Đề tài Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển

Quốc tịch là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước có chủ quyền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một cá nhân là công dân của một quốc gia nào đó, cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Xác định quốc tịch của một cá nhân là vấn đề vô cùng quan trọng, từ đó cá nhân mới được hưởng những quyền và lợi ích mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Về phía Nhà nước, việc xác định quốc tịch của công dân nhằm bảo hộ quyền và lợi ích của họ cũng có ý nghĩa như vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, chỉ hơn một tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 53 - SL quy định vấn đề quốc tịch Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định vấn đề quốc tịch. Ngày 20/05/1998, tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, Quốc hội khoá X đã ban hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của công dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và quốc tế. Hiện nay, nước ta có khoảng gần ba triệu người đang sinh sống và làm việc ở khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số này, đa phần đã và sẽ nhập quốc tịch nước ngoài đề ổn định cuộc sống, làm ăn lâu dài ở nước sở tại nhưng vẫn mong muốn được giữ quốc tịch Việt Nam, được gắn bó với quê hương Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt nam, không ít người muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam đề được hưởng những quyền và lợi ích về vật chất và tinh thần mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Vì vậy, những quy định về vấn đề quốc tịch Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm và tìm hiểu của rất nhiều người có nhu cầu, các nhà nghiên cứu.Đó cũng chính là lí do để chúng tôi lựa chọn“Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển” làm đề tài cho bài tập nhóm tháng đầu tiên của môn Luật Hiến pháp Việt Nam. Tiếp cận đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng những phương pháp đặc trưng của Khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá, lịch sử. Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thấy cô và các bạn để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A-Lời mở đầu Quốc tịch là mối quan hệ chính trị - pháp lý gắn kết một cá nhân với một nhà nước có chủ quyền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một cá nhân là công dân của một quốc gia nào đó, cũng là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Xác định quốc tịch của một cá nhân là vấn đề vô cùng quan trọng, từ đó cá nhân mới được hưởng những quyền và lợi ích mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Về phía Nhà nước, việc xác định quốc tịch của công dân nhằm bảo hộ quyền và lợi ích của họ cũng có ý nghĩa như vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, chỉ hơn một tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 53 - SL quy định vấn đề quốc tịch Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định vấn đề quốc tịch. Ngày 20/05/1998, tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, Quốc hội khoá X đã ban hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của công dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và quốc tế. Hiện nay, nước ta có khoảng gần ba triệu người đang sinh sống và làm việc ở khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số này, đa phần đã và sẽ nhập quốc tịch nước ngoài đề ổn định cuộc sống, làm ăn lâu dài ở nước sở tại nhưng vẫn mong muốn được giữ quốc tịch Việt Nam, được gắn bó với quê hương Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt nam, không ít người muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam đề được hưởng những quyền và lợi ích về vật chất và tinh thần mà Nhà nước dành cho công dân của mình. Vì vậy, những quy định về vấn đề quốc tịch Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm và tìm hiểu của rất nhiều người có nhu cầu, các nhà nghiên cứu...Đó cũng chính là lí do để chúng tôi lựa chọn“Vấn đề quốc tịch theo pháp luật hiện hành - Những điểm kế thừa và phát triển” làm đề tài cho bài tập nhóm tháng đầu tiên của môn Luật Hiến pháp Việt Nam. Tiếp cận đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng những phương pháp đặc trưng của Khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá, lịch sử... Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thấy cô và các bạn để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn. B- Nội dung I . Những vấn đề chung về quốc tịch: 1. Quốc tịch là gì ? Quốc tịch là một chế định cơ bản của luật hiến pháp về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để một cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của một nhà nước. Nói đến quốc tịch là nói đến tư cách công dân trong một Nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nội dung của nó thể hiện sự ràng buộc về phương diện chính trị - pháp lý giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền nhà nước nhất định. Xét về mặt nội dung, trong mỗi chế độ nhà nước khác nhau, quốc tịch có nội dung khác nhau. Nội dung của quốc tịch luôn phụ thuộc vào kiểu Nhà nước và cơ sở kinh tế - xã hội đã quyết định kiểu Nhà nước đó. Quốc tịch là một chế định pháp lý tổng hợp quy định mối quan hệ mọi mặt giữa một cá nhân và một Nhà nước nhất định. Nghiên cứu vấn đề quốc tịch, ta thấy quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Nó không dễ dàng bị thay đổi, trừ trường hợp đặc biệt, với những điều kiện khắt khe. Đối với những người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch của một nước thì mối quan hệ này dài hay ngắn là phụ thuộc vào thái độ của người đó với nhà nứơc mà họ mang quốc tịch (tích cực hay tiêu cực). Về mặt không gian, mối quan hệ này hoàn toàn không bị giới hạn. Khi đã là công dân của một nhà nước, người đó phải chịu sự chi phối, tác động về mọi mặt của chính quyền nhà nước, dù người đó ở bất kì nơi nào, trong nước hay ở nước ngoài. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan đặc biệt, một số quyền và nghĩa vụ tạm thời không thể lĩnh hội và thực hiện được ở một phạm vi nhất định. Ví dụ: Khi sinh sống ở nước ngoài công dân không thể thực hiện được quyền bâù cử, quyền, nghĩa vụ tham gia quân đội... Như vậy, ta thấy mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân không bị hạn chế bởi không gian. Dù ở đâu, người đó vẫn là một công dân của một nhà nước độc lập, có chủ quyền khi họ mang quốc tịch của nhà nước đó. Từ những trình bày ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa về quốc tịch:‘‘Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý - chính trị có tính chất lâu dài, bền vững và ổn định cao về mặt thời gian, không bị hạn chế về mặt không gian giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền nhà nước nhất định’’. 2. Cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của quốc tịch : Quốc tịch có mối quan hệ khăng khít, không tách rời với Nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước quyết định sự ra đờì và tồn tại của quốc tịch; sự ra đời và tồn tại của quốc tịch phản ánh sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Khi một chính quyền nhà nước xuất hiện, mối quan hệ pháp lý- chính trị giữa chính quyền nhà nước và cá nhân đang sống trên lãnh thổ nhà nước đó được hình thành một cách tự động và trực tiếp. Nhà nước xuất hiện thì quốc tịch cũng xuất hiện một cách tự nhiên. Không có nhà nước thì không thể có quốc tịch. Chỉ có sự ra đời của nhà nước mới làm xuất hiện quốc tịch chứ tuyệt nhiên không phải pháp luật về quốc tịch tạo ra quốc tịch. Pháp luật quốc tịch chỉ điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh xung quanh vấn đề quốc tịch, thể chế hoá quốc tịch. Từ đó cho thấy, quan điểm pháp lý cho rằng phương tiện pháp lý (các văn bản quy phạm pháp luật) làm cho quốc tịch xuất hiện và mất đi là không đúng. Trên thực tế, nguyên nhân làm xuất hiện quốc tịch là sự vận động xã hội mà kết quả của nó là sự xuất hiện Nhà nước. Tóm lại, sự ra đời và tồn tại của quốc tịch mang tính khách quan. Nó ra đời, tồn tại và mất đi cùng với sự ra đời, tồn tại và mất đi của chính quyền nhà nước. 3. Quốc tịch với vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quốc tịch là một chế định cơ bản về địa vị pháp lý của công dân, xác định địa vị xã hội thực tế của họ. Vì vậy không phải ngẫu nhiên một số nước gọi quốc tịch là‘‘chế độ công dân’’. Để xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trước hết, phải xác định quốc tịch của họ. Nếu như quyền và nghĩa vụ là chế định trung tâm của Luật Hiến pháp về địa vị pháp lí của công dân thì quốc tịch là chế định có tính chất tiền đề, có ý nghĩa quyết định. Người có quốc tịch của Nhà nước nào thì được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật của nhà nước đó quy định, đồng thời phải chịu sự chi phối và quản lý về mọi mặt của Nhà nước. Ngày nay, khi con người trở thành trung tâm của mọi sự phấn đấu, mọi hoạt động của Nhà nước thì các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Đồng thời, yêu cầu của Nhà nước đối với công dân cũng lớn hơn, đòi hỏi họ phải sử dụng tích cực các quyền và thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh hơn các nghĩa vụ công dân của mình. Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta đã quy định rộng rãi các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, làm cho mọi công dân ý thức dược rõ ràng và đầy đủ hơn địa vị thực tế của mình trong xã hội. Qua đây ta có thể thấy được mối liên hệ hứu cơ giữa quốc tịch với các quyền và nghĩa vụ của công dân. Chỉ khi nào một cá nhân đã trở thành công dân của một nhà nước độc lập, có chủ quyền thì các quyền và nghĩa vụ công dân của họ mới thật sự có ý nghĩa thực tế và phát huy được tác dụng thiết thực của nó. Mối quan hệ giữa quốc tịch với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta. Khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, nhân dân ta từ chỗ mất nước đã trở thành công dân của một quốc gia độc lập, có chủ quyền ; từ chỗ không có chút quyền nào đến chỗ có quyền làm chủ đất nước. Vị trí làm chủ đó ngày càng được hoàn thiện và củng cố. Các quyền và nghĩa vụ công dân ngày càng được mở rộng và đảm bảo chắc chắn đi đôi với sự tăng cường, mở rộng kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước ta. Công dân không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của Nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước ta từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp ngày càng mang tính xã hội hoá cao độ. Như vậy, quốc tịch có mối liên hệ mật thiết với các quyền và nghĩa vụ của công dân, thể hiện đầy đủ và sâu sắc địa vị làm chủ của công dân trong nhà nước xã hội chủ nghĩa; có tính chất động lực, thúc đẩy sự phát triển xã hội cũng như quá trình dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã hội. II. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc tịch Việt Nam hiện hành - sự kế thừa và phát triển. 1. Sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam. Trước ngày 2/9/1945 nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến nên người Việt Nam chưa được gọi là công dân, chưa có quốc tịch. Với sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (2/9/1945), pháp luật quốc tịch Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển. Trước khi có đạo luật quốc tịch đầu tiên, vấn đề quốc tịch Việt Nam được quy định chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật: Sắc lệnh số 53-SL ngày 20/5/1945 quy định quốc tịch Việt Nam; Sắc lệnh số 73-SL ngày 07/12/1945 quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam; Sắc lệnh số 215-SL ngày 20/8/1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người nước ngoài giúp vào cuộc kháng chiến ở Việt Nam; Sắc lệnh số 051-SL ngày 14/12/1959 bãi bỏ Điều 58, Điều 6 của sắc lệnh số 53-SL quy định quốc tịch của người phụ nữ kết hôn; Nghị quyết số 1013/NQ/TVQH ngày 08/02/1971 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giao cho Hội đồng chính phủ thẩm quyền xét và quyết định các những trường hợp xin vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch trên đã xác định các điều kiện để một người có hoặc mất quốc tịch Việt Nam, và quy định thẩm quyền, thủ tục giải quyết các trường hợp thay đổi quốc tịch Việt Nam. Các Sắc lệnh này đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khai sinh ra chế định về quốc tịch Việt Nam và kèm theo đó là chế định quyền công dân. Đồng thời, đây cũng là cơ sở chính để xác định địa vị pháp lý của công dân một nước độc lập. Quá trình thực hiện pháp luật về quốc tịch Việt Nam còn cho thấy các Sắc lệnh này đã góp phần tích cực động viên tinh thần và sức lực của cả dân tộc tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, do điều kiện lúc đó, các quy định trên còn tản mạn, thiếu hệ thống và chưa hoàn chỉnh. Luật quốc tịch Việt Nam được thông qua ngày 26/6/1988 là đạo luật đầu tiên của Nhà nước quy định khá đầy đủ, toàn diện và có hệ thống các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, vì được ban hành vào những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, kinh nghiệm lập pháp tích lũy chưa nhiều nên các quy định của Luật năm 1988 còn mang tính chất luật khung, khái quát, khó áp dụng trong thực tế. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập khu vực và quốc tế, các quy định của luật không đáp ứng được yêu cầu do thực tế phát sinh ngày càng nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp liên quan đến quốc tịch. Vì vậy, để tăng cường quản lý nhà nước về quốc tịch và bổ sung các vấn đề mới chưa được quy định, ngày 20/5/1998, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998. Hệ thống pháp luật hiện hành về vấn đề quốc tịch bao gồm các văn bản pháp luật sau: - Hiến pháp 1992 quy định tại các Điều 49, 50, khoản 11 Điều 103. - Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định tại Điều 45 quyền của mỗi cá nhân đối với quốc tịch: “Cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo theo quy định của pháp luật về quốc tịch.” - Luật quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998 với 42 điều, chia làm 6 chương. Đây là đạo luật quy định tương đối toàn diện các vấn đề cơ bản về quốc tịch Việt Nam. - Nghị định số 104/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam: gồm 34 điều quy định thủ tục, trình tự giải quyết việc xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, việc cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam. - Thông tư liên tịch số 09 ngày 31/12/1998 của Bộ trưởng Bộ tư pháp về việc ban hành các mẫu giấy tờ liên quan đến quốc tịch Việt Nam, trong đó quy định 19 loại mẫu giấy tờ. Ngoài ra, bộ phận quan trọng khác của hệ thống luật quốc tịch Việt Nam là điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã hoặc sẽ ký kết, trực tiếp điều tiết các vấn đè về quốc tịch như hiệp định biên giới, hiệp định về nuôi con nuôi, Công ước quốc tế về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi, Công ước về hạn chế và ngăn ngừa tình trạng không quốc tịch, hiệp định tương trợ tư pháp. Tóm lại, hệ thống pháp luật về vấn đề quốc tịch Việt Nam hiện nay đã khá hoàn thiện, bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật quốc tịch năm 1998. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước đó về vấn đề quốc tịch, Luật quốc tịch 1998 là căn cứ chủ yếu để giải quyết những vấn đề liên quan đến quốc tịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 2. Các nội dung cơ bản của Luật quốc tịch Việt Nam hiện hành. 2.1. Nguyên tắc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Theo Luật quốc tịch năm 1998 cùng với việc khẳng định mỗi cá nhân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền có quốc tịch tại Điều 1, nguyên tắc một quốc tịch được quy định rõ ràng tại Điều 3: ‘‘Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam’’. Theo đó, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam hoặc công dân đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đây cũng là nội dung xuyên suốt trong các văn bản pháp luật trước đó quy định về vấn đề quốc tịch, ngay từ những văn bản đầu tiên mang tính sơ khai như Sắc lệnh số 53-SL ngày 20/10/1945, Sắc lệnh số 73-SL ngày 7/12/1945... nhưng trực tiếp nhất là Luật quốc tịch 1988. Điều 3 Luật quốc tịch 1988 quy định: ‘‘Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam’’. Với quy định cụ thể như trên, Luật quốc tịch 1988 đã phát huy được tác dụng trong những quan hệ cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và những người có liên quan đến vấn đề quốc tịch. Mặt khác, nó cũng bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, bác bỏ sự can thiệp của nước ngoài trong việc xử lý nhiều vụ án hình sự liên quan đến người hai quốc tịch. Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật quốc tịch 1988 còn chung chung, thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng không nhất quán trong việc thực hiện nguyên tắc một quốc tịch. Trên thực tế, do một số nước không yêu cầu người nước ngoài muốn nhập quốc tịch nước sở tại phải thôi quốc tịch gốc nên có trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước sở tại nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 một mặt kế thừa nguyên tắc một quốc tịch từ những văn bản pháp luật trước đó, mặt khác phát triển để phù hợp với thực tế. Nếu như Điều 3 Luật quốc tịch 1988 ghi nhận nguyên tắc một quốc tịch một cách cứng nhắc với từ ‘‘chỉ’’ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, thì Điều 3 Luật quốc tịch 1998 có cách thể hiện linh hoạt, mêm dẻo hơn, bỏ đi từ ‘‘chỉ’’ trong điều luật. Sự mềm dẻo trong việc thực hiện nguyên tắc một quốc tịch nghĩa là trong thực tế có thể chấp nhận những trường hợp có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn, thể hiện ở khoản 3 Điều 20: ‘‘Công dân dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không còn giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định’’. Nghĩa là về nguyên tắc, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải bỏ quốc tịch gốc của họ. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, người ấy vẫn có thể giữ quốc tịch gốc nếu được sự cho phép của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này tạo điều kiện cho một bộ phận Việt kiều có nhiều cơ hội được trở lại quốc tịch Việt Nam với nhiều quyền lợi như quyền đầu tư, mua nhà, kinh doanh... Đồng thời, Luật quốc tịch 1998 quy định cụ thể những trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng hai hay nhiều quốc tịch: Theo Điều 19: Trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi (được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam, không rõ cha mẹ là ai thì đương nhiên có quốc tịch Việt Nam) nếu tìm thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ có quốc tịch nước ngoài thì đứa trẻ đó đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 28: Trường hợp cả cha và mẹ đều có sự thay đổi quốc tịch do được thôi quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng cha mẹ được thay đổi theo quốc tịch của họ, tức là mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch 1998 đã có sự kế thừa Luật quốc tịch 1988, song do rất khó áp dụng triệt để nguyên tắc này trong thực tế nên Luật quốc tịch 1998 đã tạo ra cơ chế thực thi nguyên tắc một quốc tịch một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn. 2.2. Có quốc tịch Việt Nam. Luật quốc tịch Việt Nam 1998 đã quy định rõ đối tượng nào có quốc tịch Việt Nam tại Điều 14:‘‘Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này’’. Trên cơ sở này, ta có thể chia thành các trường hợp sau: Thứ nhất, là những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật quốc tịch 1998 có hiệu lực. Trường hợp này bao gồm tất cả những ai hiện đang là công dân Việt Nam, không phụ thuộc vào việc họ được xác định và công nhận như thế nào. Còn từ ngày Luật quốc tịch năm 1998 có hiệu lực thì việc xác định người có quốc tịch Việt Nam căn cứ vào những quy định trong Luật, phù hợp với những quy định chung về quyền đối với quốc tịch được quy định trước đó trong Điều 1 Luật quốc tịch 1988:‘‘Mọi thành viên của các dân tộc đều có quốc tịch Việt Nam’’ và nay được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật quốc tịch 1998:‘‘Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch’’. Nghĩa là các dân tộc sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam đều có chung một nhà nước là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các thành viên của dân tộc đó là công dân Việt Nam. Thứ hai, là những người có quốc tịch Việt Nam do sinh ra. Việc xác định quốc tịch do sinh ra là một vấn đề quan trọng trong pháp luật quốc tịch. Đối với nước ta, việc xác định quốc tịch của những trẻ em sinh ra được dựa trên cơ sở kết hợp hài hoà hợp lý của cả hai tiêu chí huyết thống và nơi sinh. Tuy nhiên, nguyên tắc huyết thống là nguyên tắc giữ vị trí ưu tiên trong Luật quốc tịch Việt Nam 1998. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt trong các văn bản pháp luật quy định về quốc tịch trước đó. Luật quốc tịch 1998 đã kế thừa gần như hoàn toàn Điều 6 Luật quốc tịch 1988 vấn đề này tại điều 16, 17. Điều 16:‘‘Trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam’’. Nghĩa là luật xác định quốc tịch Việt Nam cho con của những người mang dòng máu Việt Nam, không phụ thuộc vào nơi sinh của chúng. Điều này phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta để hạn chế tình trạng không quốc tịch. Theo khoản 1 Điều 17 trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây cũng là điều luật khẳng định việc có quốc tịch Việt Nam không phụ thuộc vào nơi sinh. Luật quốc tịch Việt Nam 1988 tại khoản 2 Điều 6 cũng quy định tương tự. Đặc biệt trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật quốc tịch 1998: Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ