Đề tài Vận dụng một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường

Xu hướng là yếu tố thường được xem xét đến trước nhất khi nghiên cứu dãy số thời gian. Nghiên cứu xu hướng chủ yếu phục vụ cho mục đích dự đoán trung hạn và dài hạn về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Xuất phát từ yêu cầu trên ta cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhiên, nêu rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển hiện tượng qua thời gian. Với đề tài: “ Vận dụng một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường”, nhóm chúng em đã chỉ ra những phương pháp và vận dụng những phương pháp đó vào trong kết quả kinh doanh của công ty cổ phần BIBICA, từ đó đưa ra nhận xét và chỉ ra xu hướng, tính quy luật của hiện tượng trong thời gian sắp tới. Bài viết bao gồm 3 chương với nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Vận dụng các phương pháp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Chương 3: Kết luận.

docx16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học thương mại Bộ môn nguyên lí thống kê Đề tài: Vận dụng một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường. LỜI NÓI ĐẦU Xu hướng là yếu tố thường được xem xét đến trước nhất khi nghiên cứu dãy số thời gian. Nghiên cứu xu hướng chủ yếu phục vụ cho mục đích dự đoán trung hạn và dài hạn về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Xuất phát từ yêu cầu trên ta cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhiên, nêu rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển hiện tượng qua thời gian. Với đề tài: “ Vận dụng một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trên thị trường”, nhóm chúng em đã chỉ ra những phương pháp và vận dụng những phương pháp đó vào trong kết quả kinh doanh của công ty cổ phần BIBICA, từ đó đưa ra nhận xét và chỉ ra xu hướng, tính quy luật của hiện tượng trong thời gian sắp tới. Bài viết bao gồm 3 chương với nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: Vận dụng các phương pháp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Chương 3: Kết luận. Nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thành bài thảo luận tốt nhất xong vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để hoàn thiện tốt hơn. Chương I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT. I. Dãy số thời gian: 1. Khái niệm: Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo thời gian. Dãy số thời gian không chỉ giới hạn ở các hiện tượng kinh tế, và cũng có thể là dãy các trị số cho thấy sự thay đổi về số lượng độc giả của một tờ báo qua các năm hoặc Xét về mặt hình thức, mỗi dãy số thời gian bao gồm 2 thành phần: Thời gian : ngày, tuần, tháng, quý, năm. Trị số của chỉ tiêu: được gọi là mức độ của dãy số. Nó có thế là số tuyệt đối, số trương đối hoặc số trung bình. 2. Phân loại: Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian: người ta thường chia dãy số thời gian thành hai loại: Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng theo từng thời kỳ nhất định. Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định. Dãy số thời điểm có thể được chia thành dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau. 3. Điều kiện xây dựng dãy sổ thời gian: Đảm bảo tính thống nhất về nội dung,phương pháp chi tiêu trong dãy số. Đảm bảo tính thống nhất về phạm vi chi tiêu trong dãy số trước và sau nghiên cứu. Các khỏang cách trong dãy số nên lấy bằng nhau (nhất là dãy số thời kỳ). 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian: Phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian. Dự báo mức độ tương lai của hiện tượng (mang tính chất hiện tượng tương đối). II. Các phương pháp biểu hiện sự biến động của hiện tượng. 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Phạm vi áp dụng: Dãy số thời gian có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà chưa biểu hiện được xu hướng phát triển của hiện tượng Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian gần nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn với mức độ lớn hơn. Trước khi ghép, các mức độ trong dãy số chưa phản ánh được mức biến động cơ bản của hiện tượng hoặc chưa rõ rệt. Sau khi ghép, ảnh hưởng các nhân tố ngẫu nhiên triệt tiêu lẫn nhau do ảnh hưởng của các chiều trái ngược nhau và các mức độ mới bộc lộ rõ xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Tuy nhiên, phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian có một số nhược điểm nhất định. Thứ nhất, phương pháp này chỉ áp dụng với dãy số thời kì vì nếu áp dụng cho dãy số thời điểm, các mức độ sẽ trở nên vô nghĩa. Thứ hai, chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài và chưa bộc lộ rõ xu hướng biến động của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian, số lượng các mức độ trong dãy số giảm đi nhiều. Ta xét ví dụ sau: Cho bảng số liệu doanh thu của công ty A Năm Qúy 2009 2010 2011 2012 I 120,5 140 180,7 198,7 II 135,5 138 188,3 204,7 III 140,5 141,5 210,5 197,7 IV 170,5 150,5 220,5 197,9 TỔNG 567 570 800 799 Đơn vị: triệu đồng Nhìn vào bảng doanh thu ta áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian từ các quý I, II, III, IV thành khoảng thời gian dài hơn là các năm. Trước khi mở rộng ta khó đánh giá một cách rõ rệt sự thay đổi doanh thu cảu công ty A, sau khi mở rộng ta dễ dàng nhận xét được công ty A hầu hết qua các năm doanh thu đều tăng tuy chỉ có năm 2011 doanh thu giảm nhưng không đáng kể. Công ty A cần đề ra phương hướng cải thiện doanh thu cho năm 2012. 2. Số trung bình di động. Dùng để điều chỉnh các mức độ trong dãy số có biến động do ảnh hưởng của những yếu tố ngẫu nhiên nhưng mức độ biến động không lớn. Số trung bình di động(trượt) là số trung bình cộng được tính ra từ một nhóm các mức độ trong dãy số bằng cách lần lượt trừ mức độ đầu và thêm mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số trung bình là không đổi. Trung bình thứ nhất: Moving average1 = Trung bình thứ hai: Moving average2 = v.v… Trượt thì số mức độ trug bình trượt di động bằng n – (k-1) Ngoài ra khi số lượng nhiều, trượt 1 lần chưa nói rõ xu hướng ta có thể trượt tiếp 1 lần nữa từ dãy số trượt trước. Áp dụng bảng số liệu trên ta có: Y1 = 568,5 (triệu đồng) Y2 = 685 (triệu đồng) Y3 = 799,5 (triệu đồng) . 3.Phương pháp hồi quy: Trường hợp áp dụng: Dãy số có nhiều biến động ngẫu nhiên khi tăng, khi giảm thất thường. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất biến động của hiện tượng theo thời gian biểu hiện bằng một dãy các trị số cụ thể để biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng theo thời gian có thể sử dụng một phương trình toán học có tính chất lý thuyết. Xu hướng tính toán này có thể áp dụng phương trình đường thẳng hoặc đường cong thay thế cho đường gấp khúc thực tế để biểu hiện khái quát xu hướng phát triển của hiện tượng.Qua phân tích nếu thấy hiện tượng phát triển tăng giảm tương đối đều đặn theo một chiều hường nhất định thì có thể chọn một phương trình đường thẳng. Nếu hiện tượng biến động theoquy luật đặc biệt như tăng, giảm theo một chu kỳ nhất định hoặc ngày càng tăng nhanh, ngày càng giảm chậm dần…thì phải chọn phương trình hàm số mũ,hàm số lũy thừa parabol bậc 2. Xác định phương trình hồi quy: Là phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê. Đó là phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội dựa vào phương trình toán học, ta có dạng tổng quát của phương trình hồi quy như sau: +yt =f (t,a0,a1,…, an) Trong đó: yt : mức độ lý thuyết a0 , a1, ….,an : các tham số của mô hình Các tham số của mô hình được xây dựng theo phương pháp bình phương bé nhất min Hàm số tuyến tính ( phương trình đường thẳng ) Phương trình đường thẳng được sử dụng khi hiện tượng biến động với lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn tương đối đều đặn. Hàm số có dạng: _ y = a + bt _ yt: trị số lý thuyết a, b : thám số của mô hình t : thứ tự thời gian yt : được coi là thích hợp nhất đối với dãy số khi: = min Từ đó ta có hệ phương trình chuẩn sau:??????????? 4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Khái niệm: Biến động thời vụ của một số hiện tượng kinh tế xã hội là hàng năm trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lặp đi lặp lại. Phương pháp biến động thời vụ là phương pháp nghiên cứu biến động thời vụ để có thể đề ra những chủ trương chính sách biện pháp phù hợp, kịp hời hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Nguyên nhân gây ra biến động: Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu) và phong tục tập quán sinh hoạt của dân cư. Ý nghĩa: Qua nghiên cứu biến động của thời vụ có thể đề ra những chủ trương biện pháp phù hợp,kịp thời và hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt. Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng hoặc giảm rõ rệt thì chỉ số thời vụ có thể tính theo ông thức sau: Itv = 100 Trong đó: Itv : là số thời vụ của thời gian i _ yi : là mức độ trung bình của các thời kì cùng tên _ y0 : là mức độ trung bình của cả thời kì nghiên cứu CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Sự biến động, của hiện tượng theo thời gian thường chịu nhiều nhân tố, ngoài những nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng còn có những sai lệch khỏi xu hướng. Cho nên, việc sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ các nhân tố ngẫu nhiên luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian để phân tích sự bến động doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cổ phần BIBICA trong giai đoạn năm 2009- 2012. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cổ phần Bibica từ năm 2009- 2012 ( theo Đơn vị: tỷ đồng. Năm Quý 2009 2010 2011 2012 I 121,82 144,56 213,04 197,37 II 118,4 125,96 178,43 176,46 III 163,13 218,35 261,07 254,72 IV 229,63 304,47 356,88 310,43 I. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Ta rút bớt số lượng các mức độ trong dãy số bằng cách mở rộng khoảng cách thời gian: biến đổi mức độ từ quý thành mức độ năm. =+++ Từ đó ta có: Đơn vị: tỷ đồng. Năm Quý 2009 2010 2011 2012 I 121,82 144,56 213,04 197,37 II 118,4 125,96 178,43 176,46 III 163,13 218,35 261,07 254,72 IV 229,63 304,47 356,88 310,43 Tổng 632,98 793,34 1009,42 939,24 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta nên mở rộng khoảng cách từ quý sang năm, từ số liệu từng quý ta khó có thể có cái nhìn tổng quát xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ của công ty cổ phần BIBICA .Khi ta chuyển số liệu từ quý sang năm ta có cái nhìn tổng quát hơn về xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty BIBICA. Ta có thể thấy từ năm 2009 đến năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng, đến năm 2012 có xu hướng giảm.Từ đó công ty BIBICA cần có biển pháp để khắc tình trạng giảm doanh thu và cung cấp dịch vụ của mình. II. Phương pháp số trung bình di động( số trung bình trượt). Xử lý bảng số liệu của công ty BIBICA: Đơn vị: tỷ đồng. Năm Quý 2009 2010 2011 2012 I 121,82 144,56 213,04 197,37 II 118,4 125,96 178,43 176,46 III 163,13 218,35 261,07 254,72 IV 229,63 304,47 356,88 310,43 Số trung bình di động là số trung bình cộng của một số nhóm nhất định các mức độ trong dãy số, được tính bằng cách loại trừ dần từng mức độ đầu, đồng thời thêm dần từng mức độ tiếp theo sao cho số mức độ tham gia tính số trung bình di động không thay đổi. giả sử có dãy số thời gian Nếu tính số trung bình di động cho nhóm 3 mức độ. Áp dụng pháp số trung bình di động cho từng nhóm 3 quý và lập thành dãy số mới ta có: ??????????????? =170,39 Từ đó ta có bảng số liệu sau: 2009 2010 2011 2012 134,45 162.96 217,51 209,52 170.39 216,26 265,46 247,20 Nhận xét: Số trung bình di động có tác động làm san bằng ảnh hưởng của những nhân tố ngẫu nhiên đồng thời làm giảm các mức độ trong dãy số mới. III. Phương pháp hồi quy. Hàm xu thế tổng quát: yt = f(t) , với t là biến thời gian Giả sử hàm xu thế có dạng: yt = a0 + a1t Ta có hệ phương trình: Bảng xử lý số liệu: Đặt t theo thứ tự từ 1 đến n Năm Doanh thu (tỷ đồng) T t2 Yt 2009 632.98 1 1 632.98 2010 519.34 2 4 1038.08 2011 1002.42 3 9 3007.26 2012 938.98 4 16 3755.92 Tổng 3093.72 10 30 8434.84 Thay số vào hệ phương trình ta có: Hàm xu thế: yt = 423.16 + 140.108t Nhận xét: Sử dụng phương pháp hồi quy chúng ta có thể biết được biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng theo thời gian. So sánh được sự phát triển của doanh nghiệp qua từng gian đoạn. Liên hệ thực tế là công ty cổ phần BIBICA, biết được sự chênh lệch doanh thu của từng năm giữa thực tế với xu thế phát triển. Ta có bảng sốliệu sau Đơn vị: tỷ đồng Năm Doanh thu Y Hàm xu thế yt y – yt 2009 632.98 572.268 60.712 1.106 2010 519.34 703.376 -184.036 0.738 2011 1000.42 843.384 157.036 1.186 2012 938.98 983.589 -44.609 0.955 Năm 2009 : doanh thu thực tế đã vượt mức xu thế 60.712 tỷ đồng và tăng 10.6% so với dự kiến. Năm 2010 : doanh thu thực tế không đạt được như mức dự kiến thấp hơn 184.036 tỷ đồng và giảm 26.2%. Năm 2011 thực tế cao hơn mức dự kiến là 157.036 tỷ đồng và tăng lên so với dự kiến là 18.6% Năm 2012 :doanh thu thực tế thấp hơn mức xu thế định hướng là 44.609 tỷ đồng và giảm 4.5% Qua các năm ta thấy được không phải lúc nào doanh thu của công ty cũng thu được như hàm xu thế ta xác định mà có sự tăng giảm không đồng đều. Qua đó tìm thấy nguyên nhân doanh thu thấp qua các năm không đạt được như mức dự kiến và thay thế nhưng nhân tố đó bằng nhân tố làm cho doanh thu các năm vượt mức xu thế. IV. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. Ta có bảng số liệu sau : Đơnvị: tỷđồng. Năm Quý 2009 2010 2011 2012 I 121,82 144,56 213,04 197,37 II 118,4 125,96 178,43 176,46 III 163,13 218,35 261,07 254,72 IV 229,63 304,47 356,88 310,43 Tổng 632,98 793,34 1009,42 938,98 Có : Trongđó : mứcđộtrungbìnhcủatừngquýtrongcácnămnghiêncứu. mức độ bình quân của quý trong các năm nghiên cứu. Vậy mức độ trung bình trong doanh thu của từng quý trong năm 2009- 2013 của công ty BIBICA là: =??????????????? = 169,1975 (tỷ đồng) = 149,8125 (tỷ đồng) = 224,3175 (tỷ đồng) = 300,3525 (tỷ đồng) Mức đội bình quân doanh thu các quý trong các năm nghiên cứu( 2009- 2012): == 210,92 (tỷđồng) Vậy biến động doanh thu của công ty BIBICA theo các quý trong từng năm: II=80,22% III =71,03% IIII =106,35% IIV =142,4% Nhận xét: Doanh thu của công ty bibica có biến động thời vụ. Doanh thu tăng mạnh nhất vào quý IV với mức trung bình quý bằng 300,3525 (tỷ đồng) bằng 142,4% so với mức bình quân chung.Tiếp đó là doanh thu tăng vào quý III với mức trung bình quý bằng 224,3175 (tỷ đồng) bằng 106,35% so với mức bình quân chung. Doanh thu giảm mạnh nhất vào quý II với mức trung bình quý bằng 149,8125 (tỷ đồng) bằng 71,03% so với mức bình quân chung. Doanh thu vào quý I cũng giảm nhưng giảm ít hơn so với quý II,với mức trung bình quý bằng 169,1975 (tỷ đồng) bằng 80,22% so với mức bình quân chung trong các năm nghiên cứu(2009-2012). CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Vật chất luôn vận động không ngừng theo thời gian.Để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội người ta thường sử dụng dãy số thời gian.Vận dụng những phương pháp trên để thấy được xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian từ đó có thể giảm bớt hay loại bỏ những tác động của những nhân tố ngẫu nhiên,đồng thời cũng giúp cho những việc dự đoán thống kê trong ngắn hạn. Tuy nhiên khi vận dụng chúng ta nên chú ý đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta phải vận dụng những phương pháp củ thể thu được kết quả tốt nhất . Ứng dụng vào thực tế trong các doanh nghiệp nói chung và công ty BIBICA nói riêng chúng ta có thể thấy được biến động qua các tháng ,quý và năm. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng nhưng vạch rõ những định hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
Luận văn liên quan