Đề tài Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của đảng ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định: “ hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”, là vấn đề chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của nông dân, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ mọi mặt, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Trong những năm qua, nhiều chương trình đã được thực hiện, như chương trình giống, chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông, chương trình 135 hay chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm. Tuy nhiên, những chương trình hay dự án này chỉ mới được giải quyết một số riêng rẽ (như cơ sơ hạ tầng, môi trường) hoặc nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo cho những vùng đặc biệt khó khăn, vùng nghèo. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn chậm trễ do bị rang buộc bởi các cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế trong việc phát triển nông thôn văn minh, hiện đại. Để xây dựng một nông thôn mới bền vững và phát triển, cần phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân của nông thôn, đặc biệt là quan tâm đến vai trò của ngượi dân. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa phát huy được vai trò của nông dân trong thực hiện các dự án phát triển nông thôn. Có rất nhiều lý do và lực cản như trình độ hiểu biết của người dân, năng lực quản lý, cơ chế, phương pháp triển khai thực hiện và điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, Hiện nay một số mô hình phát triển nông thôn mới đang thực hiện ở một số tỉnh trên cả nước một cách có chọn lọc các phương pháp, kế thừa bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm huy động sự tham gia của người dân. Vấn đề nâng cao vai trò của người dân thực hiện chủ yếu thông qua một số mô hình phát triển nông thôn mới vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chi tiết, chưa mô phỏng nó thành phương pháp để thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế. Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới ở việt nam”.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5515 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1 Lí do chọn đề tài: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của đảng ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định: “ hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”, là vấn đề chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của nông dân, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ mọi mặt, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Trong những năm qua, nhiều chương trình đã được thực hiện, như chương trình giống, chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông, chương trình 135 hay chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm. Tuy nhiên, những chương trình hay dự án này chỉ mới được giải quyết một số riêng rẽ (như cơ sơ hạ tầng, môi trường) hoặc nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo cho những vùng đặc biệt khó khăn, vùng nghèo. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn chậm trễ do bị rang buộc bởi các cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế trong việc phát triển nông thôn văn minh, hiện đại. Để xây dựng một nông thôn mới bền vững và phát triển, cần phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân của nông thôn, đặc biệt là quan tâm đến vai trò của ngượi dân.  Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa phát huy được vai trò của nông dân trong thực hiện các dự án phát triển nông thôn. Có rất nhiều lý do và lực cản như trình độ hiểu biết của người dân, năng lực quản lý, cơ chế, phương pháp triển khai thực hiện và điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém,…   Hiện nay một số mô hình phát triển nông thôn mới đang thực hiện ở một số tỉnh trên cả nước một cách có chọn lọc các phương pháp, kế thừa bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm huy động sự tham gia của người dân. Vấn đề nâng cao vai trò của người dân thực hiện chủ yếu thông qua một số mô hình phát triển nông thôn mới vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chi tiết, chưa mô phỏng nó thành phương pháp để thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế. Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới ở việt nam”. 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.  - Đánh giá vai trò của nông dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại việt nam. -Đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới ở việt nam. 2. Nội dung: 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm Để tìm hiểu các quan điểm về phát triển nông thôn, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm nông dân, nông thôn: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu qan xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.  Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hoá và môi trường, quá trình này, trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức khác. Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.   2.1.2. Nội dung và vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới Sự tham gia của nông dân vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình. Khi tham gia vào quá trình phát triển thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung trong nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu: - Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ công đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi. - Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính, … trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi. - Dân làm: chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân. ngoài ra dân còn góp của góp công. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ. Dân kiểm tra: dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đ ề ra, là biểu hiện cao nhất của tinh thần "Dân chủ". Từ chủ trương của nhà nước đưa ra xây dựng cơ sở hạ tầng; hoặc như việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực của các vấn đề đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính… đều phải được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn, trên tinh thần "Dĩ công vi thượng". Dân hưởng lợi: dân được hưởng những gì mà dân làm, dân đóng góp trong xây dựng nông thôn mới. 2.1.3. Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Đề án của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn -Cần phát huy sức mạnh cộng đồng: Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đây là một đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển nông thôn một cách toàn diện, nâng cao đời sống người dân về mọi mặt và được thực hiện chủ yếu theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng. -Rất cần thể chế, chính sách “thông minh”: Xây dựng nông thôn mới là một vấn phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Các xã cũng cần lựa chọn các tiêu chí để ưu tiên thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thành sớm các tiêu chí có điều kiện thuận lợi để thực hiện. -Khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân: Người dân nông thôn đóng vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn ổn định và phát triển bền vững. Ngoài phần đầu tư của Trung ương và địa phương, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp xã được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng là chính. Do vậy, việc khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân là hết sức cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện đề án. Theo đó, người dân tham gia đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, tham gia đầu tư các công trình công ích như giao thông, thuỷ lợi…, tham gia các hoạt động y tế, giáo dục, môi trường. -Điều quan trọng là các ngành, địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ mục tiêu chính của Chương trình xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Từ đó, từng người dân sẽ phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực trong thực hiện chương trình thông qua việc quyết định các vấn đề quan trọng như công tác quy hoạch, xây dựng danh mục công trình, kể cả việc góp vốn đầu tư. 2.1.4 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhóm I:  gồm tiêu chí 1 là quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Nhóm II: gồm từ tiêu chí thứ 2 đến tiêu chí thứ 9 là các Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội : Giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, điện, trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư; Đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượngngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, cần tạo cho người dân có điều kiệnđể chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”. Nh óm III: Gồm tiêu chí thứ 10 đến tiêu chí thứ 13 là Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất. phải có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học...; cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế. Nh óm IV: Gồm từ tiêu chi thứ 14 đến tiêu chí thứ 17 là nhóm tiêu chí Văn hóa – Xã hội- môi trường : Giáo dục, y tế; văn hóa; môi trường. Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nh óm V: gồm tiêu chí 18 và tiêu chí 19 l à chính trị, an ninh trật tự xã hội. Nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống “tắt lửa tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại…nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp. 2.1.5 Các nguyên tắc xây dựng NMT theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2010-2020: (1) Xây dựng NMT theo chuẩn mực là bộ tiêu chí quốc gia NTM do thủ tướng chính phủ quyết định. (2) Phạm vi thực hiện là địa bàn cấp xã. (3) Cộng đồng cư dân là chủ thể xây dựng NMT. (4) Mục tiêu chương trình quốc gia NMT là chương trình khung, tổng thể, bao trùm các mục tiêu về phát triển nông thôn quyết định 2010-2020, đã xá định các nội dung cần thiết để đạt 19 tiêu chí. 2.1.6 Các giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình nông thôn mới Trong đề án Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới, Chính phủ quyết định 6 giải pháp chủ yếu để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, nhằm đạt mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Chính phủ ban hành). một số điểm cần lưu ý khi thực hiện các giải pháp để xây dựng nông thôn mới. Một là, trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng nông thôn mới phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị thế chính trị, kinh tế). Đây là nhóm dân số đông nhất hiện nay ở nước ta, nhưng hiện tại đời sống kinh tế - văn hóa đang còn nhiều khó khăn và nhìn chung là nhận thức thấp. Theo đó, nông thôn là khu vực rộng lớn nhất, đa dạng cư dân, đa dạng văn hóa truyền thống (kể cả tập tục lạc hậu) hạ tầng lạc hậu…, môi trường sinh thái đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Vì vậy, cần có cách tổ chức vận động phù hợp. Hai là, quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước. Trong đó, kiên trì quy hoạch, bổ sung quy hoạch lại nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới và phải đi trước một bước. Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết, tôn trọng quá trình tích lũy nhiều đời quy hoạch làng quê VN. Hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm quy hoạch. Việc đầu tư cần thiết về cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ thực hiện khi phê duyệt xong quy hoạch. Ba là, kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học – kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn. Nông dân và con cái họ chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện tiếp nhận khoa học – kỹ thuật mới. Không đủ lực (kể cả tiền và trình độ học vấn) để ứng dụng khoa học – kỹ thuật. Phải đi từ thấp lên cao, đưa ứng dụng kỹ thuật mới phải thực tế. Khuyến nông là một giải pháp rất hữu hiệu ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế. Cùng với việc này là tập trung triển khai nhanh chương trình đào tạo cho cư dân nông thôn. Bốn là, đầu tư từ nhiều nguồn cho nông thôn để xây dựng hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng (hiện nay Chính phủ quyết định bảy hạng mục công trình “cứng”) Nhà nước đầu tư 100%, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhưng về lâu dài là chính sách thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp về với nông thôn. Thực tế hiện nay cho thấy, sản phẩm nông nghiệp đang góp phần nâng vị thế quốc gia trên trường quốc tế về mặt kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đứng trong tốp năm trên thị trường quốc tế. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp đứng chân ở nông thôn quá ít, chính sách giảm phần rủi ro cho người nông dân trong sản xuất nông, lâm, thủy sản quá thiếu, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này hiệu quả cũng thấp và thiếu ổn định, thường đẩy rủi ro về người sản xuất. Nếu sự phát triển sản xuất của cư dân nông thôn gắn kết với doanh nghiệp tại nông thôn, theo đơn đặt hang của doanh nghiệp đó là cách tốt nhất không chỉ là huy động nguồn lực, mà còn là cách “dẫn dắt nông dân ra thị trường” khắc phục được kiểu đưa thị trường về nông thôn – “thả nổi nông dân trong cơ chế thị trường”. Mặt khác, tạo cơ hội để nông dân nông thôn tham gia đầu tư không chỉ cho sản xuất của chính mình, mà cả phúc lợi công cộng do chính mình được hưởng. Hình thành “giá đỡ” để nông dân yên tâm sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. 2.2. Cơ sở thực tiễn . 15 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới. 15  Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á. Phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc: Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn". Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn. Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc. Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác... Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân. Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất châu Á. Nhật Bản và phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm": Từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, one Product-OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ
Luận văn liên quan