Đề tài Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam

1.Lý do lựa chọn đề tài: Việt nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều về khí hậu và điều kiện tự nhiên,rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả.Việt Nam hiện nay có diện tích cây ăn trái khoảng 450.000 ha với mức sản lượng hàng năm khoảng 5,1 triệu tấn trái cây.nhưng chỉ xuất khẩu được khoảng 15-20% số này, phần còn lại được tiêu thụ tại thị trường nội địa.Trong khi trái cây tươi phần lớn được xuất đi Trung Quốc thì các loại trái cây khô và đóng hộp lại được xuất khẩu đi châu Âu và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam, thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu trái cây không tăng và có xu hướng giảm dần.Thời kỳ hoàng kim - năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 330 triệuUSD, năm 2002 còn 220 triệu USD, đến 2003 là 182,5 triệu USD và doanh số xuất khẩu trong năm 2004 là 178,8 triệu USD, năm 2005 là 235,5 triệu USD,2006 tăng lên 259 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2007 là 249.472.417 USD, trong khi đó thị trường trong nước cũng đang có khuynh hướng giảm sút nhu cầu.Tại sao lại có sự sút giảm về năng lực xuất khẩu trong khi việt nam vừa gia nhập WTO mà WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm.Sự giảm sút này đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi những người nông dân ,các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các cơ quan chức năng phải đi tìm nguyên nhân cho vấn đề.và chúng ta dễ dàng nhận thấy một nguyên nhân rất quan trọng và cũng không kém phần cấp bách hiện nay làm giảm năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với trái cây của các nươc trong khu vực có cùng diều kiện nhiệt đới đó là do chất lượng trái cây việt nam thấp và vấn đề quản lý chất lượng trái cây thì yếu kém.Với mong muốn tìm được giải pháp để nâng cao chất lựợng cho trái cây cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nên em chọn viết đề án môn học là: ”Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây việt nam”. 2.Mục đích nghiên cứu: Đề tài sẽ nêu ra ý nghĩa,tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng như thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây,và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lựợng cho trái cây cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trong môi trường hội nhập với một thị trường rất rộng lớn,đầy cơ hội nhưng cũng rất nhiều khó khăn và thử thách nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài: Việt nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều về khí hậu và điều kiện tự nhiên,rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây ăn quả.Việt Nam hiện nay có diện tích cây ăn trái khoảng 450.000 ha với mức sản lượng hàng năm khoảng 5,1 triệu tấn trái cây.nhưng chỉ xuất khẩu được khoảng 15-20% số này, phần còn lại được tiêu thụ tại thị trường nội địa.Trong khi trái cây tươi phần lớn được xuất đi Trung Quốc thì các loại trái cây khô và đóng hộp lại được xuất khẩu đi châu Âu và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam, thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu trái cây không tăng và có xu hướng giảm dần.Thời kỳ hoàng kim - năm 2001 giá trị xuất khẩu  đạt  330 triệuUSD, năm 2002 còn 220 triệu USD, đến 2003 là 182,5 triệu USD và doanh số xuất khẩu trong năm 2004 là 178,8 triệu USD, năm 2005 là 235,5 triệu USD,2006 tăng lên 259 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2007 là 249.472.417 USD, trong khi đó thị trường trong nước cũng đang có khuynh hướng giảm sút nhu cầu.Tại sao lại có sự sút giảm về năng lực xuất khẩu trong khi việt nam vừa gia nhập WTO mà WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm.Sự giảm sút này đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi những người nông dân ,các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các cơ quan chức năng phải đi tìm nguyên nhân cho vấn đề.và chúng ta dễ dàng nhận thấy một nguyên nhân rất quan trọng và cũng không kém phần cấp bách hiện nay làm giảm năng lực cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với trái cây của các nươc trong khu vực có cùng diều kiện nhiệt đới đó là do chất lượng trái cây việt nam thấp và vấn đề quản lý chất lượng trái cây thì yếu kém.Với mong muốn tìm được giải pháp để nâng cao chất lựợng cho trái cây cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nên em chọn viết đề án môn học là: ”Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây việt nam”. 2.Mục đích nghiên cứu: Đề tài sẽ nêu ra ý nghĩa,tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng như thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây,và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lựợng cho trái cây cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trong môi trường hội nhập với một thị trường rất rộng lớn,đầy cơ hội nhưng cũng rất nhiều khó khăn và thử thách nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam. 3.Lời cảm ơn: Do kiến thức còn hạn chế cũng như kinh nghiệm chưa có nhiều nên đề tài của em còn có rất nhiều thiếu sót.Và em xin chân thành cảm ơn Tiến Sỹ Trần Viết Lâm đã có những ý kiến đóng góp và hướng dẫn cần thiết giúp em hoàn thành đề tài này. PHẦN II: NỘI DUNG. I.Lý luận chung về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp: 1.Khái niệm: khái niệm chất lượng: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. khái niệm quản lý chất lượng: Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng nhưng quản lý chất lượng không thẻ tách rời khỏi chức năng quản lý nói chung.Quản lý là những hoạt động liên quan đến tổ chức, kiểm soát và điều phối các nguồn lực để đạt mục tiêu. Do đó, quản lý chất lượng là hoạt động tổ chức, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực để đạt được những mục tiêu chất lượng. Quản lý chất lượng được hình thành dựa trên nhu cầu ngăn chặn, loại trừ những lỗi hay thiếu xót trong chế biến, sản xuất sản phẩm. Trước kia, nhà sản xuất thường thử và kiểm tra thông số chất lượng sản phẩm ở công đoạn cuối cùng. Kỹ thuật này đã làm tăng chi phí, đặc biệt khi mở rộng quy mô sản xuất, và vẫn không tránh được những lỗi, thiếu xót trong sản xuất. Do vậy, những cách thức mới đã được hình thành như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, quản lý chát lượng và quản lý chất lượng tổng hợp. Trong các doanh nghiệp hiện nay đã hình thành một hệ thống khái niệm về quản lý chất lượng trong doanh nghiệp hết sức đa dạng mà chúng ta có thể tìm hiểu để hiểu rõ hơn về hoat động quản lý chất lượng. Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vào năm 1987 (ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi bổ xung lần thứ ba với ký hiệu ISO 9000:2000. Đây là sự thay đổi về chất đối với bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niệm "đảm bảo chất lượng" bằng "quản lý chất lượng". Khái niệm "quản lý chất lượng" không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mà còn cho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu…và cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị. Nghĩa là có thể áp dụng cho tất cả những tổ chức nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình. Khái niệm sản phẩm ở đây theo đó cũng hết sức rộng: Kết quả của một quá trình hoạt động của con người. Đây cũng là hệ quả tất yếu quá trình quản lý chất lượng của thế giới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa nói chung và tự do hóa thương mại đang ngày càng sâu rộng. Các phương thức và công cụ quản lý chất lượng cơ bản  bao gồm: • Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc các sản phẩm không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, có chất lượng kém ra khỏi các sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt. Mục đích là chỉ có sản phẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng. • Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) với mục tiêu ngăn ngừa việc tạo ra, sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật. Để làm được điều này, phải kiểm soát các yếu tố như con người, phương pháp sản xuất, tạo ra sản phẩm (như dây truyền công nghệ), các đầu vào (như 3 nguyên, nhiên vật liệu…), công cụ sản xuất (như trang thiết bị công nghệ) và yếu tố môi trường (như địa điểm sản xuất). • Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control - TQC) với mục tiêu kiểm soát tất cả các quá trình tác động đến chất lượng kể cả các quá trình xảy ra trước và sau quá trình sản xuất sản phẩm, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng; và lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. • Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) với mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất có thể. Phương pháp này cung cấp một hệ thống toàn diện cho hoạt động quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của tất cả các cấp, của mọi người nhằm đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra. Sự liệt kê các phương pháp quản lý chất lượng nêu trên cũng phản ảnh sự phát triển của hoạt động quản lý chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ra trong hàng thế kỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý chất lượng trong tiến trình phát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của thế giới. Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001), nhiều các hệ thống khác cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam xem xét áp dụng, như ISO 14001 - hệ thống quản lý môi trường, HACCP - Hệ thống Phân tích các nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, GMP - Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dược và thực phẩm, OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội,và GAP -quy trình nông nghiệp an toàn là chìa khóa thành công cho xuất khẩu nông sản và cho cả thị trường trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại sau khi thực hiện các cam kết về nông sản với WTO 2.Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây: Vậy là Việt Nam đã được tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), làm quốc gia thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế lớn nhất hoàn vũ này. WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm, đây là một thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO, trị giá gần 103 tỷ USD/năm. Tuy nhiên hễ có chơi là có sân chơi, luật chơi và người chơi. Luật chơi của WTO do những tay chơi lớn và giàu đặt ra nên luật này bao giờ cũng có lợi cho họ.và những nước tham gia sau như Việt Nam thường gặp rất nhiều khó khăn.cho nên khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam phải biết rằng chúng ta đã bước vào một cuộc chiến đầy gian khổ và thử thách. Nhận thức của người tiêu dùng lại mỗi ngày một cao nên yêu cầu của thị trường về chất lượng trái cây cũng ngày càng khắt khe.Tại Singapore hiện nay thì các thủ tục về nhập hàng vào Singapore khá đơn giản và không tốn kém nhiều thời gian cho những nhà nhập khẩu.,nhưng muốn nhập khấu đựợc rau,hoa quả vào nước này thì nhà xuất khẩu phải có được chứng chỉ Certificates do cơ quan Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority - AVA)cung cấp. Ngay cả thị trường từ trước đến nay vẫn được các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là rất dễ tính như Trung Quốc cũng đã chuyển từ việc thích hàng rẻ dù chất lượng kém sang việc lựa chọn các sản phẩm hàng hiệu,mẫu mã đẹp,chất lượng cao và đặc biệt là an toàn,chứ chưa nói đến những thị trường khó tính và rất khắt khe về vấn đề chất lượng như EU và Mỹ,qua đó có thể thấy rằng yêu cầu về chất lượng là vấn đề vô cùng quan trọng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm,theo đánh giá của tổ chức FAO vào năm 2005 giá trị thị trường nhập khẩu hoa quả của thế giới là 102.900.226.000 USD,trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 186.778.000 chiếm 0,2% thị phần,quá thấp so với năng lực của nông nghiệp Việt Nam.Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách đúng đắn về vấn đề quản trị chất lượng cũng như việc có một phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả để tạo nên những sản phẩm có chất lựợng là vấn đề sống còn đối với xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện nay.VIETGAP là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện và đảm bảo. Nếu không xây dựng ngay một VietGAP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ không bền vững, kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, . Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại. Cao hơn nữa việc đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm chung chung chưa đủ mà phải phù hợp với yêu cầu chất lượng thương mại của sản phẩm ở thị trường mà Việt Nam muốn thâm nhập, và vì vậy mới có cơ hội vượt qua các hàng rào kỹ thuật của nước ngoài để có một thị trường,Việt Nam phải đối mặt khi đã hội nhập WTO.chính quản trị chất lượng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của trái cây ngay tại nguồn gốc sản phẩm. Quản lý chất lượng ở giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch luôn được quan tâm cụ thể để quản lý ở mọi khâu, như: thu hoạch, nhập kho và đóng gói, rửa trái, xử lý thuốc, bọc sáp, làm khô, phân loại, đóng gói, dán nhãn, phân bổ và tồn trữ. Đảm bảo được hệ thống chuỗi như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch,và đảm bảo trái cây luôn đủ tiêu chuẩn cho đến lúc xuất khẩu và vượt qua được các hàng rào kĩ thuật của các thị trường nước ngoài khó tính. Qua những phân tich trên chúng ta đã nhận thấy vấn đề quản trị chất lượng trái cây xuất khẩu là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tiến hành và thực hiện một cách nghiêm túc. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp xuất khẩu cũng như cả ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Nó đảm bảo cho Việt Nam có một chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, đảm bảo một vị thế xứng đáng với tiềm năng nông nghiệp của nước ta.Nâng cao giá trị thị phần của trái cây xuất khẩu của Việt Nam trong nghành. II. Thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây 1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam Thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam đang ngày càng suy giảm,các doanh nghiệp đang kinh doanh thực sự đang rất khó khăn.Tính đến tháng 10/2007 cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp tham gia v ào thị trường xuất khẩu. Trong số đó, có tới 5 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 nghìn USD, tăng so với 3 doanh nghiệp trong tháng 9/2007 và tăng so với 2 doanh nghiệp trong tháng 8/2007. Do phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cũng như tính thời vụ của các chủng loại rau quả nên thứ tự kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thay đổi mạnh trong từng tháng. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 10/2007 đạt 24.380.496 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm 2007 lên 249.472.417 USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 15,7% so với tháng 9/2007.Chúng ta có thể tham khảo giá trị xuất khẩu theo bảng số liệu: (nguồn: vinanet.vn) Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga… Tên nước  Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2007 (USD)  Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2007 (USD)   Achentina  24.735  203.302   CH Ailen   377.786   Ấn Độ  84.474  1.893.147   Anh  333.414  3.203.066   Ả rập Xê út  81.016  489.100   Ba Lan  166.725  682.071   Bỉ  58.592  1.934.826   Braxin  52.520  507.500   Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất  317.148  3.416.715   Campuchia  86.013  1.299.754   Canada  477.781  3.698.942   Đài Loan  3.626.360  23.603.644   CHLB Đức  314.690  4.487.799   Hà Lan  634.883  8.169.866   Hàn Quốc  531.072  9.116.455   Hồng Kông  848.559  6.673.175   Hungary  50.000  288.999   Hy Lạp  40.913  652.114   Indonesia  65.411  1.846.976   Italia  337.086  4.196.042   Lítva  69.967  321.313   Malaysia  335.788  4.208.363   Mỹ  1.603.890  15.451.185   Na Uy  81.123  605.175   CH Nam Phi   337.479   Niu zi lân   288.316   Liên Bang Nga  1.775.813  18.732.213   Nhật Bản  2.160.790  21.903.784   Ôxtrâylia  240.424  3.409.736   Pháp  438.082  3.667.008   Philippines  109.369  394.587   CH Séc  85.040  876.278   Singapore  820.391  8.219.097   Tây Ban Nha  65.535  1.294.723   Thái Lan  865.856  5.936.990   Thổ Nhĩ Kỳ  35.449  457.006   Thuỵ Điển  29.700  839.160   Thuỵ Sĩ  112.598  553.752   Trung Quốc  2.550.654  22.414.053   Ucraina  244.515  1.802.377   Tổng  24.380.496  249.472.417   Qua những số liệu trên chúng ta cũng đã biết sơ lược về tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay.và thấy được tình hình kinh doanh của họ qua các chỉ tiêu về kim ngạch.   2. Thực trạng quản trị chất lượng trong các doanh xuất khẩu trái cây tại Việt Nam: 2.1. Theo tiến sĩ  Roger H.Ford, một chuyên gia nghiên cứu về trái cây Việt Nam đã nhận xét: “Cái yếu nhất của ngành sản xuất Việt Nam nói chung là thiếu sự liên kết”. Người sản xuất không liên kết với người bán, và ngay cả những thành viên trong hiệp hội cũng không liên kết với nhau. Lợi thế cạnh tranh bắt đầu với một chiến lược rõ ràng được chia sẻ trong chính liên kết ngành. Tấm gương những quốc gia phát triển cho thấy tầm quan trọng của liên kết 2.2. Điểm khó khăn quan trọng của ngành sản xuất trái cây Việt Nam là công nghệ sau thu hoạch lạc hậu, thiếu tổ chức liên kết ngành, quy hoạch chung yếu kém, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng bộ, thiếu kiến thức thị trường, kỹ thuật trồng trọt thấp, thiếu vốn vay, năng suất lao động không cao… Như chúng ta đã biết, để nâng cao chất lượng xuất khẩu trái cây ra thị trường quốc tế chúng ta rất cân thiết chú trọng dến vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số doanh nghiệp lớn và các siêu thị có phương thức tồn trữ trái cây ở nhiệt độ lạnh. Còn lại, đa số các vựa thu mua trái cây cũng như nông dân đều thu hoạch và bán trái cây theo tập quán, không có qui trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Sản phẩm trái cây của nước ta, đặc biệt trái cây của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều lợi thế về chủng loại, sản lượng và chất lượng của trái cây miền nhiệt đới nhưng việc bảo quản để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… chưa ngang tầm với sản lượng thu hoạch hàng năm. Có nhiều nguyên nhân trong vấn đề này, trong đó việc bảo quản chưa được đầu tư về công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản một cách tương xứng với doanh nghiệp có thương hiệu trái cây xuất khẩu. Tại thị trường trong nước từ nhiều năm nay giá bán trái cây vào thời điểm thu hoạch rộ thường bấp bênh, do sản phẩm cùng chủng loại nhiều vào thời điểm thu hoạch, bình quân khoảng 2 tháng / vụ, làm cho việc điều tiết tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trái cây được tiêu thụ ở dạng tươi là chủ yếu ở tại địa phương và trong nước, nên thường gây ứ đọng, sản phẩm thường bị hư hỏng. Trong thực tế sản phẩm trái cây thường được thu hoạch thậm chí khi chưa đến thời điểm thu hoạch, đa số trái cây thường không qua khâu kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm…Trong đó chỉ một số lượng trái tươi đủ tiêu chuẩn phẩm cấp được phân loại bảo quả ở kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng loại trái. Đáng chú ý, hiện do nước ta có rất ít các kho bảo quản nên chí phí bảo quản trong các khâu thu hái, bao gói và vận chuyển lạnh để xuất khẩu rất cao. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm ở các trung tâm phát triển cây ăn quả trong cả nước. Thời gian gần đây vấn đề này được các nhà vườn rất quan tâm và đặc biệt các công trình nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch cũng đang cho những kết quả khả quan… Qui trình nghiên cứu bảo quản xoài được Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ nghiệm thu đầu năm 2007. Nông trường Sông Hậu – nơi nghiên cứu hiện có 150.000 cây xoài cát Hòa Lộc, trung bình, mỗi hộ có 80-100 cây. Với sản lượng hàng năm lên đến cả hàng nghìn tấn xoài sản phẩm… Để hướng tới qui trình thu hoạch và bảo quản xoài có qui mô của một phân xưởng phân loại, đóng gói, bảo quản trái cây tươi chính qui, Nông trường đã hợp tác với Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ cùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu thành công qui trình bảo quản xoài sau thu hoạch bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng tốt, giúp kéo dài thời gian tồn trữ, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Theo đánh giá của các nhà khoa học, những nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch có thể ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị vì nơi đây có phòng lạnh và các điều kiện cần thiết để bảo quản trái cây lâu dài. Ngoài ra, khi trái cây Việt Nam hướng đến thị trường xuất khẩu thì việc bảo quản trái sau thu hoạch để kéo dài thời gian tồn trữ trong quá trình vận chuyển là một yêu cầu bắt buộc. Do đó, những công trình nghiên cứu về bảo quản trái cây sau thu hoạch hiện nay là rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho trái cây trên thị trường trong và ngoài nước. Việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có đơn vị nào tổ chức kinh doanh sản xuất, x
Luận văn liên quan