Đề tài Vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình nước ta hiện nay

Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói trong gia đình thì người phụ nữ luôn có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái tất cả đều cần đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ, nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng là “trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay khi mà đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thời kỳ đất nước chiến tranh có biết bao cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, và còn biết bao người vợ mất chồng, những bà mẹ mất con Nhắc lại quá khứ để chúng ta thấy rằng người phụ nữ có vai trò quan trọng trong đời sống như thế đó. Họ sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, chịu đựng nỗi đau mất chồng, mất con vì tự do của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phụ nữ Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao : “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” và “nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ ở cả hai miền Nam - Bắc đã hy sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”. Tiếp bước quá khứ, phụ nữ ngày nay đang từng bước thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực của đời sống. Nữ công nhân viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Họ có mặt ở mọi ngành, trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội. Các ngành lao động nữ chiếm số đông như giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ.là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

docx19 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8527 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói trong gia đình thì người phụ nữ luôn có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái tất cả đều cần đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ, nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng là “trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay khi mà đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thời kỳ đất nước chiến tranh có biết bao cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, và còn biết bao người vợ mất chồng, những bà mẹ mất con Nhắc lại quá khứ để chúng ta thấy rằng người phụ nữ có vai trò quan trọng trong đời sống như thế đó. Họ sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, chịu đựng nỗi đau mất chồng, mất con vì tự do của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phụ nữ Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao : “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” và “nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ ở cả hai miền Nam - Bắc đã hy sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”... Tiếp bước quá khứ, phụ nữ ngày nay đang từng bước thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực của đời sống. Nữ công nhân viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Họ có mặt ở mọi ngành, trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội. Các ngành lao động nữ chiếm số đông như giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ.là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình nước ta hiện nay” nhằm tìm hiểu vị trí, vài trò của người phụ nữ trong các công việc gia đình hay các hoạt động bên ngoài xã hội, để từ đó có những biện pháp, có những chính sách phù hợp cho người phụ nữ phát huy được phẩm chất, tài năng của mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội bình đẳng văn minh. Khi xây dựng đề tài này hy vọng sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu nhận thức về vai trò người phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. NỘI DUNG Sơ lược về phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và cổ đại Trong lịch sử Việt Nam hình ảnh người phụ nữ luôn gắn liền với hình ảnh người Mẹ, người tạo nên hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Thời trẻ phải giữ đạo hiếu với cha mẹ, khi lập gia đình thì bận bịu với gánh nặng chăm sóc chồng con, cha mẹ già, là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất trong cuộc sống của gia đình. Phụ nữ Việt Nam luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp xã hội. Đó là: Quốc Mẫu Âu Cơ, theo truyền thuyết, khoảng gần 5000 năm trước đã kết duyên cùng vua Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được 100 người con; Trưng Vương (40-43), tuy triều đại chỉ tồn tại 3 năm song đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ trong thời kỳ đầu giữ nước; Triệu Thị Trinh (225-248) cùng anh Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa năm 248 chống quân Đông Ngô cai trị tàn ác; Thái Hậu Dương Vân Nga (942-1000) là người đàn bà quyền lực của 2 triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bà được biết đến với vai trò là vợ của 2 vua; Nguyên phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Ỷ Lan) triều Lý, bà xuất thân từ gia đình nông dân nhưng sau trở thành Hoàng thái hậu.  Những người phụ nữ đánh đổi cuộc đời mình vì vận mệnh quốc gia như: Công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua Trần Nhân Tông, bà được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho nước Đại Việt; Công chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông) là con gái út vua Trần Thánh Tông, bà bị gả cho Thoát Hoan nhằm trì hoãn sức giặc, nuôi chí lớn chờ thời cơ đánh giặc; Công chúa Ngọc Hân (1770-1799) là con vua Lê Hiển Tông, bà có tài văn học nên được Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ phong làm Bắc cung Hoàng Hậu; Công chúa Ngọc Vạn (thế kỷ 17) giữ những chức vụ quan trọng trong triều Chân Lạp, bà đã có công mở đường cho người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng giang sơn. Những nữ tướng tài giỏi như: Bùi Thị Xuân (1802) là tướng tài giỏi của nhà Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu...  Phụ nữ Việt xưa còn là những nhà văn, nhà thơ có danh phận. Được nhiều đời truyền tụng như Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1746) người tỉnh Bắc Ninh, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ rất giỏi thơ văn; Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1780-1820) có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; Bà Huyện Thanh Quan (Đầu thế kỷ 19) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà được mời làm Cung Trung giáo tập, dạy cung phi và công chúa trong cung; Thái Hậu Từ Dũ(1810-1902) người tỉnh Gia Định, hiệu Từ Dũ Bát Huệ Thái hoàng Thái hậu, là quí phi của vua Thiệu Trị, sinh ra vua Tự Đức nên trở thành Thái Hậu;... Ngoài ra, không ít bộ phận phụ nữ tuy chỉ là dân thường lam lũ với những số phận, tâm tư eo hẹp, nhưng cũng được trân trọng lưu dấu lại hình ảnh và ghi chép, kể cả vào những thời Nho giáo độc tôn nhất. Hình ảnh phụ nữ thông qua văn thơ, ca dao, tục ngữ truyền tụng trong dân gian: "Đàn ông xây nhà Đàn bà xây tổ ấm". Hay "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"  (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Sau khi lấy chồng, người con gái phải học tập lễ nghi, các tập tục bổn phận để chuẩn bị cho cuộc sống bên nhà chồng. Còn có quan niệm, việc hôn nhân của người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn cho mỗi người trong số họ, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, nếu lỡ lấy phải người chồng vũ phu hay nghèo khó thì cũng phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và biết quán xuyến mọi việc gia đình, đã sinh ra những ý chí và nghị lực can trường trong họ, những thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không tốt đẹp về cả thể xác lẫn tinh thần. Với quan niệm "tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng", những người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ) luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Khi người chồng chết, người phụ nữ cũng mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người con trai. Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Phụ nữ rất khó có cơ hội phát triển ngang tầm với sự phát triển của xã hội, họ chỉ là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình, tuy nhiên vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng. Truyền thống và những nét tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam ngay từ xưa cũng được con người ngợi ca và tôn sùng. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, thường gắn với phù chú, cầu tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành thoát tục. Phụ nữ Việt xưa kia cũng như ngày nay đi chùa lễ Phật để cầu an, cầu sự may mắn cho bản thân và gia đình. Trong các chùa chiền Phật giáo Việt Nam có nét đặc trưng độc đáo là các pho tượng Phật như tượng Bà Man Nương, tượng Bà Trắng, Bà Đỏ đến tượng Kim đồng -Ngọc Nữ... đều mang dáng dấp và vẻ đẹp người phụ nữ, bên trong đó quy tụ nhiều nét nghệ thuật thế tục. Bên cạnh hệ thống tín ngưỡng tôn giáo thiên về chế độ phụ hệ coi trọng nam giới người dân cũng đã tôn vinh những người phụ nữ Việt lên bậc thánh với hệ thống đền thờ Mẫu. Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (còn gọi là các Thánh Mẫu), các Thánh Mẫu có sự gắn bó với cuộc sống trần tục, gần gũi với dân gian. Tín ngưỡng này có từ lâu đời, hiện thân của nó là các hiện tượng tự nhiên mây, mưa, sấm, chớp. Khi trách nhiệm người đàn ông là công việc săn bắn, giữ đất, giữ làng thì công việc nông nghiệp do người phụ nữ hoàn toàn đảm nhiệm. Từ hình ảnh người phụ nữ cụ thể được dân gian nhân hoá thành một bà Mẫu cao cả tâm linh và quyền năng. Qua đó, Mẫu còn được hiểu như là đất, nước, cây lúa, là mọi thứ làm ra sự sống cho con người. Thờ các Thánh Mẫu được xem như một chỗ dựa tinh thần của người phụ nữ, thường mang đậm màu sắc tín ngưỡng của các vùng thuần nông nghiệp. Các đền đài, miếu, phủ thờ tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và trung du như Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đền Suối Mỡ (Bắc Giang), Chùa Bà Đức Sanh (Bình Thuận) Như vậy có thể thấy hình ảnh người phụ nữ Việt xưa kia luôn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội và gia đình nhưng thường bị xem nhẹ, âm thầm đứng sau nam giới và chịu nhiều bất công. Trong suốt một giai đoạn dài lịch sử, những cái tên được nhắc đến chỉ là một con số nhỏ bé và khiêm tốn. Thông thường người ta thường ngợi ca vai trò người phụ nữ Việt bằng những từ ngữ mỹ lệ nhưng khuôn sáo chung chung như thời xưa là “tam tòng, tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”, hay thời hiện đại là “đảm việc nước, giỏi việc nhà” những lời ngợi khen cho những con người âm thầm luôn đứng phía sau. Có lẽ thiết thực hơn những lời nói suông ấy là đưa tới cho công chúng những hình ảnh, tư liệu chân thực về những người phụ nữ Việt hiếm hoi được ghi vào lịch sử bởi những cống hiến của họ cho sự phát triển của đất nước và xã hội là việc hữu ích hơn cả. II. Khái quát vị trí và tầm quan trọng của người phụ nữ Người phụ nữ trên thế giới nói chung Nói đến người phụ nữ là nói đến một nửa của nhân loại nếu như người là tinh hoa của đất trời thì phụ nữ sẽ là hương hoa của cuộc đời. Tạo hóa dựng nên con người có cả đàn ông và phụ nữ, tuy nhiên có những đặc trưng về cá tính, khả năng, đặc điểm khác nhau để mang trong mình những trọng trách khác nhau. Tạo hóa đã ban cho phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ những thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý là làm mẹ. làm vợ. Không ngẫu nhiên mà tạo hóa lại trang bị cho phụ nữ một tâm hồn mềm mại, tấm lòng yêu thương và tâm tính dịu dàng. Phụ nữ có quyền tự hào, có quyền hãnh diện khi được tạo hóa ban cho một đặc ân vô cùng quan trọng và cao quý ấy. Với những đặc tính và thiên chức đó, vai trò của phụ nữ từ thửa xa xưa đã được khẳng định. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan điểm giai cấp nhìn về phụ nữ khác nhau. Lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ lao động trong xã hội. Bằng lao động của mình, phụ nữ góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thẻ hiện vai trò không thể thiếu của mình trong lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là: Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ ó vai trò sáng tạo nên văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ òn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Đến hiện nay, khi mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được nhà nước quan tâm, được xã hội lên tiếng đấu tranh bình đẳng giới thì vai trò của người phụ nữ không chỉ dừng lại mà được khẳng định ở trong gia đình, mà ngoài xã hội được bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,xã hộiPhụ nữ có quyền thể hiện mình, quyền bày tỏ cảm xúc, những tâm tư tình cảm của mình đối với gia đình và xã hội. Người phụ nữ Việt Nam nói riêng Với truyền thống phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước. đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dâncó thể nói vai trò của phụ nữ Việt Nam ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam Vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình Thực tế một xã hội văn minh hiện đại và phát triển bền vững phải được xây dựng trên nếp sống kỉ cương với những chuẩn mực giá trị truyền thống lành mạnh. Gia đình là tế bào xã hội.người phụ nữ vẫn chưa đánh giá là thành đạt nếu họ không có tình yêu và một cuộc sống gia dình hạnh phúc. Với phụ nữ hạnh phúc gia đình gần như tất cả. Có hạnh phúc gia đình người phụ nữ sẽ thăng hoa về cả trí tuệ lẫn nhan sắc. Để làm được điều này, khối óc mẫu tuệ và sự nhạy cảm của con tim phải là nơi thức tỉnh mọi cảm giác; nơi để người chồng chia sẻ; nơi chăm sóc; góp phần giáo dục; khích lệ chồng con làm những việc tốt đệp cho đời. Người giữ vai trò rất quan trọng trong việc trèo lái con thuyền đi đến bến bờ hạnh phúc. Đối với con, là người đầu tiên tạo dựng cho con một nền móng nhân cách sống. Phụ nữ vai trò làm mẹ sẵn sang xông pha vào cuộc đời không ngại gian lao, khổ cục, nghiệt ngã để trang bị cho con một tương lai rực rỡ; phải làm một vầng trăng soi sáng những đêm thâu, tình yêu của mẹ như núi cao vời vợi, lòng bao dung của mẹ như đại dương sâu thẳm, đôi mắt mẹ làm vì sao dẫn lối cho con trẻ vào đời. Mẹ là nguồn mạnh quê hương Tính mẹ thương con phải là “thời xuân xanh của một đời, thương con chẳng nhớ đánh rơi khi nào”. Với vai trò ấy ta dễ dàng nhận ra tầm vóc cao đẹp về tính cảm, đức hạnh, sức khỏe và trí tuệ của phụ nữ. Tất cả những điều ấy đến với phụ nữ như một cái duyên và nhờ cái duyên ấy phụ nữ trở thành người khéo léo, biết lo toan, tươm tất mọi bề; từ cái ăn cái mặc, đến học hành Có thể nói rắng, dù ở bất cứ thời đại nào, phụ nữ muôn đời vẫn là phụ nữ với đầy đủ thiên chức làm mẹ, làm vợ, sinh thành và nuôi dưỡng con cái, tạo môi trường, điều kiên thuận lợi nhất để người chồng có được vị trí xuất sắc trong xã hội. Vai trò của phụ nữ ngoài xã hội Trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ. Cũng chính vì thế mà vai trò của phụ nữ cũng thay đổi theo. Với quan niệm cho rằng người đàn bà phải ở nhà trông con, lo việc nội trợ hình như không phù hợp ở thế kỉ XXI này. Trong thời đại mới, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức của mình, phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện về tri thức, kĩ năng sống và khả năng biết tính toán, thông minh, linh hoạt, có sức khỏe tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ cho công tác. Phải nói rằng,khi xã hội có bình đẳng giới, một tầng lớp hình thành. Đó là những phụ nữ nhận thức rõ vai trò của mình đối với cộng đồng. Họ không ngừng nghiên cứu, trau đổi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Tôi cho rằng người phụ nữ thành đạt có điều kiện chia sẻ gánh nặng trụ cột kinh tế gia đình với chồng, là nhà giáo dục có kiến thức của các con. Người phụ nữ hiện đại có tác phong, thái độ ứng xử, thái độ giao tiếp cũng như phương pháp giải quyết mọi vấn đề đầy cá tính. Họ giàu nghị lực, bản lĩnh sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Họ năng động tự chủ, không phụ thuộc vào ý muốn hay ỉ lại người khác. Họ biết tranh thủ sự ủng hộ động viên của gia đình và đồng nghiệp để biết những ước mơ, những đam mê trở thành hiện thực. Và như thế phụ nữ đang trở thành một nguồn nhân lực chẳng thua kém gì nam giới (gần đây, độ tuổi về hưu của các lao động nữ được nâng từ 55 tuổi lên 60 tuổi). Chính phủ đang phát động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cho 10 năm tới, chiến lược tập trung phản ánh các quyền của phụ nữ trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng như vai trò chính trị và lãnh đạo của phụ nữ. Đó là điều kiện, là cơ hội để phụ nữ dễ dàng cống hiến, thăng tiến phát huy vai trò trong xã hội. Mặc nhiên, không một ai không cảm thản về vẻ đẹp vô ngần của tình cảm,sự thuần khiết và cao quý về đức hạnh, và khả ái của tâm hồn người phụ nữ. Vì vậy tôi cho rằng, ai ai cũng khao khát vươn đến điểm sáng của Đức, Tâm, Trí để trở thành người phụ nữ “Năng động, sang tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kì CNH, HĐH đất nước. Vai trò của phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển Khi đất nước bước vào kỉ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường CNH, HĐH đất nước hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã nói. Hiện nay, phụ nữ góp phần rất lớn vào quá trình phất triển của đất nước, thể hiện ở nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội. Chỉ cần điểm qua vài con số như: 90% phụ nữ biết đọc, biết viết, có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là người có thu nhập, số nghèo hộ do phụ nữ làm chủ giảm từ 37% (1998) xuống còn 8% (2004), quyền của phụ nữ về kinh tế đã đuợc nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản Để phụ nữ đảm đương được vai trò của mình, đồng thời được phát huy được hết khả năng của bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi người phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính cực, chủ động của người phụ nữ khơi dậy,phụ nữ mới có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội, duy trì được mối quan hệ bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc. III. Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xây dựng gia đình thời kì hiện nay Vai trò của người phụ nữ trong việc sinh sản, nuôi dạy con cái và hình thành nhân cách các thành viên trong gia đình Người phụ nữ với chức năng tái sản xuất ra thế hệ sau Không nói thì chúng ta dều biết người phụ nữ có vai trò rất đặc biệt trong gia đình bởi nói đến gia đình không thể tách rời nhân vật trung tâm của gia đình là phụ nữ, trong mọi thời đại thì phụ nữ có vai trò đặc biệt trong văn hóa gia đình. Họ không chỉ là người vợ, người mẹ có chức năng “sản xuất” ra thế hệ sau của gia đình, mà làm cân bằng tình cảm trong các mối quan hệ huyết tộc, tình yêu và tình dục. Họ là nhân tố trội của một cơ cấu tương đối bền vững của một “tổ ấm” xã hội. Thiếu người phụ nữ không thể thành gia đình và vai trò của họ là nhân tố ổn định của một cơ cấu nhỏ của xã hội bởi tình yêu thương của phụ nữ là nội dung của sự ổn định trong ổn định. Người phụ nữ ta từ ngàn đời nay vẫn giữ vai trò phát triển văn hóa theo cách của mình. Tất cả cách thức ấy đều làm cho cái đúng, cái tốt, cái đẹp nảy sinh từ trẻ nhỏ, từ một cơ cấu xã hội nhỏ là gia đình để rồi nó trưởng thành, nó kết nối với cái đúng, cái tốt, cái đẹp khác trong toàn xã hội. Quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình là vấn đề thiết thực nhất, có ảnh hưởng trực tiếp nhất, dễ thấy nhất đến môi trường sống mà chức năng đầu tiên mang tính truyền thống của gia đình là tái sản xuất ra con người. Không có gia đình để tái sản xuất ra bản thân con người thì xã hội không tồn tại được mà để có một thế hệ mới ra đời khỏe mạnh, thông minh người ta cần đến phụ nữ, người mẹ có văn hóa, đó là tiềm năng văn hóa được “trao quyền” từ khi họ còn là những thành viên nhỏ trong gia đình. Về số con thì sẽ không đầy đủ, nếu chúng ta chưa xét tới vai trò của người vợ, người chồng trong việc quyết định số con trong gia đình. Vì trong quá khứ và phần nào cho đến tận ngày nay, mục đích của hôn nhân và sinh con, để có người nối dõi, có người thờ cúng, có người nương tựa lúc tuổi già. Do vậy, mọi gia đình đều muốn đông con, nhiều cháu nên vai trò của người phụ nữ trong sinh sản và nuôi dạy thế hệ mới là rất quan trọng không chỉ trong mối gia đình mà ngày nay nó đã trở thành vấn đề văn hóa trong xã hội. Ngày nay vấn đề sinh sản giống nòi trở thành vấn đề văn hóa, các nhà nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ nhận xét rằng “có sự khác biệt về con số trung bình ở khu vực thành phố và nông thôn, giữa độ tuổi và trình độ văn hóa của các cặp vợ chồng”. Như vậy cũng thấy rằng vai trò của người phụ nữ tron
Luận văn liên quan