Đề tài Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Việt Nam 2006-2010

Trong nền kinh tế sôi động hiện nay, các ngành kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm mối quan hệ cung cầu về hàng hoá, mà còn có mối quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện dẫn đến tất yếu sự luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn. Hoạt động này diễn ra trên thị trường tài chính, mà chủ thể chính là các trung gian tài chính. Nhờ có sự hoạt động tích cực của các trung gian tài chính, nhu cầu vay vốn của các khách hàng đã được đáp ứng kịp thời về cả số lượng cũng như thời gian sử dụng; đồng thời cũng giúp giảm bớt rủi ro trong quá trình chuyển giao vốn. Điều này có được đó là nhờ vào khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác, cách quản lý và kiểm soát các nguồn vốn một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra các trung gian tài chính còn tiết kiệm được chi phí chuyển giao vốn bằng cách giúp các chủ thể giảm bớt được chi phí tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các thông tin . Chính những vai trò quan trọng đó của các trung gian tài chính ( điển hình là ngân hàng thương mại), đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì lý do đó, nhóm thảo luận xin đưa ra đề tài “Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Việt Nam từ năm 2006-2010” nhằm thảo luận các vấn đề xung quanh hoạt động của các trung gian tài chính Việt Nam Mục lục: Phần 1:Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam Phần 2: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các NHTM ở VN Phần 4: Điểm mới trong luật TCTD năm 2009

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Việt Nam 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG  CHỦ ĐỀ 2 VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2006-2010 Giáo viên: PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa Nhóm 4 thực hiện: Nguyễn Thị Phương Liên Phạm Thị Thanh Huyền Nguyễn Thị Diệu Linh Vũ Thị Ngọc Yến Đặng Thu Thủy Lê Thanh Hằng Vũ Trung Kiên Trần Danh Hải Nguyễn Thị Hà Phan Thị Hà Lê Thị Thủy GIỚI THIỆU CHUNG Trong nền kinh tế sôi động hiện nay, các ngành kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm mối quan hệ cung cầu về hàng hoá, mà còn có mối quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện dẫn đến tất yếu sự luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn. Hoạt động này diễn ra trên thị trường tài chính, mà chủ thể chính là các trung gian tài chính. Nhờ có sự hoạt động tích cực của các trung gian tài chính, nhu cầu vay vốn của các khách hàng đã được đáp ứng kịp thời về cả số lượng cũng như thời gian sử dụng; đồng thời cũng giúp giảm bớt rủi ro trong quá trình chuyển giao vốn. Điều này có được đó là nhờ vào khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác, cách quản lý và kiểm soát các nguồn vốn một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra các trung gian tài chính còn tiết kiệm được chi phí chuyển giao vốn bằng cách giúp các chủ thể giảm bớt được chi phí tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các thông tin…. Chính những vai trò quan trọng đó của các trung gian tài chính ( điển hình là ngân hàng thương mại), đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì lý do đó, nhóm thảo luận xin đưa ra đề tài “Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Việt Nam từ năm 2006-2010” nhằm thảo luận các vấn đề xung quanh hoạt động của các trung gian tài chính Việt Nam Mục lục: Phần 1:Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam Phần 2: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các NHTM ở VN Phần 4: Điểm mới trong luật TCTD năm 2009 Dưới đây là bài thảo luận của nhóm về đề tài này. PHẦN 1: Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam I. Khái niệm: Luật NH 1997: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán II. Thực trạng nền kinh tế Thị trường chứng khoán khởi sắc Bức tranh chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2005 có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng 35%, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên.  Hoạt động của các NHTM sôi động Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động nhằm cạnh tranh giữ thị phần do áp lực tăng lãi suất đồng đôla của FED ( Lãi suất cơ bản của VND lên 8,25 %) Tốc độ tăng vốn huy động cao hơn tốc dộ tăng dư nợ cho vay Do tỷ lệ tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng tăng nhanh. Trong khi nhu cầu vay vốn tập trung vào trung và dài hạn nên dư thừa vồn huy động ngắn hạn. Hơn nữa, các ngân hàng muốn cơ cấu lại nguồn vốn và tăng hoạt động vốn trung và dài hạn. Hoạt động vốn của hệ thống NH từ dân ngày càng tăng Nhóm NHTMNN chiếm gần 76% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng 3. Bắt đầu mở cửa cho các NH nước ngoài * Vài nét về ảnh hưởng của WTO đối với NHTM Việt Nam Một “cuộc chơi” hoàn toàn mới Ngày 1/4/2007: NH nước ngoài chỉ được mở 1 chi nhánh với 100% vốn nước ngoài, được hưởng quy chế đối xử quốc gia + Được nhận tiền gửi bằng tiền đồng 1 cách không hạn chế từ các pháp nhân,được phát hành thẻ tín dụng + Khi VN gia nhập WTO, các cty CK nước ngoài sẽ được sở hữu 49% trong các liên doanh. Sau 5 năm sẽ được sở hữu 100% và được thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài sản, tư vấn… a, Cơ hội: - Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.  - Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế.  - Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng.  - Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng VN, thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ mới…  - Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng VN từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM VN trong các giao dịch tài chính quốc tế.  - Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM VN trong các giao dịch quốc tế. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động.  - Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM VN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN.  b, THÁCH THỨC - Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần.  - Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài - Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.  - Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM VN còn thấp hơn các ngân hàng trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có.  - Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng VN cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế.  - Các ngân hàng thương mại VN đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM.  - Hội nkinh hập tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.  - Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực.   - Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa so với khu vực. Nền văn minh tiền tệ của nước ta do đó chưa thoát ra khỏi một nền kinh tế tiền mặt.  - Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ cho các NHTM VN là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, NHTM VN thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước.  - Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng VN. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện nay. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. Các NHTM VN cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi.  Hoạt động của các ngân hàng trong năm 2007: Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, hiện nay NHNN đã chấp nhận về nguyên tắc cho ra đời thêm 4 NHNN cổ phần, càng chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang vững mạnh hơn. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự trưởng thành vượt bậc.  Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005. Tuy nhiên, trong năm 2006, 2007, do tốc độ tăng trưởng “nóng” của nền kinh tế đã dẫn đến lượng cung tiền tăng nhanh, kéo theo tăng trưởng nóng tín dụng, trong khi tiết kiệm sụt giảm. Sở dĩ điều này xảy ra là do các NHTMCP đã tận dụng quá mức nguồn vốn vay lien ngân hàng với chi phí huy động thấp để cho vay bất động sản và chứng khoán. Việc này đã góp phần thúc đẩy tốc độ tín dụng lên cao trong năm 2007, đồng thời tạo sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Cái giá của tăng trưởng “nóng” tín dụng: ( Cho vay hết cỡ năm 2007 tăng gần 130%) * Trả giá cho sự phiêu lưu: - Các ngân hàng khan hiếm VND để cho vay ( nhất là các NHTMCP ở trong tình trạng căng thẳng VND) - Những ngân hàng đang căng thẳng về vốn phải vay với lãi suất cao trên thi trường lien ngân hàng phần lớn là các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng VND cao quá mức năm 2007 VD: ngân hàng ACB Nhiều ngân hàng đã sử dụng tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn khá lớn ( Tháng 8/ 2007, nhiều ngân hàng đã đua nhau đưa ra các chương trình cho vay bất động sản từ 1 đến 20 năm) Khi NHNN sử dụng công cụ tiền tệ thắt chặt, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng, nguồn vốn tiền đồng thị trường liên ngân hàng trở nên khan hiếm. Vì thế các ngân hàng ( mà NHTMCP là tổ chức vay mượn nhiều nhất trên thị trường lien ngân hàng có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn căng thẳng tiền đồng) Với sự trưởng thành vượt bậc của hệ thống ngân hàng thì nó có đóng góp quan trọng đối với việc phát triển TTCK Việt Nam ntn??? * Quan hệ ngân hàng- chứng khoán: Xin đừng dẫm chân nhau - Trước đây 20 năm, lạm phát phi mã, lên tới 3 con số người ta giữ giá trị của mình bằng hàng hóa, vàng và 1 ít đôla Mỹ. Có lúc người dân còn lấy thóc gạo làm căn cứ tính toàn trao đổi. Khi đó chưa có thị trường chứng khoán - Nếu như trước đây, khi chưa có thị trường bất động sản và chứng khoán, thì vấn đề lại chỉ dồn vào một, đó là hệ thống ngân hàng. Nhưng hiện nay, vấn đề lạm phát đã ở mức rộng lớn hơn ở chỗ, người dân quan tâm đến cảthị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng và cả thị trường ngoại tệ. Vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là căn nguyên từ đâu dẫn đến những động thái hiện nay trên thị trường tiền tệ, chứng khoán và bất động sản hiện nay ở Việt Nam. - Bắt nguồn tự những tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế. Trong đó có sự quá nóng của thị trường chứng khoán bắt nguồn từ những tháng đầu năm 2007. Nhiều người đã gặt hái được nhiều lợi nhuận từ những vụ mua đi, bán lại chứng khoán để rồi chuyển sang hiện thực hóa lợi nhuận bằng cách đầu cơ bất động sản và mua xe ô-tô. Những cơn hưng phấn thái quá đó đã kéo theo “hiệu ứng bầy đàn”, dẫn dắt hàng ngàn người đổ tiền của vào thị trường chứng khoán, đến nay đã có khoảng 350.000 tài khoản gồm cả cá nhân và tổ chức. Nhưng điều đáng nói ở đây là mạnh dạn vay tiền ngắn hạn để đầu tư dài hạn (đầu tư chứng khoán là trung hạn và dài hạn, vì giá trị thực của nó là hưởng lợi nhuận từ cổ tức và sự thịnh vượng của công ty cổ phần trong tương lai, tuy nhiên trong cuộc chạy đua để chiếm hữu tỷ phần trong tài sản của công ty cổ phần làm cho giá chứng khoán tăng lên tùy theo quan hệ cung - cầu đối với mỗi loại cổ phiếu. Thường công ty làm ăn tốt thì giá cao, làm ăn kém thì giá thấp hơn, nhưng tuyệt đại đa số là cao hơn mệnh giá. - Điều đáng nói nữa là trong cơn hưng phấn của xã hội, thì các ngân hàng thương mại mạnh tay cấp phát tín dụng với khối lượng lớn... Ở đây có phần mang những đặc điểm quán tính của kinh tế thị trường, giống như sản xuất hàng loạt để dẫn đến sản xuất thừa của các nền kinh tế thị trường tự do. Cứ thế,vay ngân hàng mua cổ phiếu, lấy cổ phiếu thế chấp để rồi lại tiếp tục vay ngân hàng đầu tư cổ phiếu để chờ giá lên là bán lấy lãi. Quy trình đó đã làm cho giá trị cổ phiếu tăng vọt nhanh chóng, vượt lên khỏi giá trị thực của nó nhiều lần tạo thành “bong bóng đầu cơ”. - Nếu cứ thế tiếp diễn, thì bong bóng có thể tiếp tục phình to, độ phình của bong bóng có thể lên nữa và lên nữa cho đến khi hết khả năng chịu đựng của nền kinh tế thì xì hoặc nổ - tạo  ra nguy cơ khủng hoảng. - Trước những động thái đó, thì Ngân hàng nhà nước đã đưa ra biện pháp đầu tiên là siết chặt tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại bằng Chỉ thị 03/NHNN. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước thi hành chính sách mạnh trong thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, huy động 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Trước thực tế đó các ngân hàng thương mại đã rơi vào thế bí, lấy đâu ra tiền mặt để đáp ứng yếu cầu của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước? Có nhận định cho rằng nó như cái van xiết lại dòng vốn cung ứng vào thị trường chứng khoán, bất động sản. Nhưng trên thực tế, nếu không có Chỉ thị đó, thì thị trường chứng khoán như đang ăn phải thức ăn độc mà không biết lại cứ tiếp tục ăn nữa để đến chỗ nguy hiểm hơn. Bởi vậy, Chỉ thị 03 chính là “liều thuốc đắng”, ngăn lại quá trình nguy hiểm của ngân hàng, cứu cánh cho thị trường chứng khoán, chỉ tiếc rằng nó ra hơi muộn, để các ngân hàng thương mại đã cho vay kinh doanh chứng khoán nhiều, có thời điểm đã lên khoảng 20.000 tỷ đồng. Theo Ngân hàng nhà nước, con số này chiếm khoảng 2,6% tổng dư nợ và 7,5% tổng giá trị thị trường của 22/52 các công ty được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán. - Trong trường hợp: Chứng khoán lien tục tăng ( bong bong đang căng lên) chưa có biểu hiện gì trước mắt. Mặc dù các nhà phân tích chuyên sâu đã cảnh báo trước thì nhiều người vẫn nghĩ “ đến đó còn xa”; bây giờ cứ mua là được lời, bất chấp công ty cổ phần làm ăn ra sao. Tiếc rằng trên thực tế, cỉ số chứng khoán cả 2 sàn HÓE và HSATC đều giảm và giảm sâu dần đến mức như ngày 25-3-2008. Và hầu hết các NHTM, đặc biệt là ngân hàng cổ phần cho vay đầu tư chứng khoán với 30% -70% giá trị của các chứng khoán niêm yết; 30% -60% giá trị của CK trên sàn giao dịch OTC) Sự giảm sút như vậy có 2 tác động xảy ra đối với khoản vay của ngân hàng (1): Nếu giá chứng khoán giảm xuống 30 % thì các khoản vay dưới cận cho phép của ngân hàng sẽ mất trắng. Người đi vay ( đặc biệt là người đầu tư) sẽ không có khả năng thanh toán, khoản vay của ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu (2): Gía trị chứng khoán làm tài sản thế chấp giảm mạnh sẽ tạo ảnh hưởng kép đối với chất lượng hoạt động của ngân hàng. Dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng và tỷ lệ thâm hụy vốn tự có tăng.  ngân hàng và các công ty chứng khoán càng bán tháo cổ phiếu cầm cố (giải chấp), thì thị trường chứng khoán càng đi xuống, phá hết đáy này đến đáy khác, và đã có nhận định rất bi quan là “chứng khoán Việt Nam không có đáy nữa!”. - Trên thị trường chứng khoán còn có yếu tố tâm lý có tác động rất mạnh đến trạng thái của thị trường, khi nhà đầu tư mua hôm nay mai lỗ hàng chục, hàng trăm triệu đồng, không bán ra mà để đầu tư lâu dài cũng thấy giá cổ phiếu lao dốc không phanh, nên tính ra cũng mất hàng chục hàng trăm triệu. Hiệu ứng bầy đàn không cưỡng lại được, người người đua nhau bán tháo, tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán để cố giữ lấy phần giá trị còn lại bằng tiền (có lúc chỉ còn 50 - 40% so với giá mua ban đầu). Kết luận: - Muốn thị trường ổn định, trước mắt và trong một thời gian nữa đừng để tiếp diễn cảnh chứng khoán và ngân hàng “dẫm chân” lên nhau. Bởi vì, theo kinh nghiệm của các thị trường phát triển, chứng khoán là một kênh huy động vốn và chia sẻ rủi ro rất hiệu quả. Khác với hệ thống ngân hàng, nơi hàng triệu người dân gửi tiền và niềm tin của mình cho một hoặc một nhóm người, trao họ quyền quyết định tài sản của mình, thì trên sàn chứng khoán - mỗi nhà đầu tư là một chủ thể riêng. Còn nếu chúng dẫm chân lên nhau thì hậu quả sẽ khó lường, không những gây thiệt hại cho cả chứng khoán và ngân hàng, mà còn làm hỏng môi trường thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ bên ngoài.  - Muốn thị trường ổn định, trước mắt và trong một thời gian nữa đừng để tiếp diễn cảnh chứng khoán và ngân hàng “dẫm chân” lên nhau. Bởi vì, theo kinh nghiệm của các thị trường phát triển, chứng khoán là một kênh huy động vốn và chia sẻ rủi ro rất hiệu quả. Khác với hệ thống ngân hàng, nơi hàng triệu người dân gửi tiền và niềm tin của mình cho một hoặc một nhóm người, trao họ quyền quyết định tài sản của mình, thì trên sàn chứng khoán - mỗi nhà đầu tư là một chủ thể riêng. Còn nếu chúng dẫm chân lên nhau thì hậu quả sẽ khó lường, không những gây thiệt hại cho cả chứng khoán và ngân hàng, mà còn làm hỏng môi trường thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ bên ngoài.  - Với sự trưởng thành vượt bậc của hệ thống ngân hàng, thì nó có vai trò quan trọng đối với việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành có hiệu quả cao hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Là một cấu thành của thị trường tài chính, sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ kém bền vững nếu thiếu sự gắn kết của hệ thống ngân hàng. Từ kinh nghiệm của các nước đã cho thấy, “ nếu thị trường chứng khoán là một cạnh cắt của thị trường tài chính, thì ngân hàng vừa là nền móng, vừa là xi măng”.Như vậy, có thể thấy hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp và tác động củng phát triển. 6. Vai trò của các NHTM trong việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt năm 2010 Có nhiều nguyên nhân làm chậm tiến độ việc triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt hiện tại, nhiều người đưa ra các lý do như do thói quen của người dân, hoặc do khuôn khổ pháp lý, hay cơ sở hạ tầng của hệ thống thanh toán của Ngân hàng nhà nước. Nhưng vấn đề hiện tại cơ bản đang làm chậm tiến độ của việc triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt nằm ở định hướng phát triển và hợp tác giữa các NHTM. a, Tác dụng của thanh toán không dùng tiền mặt: ? - Ngân hàng tiết kiệm được chi phí hoạt động trong việc vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt - Khách hàng không cần phải để tồn quỹ, để trong nhà nhiều tiền mặt vừa mất an toàn, không tiện lợi và tốn kém khi thanh toán;  - Nền kinh tế tiết kiệm nhiều nguồn lực cho việc in ấn, phát hành tiền mặt, và thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở để phát triển, đẩy mạnh các dịch vụ giao dịch thanh toán trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, và an toàn với chi phí thấp. b, Thực trang thanh toán không dùng tiền mặt tại VN: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt hiện tại vẫn còn khá cao - chiếm khoảng 14% (tỷ lệ này ở các nước có nền kinh tế phát triển đều dưới 1 con số), đặc biệt trong khu vực chi tiêu cá nhân, số người sử dụng dịch vụ ngân hàng để thanh toán chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, lao động ở khu vực c
Luận văn liên quan