Đề tài Vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân cách người giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Lý do về mặt lý luận :Trong hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường dùng kỷ cương để rèn luyện kỷ luật cho học sinh , thầy giáo dùng nhân cách của mình để tác động vào tâm hồn của học sinh. Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là lòng yêu mến học sinh, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo. Tất cả những yếu tố đó chỉ có ở nhân cách của người thầy giáo mà không có kỷ cương nào của nhà trường hay sách vở có thể thay thế được. Người giáo viên chân chính là người biết dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, dung tâm hồn để cảm hóa tâm hồn.

doc37 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 14351 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân cách người giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC trang LỜI NÓI ĐẦU 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 3 2.Mục đích nghiên cứu 4 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4.Giả thuyết khoa học 4 5.Nhiệm vụ tìm hiểu 4 6.Cấu trúc đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Cơ sơ lý luận về nhân cách của giáo viên tiểu học 3 1.1: Sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với giáo viên tiểu học 3 1.2: Đặc điểm lao động của người giáo viên tiểu học 5 1.3: Cấu trúc nhân cách của người giáo viên tiểu học 6 1.4: Phẩm chất người giáo viên tiểu học 7 1.5: Năng lực của người giáo viên tiểu học 9 1.6: Sự hình thành uy tín của người giáo viên tiểu học 16 Chương II: Cơ sở thực tiển về nhân cách giáo viên tiểu học giai đoạn hiện nay 17 2.1: Thực trạng về nhân cách giáo viên tiểu học 17 2.2: Nguyên nhân của thực trạng trên 25 PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TỒN TẠI 3.1: Những giải pháp khắc phục 28 3.2: Khảo nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp 32 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1: Kết luận 34 4.2: kiến nghị 37 LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục không chỉ là một ngành khoa học mà còn là một nghệ thuật . Vì thế , sự nghiệp giáo dục luôn đòi hỏi nhà giáo phải có trình độ chuyên môn cao , nhân cách tốt đẹp với tài năng sư phạm tinh tế , để có ngôn ngữ và cách ứng xử thích hợp trong những tình huống sư phạm . Một nguyên tắc cơ bản của nghề nhà giáo , đó là phải "dùng nhân cách để giáo dục nhân cách" . Nguyên tắc này vạch rõ rằng trong nhà trường , học sinh không chỉ học từ sách vở mà quan trọng hơn , các em còn được học từ nhân cách những người thầy cô của mình . Và để nói về nhân cách người nhà giáo, thì đó là một vấn đề rất rộng , rất phức tạp . Có rất nhiều cách để định nghĩa và hiểu về nó . Dưới đây là những cách hiểu, những suy nghĩ riêng của bản thân em về vấn đề nêu trên . Vì là ý kiến cá nhân , cũng là cách hiểu biết còn hạn chế nên còn nhiều thiếu xót . Mong thầy , cô đọc và bổ sung cho những thiếu xót để em hoàn thiện bài viết cũng như mở rộng thêm sự hiểu biết của mình . Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lý do về mặt lý luận :Trong hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường dùng kỷ cương để rèn luyện kỷ luật cho học sinh , thầy giáo dùng nhân cách của mình để tác động vào tâm hồn của học sinh. Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là lòng yêu mến học sinh, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo. Tất cả những yếu tố đó chỉ có ở nhân cách của người thầy giáo mà không có kỷ cương nào của nhà trường hay sách vở có thể thay thế được. Người giáo viên chân chính là người biết dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, dung tâm hồn để cảm hóa tâm hồn. Để làm được điều đó, trước hết phải đặt ra yêu cầu đó là mỗi nhà giáo phải tự tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách của mình, phải là tấm gương sang cho học sinh noi theo. Đối với người giáo viên tiểu học, thì lại càng cần thiết vì họ là những người thợ xây lên những viên gạch tri thức và nhân cách đầu tiên cho thế hệ tương lại của đất nước. Lý do về mặt thực tiễn: Tuy nhiên vấn đề đánh giá, nhìn nhận nhân cách, đạo đức người nhà giáo ở nhà trường phổ thông trên toàn quốc nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng, cũng như còn gặp nhiều bất cập, còn trốn tránh sự thật, sợ đụng chạm. Chính vì lí do đó nên vẫn còn nhiều tình trạng, hình ảnh người giáo viên không đẹp trong mắt học trò, gây ra những khó khăn, bất cập, trở ngại cho công tác trồng người. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhân cách người giáo viên tiểu học.Tạo ra cơ sở thực tiễn : Từ đó đưa ra những con đường nhằm nâng cao hiểu quả tự trau dồi nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cho các giáo viên tiểu học. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân cách người giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay Giả thuyết khoa học Nếu nhân cách người giáo viên tiểu học được tự trau dồi thường xuyên thì hiệu quả giáo dục tiểu học sẽ được nâng cao. Nhiệm vụ tìm hiểu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về nhân cách người giáo viên tiểu học. - Điều tra về thực trạng phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín người giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao được ý thức trách nhiệm, luôn luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm, giữ trong mình tình yêu với nghề, yêu trẻ, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giáo dục. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận , nội dung chính gồm 2 chương : Chương I: Cơ sơ lý luận về nhân cách của giáo viên tiểu học . Chương II: Cơ sở thực tiển về nhân cách giáo viên tiểu học giai đoạn hiện nay. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với người giáo viên tiểu học Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh do những yêu cầu khách quan của xã hội quy định Sản phẩm nhân cách học sinh là kết quả tổng thể của cả thầy lẫn trò nhằm biến những tinh hoa của nền văn minh xã hội thành tài sản riêng – sự phát triển tâm lí của trò. Đặc điểm đò của nghề dạy học quy đinh một cách khách quan những phẩm chất tâm lý cần phải có trong toàn bộ nhân cách của người thầy giáo . Sự phù hợp giữa yêu cầu khách quan của nghề dạy học với những phẩm chất tương ứng trong nhân cách người thầy sẽ tạo nên chất lượng cao của sản phẩm giáo dục. Thầy giáo, người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo Trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vẫn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cảu học sinh không chỉ phụ thuộc vào chương trình của sách giáo khoa, cũng không chỉ phụ thuộc vào nhân cách học sinh mà còn phụ thuộc vào người thầy, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và khả năng tay nghề của nhân vật chủ đạo trong nhà trường. Thầy giáo là cái “dấu nối” giữa nền văn hóa nhân loại và dân tộc với việc tái tạo nền văn hóa đó chính trong thế hệ trẻ. Nền văn hóa của nhân loại, của dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội nền văn hóa của thế hệ trẻ. Tuổi trẻ không làm được việc đó mà phải huấn luyện theo phương thức đặc biệt là nhà trường thông qua vai trò của người thầy. Tri thức khoa học là phương tiện hoạt động dạy của người thầy, đồng thời là mục đích hoạt động học của trò. Trò hoạt động theo sự tổ chức và điều khiển của thầy để tái tạo sản xuất nền văn hóa của nhân loại, của dân tộc, tạo ra sự phát triển tâm lí của chính mình, tạo ra những năng lực mới mang tính con người. Thầy đã biến quá trình giáo dục của mình thành quá trình tự giáo dục của trò. Vì thế giáo dục và tự giáo dục thống nhất với nhau trong việc làm nên sản phẩm giáo dục nhân cách. Sự mạng của người thầy rất vẻ vang,nhưng công việc không hề đơn giản, không mạng tính lặp lại, nó phải dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loài người đã đi qua khi phát hiện ra những tri thức khoa học, phải dựa trên cơ sở những thành tựu tâm lí học, đồng thời phải am hiểu đầy đủ đặc điểm và trình độ phát triển về mọi mặt của trẻ, nhất là trí tuệ và đạo đức. Công việc đó đòi hỏi một quá trình học tập lí luận nghiêm túc, trau dồi chuyên môn, rèn luyện tay nghề, nói chung là trau dồi nhân cách người thầy. Đặc điểm lao động của người giáo viên tiểu học Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người. Vì đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, đòi hỏi người thầy phải có sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị, Đối tượng của người thầy là con người đang trong thời kì chuẩn bị, đang ở tuổi bình minh của cuộc đời. Xã hội tương lai mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ tùy thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kì chuẩn bị này. Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình. Trong dạy học và giáo dục, thầy dùng nhân cách của chính mình để tác động vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách ứng xử và kỹ năng giao tiếp Nghề đào tạo con người lại là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm hay phế phẩm như một số nghề khác. Để trở thành một người thầy tốt, trước hết cần phải sống một cuộc sống chân chính, vẹn toàn nhưng đồng thời phải có ý thức và kỹ năng tự hoàn thiện mình. Tâm hồn của nhà giáo phải được bồi đắp để có khả năng truyền lại gấp bội cho thế hệ trẻ. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở trong con người, nhân cách sinh động của cá nhân cần thiết để sản xuất ra sản phẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội. Chức năng của giáo dục, mà thầy giáo là lực lượng chủ yếu, chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao. Ai có ở trong nghề nhà giáo, ai có làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, với lương tâm nghề nghiệp cao thượng thì mới cảm thấy lao động sư phạm là một loại lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường. Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn cũng như khoa học giáo dục và có những kĩ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động. Tính khoa học, tính sáng tạo cao đến mức khi thể hiện nó, người giáo viên như thể là một người thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ của quá trình sư phạm. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp Phải có thời kỳ chuyển động, nghĩa là thời kì để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả. Có quán tính của trí tuệ. Sự lao động của người thầy vượt ra khỏi không gian (lớp, trường), thời gian (8h làm việc mỗi ngày), đó là sự sáng tạo, là chất lượng và khối lượng công việc. Cấu trúc nhân cách của người giào viên tiểu học Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc – nét đặc trưng và giá trị tinh thần – giá trị làm người của mỗi người. Nhân cách của người thầy bao gồm: Các phẩm chất (đức): thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu nghề, mến trẻ, những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động của người thầy giáo. Các năng lực sư phạm (tài): năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, năng lực ngôn ngữ, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực cảm hóa học sinh, năng lực đối xử khéo léo sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động sư phạm Phẩm chất người giáo viên tiểu học Thế giới quan khoa học - Thế giới quan: Hệ thống quan điểm của con người trước những quy luật tự nhiên, về xã hội, nó vừa là sự hiểu biết, quan điểm, vừa là sự thể nghiệm, là tình cảm sâu sắc. - Thế giới quan duy vật biện chứng của người thầy giáo Việt Nam được hình thành do ảnh hưởng của trình độ học vấn, của quá trình nghiên cứu nội dung giảng dạy, nghiên cứu triết học và nói chung là toàn bộ thực tế đất nước (kinh tế, khoa học, văn hóa, nghệ thuật,). - Thế giới quan người thầy chi phối mọi mặt hoạt động cũng như thái độ đối với các hoạt động như việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và giáo dục, việc kết hợp giữa giáo dục và nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống, phương pháp đánh giá và xử lý mọi biểu hiện tâm lý của học sinh. 1.4.2. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ - Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là ngôi sao dẫn đường giúp cho người thầy luôn đi lên phía trước, thấy hết giá trị lao động của mình đối với thế hệ trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách học sinh. - Biểu hiện của lý tưởng đó là niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hy sinh vì công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm cao, lối sống giản dị và thân tình Những điều đó giúp người thầy thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thần, hoàn thánh nhiệm vụ. Hơn nữa nó sẽ để lại những ấn tượng đậm nét trong tâm trí học sinh, nó có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển tâm lí của trẻ. 1.4.3. Lòng yêu trẻ - “Đối với nhà giáo dục, điều chủ yếu là tình người, đó là một nhu cầu sâu sắc trong con người. Những mầm mống của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúc cho con người. Vì khi tạo ra niềm vui cho người khác, cho trẻ thơ thì ở chỗ họ sẽ có một tài sản vô giá: đó là tình người, mà tập trung là sự nhiệt tâm, thái độ ân cần và chu đáo, lòng vị tha” (Xukhomlinski) Lòng yêu trẻ được thể hiện: + Cảm thấy sung sướng và niềm vui khi được tiếp xúc với trẻ, khi đi sâu vào thế giới độc đáo của trẻ. Nếu tình cảm này được nảy nở sớm được bao nhiêu, càng được thỏa mãn sớm chừng nào qua hoạt động phù hợp thì ở người đó càng sớm chiếm được nhiều tình yêu và nguyện vọng hoạt động sư phạm bấy nhiêu. + Thái độ quan tâm đầy thiện ý, ân cần đối với trẻ, kể cả những em học kém và vô kỷ luật. + Luôn thể hiện tinh thần giúp trẻ bằng ý kiến hoặc bằng hành động thực tế của mình một cách chân thành và giản dị, không có sự phân biệt đối xử với mọi đối tượng học sinh. + Tuy nhiên lòng yêu trẻ của người thầy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu đề ra yêu cầu cao và nghiêm khắc đối với trẻ. 1.4.4. Lòng yêu nghề (yêu lao động sư phạm) - Có lòng yêu người, yêu trẻ mới có lòng yêu nghề. Người thầy phải luôn nghĩ đến việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Trong công tác họ luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung và phương pháp, không tự thỏa mãn với trình độ hiểu biết và tay nghề của mình. Họ thường có niềm vui khi giao tiếp với học sinh, sự giao tiếp này sẽ làm phong phú cuộc đời người thầy, càng làm cho người thầy có nhiều cảm xúc tốt đẹp và say mê hơn. - “Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất – đó là tính yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành người giáo viên tốt” (L.N Tonxtoi) 1.4.5. Một số phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy - Gồm: Tinh thần nghĩa vụ, tinh thần vì mọi người, nhân đạo, lòng tôn trọng, thái độ công bằng, chính trực, tính tình ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tính kiềm chế, tự chiến thắng những thói hư tật xấu, kỹ năng điều khiển tình cảm tâm trạng cho thích hợp với tình huống sư phạm - Những phẩm chất đạo đức là nhân tố tạo ra sự cân bằng theo quan điểmm sư phạm trong các mối quan hệ cụ thể giữa thầy và trò. - Những phẩm chất ý chí là sức mạnh để làm cho phẩm chất và năng lực của người thầy thành hiện thực và tác động sâu sắc đến học sinh. 1.5. Năng lực của người giáo viên tiểu học 1.5.1. Nhóm năng lực dạy học - Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục + Đó là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận về nhân cách của chúng, cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của học sinh. + Chuẩn bị bài giảng phải biết đến trình độ của học sinh, hình dung được từng em, cái gì chúng biết, biết đến đâu, cái gì có thể quên hoặc khó hiểu khi soạn bài, phải biết đặt mình vào vị trí người học. Đặc biệt suy nghĩ về đặc điểm của nội dung, xác định khối lượng, mức độ khó khăn và hình thức trình bày sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh. + Người thầy hiểu học sinh trong vấn đề giảng dạy của mình, căn cứ vào một loạt dấu hiệu do quan sát có thể xây dựng những biểu tượng chính xác về những lời giải của mình đã được các học sinh khác nhau lĩnh hội như thế nào. Người thầy có năng lực hiểu học sinh còn biểu hiện ở chỗ dự đoán được thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức. + Năng lực này là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu đầy đủ về tâm lí trẻ, tâm lí học sư phạm, óc tưởng tượng, khả năng phân tích, tổng hợp Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy + Là năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của nghề dạy học: Thầy có nhiệm vụ phát triển nhân cách học sinh nhờ phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm Công việc của thầy giáo vừa dạy học, vừa giáo dục, vừa dạy một môn học, vừa bồi dưỡng cho thế hệ trẻ một nhãn quan rộng, có hứng thú và thiên hướng thích hợp. Khoa học công nghệ phát triển nhanh, hơn nữa yêu cầu của xã hội đối với giáo dục ngày càng cao, hứng thú và nguyện vọng của giới trẻ ngày càng phát triển. Tri thức và tầm hiểu biết có tác dụng mạnh mẽ, tạo ra uy tín của người thầy. + Người thầy có tri thức và tầm hiểu biết rộng thể hiện: Nắm vững và hiểu biết rộng môn mình giảng dạy Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những xu hướng, những phát minh trong khoa học thuộc môn mình phụ trách. Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình + Điều kiện để có năng lực này là hai yếu tố cơ bản trong chính người thầy: nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết, là nguồn gốc của tính tích cực và động lực của việc tự học cũng những kỹ năng, phương pháp để làm thảo mãn nhu cầu đó. Năng lực chế biến tài liệu học tập + Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của người thầy giáo đối với tài liệu nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh, trình độ kinh nghiệm của các em và đảm bảo logic sư phạm. + Thầy phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu, xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ học sinh. + Phải chế biến, gia công tài liệu, làm cho nó vừa đảm bảo logic khoa học, vừa phù hợp logic sư phạm, thích hợp với trình độ nhận thức của trẻ. + Điều kiện để có năng lực trên là: Người thầy có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, suy nghĩ cách trình bày, dẫn dắt quá trình tiếp thu của trẻ, Phải có óc sáng tạo, truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu. Người thầy phải trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác, liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn này với bộ môn khác, vận dụng vào thực tiễn. + Tìm ra phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu cảm xúc tích cực. + Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo. Nắm vững kỹ thuật dạy học + Là nắm vững cách tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của trò qua bài giảng, thể hiện ở chỗ: Nắm vững kỹ thuật dạy học mới, tạo cho học sinh ở vị trí người phát minh trong quá trình dạy học. Truyền đạt tài liệu chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với học sinh. Gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập. Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập như động viên, khêu gợi sự chú ý, chuyển hóa trạng thái làm việc sang trạng thái nghỉ, giảm căng thẳng giây lát. + Đây là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc, cả lý luận cơ bản và lý luận nghiệp vụ và rèn luyện tay nghề công phu. - Năng lực ngôn ngữ + Là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt, điệu bộ. Nó cũng là công cụ để người thầy thực hiện chức năng vì ngôn ngữ thúc đẩy sự chú ý và suy nghĩ của học sinh vào bài giảng, truyền đạt thông tin, điều khiển và điều chỉnh hoạt động và nhận thức của học sinh. + Biểu hiện của năng lực ngôn ngữ: Về nội dung: Ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, diễn tả, trình bày cảm xúc, cô đọng, đó là kết quả của sự uyên thâm về hiểu biết, của sự suy nghĩ sâu sắc. Lời nói phải phản ánh sự kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin liên tục, logic. Nội dung và hình thức ngôn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau: thông báo tài liệu mới, bình luận câu trả lời câu hỏi của học sinh, biểu lộ sự đồng tình hoặc không đồng tình Nhận thức của người thầy là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của mình. Sức mạnh, sự lôi cuốn, lực hấp dẫn, tính điều chỉnh lời nói của thầy giáo tùy thuộc vào nhân cách, uy tín của chính họ. Về hình thức: Hình thức ngôn ngữ của người thầy có năng lực thường cô đọng, giản dị, sinh động, biểu cảm, cách phát âm mạch lạc, không có sai phạm về mặt tu từ, ngữ pháp, ngữ âm. Phải thúc đẩy tối đa sự chú ý và suy nghĩ của học sinh vào bài giản
Luận văn liên quan