Đề tài Vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược để phân tích và xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà

Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡsựcứng nhắc của các kếhoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển khai một công cụ kếhoạch hoá hữu hiệu đủlinh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không những phải đủsức cạnh tranh trên thịtrường nội địa mà phải có khảnăng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thếnào đểcó ưu thếcạnh tranh hơn đối thủcạnh tranh và cạnh tranh được với các đối thủkhi họcó lợi thếcạnh tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉvới các doanh nghiệp Việt Nam mà cả đối với các công ty lớn trên thếgiới trong suốt quá trình đặt tình huống và tìm giải pháp, có một câu hỏi luôn đặt ra là: làm sao doanh nghiệp có thểgiải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khảnăng có hạn của mình và đòi hỏi vô hạn của thịtrường không chỉ bây giờmà cảcho tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vịtrí, vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơsở đểxây dựng và thực hiện các chiến lược và kếhoạch khác như: chiến lược đầu tưphát triển, chiến lược giá, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp

pdf31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược để phân tích và xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 1 Mở Đầu Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa mà phải có khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào để có ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh được với các đối thủ khi họ có lợi thế cạnh tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà cả đối với các công ty lớn trên thế giới trong suốt quá trình đặt tình huống và tìm giải pháp, có một câu hỏi luôn đặt ra là: làm sao doanh nghiệp có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có hạn của mình và đòi hỏi vô hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà cả cho tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch khác như: chiến lược đầu tư phát triển, chiến lược giá, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp… Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong các doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo. Trong những năm qua, công ty đã biết chăm lo phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua các thử thách của thời kỳ chuyển đổi, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam thì công ty phải nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm đến chiến lược sản phẩm.Thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp còn xa lạ với mô hình quản trị chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh, hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược sản phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu về đề tài: “Vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược để Phân tích và Xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà” để biết thêm về chiến lược và quản trị chiến lược sản phẩm của công ty. Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 2 PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC. 1. Khái niệm Quản trị chiến lược: Người ta thường xem chiến lược như là sản phẩm của một quá trình hoạch định hợp lý được dẫn dắt bởi quản trị cấp cao, song không phải là tất cả. Trong rất nhiều trường hợp, các chiến lược có giá trị lại có thể phát sinh từ bên trong tổ chức mà không có một sự hoạch định trước. Quản trị chiến lược “ là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý”. Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục: soát xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài); xây dựng chiến lược; thực thi chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược. Do đó, nghiên cứu chiến lược nhấn mạnh vào việc theo dõi và đánh giá các cơ hội và đe dọa bên ngoài trong bối cảnh của các sức mạnh và điểm yếu bên trong.Quản trị chiến lược có nguồn gốc là các chính sách kinh doanh, quản trị chiến lược kết hợp các chủ đề hoạch định dài hạn với chiến lược. Tuy nhiên, trái với quản trị chiến lược chính sách kinh doanh có định hướng quản trị chung, chủ yếu hướng vào bên trong quan tâm đến sự tích hợp hoạt động giữa các chức năng của tổ chức. Trong khi đó, quản trị chiến lược không chỉ quan tâm đến sự tích hợp các chức năng bên trong giống như chính sách kinh doanh mà còn nhấn mạnh hơn vào môi trường và chiến lược. Do đó, người ta sử dụng thuật ngữ trị chiến lược thay cho chính sách kinh doanh. 2. Vai trò và ý nghĩa của Quản trị chiến lược: 2.1 Vai trò : Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ có một điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi. Quản trị chiến lược như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của chúng. Chiến lược chiến lược được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn. Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến. Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng. Cả ban giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 3 của doanh nghiệp. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết ủng hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2.2 Ý nghĩa: Nhờ có quản trị chiến lược doanh nghiệp xác định được tầm nhìn, sứ mạng của mình, cùng hệ thống mục tiêu chiến lược, các chính sách giải pháp để thực hiện mục tiêu, nhờ xác định đúng hướng đi và “đường đi _ nước bước doanh nghiệp sẽ chiến thắng được đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trên thương trường nội địa, khu vực và thế giới.Từ đó cho thấy quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình, nhờ vậy có thể phát triển đúng hướng và hiệu quả. Quản trị chiến lược xuất phát từ việc phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội và nguy cơ, phân tích môi trường bên trong để xác định các điểm mạnh và điểm yếu , trên cơ sở đó tiến hành kết hợp để tìm ra những chiến lược giúp tổ chức phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội (SO), khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội (WO), phát huy điểm mạnh để vượt qua những nguy cơ, thử thách. Quản trị chiến lược luôn gắn liền với môi trường liên quan, nhạy bén phán đoán những thay đổi của môi trường để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Chính vì gắn chặt với môi trường, dự báo được những biến động của môi trường, năng động và sáng tạo quản trị chiến lược giúp tổ chức luôn ở thế chủ động, nắm bắt kịp thời các cơ hội, biến nguy cơ thành cơ hội lật ngược tình thế, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả. Quản trị chiến lược giúp mọi thành viên thấy rõ được tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu của tổ chức, từ đó giúp thu hút mọi người vào qua trình quản trị chiến lược, giúp thống nhất hành động, tập trung sức mạnh của tổ chức để thực hiện mục tiêu chung. Quản trị chiến lược giúp tổ chức gắn các kế hoạch thực hiện mục tiêu ngắn hạn với chiến lược dài hạn để thực hiện mục tiêu tổng thể, bên cạnh đó còn giúp xác Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 4 định được những hướng phát triển cần ưu tiên, để tập trung nguồn lực phát triển tổ chức một cách hiệu quả, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, giành vị trí xứng đáng trên thương trường. Tóm lại, quản trị chiến lược : - Giúp tổ chức xác định được rõ hướng đi của mình trong tương lai. - Giúp các quản trị gia thấy rõ được những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội nguy cơ của tổ chức. - Giúp các quản trị gia đưa ra được các quyết định đúng đắn, các chiến lược kinh doanh tốt hơn. - Giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. 3. Nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị chiến lược: 3.1. Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp,có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp.Môi trường này được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô,như: các điều kiện kinh tế, chính trị_pháp luật,văn hóa _xã hội, tự nhiên, nhân khẩu học, kỹ thuật_công nghệ. a. Các môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp hoạt động. Phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nó bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng.Mà chiến lược của mọi doanh nghiệp đều liên quan đến đầu ra, đến thị trường. Thị trường cần đến sức mua và lẫn con người.Vì vậy, các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược của các doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỉ lệ lạm phát. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế, biểu hiện qua xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội(GDP) và tổng sản phẩm quốc dân(GNP): Số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hằng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 5 tăng của thu nhập bình quân đầu người. Từ đó, cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. - Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế : những yếu tố này có ảnh hưởng đến xu thế của đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. - Xu hướng của tỷ giá hối đoái : Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, nó có thể làm thay đổi những điều kiện kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập thì những ảnh hưởng này lại càng lớn.Yếu tố tỷ giá tạo ra những cơ hội và nguy cơ khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt nó có tác dụng điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. - Mức độ lạm phát : lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư các doanh nghiệp, sức mua của xa hội cũng bị giảm sút và nền kinh tế bị đình trệ.Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị đình trệ. b. Môi trường chính trị và hệ thống pháp luật: Mọi quyết định của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của môi trường chính trị. Để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp người ta không thể không phân tích môi trường này. Môi trường chính trị – pháp luật bao gồm các hệ thống quan điểm đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị, ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật)do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được nhà Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 6 nước bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cưỡng chế, để điều chỉnh quan hệ xã hội,duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị.Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, khi các mối quan hệ xã hội ngày càng mở rộng và phức tạp, khi nhân loại dần tiến tới thực sự “sống và làm việc theo pháp luật” thì các nhà quản trị chiến lược lại càng phải chú trọng nghiên cứu môi trường pháp luật. c. Môi trường văn hoá _xã hội : Cùng với quá trình hội nhập các yếu tố văn hoá ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp.Vì vậy,nghiên cứu môi trường văn hoá xã hội là nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu môi trường vĩ mô. Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các chuẩn mực và các giá trị được chấp thuận và tôn trọng bởi một văn hóa hoặc một văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác ,do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như : - Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp. - Những phong tục tập quán truyền thống - Những quan tâm và ưu tiên của xã hội - Trình độ nhận thức học vấn chung của xã hội .. d. Môi trường dân số: Môi trường dân số bao gồm những yếu tố: quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính… Môi trường dân số là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là môi trường văn hoá_xã hội và môi trường kinh tế.Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 7 e. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sóng biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất…đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết và môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp. - Những yếu tố cần nghiên cứu trong môi trường này : + Các loại tài nguyên, khoán sản và trữ lượng. + Nguồn năng lượng + Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường, sự quan tâm của chính phủ và cộng đồng đến môi trường… f. Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ là những lực lượng tạo nên các công nghệ mới, tạo nên sản phẩm mới và các cơ may thị trường. Những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu môi trường công nghệ : + Sự ra đời của công nghệ mới + Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới + Những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. + Áp lực và chi phí cho việc phát triển và chuyển giao công nghệ mới …. Đây là những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. g. Môi trường toàn cầu : Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, không có một quốc gia, doanh nghiệp nào lại không có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới, Những mối quan hệ này đang hàng ngày hàng giờ phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phức tạp và tác động lên doanh nghiệp.Vì vậy sẽ là khuyết điểm, nếu phân tích môi trường vĩ mô của một doanh nghiệp mà lại chỉ giới hạn ở phân tích môi Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 8 trường trong nước , bỏ qua môi trường toàn cầu. Môi trường toàn cầu bao gồm môi trường của các thị trường mà doanh nghiệp có liên quan. Sự thay đổi môi trường toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. 2. Môi trường vi mô: Để hoạch định chiến lược nếu chỉ dựa trên kết quả phân tích môi trường vĩ mô thì chưa đủ, mà còn phải phân tích môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường cạnh tranh. Môi trường vi mô là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp,phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp đều xảy ra trực tiếp trong môi trường này. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế. a. Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là những đối thủ kinh doanh mặt hàng cùng loại với doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh chia sẽ thị phần với doanh nghiệp và có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn.Các loại đối thủ cạnh tranh: + Cạnh tranh về ước muốn + Cạnh tranh về loại sản phẩm + Cạnh tranh về hình dạng, quy cách sản phẩm + Cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh. b. Khách hàng: Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường.Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Các loại khách hàng : + Người tiêu dùng : những cá nhân,hộ gia đình mua sản phẩm để phục vụ cho mục đích cá nhân và gia đình. + Nhà sản xuất: các tổ chức mua sản phẩm để phục vụ cho hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của họ. Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 9 + Trung gian phân phối: các tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm với mục đích bán lại để kiếm lời. + Cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp phi lợi nhuận:những tổ chức mua sản phẩm để sử dụng trong cơ quan công quyền hoặc chuyển giao cho những người cần đến nó với mục đích xã hội. + Khách hàng quốc tế: những người mua ở nước ngoài,bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, người mua bán trung gian và các tổ chức chính phủ. c. Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.Nhà cung cấp có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp khi giảm giá bán, tăng chất lượng sản phẩm, tăng chất lượng các dịch vụ kèm theo, ngược lại có thể gây ra các nguy cơ cho doanh nghiệp khi tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm… Nhà cung cấp bao gồm những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: những nhà cung ứng trang thiết bị, vật tư, cung ứng tài chính hay các nguồn lao động.Những lợi thế của nhà cung cấp: – Có ít nhà cung cấp – Sự khác biệt của sản phẩm. – Chi phí thay đổi nhà cung cấp cao. – Khó có khả năng kết hợp dọc ngược chiều về phía sau để tự cung cấp các yếu tố đầu vào. – Nhà cung cấp có khả năng tự chủ cao… d. Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường của ngành trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới.Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ khai thác những năng lực sản xuất mới, giành lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh ngành và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy phải phân tích các đối thủ tiềm ẩn này, nhằm đánh giá những nguy cơ do họ gây ra cho doanh Bài Tập Cá Nhân Môn : Quản Trị Chiến Lược SVTH : Võ Thị Thu Oanh _ Lớp K13KKT3 Trang 10 nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp phải tạo ra một rào cảng sự xâm nhập từ bên ngoài bằng các biện pháp sau: _ Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. - Lợi thế tuyệt đối về chi phí - Lợi thế kinh tế theo qui mô - Các đòi hỏi về vốn - Đa dang hoá sản phẩm - Khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ - Ưu thế về giá thành mà các đối thủ khác không tạo ra được - Những bất lợi về chi phí không liên đến qui mô. e. Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phẩm nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp.Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế có thể dẫn tới nguy cơ giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy, doanh nghiệp phải dự báo và phân tích khuynh hướng phát triển của các sản phẩm thay thế để nhận diện hết các nguy cơ do sản phẩm thay thế gây ra cho doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ, là yếu tố thường tạo ra mối đe doạ làm cho chi phí hoạt động của doanh nhgiệp gia tăng, trong khi lợi nhuận giảm,kinh doanh có lãi. 4. Sự cần thiết khách quan phải thực hiện Quản trị chiến lược: Một là, chiến lược kinh doanh phải đạt được mục tiêu tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh. Vì chiến lược kinh doanh chỉ thật sự cần thiết khi có sự cạnh tranh trên thị trường. Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược kinh doanh. Muốn đạt được yêu cầu này khi xây dựng chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình, tập trung các biện pháp tận dụng thế mạnh chớ không dùng quá nhiều sức lực cho việc khắc phục các điểm yếu tới mức không đầu tư gì thêm cho các điểm mạnh. Hai là, Nhiều
Luận văn liên quan