Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thể dục thể thao Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường quốc tế đang mở rộng trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, điều đó vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Do đó việc nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. một trong những công cụ mà các nhà quản lý có thể vận dụng để việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trên thị trường có hiệu quả, đó là vận dụng công cụ thống kê. Dựa vào các phương pháp phân tích trong thống kê như phương pháp chỉ số, dãy số thời gian, dự báo, phân tổ, điều tra chọn mẫu v.v. để từ đó tìm ra quy luật vận động, tình hình hoạt động kinh doanh trên thị trường giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thể dục thể thao Việt Nam”. nội dung đề tài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về chỉ số. Chương 2: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thể dục thể thao Việt Nam (VINASPORT). Chương 3: Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.

docx20 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thể dục thể thao Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường quốc tế đang mở rộng trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, điều đó vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Do đó việc nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. một trong những công cụ mà các nhà quản lý có thể vận dụng để việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trên thị trường có hiệu quả, đó là vận dụng công cụ thống kê. Dựa vào các phương pháp phân tích trong thống kê như phương pháp chỉ số, dãy số thời gian, dự báo, phân tổ, điều tra chọn mẫu v.v... để từ đó tìm ra quy luật vận động, tình hình hoạt động kinh doanh trên thị trường giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, nhóm em chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thể dục thể thao Việt Nam”. nội dung đề tài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về chỉ số. Chương 2: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thể dục thể thao Việt Nam (VINASPORT). Chương 3: Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG CỦA CHỈ SỐ TRONG THỐNG KÊ 1.1.1. Khái niệm Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Việc phân loại chỉ số thống kê theo 3 căn cứ sau: 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Căn cứ vào yếu tố thời gian hoặc không gian - Chỉ số thời gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện thời gian khác nhau. - Chỉ số không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau. 1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi tính toán - Chỉ số đơn( cá thể): Là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. - Chỉ số tổng hợp: Là chỉ số phản ánh biến động chug của một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghên cứu. 1.1.2.3. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu - Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Được thiết lập với chỉ tiêu khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. - Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động, 1.1.3. Đặc điểm - Chuyển các hiện tượng, các đơn vị có cùng đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng giống nhau để có thể cộng chung lại với nhau. - Để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải giả định rằng các nhân tố khác không đổi. 1.1.4. Tác dụng - Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian. - Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian. - Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch. - Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn hiện tượng. 1.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ 1.2.1. Chỉ số thời gian Chỉ số thời gian biểu hiện quan hệ so sánh của hiện tượng nghiên cứu ở các điều kiện thời gian khác nhau. 1.2.1.1. Chỉ số đơn - Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của giá: Trong đó và là giá cả kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. - Chỉ số cá thể nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm: Trong đó và là khối lượng sản phẩm kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. 1.2.1.2. Chỉ số tổng hợp Chỉ số tổng hợp giá so sánh thời gian sử dụng để so sánh giá bán một nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở hai điều kiện thời gian khác nhau. - Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của giá: Trong đó là quyền số. Nhận xét: Về số tuyệt đối ta lấy tử số trừ đi mẫu số: - Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm : Trong đó là quyền số. Nhận xét: Về số tuyệt đối ta lấy tử số trừ đi mẫu số: 1.2.2. Chỉ số không gian Chỉ số không gian biểu hiện quan hệ so sánh của hiện tượng nghiên cứu ở các điều kiện không gian khác nhau. Chỉ số không gian về giá và lượng tiêu thụ của các mặt hàng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các đơn vị kinh doanh và giữa các thị trường, khu vực 1.2.2.1. Chỉ số đơn Khi so sánh theo không gian, chỉ số đơn phản ánh quan hệ so sánh về giá bán hay lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở hai thị trường, khu vực Trên cơ sở xác định mức giá đại diện và lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở các thị trường, các công thức chỉ số so sánh giữa hai thị trường được thể hiện như sau: Chỉ số đơn giá so sánh giữa thị trường A với thị trường B: hoặc Chỉ số đơn lượng tiêu thụ so sánh giữa thị trường A với thị trường B: hoặc 1.2.2.2. Chỉ số tổng hợp Chỉ số tổng hợp giá so sánh không gian sử dụng để so sánh giá bán một nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở hai điều kiện không gian khác nhau. Trong điều kiện cùng thời gian và khác biệt về không gian thì chỉ số tổng hợp giá so sánh giữa hai thị trường A và B sử dụng quyền số đảm bảo tính đồng nhất là tổng lượng tiêu thụ của từng mặt hàng tính chung ở hai thị trường. Trong đó Q = qA + qB; Tổng lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở hai thị trường A và B. - Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ: Trường hợp sử dụng quyền số là giá cố định, công thức chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường thể hiện như sau: Trong đó pn là giá cố định của các mặt hàng. Trong đó pn là giá cố định của các mặt hàng. Trường hợp căn cứ vào dữ liệu về giá bán ở cả hai thị trường để xác định giá bình quân của từng mặt hàng thì chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường được thể hiện như sau: Trong đó giá trung bình của từng mặt hàng được thử theo công thức trung bình cộng gia quyền với quyền số là lượng tiêu thụ ở mỗi thị trường: 1.3. HỆ THỐNG CHỈ SỐ 1.3.1. Khái niệm - Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình toán học. - Cấu thành của hệ thống chỉ số: Chỉ số toàn bộ: là chỉ số nêu lên biến động cuả hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành. Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ hai chỉ số nhân tố trở lên, trong đó mỗi chỉ số nêu lên biến động của một nhân tố và ảnh hưởng biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. 1.3.2. Phương pháp xác định hệ thống chỉ số Sử dụng phương pháp liên hoàn. 1.3.2.1. Đặc điểm của phương pháp liên hoàn - Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố cấu thành thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố. - Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân tố nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. - Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyết đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố, đặc điểm này dùng để phân tích biến động trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. 1.3.2.2. Xây dựng hệ thống chỉ số Theo Laspayres: (1) Theo Passche: (2) Trong thực tế, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số (1). 1.3.5. Tác dụng của hệ thống chỉ số Thông qua hệ thống chỉ số, người ta nêu lên được ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đối với sự biến động của chỉ tiêu tổng hợp bằng số tương đối và số tuyệt đối. Căn cứ vào việc so sánh ảnh hưởng của các chỉ tiêu nhân tố đối với chỉ tiêu tổng hợp, người ta có thể đánh giá được nhân tố nào tác động chủ yếu đối với sự biến động của hiện tượng nghiên cứu, để từ đó giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của hiện tượng nghiên cứu. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM (VINASPORT) 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM Tên công ty: Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam. Trụ sở chính: Số 4 phố Hàng Cháo, quận Đống Đa, Hà Nội Công ty Cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao trên phạm vi toàn quốc. 1 số đặc điểm của công ty: - tổng 272 người. - lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 1.235.976.981 đồng. - có nhiều công trình quan trọng phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao: Cung cÊp, l¾p ®Æt trang thiÕt bÞ, dông cô TDTT cho Nhµ thi ®Êu ThÓ thao Tr­êng §¹i häcTDTT I, Cung cÊp, l¾p ®Æt hÖ thèng thiÕt bÞ bia b¾n sóng ®iÖn tö cho Tr­êng b¾n sóng ThÓ thao TT HLTTQG II - Có hệ thống khách hàng đa dạng: Các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Các sở Thể dục thể thao, Các đơn vị thuộc Bộ, ngành khác(Bộ Quốc Phòng, Bộ công an). Số liệu cụ thể về công ty mời các thầy cô xem ở trong báo cáo của chúng em. 2.2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ, HỆ THỐNG CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG HAI NĂM 2012 VÀ 2013 VỀ DOANH THU, LƯỢNG HÀNG TIÊU THỤ, GIÁ BÁN 2.2.1. Chỉ số thời gian 2.2.1.1. Chỉ số thời gian thị trường Hà Nội năm 2013 so với năm 2012 Số liệu về giá bán, lượng hàng tiêu thụ của các mặt hàng công ty ở thị trường Hà Nội. - công thức Chỉ số đơn về giá cả: chỉ số đơn phản ánh quan hệ so sánh về giá bán hay lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở cùng thị trường, khu vực - Chỉ số đơn về giá cả: Ví dụ: Bàn BB 25 li (VN): ., Ip= 3850/3850=1 giá bán được giữ nguyên. Bàn BB 18 li (VN): ., Ip=3450/3450=1 giá bán được giữ nguyên Nhìn vào bảng số liệu và sử dụng công thức tính chỉ số đơn về giá, ta thấy rằng giá bán các mặt hàng của công ty năm 2013 và năm 2012 không thay đổi. Nguyên nhân việc doanh nghiệp giữ giá vì đây là doanh nghiệp của nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh dụng cụ thể dục thể thao cho các nhà thi đấu, trung tâm huấn luyện thể thao nên sẽ được nhà nước cấp kinh phí trợ giá, giữ cho giá bán ít thay đổi. - Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ: công thức: Ví dụ: Bàn BB 25 li (VN): lần., Năm 2013 so với năm 2012, số lượng bàn BB 25 li đã tiêu thụ giảm đi 41.2%, tương đương 73 bộ, giá bán được giữ nguyên. Bàn BB 18 li (VN): lần. Năm 2013 so với năm 2012, số lượng bàn BB 18 li đã tiêu thụ giảm đi 40.7%, tương đương 50 bộ, giá bán được giữ nguyên Lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng năm 2013 so với năm 2012 phần lớn là giảm đi Áp dụng công thức cho tất cả các mặt hàng, ta thấy lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng năm 2013 so với năm 2012 phần lớn là giảm đi. Nguyên nhân là do: + Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. + Do suy thoái kinh tế tác động tới cung, cầu, giá cả + Do sai lầm trong lựa chọn sản phẩm, sản phẩm lỗi thời làm cho sản phẩm của công ty khó bán. + Do sai lầm trong việc lựa chọn thị trường tiêu thụ, nơi cần nhiều hàng hóa thì không bán trong khi lại tiêu thụ ở những nơi sản phẩm bán ra không được ưa chuộng dẫn tới ế thừa. b. Chỉ số tổng hợp: Chỉ số tổng hợp giá so sánh thời gian sử dụng để so sánh giá bán một nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở hai điều kiện thời gian khác nhau. Chỉ số tổng hợp giá: Chỉ số tổng hợp sản lượng: ∑p0q0= 25426992 Nghìn đồng ∑p0q1 = 29341802 Nghìn đồng ∑p1q1 = 29341802 Nghìn đồng - Về số tương đối: (lần) (lần) (lần) - Về số tuyệt đối: (nghìn đồng) (nghìn đồng) (nghìn đồng) => Doanh số tiêu thụ của các sản phẩm ở năm 2013 bằng 115.4% so với năm 2012, tăng 15.4 % tương ứng tăng 3914810 nghìn đồng. c. Chỉ số tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm: Để phân tích chi tiết hơn sự tác động của từng nhóm sản phẩm làm doanh thu của công ty tăng và giảm như thế nào ta tính chỉ số cho từng nhóm sản phẩm này: Kết luận: Từ việc tính chỉ số của từng nhóm, ta thấy tại thị trường Hà Nội: - Nhóm sản phẩm làm doanh thu giảm bao gồm: bàn BB 25 li (VN); bàn BB 18 li (VN); xà đơn tiêu chuẩn; xà kép tiêu chuẩn; xà kép tập luyện; cột đa năng L30; bóng chuyền VB 7000; bóng chuyền ĐL 3 màu với mức giảm cụ thể là 1277085 nghìn đồng. - Nhóm sản phẩm làm doanh thu tăng bao gồm: cột tennis; xà đơn tập luyện; bóng chuyền VB7400; bóng chuyền VB 6600 với mức tăng cụ thể là 5191895 nghìn đồng. - Nhóm sản phẩm làm doanh thu không đổi là xà đơn trong nhà. => 3 nhóm trên làm tổng doanh thu của công ty tại hà Nội năm 2013 so với 2012 tăng 2.2.1.2. Chỉ số thời gian thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 so với năm 2012 - chỉ số đơn về giá: Theo bảng số liệu về giá bán và lượng bán ở thành phố Hồ Chí Minh , ta thấy rằng giá của các mặt hàng của công ty năm 2013 và năm 2012 không thay đổi. Do vậy, để biết được doanh thu của công ty năm 2013 tăng giảm như thế nào so với năm 2012, ta cần phân tích biến động về lượng hàng tiêu thụ của từng mặt hàng năm 2013 so với năm 2012. - Chỉ số đơn về lượng bán: Ví dụ: Bàn BB 25 li (VN): lần. Năm 2013 so với năm 2012, lượng hàng bàn BB 25 li đã tiêu thụ giảm đi 12.3%, tương đương 20 bộ. Bàn BB 18 li (VN): lần. Năm 2013 so với năm 2012, lượng hàng bàn BB 18 li đã tiêu thụ giảm đi 36.3%, tương đương 47 bộ. Như vậy qua kết quả trên cho thấy lượng hàng hoá tiêu thụ của các mặt hàng phần lớn là giảm đi(có 9/13 mặt hàng giảm lượng hàng hóa tiêu thụ). b. Chỉ số tổng hợp: Chỉ số tổng hợp về giá: Chỉ số tổng hợp về sản lượng: - Về số tương đối : (lần) (lần) (lần) - Về số tuyệt đối: (nghìn đồng) (nghìn đồng) (nghìn đồng) Kết luận: Doanh thu của các sản phẩm năm 2013 bằng 92.7% so với năm 2012, giảm 7.2% tương ứng giảm 2376375 nghìn đồng. Điều này là do: - Giá bán của các sản phẩm của công ty tại TP. Hồ Chí Minh năm 2013 so với năm 2012 không đổi nên nhân tố này không tác động đến doanh thu tiêu thụ. - Lượng bán ra của tất cả các sản phẩm năm 2013 bằng 92.7% so với năm 2012 (giảm 7.2%) đã làm cho doanh số tiêu thụ năm 2013 giảm 2376375 nghìn đồng so với năm 2012. c. Chỉ số tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm: Để phân tích chi tiết hơn sự tác động của từng nhóm sản phẩm làm doanh thu của công ty tăng và giảm như thế nào ta tính chỉ số cho từng nhóm sản phẩm này. Kết luận: Từ việc tính chỉ số của từng nhóm, ta thấy tại thị trường TP.Hồ Chí Minh: - Nhóm sản phẩm làm doanh thu giảm bao gồm: bàn BB 25 li (VN); bàn BB 18 li (VN); cột tennis; xà đơn tiêu chuẩn; xà kép tiêu chuẩn; cột đa năng L30; bóng chuyền VB 7000; bóng chuyền ĐL 3 màu với mức giảm cụ thể là 2741070 nghìn đồng. - Nhóm sản phẩm làm doanh thu tăng bao gồm: xà đơn tập luyện; xà đơn trong nhà; xà kép tập luyện; bóng chuyền VB7400; bóng chuyền VB 6600 với mức tăng cụ thể là 364695 nghìn đồng. 2.2.2. Chỉ số không gian 2.2.2.1. Chỉ số không gian năm 2012 Số liệu về giá bán, lượng hàng tiêu thụ của các mặt hàng công ty ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh. a. Chỉ số đơn: - Chỉ số đơn về giá bán: ví dụ: Bàn BB 25 li (VN): lần. Giá bán của mặt hàng bàn BB 25 li tại thị trường Hà Nội thấp hơn so với thị trường Hồ Chí Minh 9.41%, tương đương 400 nghìn đồng. Bàn BB 18 li (VN): lần. Giá bán của mặt hàng bàn BB 18 li tại thị trường Hà Nội so với thị trường Hồ Chí Minh giảm 5.48%, tương đương 200 nghìn đồng. Ta thấy giá của thị trường Hà Nội hầu hết thấp hơn so với thị trường Hồ Chí Minh trừ bóng chuyền VB 7400. Nguyên nhân là do công ty không có xưởng sản xuất ở trong miền Nam, do vậy sản phẩm của công ty buộc phải chuyển từ Bắc vào Nam nên giá bán sẽ có tính thêm chi phí vận chuyển, lưu kho - Chỉ số đơn về lượng bán: Bàn BB 25 li (VN): lần. Lượng bán của mặt hàng bàn BB 25 li tại thị trường Hà Nội cao hơn so với thị trường Hồ Chí Minh 9,26%, tương đương 15 bộ. ta thấy lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh không tương đồng, có hàng có lượng bán nhiều, có hàng có lượng bán ít. b. Chỉ số tổng hợp: - Chỉ số tổng hợp về giá: Ta có: Trong đó: piA: giá từng mặt hàng ở thị trường Hà Nội. piB: giá từng mặt hàng ở thị trường Hồ Chí Minh. Q = qiA + qiB : tổng lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở hai thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. IpA/B = 5787872558770270 = 0,9848 lần. Ta thấy giá các mặt hàng ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn 1.52%. - Chỉ số tổng hợp về sản lượng: Quyền số là giá trung bình của từng mặt hàng tính chung cho 2 thị trường Ta có: Với => Qua đó, ta thấy lượng hàng bán được của các mặt hàng ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn 20.83%. c. Chỉ số tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm: Để phân tích rõ hơn sự tác động của từng nhóm sản phẩm làm doanh thu của công ty ở 2 thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khác nhau như thế nào ta tính chỉ số cho từng nhóm sản phẩm này: - Nhóm mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh: + Chỉ số tổng hợp về giá bán: ==0.9896 lần. Qua đó, ta thấy giá các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 1.52%. + Chỉ số tổng hợp về sản lượng: Iq(A/B) = = 0.774 lần. Qua đó, ta thấy lượng bán của các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 22.6%. => Do giá và sản lượng ở thị trường Hà Nội thấp hơn so với ở thành phố Hồ Chí Minh nên doanh thu của công ty ở Hà Nội ít hơn ở thành phố Hồ Chí Minh một lượng là: 24170580 – 3159160 = -7421110 (nghìn đồng) Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy giá của tất cả các sản phẩm của công ty trong năm 2012 tại thị trường Hà Nội thấp hơn thị trường TP.HCM nên doanh thu của công ty ở Hà Nội thấp hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. - Nhóm mặt hàng làm doanh thu của Hà Nội nhiều hơn so với thành phố Hồ Chí Minh: + Chỉ số tổng hợp giá: IpA/B = = 0,8820 lần. Qua đó, ta thấy giá các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 11.8% + Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ: IqA/B = = 1.2155 lần. Qua đó, ta thấy lượng bán của các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội nhiều hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 21.55%. => Giá bán của công ty ở Hà Nội tuy vẫn thấp hơn giá bán ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng lượng hàng tiêu thụ của công ty ở Hà Nội lại nhiều hơn ở thành phố Hồ Chí Minh nên doanh thu ở thị trường Hà Nội nhiều hơn ở thành phố Hồ Chí Minh là: 1256412 – 1171770 = 84642 (nghìn đồng) 2.2.2.2. Chỉ số không gian năm 2013: a. Chỉ số đơn: - Chỉ số đơn về giá bán: Ta thấy giá của thị trường Hà Nội hầu hết thấp hơn so với thị trường Hồ Chí Minh trừ bóng chuyền VB 7400. Nguyên nhân vẫn là do công ty chưa có xưởng sản xuất ở trong miền Nam, do vậy sản phẩm của công ty buộc phải chuyển từ Bắc vào Nam nên giá bán sẽ có tính thêm chi phí vận chuyển, lưu kho - Chỉ số đơn về sản lượng: Ta thấy lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty ở Hà Nội so với Hồ Chí Minh không tương đồng, có hàng có lượng bán nhiều, có hàng có lượng bán ít. b. Chỉ số tổng hợp: - Chỉ số tổng hợp về giá: Giá các mặt hàng ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2013 thấp hơn 0.75% - Chỉ số tổng hợp về sản lượng: Lượng bán các mặt hàng trong năm 2013 của Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh ít hơn 2.72%. c. Chỉ số tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm: Để phân tích rõ hơn sự tác động của từng nhóm sản phẩm làm doanh thu của công ty ở 2 thị trường HN và TP.HCM khác nhau như thế nào ta tính chỉ số cho từng nhóm sản phẩm này. - Nhóm mặt hàng làm doanh thu của Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh: + Chỉ số tổng hợp về giá: Ip(A/B) = = 0.9971 lần. Qua đó, ta thấy giá các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 0.29% + Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ: = 0.9652 lần. Qua đó, ta thấy lương bán của các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 3.48 % => Doanh thu của công ty ở Hà Nội thấp hơn ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn là do giá bán và lượng hàng tiêu thụ ở Hà Nội thấp hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể doanh thu ở Hà Nội thấp hơn doanh thu ở thành phố Hồ Chí Minh là: 28317402- 29519140= -1201738(nghìn đồng) - Nhóm làm doanh thu ở Hà Nội nhiều hơn ở thành phố Hồ Chí Minh: + Chỉ số tổng hợp về giá: IpA/B = 0.8548 lần. Qua đó, ta thấy giá các mặt hàng làm doanh thu của thành phố Hà Nội ít hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 14.52% + Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ : IqA/B = 1.3499 lần. Qua đó, ta thấy lượng bán các mặt hàng này đã làm doanh thu của thành phố Hà Nội nhiều hơn so
Luận văn liên quan