Đề tài Vai trò của nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước hiện đại hầu như đều có một thiết chế đặc biệt với những tên gọi khác nhau như: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Những cơ cấu này có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước của từng nước, cùng được gọi chung là nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về đối nội, đối ngoại. Nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy Nhà nước tư sản. Khi cách mạng tư sản diễn ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới. Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia. Như vậy, về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản. Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản. Đến nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tập quyền, thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết, nếu không muốn nói là không dung hợp. Tại một số nước xã hội chủ nghĩa khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phát sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ. Sự hiện diện các biểu hiện “nguyên thủ quốc gia” trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa phần nhiều là do thông lệ quốc tế - để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nước có tính chất long trọng, hình thức và chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Vị trí thứ hai này của nguyên thủ quốc gia xã hội chủ nghĩa khá khác nhau, tùy thuộc vào từng nước.

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT cöö&ööd ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG NHÀ NƯỚC TƯ SẢN V À NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA gñh GVHD Th.S TRẦN ĐỨC TUẤN SVTH MAI THỊ KIỀU NHI MSSV 0954062121 LỚP LK09A2 Tp.HCM ngày 14 tháng 11 năm 2010 C ác môn khoa học pháp lý nói chung đều nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực của Nhà nước và pháp luật nhưng mỗi môn khoa học lại có đối tượng nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện và hoàn chỉnh. Luật Hiến pháp Việt Nam là một bộ môn khoa học quan trọng thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý – lý luận lịch sử có vị trí quan trọng trong hệ thống khoa học pháp lý nói chung. Vì rằng đối tượng nghiên cứu của nó không phải là một khía cạnh, một góc độ nào đó mà là tổng thể về nhà nước và pháp luật. Trong tất cả các nội dung quan trọng của Luật Hiến pháp nói chung thì chế định về nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi, vị trí, chức năng và vai trò khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước, hay nói cách khác là phụ thuộc vào hình thức chính thể của những nhà nước đó. Bài tiểu luận này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn nữa vai trò và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia ở mỗi nước. Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc tìm kiếm tư liệu và trình bày bài, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để những bài tiểu luận sau được hoàn chỉnh hơn. Hy vọng bài tiểu luận này sẽ là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích cho những bạn nghiên cứu về thể chế chính trị và nguyên thủ quốc gia. Xin chân thành cảm ơn./. Tháng 11 năm 2010 MỤC LỤC Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Mở đầu 4 I. Khái quát về nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa 5 I.1 Nhà nước tư sản 5 I.1.1 Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản 5 I.1.2 Hình thức chính thể nhà nước tư sản 6 I.2.Nhà nước xã hội chủ nghĩa 8 I.2.1 Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa 8 I.1.2 Hình thức chính thể nhà nước xã hội chủ nghĩa 9 II. Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia 9 II.1 Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản 9 II.1.1 Thẩm quyền của nguyên thủ trong lĩnh vực lập pháp 10 II.1.2 Thẩm quyền của nguyên thủ trong lĩnh vực hành pháp 11 II.1.3 Thẩm quyền của nguyên thủ trong lĩnh vực tư pháp và các lĩnh vực khác 12 II.2 Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia trong nhà nước xã hội chủ nghĩa 13 II.2.1 Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại 13 II.2.2 Nhóm các nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp 15 III. Vai trò của nguyên thủ quốc gia 18 III.1 Vai trò của nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản 18 III.1.1 Vai trò tích cực mà nguyên thủ thực hiện được 18 III.1.2 Những tiêu cực trong vai trò của nguyên thủ quốc gia 20 III.2 Vai trò của chủ tịch nước trong nhà nước xã hội chủ nghĩa 23 Tài liệu tham khảo 25 MỞ ĐẦU Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước hiện đại hầu như đều có một thiết chế đặc biệt với những tên gọi khác nhau như: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Những cơ cấu này có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước của từng nước, cùng được gọi chung là nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về đối nội, đối ngoại. Nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy Nhà nước tư sản. Khi cách mạng tư sản diễn ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới. Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia. Như vậy, về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản. Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản. Đến nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tập quyền, thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết, nếu không muốn nói là không dung hợp. Tại một số nước xã hội chủ nghĩa khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phát sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ. Sự hiện diện các biểu hiện “nguyên thủ quốc gia” trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa phần nhiều là do thông lệ quốc tế - để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nước có tính chất long trọng, hình thức và chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Vị trí thứ hai này của nguyên thủ quốc gia xã hội chủ nghĩa khá khác nhau, tùy thuộc vào từng nước. KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG NHÀ NƯỚC TƯ SẢN – NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. I.1 NHÀ NƯỚC TƯ SẢN I.1.1 Tổ chức bộ máy nhà nước Tư Sản Bộ máy Nhà nước Tư sản được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Học thuyết này do S.Montesquieu (1689 – 1715) nhà Tư tưởng vĩ đại người Pháp đã phát triển các quan điểm của J.Locke và nâng nó lên thành một học thuyết. Tư tưởng tự do chính trị của S. Montesquieu gắn chặt với quyền tự do công dân. Theo ông, tự do chỉ có thể có được khi pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Để đạt được điều này phải áp dụng chế độ phân quyền. Nếu toàn bộ quyền lực nằm trong tay một cá nhân, hoặc một cơ quan nhất định thì sẽ nảy sinh sự độc đoán chuyên quyền và có sự lạm dụng quyền lực. Theo S.Montesquieu: “quyền lực nhà nước chia thành 3 bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp”. Ba quyền này đối trọng nhau, không có một cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó. Học thuyết “tam quyền phân lập” đã trở thành nền tảng cho nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này ở mỗi nước tư sản cũng khác nhau. Ở Pháp không được áp dụng triệt để, còn ở Mỹ thì người ta lại tuân thủ học thuyết này một cách chặt chẽ. Hiến pháp Mỹ năm 1787 là hiện thân của học thuyết “tam quyền phân lập”. Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ; Quyền tư pháp thuộc về Toà án. Xét về bản chất, nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy nhà nước tư sản. Với thắng lợi của cách mạng tư sản, xác lập chế độ đại nghị thì về nguyên tắc, nghị viện là cơ quan nắm quyền lực nhà nước cũng đồng thời là người “thay mặt nhà nước”, “đứng đầu nhà nước”, tức “nguyên thủ quốc gia”, thế chân cho nhà chuyên chế trước đây trong nhà nước phong kiến. Tuy nhiên, giai cấp tư sản do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc muốn sử dụng vị thế của vua phục vụ cho mục đích chính trị của mình, đã không hoàn toàn xoá bỏ ngai vàng phong kiến mà vẫn để vua tồn tại để “trị vì nhưng không cai trị”. Những nước tư bản được coi là tiến bộ có hình thức nhà nước cộng hoà thì lại tạo lập ra một cơ cấu mới là tổng thống, có vị trí tương tự như vua – vua hiến định. Vua, tổng thống được coi là nguyên thủ quốc gia song không còn chuyên chế (nguyên thủ) theo đúng nghĩa của từ này. Lúc này chức năng của nguyên thủ quốc gia do ba cơ quan: Nghị viện, chính phủ và nguyên thủ quốc gia cùng thực hiện. Nguyên thủ quốc gia (vua, tổng thống) nói chung có vai trò thực tế không lớn trong cơ chế nhà nước tư sản. Một số quốc gia thiết lập chế độ đại nghị “bảo thủ” (ở các nước gọi là cộng hoà tổng thống) thì tổng thống được quy định có nhiều quyền hành hơn – vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu quyền hành pháp – Song vẫn tuân thủ theo nguyên tắc trên, tức là cùng với nghị viện thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia. Vị trí của các nguyên thủ quốc gia kiểu này giống như vua trong chế độ quân chủ nhị nguyên tồn tại ở giai đoạn đầu của chế độ nhà nước tư sản. Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thoả hiệp giai cấp ở các nước tư bản. I.1.2 Hình thức chính thể nhà nước tư sản Nhà nước tư sản là một thể chế hết sức phức tạp không những vì tính đa dạng về hình thức mà còn vì cấu tạo bên trong của nó. Nhà nước tư sản đa dạng về hình thức bởi trình độ phát triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẫn giữa chúng khác nhau ở mỗi nước. Hình thức chính thể của nhà nước tư sản là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan quyền lực tối cao và xác lập mối quan hệ giữa chúng. Hình thức chính thể của nhà nước tư sản bao gồm Chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hoà. Đối với chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ (quốc vương, vua…) được truyền lại cho người kế vị. Hình thức quân chủ lập hiến hiện còn tồn tại ở một số nước tư bản như Anh, Nhật, Hà Lan… Sự tồn tại của chính thể quân chủ lập hiến ở một số nhà nước tư sản có nguyên nhân lịch sử và chính trị của nó. Ở một số nước buổi đầu giai cấp tư sản không thể xoá bỏ ngay được chế độ phong kiến nên đành thoả hiệp và sau đó thì quay ra sử dụng một số thể chế phong kiến để phục vụ lợi ích của mình. Ở chính thể quân chủ lập hiến, chúng ta thấy có sự hạn chế nhất định đối với quyền lực của nguyên thủ. Nó cũng có những đặc trưng của một nền hiến pháp mặc dù chưa thật sự đầy đủ và hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Căn cứ vào tương quan giữa vai trò của vua và nghị viện, chúng ta thấy ở chính thể quân chủ lập hiến có hai biến dạng là: chính thể quân chủ nhị hợp và chính thể quân chủ đại nghị. Ở chính thể quân chủ nhị hợp, quyền lực của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp, song lại rất rộng trong lĩnh vực hành pháp. Hình thức chính thể này hầu như không còn thấy ở các nước tư bản phát triển. Nhật Bản (theo Hiến pháp 1889 tồn tại đến năm 1947), Đức (theo Hiến pháp 1871) được tổ chức theo chính thể này. Chính thể quân chủ đại nghị tồn tại khá phố biến hiện nay. Ở chính thể này, chúng ta thấy nguyên thủ quốc gia không có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp và trong lĩnh vực hành pháp cũng bị hạn chế đến mức tối đa. Nghị viện thông qua luật và nguyên thủ không được quyền phủ quyết. Chính thể này hiện đang tồn tại ở Nhật Bản (theo Hiến pháp 1947), Thuỵ Điển (theo Hiến pháp 1974), Anh và Bỉ… Chính thể cộng hoà là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản vì nó khắc phục được những tàn dư của nhà nước phong kiến. Lênin đã chỉ rõ: “Quyền lực vô hạn” của “sự giàu có” trong chế độ cộng hoà dân chủ sở dĩ đã trở thành chắn chắn hơn là vì nó không lệ thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái vỏ chính trị xấu xa của chủ nghĩa tư bản. Chế độ cộng hoà dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể có được của chủ nghĩa tư bản cho nên khi nắm được hình thức tốt nhất ấy thì giai cấp tư sản nâng nó để xây dựng quyền lực của mình”. Chính thể cộng hoà biến dạng là cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia rất quan trọng. Tổng thống được nhân dân bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ. Chính phủ không do nghị viện thành lập. Các thành viên Chính phủ do tổng thống cử và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Quốc hội không được bổ phiếu không tín nhiệm Chính phủ. Hình thức này tồn tại ở Mỹ và một số nước châu Mỹ Latinh. Cộng hoà tổng thống có một số đặc trưng chủ yếu là: tổng thống được bầu không phải bởi nghị viện; sự phân định ranh giới rõ ràng giữa quyền lực của nguyên thủ của nghị viện và của Chính phủ; tổng thống không được giải tán nghị viện trước thời hạn và nghị viện không được giải tán Chính phủ. Cộng hoà đại nghị được đặc trưng bởi việc nghị viện thành lập ra chính phủ; bởi vai trò không lớn của tổng thống do nghị viện bầu ra. Tổng thống chọn thành viên của nội các không phải tuỳ thích mà phải chọn từ số đại biểu của phe đa số trong nghị viện. Hình thức này được áp dụng ở Tây Đức, Áo, Phần Lan, Italia… Hiện nay, ngoài chính thể cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị thì còn một hình thức chính thể khác đó là hình thức hỗn hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại. Hình thức này đang được sử dụng ở Pháp. I.2 NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I.2.1 Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Sau đại chiến thế giới lần thứ II, năm 1945 hàng loạt nhà nước theo hình thức xã hội chủ nghĩa ra đời, trong đó có Việt Nam. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm: mang tính chất nhân dân sâu sắc, tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự uỷ nhiệm của nhân dân; luôn bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (có sự chuyên môn hoá cao nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ); các cơ quan quản lý kinh tế phát triển hoàn thiện để thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội và các cơ quan cưỡng chế chuyên nghiệp ngày càng tổ chức thu hẹp lại; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Các bộ phận cấu thành: Nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu, đứng đầu và thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại; Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội do nhân dân bầu, hội đồng nhân dân cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nhân dân địa phương bầu; Cơ quan xét xử: tổ chức theo đơn vị lãnh thổ; Cơ quan kiểm sát có thẩm quyền rộng; Cơ quan quốc phòng an ninh có tổ chức và đặc thù riêng. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên các nguyên tắc: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước; Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. I.2.2 Hình thức chính thể nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo hình thức chính thể cộng hoà: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra một cách dân chủ, chịu sự giám sát của nhân dân. Thành viên của Quốc hội có thể bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm; không có tình trạng Quốc hội bị giải tán trước thời hạn; Quốc hội thành lập Chính phủ, Chủ tịch nước… Nguyên thủ quốc gia là mắc xích, cơ chế phối hợp hoạt động các cơ quan tối cao trong nhà nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện chức năng hành pháp, chịu trách nhiệm trước Quốc hội; không có tình trạng tập thể Chính phủ bị giải tán. Đảng cộng sản là chính Đảng duy nhất nắm giữ quyền lực nhà nước. THẨM QUYỀN CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA. II.1 THẨM QUYỀN CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG NHÀ NƯỚC TƯ SẢN. Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia các nước phụ thuộc nhiều vào cơ chế chính trị và hình thể chính thể. Tại các nước Vaticăng, Mônacô, Síp và các nước cộng hoà hỗn hợp, nguyên thủ có quyền hành rộng lớn và can thiệp đáng kể vào lĩnh vực lập pháp. Ngược lại, tại các nước đại nghị cả cộng hoà và quân chủ, mặc dù Hiến pháp các nước này quy định nguyên thủ nắm quyền hành pháp và cùng với Nghị viện nắm quyền lập pháp nhưng trên thực tế, nguyên thủ chủ yếu đóng vai trò nghi lễ, quyền lực mang tính tượng trưng. Tuy nhiên trên thực tế, quyền lực nguyên thủ của mỗi nước khác nhau, phụ thuộc vào cơ chế chính trị, quy định cụ thể Hiến pháp mỗi quốc gia… Quyền lực của nguyên thủ với vai trò là người đứng đầu nhà nước, trải trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. II.1.1 Thẩm quyền của nguyên thủ trong lĩnh vực lập pháp: Tại hầu hết các quốc gia quyền này thuộc về nghị viện nhưng nguyên thủ cũng có một phần quyền trong lĩnh vực lập pháp đó là sáng kiến lập pháp và phủ quyết lập pháp. Quyền sáng kiến lập pháp của nguyên thủ chỉ có một số nước châu Âu áp dụng. Tuy nhiên, nguyên thủ vẫn có quyền tác động đến lập pháp thông qua việc gửi các thông điệp đến nghị viện, hay chủ trì công việc soạn thảo dự luật của Chính phủ trình nghị viện…Nguyên thủ nhiều nước còn có quyền công bố các đạo luật và có quyền phủ quyết lập pháp. Tại các nước đại nghị, nguyên thủ thực hiện quyền phủ quyết luật nhằm hạn chế khả năng lạm quyền của nghị viện, và có thể là của cả Chính phủ. Tại các nước có chế độ tổng thống thì tổng thống được trao quyền phủ quyết lập pháp nhằm bảo đảm thế cân bằng quyền lực giữa hành pháp và lập pháp. Có ba cách phủ quyết là phủ quyết tuyệt đối, phủ quyết tương đối và phủ quyết lựa chọn. Phủ quyết tuyệt đối là khi nguyên thủ phủ quyết, dự luật đó không thể trở thành luật (Anh, Bỉ…). Phủ quyết tương đối là dự luật đã bị nguyên thủ phủ quyết vẫn có thể trở thành luật nếu nghị viện thông qua lần thứ hai với một đa số tương tự hay cao hơn là 2/3 hay 3/4 thì dự luật đó trở thành luật. Phủ quyết lựa chọn là nguyên thủ có quyền nguyên thủ phủ quyết một số điều khoản trong dự luật hay phủ quyết một số điều khoản trong dự luật hay phủ quyết toàn văn dự luật. Nguyên thủ nhiều nước đại nghị còn có quyền bổ nhiệm một số thượng nghị sĩ, có quyền triệu tập các khóa họp của nghị viện, khai mạc kỳ họp nghị viện. II.1.2 Thẩm quyền của nguyên thủ trong lĩnh vực hành pháp Quyền hạn của nguyên thủ thể hiện trước hết bằng việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao của Chính phủ và điều hành hoạt động của nó. Tại các nước quân chủ chuyên chế, quân chủ nhị nguyên, cộng hoà tổng thống hay cộng hoà hỗn hợp, nguyên thủ tự mình lựa chọn và bổ nhiệm các thành viên Chính phủ hay phối hợp với Nghị viện thực hiện quyền này. Tại Mỹ, Síp, Mônacô nguyên thủ trực tiếp lãnh đạo Chính phủ. Nguyên thủ cũng có quyền cách chức các thành viên Chính phủ theo quy định của mỗi nước. Các nước cộng hoà hỗn hợp, tổng thống cũng có quyền lãnh đạo Chính phủ cho dù tổng thống không nằm trong cơ cấu của Chính phủ. Tại các nước đại nghị, nguyên thủ có quyền lựa chọn người giữ chức Thủ tướng đứng ra thành lập Chính phủ. Nguyên thủ thực hiện quyền này theo sự tư vấn của cơ quan giúp việc, thường gồm đại diện của các nhánh quyền lực hay theo sự tư vấn của thủ lĩnh các Đảng có ghế trong Nghị viện. Nguyên thủ không trực tiếp nắm quyền hành pháp và cũng không chỉ đạo trực tiếp Chính phủ. Quyền hành pháp của nguyên thủ đa số chỉ mang tính tượng trưng vì hầu hết các quyền quyết định mang tính hành pháp, nguyên thủ chỉ thực hiện dựa trên đề xuất của Chính phủ hay phải được Nghị viện phê chuẩn. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, đa số các nguyên thủ đều có quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang (được hiểu thông thường gồm quân đội, an ninh và cảnh sát hay chỉ riêng quân đội) hay tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ban bố tình trạng khẩn cấp hay thiết quân luật trong một địa phương hay cả nước, có quyền ban bố tổng động viên cục bộ trong các trường hợp được ấn định trong Hiến pháp. Theo quy định của Hiến pháp nhiều nước, nguyên thủ thực hiện quyền này phải được Nghị viện hay thượng viện phê chuẩn. Trong thời gian thiết quân luật hay tình trạng khẩn cấp, nguyên thủ có thể ban hành sắc lệnh có giá trị như một đạo luật để thực hiện quyền lực. Nguyên thủ một số nước có quyền công bố quyết định chiến tranh và hoà bình, tuy nhiên phải được Nghị viện tán thành trước đó. Có quyền phong hàm cao cấp trong lực lượng vũ trang. Quyết định phong hàm của nguyên thủ tại đa số các nước theo sự đề xuất của Chính phủ. Trong lĩnh vực đối ngoại, nguyên thủ các nước đều có quyền thay mặt cho nhà nước. Tại đa số các nước, quyền hạn của nguyên thủ trong lĩnh vực đối ngoại là rất lớn. Nguyên thủ có thể đàm phán ký kết các hiệp ước quốc tế song phương hay đa phương theo sự đề xuất của Chính phủ, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế đã được Chính phủ ký kết. Nguyên thủ còn có quyền bổ nhiệm đại sứ, đại diện ngoại giao (tại nhiều nước phải được thượng viện hay nghị viện phê chuẩn); triệu hồi các đại sứ; tiếp nhận uỷ nhiệm thư của các đại diện ngoại giao nước ngoài; quyết định phong hàm cấp ngoại giao. Vai trò của nguyên thủ chỉ nổi bật khi đất nước hay chế độ chính trị rơi vào khủng hoảng hay t
Luận văn liên quan