Đề tài Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng tại Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng

Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt. Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Để bảo vệ rừng, thế giới nói chung Nhà nước ta nói riêng đã có các công cụ pháp lý như luật, chính sách, thông tư, nghị định. để các công cụ pháp lý này thực sự hiệu quả đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về công nghệ và kĩ thuật. Một trong những công cụ quản lý môi trường khá phổ biến hiện nay ở trên thế giới đó chính là GIS- hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên ở Việt Nam trong những năm gần đây GIS mới thực sự được quan tâm và phát triển. Đề tài này nhằm giới thiệu và phổ biến rộng rãi hơn nữa công nghệ GIS cho các lĩnh vực của ngành môi trường. Ở đây đề tài sẽ giới thiệu cụ thể về việc quản lý rừng bằng công cụ GIS. Nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế bên cạnh lý thuyết được trang bị trên giảng đường. Em chọn đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng tại Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng”.

docx37 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8212 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng tại Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt... Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Để bảo vệ rừng, thế giới nói chung Nhà nước ta nói riêng đã có các công cụ pháp lý như luật, chính sách, thông tư, nghị định.. để các công cụ pháp lý này thực sự hiệu quả đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về công nghệ và kĩ thuật. Một trong những công cụ quản lý môi trường khá phổ biến hiện nay ở trên thế giới đó chính là GIS- hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên ở Việt Nam trong những năm gần đây GIS mới thực sự được quan tâm và phát triển. Đề tài này nhằm giới thiệu và phổ biến rộng rãi hơn nữa công nghệ GIS cho các lĩnh vực của ngành môi trường. Ở đây đề tài sẽ giới thiệu cụ thể về việc quản lý rừng bằng công cụ GIS. Nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế bên cạnh lý thuyết được trang bị trên giảng đường. Em chọn đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng tại Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng”. II. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về công tác quản lý rừng và việc ứng dụng GIS tại Hạt kiểm lâm Huyện Lâm Hà. III. Nội dung nghiên cứu Phương pháp đo đạc, thống kê tài nguyên rừng Phương pháp quản lý tài nguyên rừng IV. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu Hạt Kiểm lâm Huyện Lâm Hà Tài nguyên rừng huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng V. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu : tài liệu này từ cơ quan thực tập và kiến thức đã học tại trường. Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát tại đơn vị thực tập. Phương pháp so sánh: so sánh ưu nhược điểm của ứng dụng này với các ứng dụng khác…, so sánh với các tiêu chuẩn, quy định… Phương pháp thống kê xử lý số liệu: dựa vào nguồn số liệu đã thu thập được tại đơn vị thực tập. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: giảng viên và cán bộ hướng dẫn. NỘI DUNG BÁO CÁO Chương 1: Tổng quan về Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng Giới thiệu về Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng Quá trình hình thành và phát triển của Hạt Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà được thành lập năm 1987. Lúc thành lập Hạt có năm cán bộ công chức. Qua thời gian hoạt động được kiện toàn cũng cố về mọi mặt. Từ đó đến nay đã có 24 cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý bảo vệ rừng. / Hình 1.1: Vị trí Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà. (Nguồn google map) Cơ cấu tổ chức tại Hạt Cơ cấu Lãnh đạo 04 cán bộ công chức (trong đó 01 Hạt trưởng, 02 Phó hạt trưởng, 01 Pháp chế). Cơ cấu nhân sự của hạt gồm 24 cán bộ công chức, lao động hợp đồng (trong đó các chức danh Trạm trưởng, Phó trạm trưởng là cán bộ công chức) Tổ chức hoạt động của Hạt Kiểm lâm có 04 tổ, trạm trực thuộc. / Hình 1.2. : Sơ đồ tổ chức bộ máy làm việc. (nguồn Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà) Chức năng và nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng Chức năng Hạt Kiểm lâm Lâm Hà là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng có chức năng bảo vệ rừng, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Lâm Hà. Nhiệm vụ và quyền hạn. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: -Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; -Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn; -Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; -Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng; -Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; -Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: -Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; -Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; -Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm; -Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; -Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác; -Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chương 2: Tài nghiên rừng tại huyện Lâm Hà 2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng 2.2 Các vấn đề về quản lý tài nguyên rừng tại huyện Lâm Hà. Huyện ủy, UBND huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo củng cố kiện toàn ban chỉ huy bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, nâng cao vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong hoạt động bảo vệ rừng. Sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các cấp, ngành chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm trong tuần tra truy quét, ngăn chặn phát hiện sớm, xử lý kịp thời đúng quy định pháp luật các vụ vi phạm, từ đó góp phần giảm thiểu thiệt hại tài nguyên rừng do đốt rừng phá rừng gây ra. Hoạt động ban lâm nghiệp xã ngày càng có hiệu quả tai địa phương, nhiều nơi Ban lâm nghiệp xã phối hợp với Kiểm lâm địa bàn, đơn vị chủ rừng tổ chức vận động tuyên truyền, tuần tra truy quét bảo vệ rừng tận gốc. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn còn những tồn tại, mà nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố gây ra. 2.2.1. Tồn tại Công tác bảo vệ rừng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế yếu kém đó là: Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra tại một số địa phương đặc biệt tại vùng giáp ranh giữa Lâm Hà với các huyện Di Linh, Đam Rông và Tp. Đà Lạt. Công tác vận động tuyên truyền chưa sâu, chưa phong phú về hình thức, từ đó chưa nâng cao được nhận thức của người dân về bảo vệ rừng. 2.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: Công tác bảo vệ rừng là công việc khó khăn và phức tạp, lực lượng mỏng chưa tương xứng, chưa đồng đều, dụng cụ trang thiết bị chưa được trang bị đầy đủ đặc biệt là công cụ chữa cháy rừng, chỉ áp dụng công cụ thủ công. Dân số gia tăng về cơ học, nạn di cư tự do từ các vùng miền đến Lâm Hà sinh cơ lập nghiệp nên nhu cầu đất sản xuất, lâm sản ngày càng lớn. Vùng đồng bào dân tộc đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, một số đồng bào dân tộc lấy lý do quay về nơi ở cũ trước đây để lập làng định cư, tạo một sức ép không nhỏ cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Nguyên nhân chủ quan: Chính quyền địa phương một số nơi chưa quan tâm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất nông nghiệp, một số cán bộ tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, nhân sự thường xuyên thay đổi nên dẫn đến chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ tiểu khu thuộc các Ban Quản lý rừng thiếu linh hoạt trong tuần tra truy quét, chưa kịp thời ngăn chặn ngay từ đầu các vụ vi phạm phá rừng, khai thác rừng trái phép. Có nơi vụ việc vi phạm xảy ra nghiêm trọng nhưng chậm phát hiện, công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thiếu đồng bộ nên rừng tiếp tục bị tàn phá, lấn chiếm trái phép. Việc xử lý các vụ vi phạm còn thiếu kiên quyết. Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trồng bằng nguông vốn tự có của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình chưa đảm bảo an toàn trong khâu xử lý vật liệu cháy và đường ranh cản lửa. Chương 3:Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 3.1 Giới thiệu GIS Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, để đạt được một mục đích nào đó, con người cần phải có những quyết định chính xác và kịp thời. Những quyết định đó thường được thực hiện sau khi thu thập thông tin/ dữ liệu của thế giới thực và phân tích xử lý nó theo một quan điểm nào đó. Theo quan điểm thông tin, tiến trình ra quyết định của con người thể hiện một sự tuần hoàn của dữ liệu: Dữ liệu từ thế giới thực được thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và ra quyết định. Trên luồng dữ liệu ấy, kết quả của bước sau phụ thuộc vào kết quả của bước trước: Quyết định phụ thuộc vào kết quả phân tích và quan điểm của người ra quyết định, kết quả phân tích phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu và khả năng của người phân tích. Chất lượng dữ liệu được đề cập ở đây bao gồm độ chính xác, tính thời gian của dữ liệu. Chất lượng dữ liệu phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ, khả năng của thiết bị lưu trữ và bảo quản dữ liệu. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là từ khi xuất hiện ngành đồ hoạ vi tính cũng như sự gia tăng vượt bậc những khả năng của phần cứng, hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) đã ra đời và phát triển nhanh chóng cả về mặt công nghệ cũng như ứng dụng. Hệ thống thông tin địa lý đã chứng tỏ khả năng ưu việt hơn hẳn các hệ thông tin bản đồ truyền thống nhờ vào khả năng tích hợp dữ liệu mật độ cao, cập nhật thông tin dễ dàng cũng như khả năng phân tích, tính toán của nó. Do đó, hệ thống thông tin địa lý đã nhanh chóng trở thành một công cụ trợ giúp quyết định cho tất cả các ngành từ quy hoạch cho đến quản lý, cho tất cả các lĩnh vực từ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đất đai, kỹ thuật hạ tầng đến kinh tế, xã hội, nhân văn. GIS cho phép gắn liền thông tin vị trí địa lý của đối tượng với nội dung thuộc tính của nó để tạo thành những bản đồ chính xác, có thể chồng ghép hoặc tách rời từng phần, dữ liệu thuộc tính của các bản đồ được lưu trữ rất mềm dẻo, dễ dàng cập nhật,tổng hợp và truy cập số liệu. Ví dụ như vị trí và hình dạng của các dòng sông, nhánh suối có thể được ghi nhận dưới dạng thông tin không gian là các bản đồ và các thông tin có liên quan như kích thước, tốc độ dòng chảy, chất lượng nước hay các loài được tìm thấy trong sông, suối đó được ghi nhận dưới dạng thông tin thuộc tính gắn liền với mỗi đối tượng đó. Chìa khóa của tất cả các định nghĩa của GIS là “cái gì” và “ở đâu”. Trên cơ sở các dữ liệu được quản lý trong hệ thống, người sử dụng có thể phân tích, tổng hợp và tính toán nhằm đưa ra các kết luận, các quyết định chính xác kịp thời. / (a)  (b)   Hình 3.1: Thực thể không gian (a) và các lớp thông tin trên nó (b) Sự liên thông dữ liệu không gian và phi không gian của các chuyên ngành khác nhau trong một hệ thống thông tin địa không những tiết kiệm ngân sách nhờ sử dụng chung tài nguyên dữ liệu mà còn tránh được những mâu thuẫn xảy ra trong tiến trình trao đổi dữ liệu/ thông tin giữa các ngành khác nhau. Khi quyết định ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS vào các hoạt động quản lý chuyên môn của cơ quan, chúng ta cần xem xét các ứng dụng theo 3 nguyên tắc sau: -Hệ thống thông tin địa lý là công cụ để làm tốt hơn việc lập kế hoạch, trợ giúp ra quyết định. Hệ thống thông tin địa lý là một loại công nghệ thông tin mà các thông tin chuẩn của nó được dùng cho công tác chỉ đạo việc quy hoạch tổng thể trong các hoạt động kinh tế ,xã hội. -Hệ thống thông tin địa lý là công nghệ liên kết các cơ sở dữ liệu đơn độc, nâng cao việc sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên chiến lựơc xuyên suốt -Hệ thống thông tin phải được phát triển theo các yêu cầu và nhiệm vụ của cơ quan để không ngừng trợ giúp lãnh đạo, các nhà quản lý và người sử dụng. 3.2 Khái niệm GIS Hệ thống thông tin là tập các tiến trình xử lý dữ liệu thô để sản sinh ra các thông tin có ích cho công tác lập quyết định. Chúng bao gồm các thao tác dẫn chúng ta đi từ lập kế hoạch quan sát và thu thập dữ liệu tới lưu trữ và phân tích dữ liệu, tới sử dụng các thông tin suy diễn trong công việc lập quyết định. Hệ thông tin địa lý là hệ thông tin được thiết kế để làm việc với dữ liệu quy chiếu không gian hay toạ độ địa lý. Khái niệm hệ thông tin địa lý được hình thành từ ba khái niệm: địa lý, thông tin và hệ thống. Được viết tắt là GIS: -Geographic Information Systems (Mỹ) -Geographical Information Systems (Anh, Oxtraylia, Canada) -Geographic Information Science (nghiên cứu lý thuyết và quan niệm của hệ thông tin địa lý và các công nghệ thông tin địa lý) -Geographic Information Studies (nghiên cứu về ngữ cảnh xã hội của thông tin địa lý như ngữ cảnh pháp lý, khía cạnh kinh tế) Khái niệm “địa lý” (geographic) được sử dụng vì GIS trước hết liên quan đến các đặc trưng “địa lý” hay “không gian”. Các đặc trưng này được ánh xạ hay liên quan đến các đối tượng không gian. Chúng có thể là các đối tượng vật lý, văn hoá hay kinh tế trong tự nhiên. Khái niệm “thông tin” (information) đề cập đến khối lượng dữ liệu khổng lồ do GIS quản lý. Các đối tượng thế giới thực đều có tập riêng các dữ liệu chữ - số thuộc tính hay đặc tính (còn gọi là dữ liệu phi hình học, dữ liệu thống kê) và các thông tin vị trí cần cho lưu trữ, quản lý các đặc trưng không gian. Khái niệm “hệ thống” (system) đề cập đến cách tiếp cận hệ thống của GIS. Môi trường hệ thống GIS được chia nhỏ thành các Modul để dễ hiểu, dễ quản lý nhưng chúng được tích hợp thành hệ thống thống nhất, toàn vẹn. Khái niệm “công nghệ thông tin địa lý” (geographic information technology hay còn gọi là công nghệ 3S) là các công nghệ thu thập và xử lý thông tin địa lý. Chúng bao gồm ba loại cơ bản sau: -Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS): đo đạc vị trí trên mặt đất trên cơ sở hệ thống các vệ tinh. -Viễn thám (Remote Sensing): sử dụng vệ tinh để thu thập thông tin về Trái đất -Hệ thông tin địa lý GIS. Hệ GIS điển hình được thiết lập trên một số khái niệm cơ bản sau: Các đặc điểm của thế giới thực trên bề mặt Trái đất được mô tả lại trên một hệ quy chiếu bản đồ và được lưu lại trong máy tính. Đồng thời, máy tính cũng lưu lại lưới chiếu và các thuộc tính của các đặc điểm bản đồ đó để có thể trả lời các câu hỏi như “chúng ở đâu?” và “chúng là cái gì?” Các đặc điểm bản đồ có thể được hiển thị hoặc vẽ ra khi ta kết hợp bất kỳ hai hay nhiều đối tượng và hầu như trên bất kỳ một tỷ lệ bản đồ. Tin học hóa các dữ liệu bản đồ phải được sử dụng một cách linh hoạt hơn so với các bản đồ giấy truyền thống. GIS có khả năng phân tích các mối quan hệ trong không gian giữa các đặc điểm bản đồ. 3.3. Các thành phần GIS Hệ thống thông tin địa lý bao gồm 5 thành phần cơ bản sau: /    Hình 3.2: Các thành phần của GIS 3.3.1. Phần cứng   Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý thông tin của phần mềm. Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách (client), máy quét (scanner), máy in (printer) được liên kết với nhau trong mạng LAN hay Internet / Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức một hệ “phần cứng GIS” 3.3.1.1. Bộ xử lý trung tâm (CPU) Bộ xử lý trung tâm hay còn gọi là CPU, là phần cứng quan trọng nhất của máy vi tính. CPU không những thực hành tính toán trên dữ liệu, mà còn điều khiển sắp đặt phần cứng khác mà nó thì cần thiết cho việc quản lý thông tin theo sau thông qua hệ thống. Mặc dù bộ vi xử lý hiện đại rất nhỏ chỉ khoảng 5mm2- nó có khả năng thực hiện hàng ngàn, hoặc ngay cả hàng triệu thông tin trong một giây(the Cyber 250"máy vi tính siêu hạng") có thể thực hiện 200 triệu thông tin trên giây).. 3.3.1.2.  Bộ nhớ trong (RAM) Tất cả máy vi tính có một bộ nhớ trong mà chức năng như là "không gian làm việc" cho chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) này có khả năng giữ 1 giới hạn số lượng dữ liệu ở một số hạng thời gian (ví dụ, hệ điều hành MS-DOS mẫu có 640Kb ở RAM ). Điều này có nghĩa nó sẽ ít có khả năng thực hiện điều hành phức tạp trên bộ dữ liệu lớn trong hệ điều hành. 3.3.1.3. Bộ sắp xếp và lưu trữ ngoài (diskette, harddisk, CD-ROM) Băng có từ tính được giữ không những trong cuộn băng lớn (giống trong cuộn băng máy hát đĩa) mà còn trong cuộn băng nhỏ (giống như cuốn băng được dùng trong máy hát nhạc). Thuận lợi của dây băng có từ tính là nó có thể lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu (ví dụ toàn bộ Landsat MSS đòi hỏi 8MB của khả năng lưu trữ trên một băng). Sự gia tăng khả năng lưu trữ thực hiện bằng các đĩa có từ tính. Các đĩa cứng với khả năng lưu trữ rất lớn (được sử dụng trên PCs phổ biến 20 hoặc 30Mb) mà còn ở các đĩa mềm với khả năng giới hạn (2.25 inch, với 360Kb hoặc 1.2 Mb hay 3.5inch với 720Kb hoặc 1.4Mb). Đĩa cứng thông thường được sử dụng cho lưu trữ tạm thời mà thông qua quá trình xử lý, sau khi dữ liệu được gán trong đĩa floppy hoặc dây băng có từ tính. 3.3.1.4. Các bộ phận dùng để nhập dữ liệu (INPUT DEVICES). Bảng số hoá bản đổ bao gồm 1 bảng hoặc bàn viết, mà bản đổ được trải rộng ra, và 1 cursor có ý nghĩa của các đường thẳng và các điểm trên bản đổ được định vị. Trong toàn bộ bàn số hoá (digitizer) việc tổ chức được ghi bởi phương pháp của một cột lưới tốt đã gắn vào trong bảng. Dây tóc của cursor phát ra do sự đẩy của từ tính điện mà nó được tìm thấy bởi cột lưới sắt và được chuyển giao đến máy vi tính như một cặp tương xứng (mm trên 1 bảng XY hệ thống tương hợp). Hầu như các cursor được vừa vặn với 4 hoặc nhiều nút cho việc chuyển các tín hiệu đặc biệt cho việc điều khiển chương trình, ví dụ để chỉ ra điểm cuối của đường thẳng. Các bảng số hoá (digitizer) hiện nay có kích thước thay đổi từ bảng nhỏ 27cmx27cm đến bảng lớn 1mx1.5m. / Hình 3.4: Bảng số hoá (digitizer) Scanner: Máy ghi scanner sẽ chuyển các thông tin trên bản đồ tương xứng 1 cách tự động dưới dạng hệ thống raster. Một cách luân phiên nhau, bản đổ có thể được trải rộng ra trên bàn mà đầu scanning di chuyển trong 1 loạt đường thẳng song song nhau. Các đường quét (scan) phải được vector hoá trước khi chúng được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu vector. / Hình 3.5: Máy quét (Scanner) 3.3.1.5. Các bộ phận để in ấn (OUTPUT DEVICES) - Máy in (printer): Là bộ phận dùng để in ấn các thông tin, bản đổ, dưới nhiều kích thước khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng, thông thường máy in có khổ từ A3 đến A4. Máy in có thể là máy màu hoặc trắng đen, hoặc
Luận văn liên quan