản xuất khẩu có thể dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được. Do vậy, đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm để phòng ngừa và cần tìm ra những giải pháp định hướng lâu dài giúp bình ổn giá cả hàng nông sản. Phòng ngừa và quản trị rủi ro giá cả hàng hóa thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia có truyền thống quản trị và phòng ngừa rủi ro giá bằng các công cụ phái sinh. Tuy nhiên, đây dường như là những biện pháp còn quá mới mẻ và xa lạ đối với Việt Nam. Mặc dù biết mình gặp phải rủi ro liên quan đến giá cả, tỷ giá…nhưng doanh nghiệp không biết cách nên phòng ngừa và quản trị như thế nào và nếu như biết thì cũng rất ngại tham gia vì thực sự các biện pháp này không phổ biến và cũng không đựợc ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Chính từ những lí do trên đề tài “ Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam ” hy vọng sẽ đóng góp những quan điểm và phương pháp giúp phòng ngừa và quản trị rủi ro giá cả cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Lý Do Chọn Đề Tài Lí do khách quan Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Việc này đặt ra nhu cầu cần phải có thêm các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính để bảo vệ các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trong một thị trường liên tục biến động về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản còn yếu thế về mọi mặt khi tham gia thị trường này. Công cụ quản trị rủi ro giá cả mà các nước áp dụng từ rất lâu là sử dụng thị trường giao sau, do đó việc Việt Nam tiếp cận với công cụ này và đây là tất yếu để tồn tại trong môi trường hội nhập. Một nguyên nhân nữa là do tình hình bất ổn về kinh tế chính trị trên thế giới càng gia tăng, nhu cầu lương thực do đó cũng tăng theo. Một mặt dân số thế giới cũng tăng nhanh đặt ra nhiệm vụ cho các quốc gia có lợi thế xuất khẩu phải đảm bảo nguồn cung ứng, nếu không sẽ là nhưng cơn bão giá do khan hiếm hàng chẳng hạn như giá cà phê thời gian gần đây. Tuy nhiên vẫn phải phòng ngừa yếu tố giá có thể giảm trong tương lai do nền kinh tế suy thoái hay một nhân tố nào khác và hợp đồng giao sau sẽ là công cụ hữu hiệu. Một động cơ khác là mối quan ngại về an ninh lương thực trong tương lai thông qua các dự báo về nhu cầu lương thực ngày càng lớn và những nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. Đó là vấn đề thu hút ngày càng nhiều mối quan tâm của giới đầu tư, giới chính trị vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản. Nhận thức được nhu cầu trong tương lai mà họ có định hướng phát triển thị trường nông sản đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Lí do chủ quan Động lực tồn tại và phát triển đã thúc đẩy các DNXK nông sản cố gắng tạo ra thành quả đủ sức cạnh tranh và ngày càng phát triển. Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay đang tồn tại một câu hỏi, câu hỏi luôn đi theo họ là làm sao để nông sản họ cung cấp ra thị trường có một chỗ đứng - một vị thế vững chắc, là làm sao để nông sản của họ không bị ép giá mà được đối xử ngang bằng với nông sản của những nước khác…Một trong những cách làm đó là học tập những phương pháp quản trị rủi ro mà các quốc gia đã áp dụng thành công để tự bảo vệ mình và cạnh tranh hiệu quả. Một nguyên nhân thứ hai, là các doanh nghiệp quá chủ quan với những biến động về giá cả. Họ chỉ nhìn thiển cận về mức giá cả hiện tại để có nên thực hiện hợp đồng hay không chứ ít quan tâm tới những biến động của nó. Điều này cũng có thể là do tầm hiểu biết của những người lãnh đạo quá thấp không thể nào vận dụng các phương pháp quản trị rủi ro một cách hiệu quả được. Thực tế đã chứng minh điều này. Mục đích nghiên cứu Một trong những mục tiêu là tạo một cơ sở lý luận về thị trường giao sau để các DNXK có thể có những cách nhìn nhận đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng nó để quản trị cho rủi ro giá cả hàng hóa nông sản. Đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn tình hình và khả năng xuất khẩu cũng như nguy cơ gặp rủi ro của các DNXKNS Việt Nam sẽ gặp phải. Cuối cùng là mục tiêu xác lập một thị trường giao sau cho hàng hóa nông sản và cách thức dự báo giá báo nó nhằm làm phong phú hơn những hướng giải quyết cho đề tài. Nội dung nghiên cứu Thực trạng biến động giá cả và những biện pháp quản trị rủi ro giá của các DNXKNS Việt Nam trong thời gian quan qua. Những bài học được rút ra từ chính bản thân họ. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Brazil… Tìm hiểu và dự báo giá cả nông sản cho thời gian tới. Xây dựng về mặt lý luận sát thực áp dụng thị trường giao sau nông sản cho các DNXKNS Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Đó là các DNXKNS của Việt Nam và tham khảo tình hình xuất khẩu của một số nước trên thế giới, chú trọng vào một số mặt hàng chủ lực mà Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu như gạo, cà phê, điều, tiêu… Về mặt lý luận chúng ta chỉ đi sâu vào hợp đồng giao sau, về hợp đồng kỳ hạn, sử dụng mô hình hồi quy trong dự báo giá cả nông sản. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp suy luận logic, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất của tổng thể (phân tích mặt hàng cà phê để khái quát bản chất của hàng nông sản Việt Nam), phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích hồi quy trong mô hình kinh tế lượng và phương pháp mô phỏng thực nghiệm… để đánh giá bản chất của đối tượng nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp ở mức độ cơ bản nhưng phù hợp và mang tính thiết thực. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1.1.Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là việc xác định mức độ rủi ro mà DN mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro mà DN đang phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn. Quản trị rủi ro giá cả hàng hóa là một mảng lớn trong việc quản trị rủi ro của một DN. Đề tài tập trung vào rủi ro giá cả hàng hóa nông sản - một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây. Sự biến động giá cả bất thường tạo ra nhiều rủi ro hơn cho các DNXK, từ đó thị trường giao sau là giải pháp được đưa ra để góp phần làm giảm bớt rủi ro giá cả. 1.2. Khái niệm sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa Sản phẩm phái sinh, theo nghĩa chung nhất, là một khoản đầu tư có giá trị phụ thuộc vào giá trị một khoản đầu tư cơ bản khác. Hay một khái niệm khác, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa được chọn làm cơ sở. Trên thực tế, một sản phẩm phái sinh rất giống với một dạng hợp đồng giữa hai hay nhiều bên. Giá trị của sản phẩm phái sinh được xác định phụ thuộc vào sự biến động giá trị của tài sản cơ sở. Những tài sản cơ sở thường được biết đến là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất, chỉ số thị trường… Sản phẩm hàng hóa phái sinh: là các dạng hợp đồng phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hóa. Hàng hóa cơ sở có thể là nông sản (cà phê, lúa mì, lúa mạch, gạo, đậu nành…); thực phẩm (thịt heo, thịt bò); kim loại (vàng, bạc, đồng…). 1.3. Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa Việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro không xảy ra một cách đơn thuần là chỉ do người ta ham thích chúng. Trên thực tế luôn luôn có những ngờ vực lớn và những e ngại về các công cụ phái sinh. Mặc dù vậy, rốt cuộc rồi các công ty cũng bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái sinh chính là công cụ tốt nhất để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường. Có thể nói lý do chính để tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, tỷ giá nhất là giá cả hàng hóa của các DNXKNS. Thông thường các công ty có xu hướng chấp nhận rủi ro trong nội bộ ngành mà công ty đang hoạt động và mong muốn né tránh được những rủi ro từ các yếu tố ngoại sinh. 1.4. Các loại rủi ro mà một DNXKNS thường gặp phải 1.4.1.Rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay tương lai so với tỷ giá kì vọng. Sự sai biệt này đôi khi gây ra tổn thất cho DN, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến động theo chiều thuận lợi cho DN. Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. 1.4.2. Rủi ro thanh toán Rủi ro về thanh t