Đề tài Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới. Trước khi qua đời, Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta di sản lý luận vô cùng quý giá, thật sự là nguồn trí tuệ to lớn soi sáng công cuộc đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Ngay trong ngày đầu cách mạng Tháng Tám mới thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" [43, tr.225]. Mặc dù bộn bề với trăm công ngàn việc của cuộc kháng chiến cứu nước, nhưng Hồ Chí Minh rất quan tâm, đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người. Những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá; phát triển kinh tế tập thể, xã hội hoá nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, không những có ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được các cấp bộ Đảng và chính quyền vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều mặt bất cập, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nhỏ, phân tán, trình độ khoa học công nghệ thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản nước ta trên thị trường thế giới yếu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thu nhập của nông dân thấp.

doc110 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới. Trước khi qua đời, Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta di sản lý luận vô cùng quý giá, thật sự là nguồn trí tuệ to lớn soi sáng công cuộc đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Ngay trong ngày đầu cách mạng Tháng Tám mới thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" [43, tr.225]. Mặc dù bộn bề với trăm công ngàn việc của cuộc kháng chiến cứu nước, nhưng Hồ Chí Minh rất quan tâm, đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người. Những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá; phát triển kinh tế tập thể, xã hội hoá nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất trong nông nghiệp là mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, không những có ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được các cấp bộ Đảng và chính quyền vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều mặt bất cập, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nhỏ, phân tán, trình độ khoa học công nghệ thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản nước ta trên thị trường thế giới yếu, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, thu nhập của nông dân thấp. Quảng Ngãi, một tỉnh duyên hải miền Trung, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng tương đối ổn định, tự đảm bảo được lương thực và bước đầu hình thành được một số vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn từng bước được tăng cường. Song, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn lạc hậu và chuyển dịch chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, quy mô sản xuất quá nhỏ bé, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn nhiều hạn chế. Việc quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên chưa tốt. Phần lớn các hợp tác xã sau chuyển đổi hoạt động cầm chừng kém hiệu quả, kinh tế cá thể nhỏ bé, manh mún. Đời sống của người dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ. Những hạn chế của sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng trước hết là do chưa nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoạt động thực tiễn. Tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng rút ra 5 bài học lớn, trong đó bài học đầu tiên là: Trong quá trình đổi mới cần phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của Đảng. Đặc biệt là tháng 12 năm 2003 Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành một môn học chính thức vào giảng dạy trong các trường cao đẳng và đại học của cả nước. Như vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận, nâng cao trình độ nhận thức phục vụ cho công tác giảng dạy và góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển trong tình hình hiện nay là cần thiết. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Kể từ sau Đại hội VII của Đảng, đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan, ban ngành và các nhà khoa học trong và ngoài nước. Liên quan đến nội dung luận văn nghiên cứu hiện nay đã có một số công trình chủ yếu được công bố như : - “Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế” của TS Phạm Ngọc Anh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. - “Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Huy Oánh, Nxb CTQG, Hà Nội năm 2004. - "Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam" Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang, Nxb Nông nghiệp năm 1999. - "Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới" của TS Trương Minh Dục, Nxb Đà Nẵng năm 2006. - “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta” của Hà Lệ Hằng - Lê Thị Anh Đào đã đăng trên Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 5 năm 2003. - “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp” của Hà Lệ Hằng đăng trên Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2 năm 2004. Hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về việc vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi. Những công trình trên đây có giá trị to lớn về lý luận, song cũng chỉ là sự mở đầu, có tính chất khai phá, nêu lên vấn đề để luận văn của tác giả tiếp tục kế thừa, phân tích sâu hơn và đưa ra giải pháp vận dụng thúc đẩy thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở địa phương Quảng Ngãi. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Một là: Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sản xuất nông nghiệp và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua nói chung, tỉnh Quảng Ngãi trong nói riêng để từ đó nâng cao nhận thức phục vụ cho công tác giảng dạy hiện nay của bản thân. Hai là: Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày, luận giải làm sáng tỏ những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, về phát triển kinh tế tập thể, xã hội hoá nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp. - Phân tích, đánh giá quá trình vận dụng những tư tưởng đạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp vào trong thực tiễn đổi mới ở nước ta nói chung, nhất là trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, khẳng định những thành tựu đã đạt được, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong việc vận dụng những tư tưởng đó ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn chuyên ngành kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ 1995 - 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng dựa vào phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ yếu là sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, đối chiếu thực tế và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác của khoa kinh tế chính trị học. Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là các tác phẩm kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng, các tác phẩm tiêu biểu các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm và tài liệu có liên quan của các cơ quan, ban ngành. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đã góp phần luận giải làm sáng tỏ, sâu sắc những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp. Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn đã đề xuất được những giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp của Quảng Ngãi chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Luận văn góp phần đổi mới, hoàn thiện các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở trên địa bàn của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết. Chương1 NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ VẬN DỤNG NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người. Những tư tưởng kinh tế nói chung, về phát triển nông nghiệp nói riêng của Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng về phát triển nông nghiệp của Hồ Chí Minh đã và đang là những cơ sở lý luận cho đường lối phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng của Đảng ta. 1.1. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện là một trong những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp. Vấn đề này được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nông dân. Sản xuất nông nghiệp toàn diện theo quan niệm của Hồ Chí Minh: Thứ nhất, có ngành trồng trọt phát triển toàn diện, bao gồm cả trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ. Về trồng cây lương thực, tập trung phát triển cây lương thực, vì nó giải quyết nhu cầu cấp thiết về "cái ăn" cho đồng bào. Trong các cây lương thực, Người nói nhiều đến việc trồng lúa, coi cây lúa là chính; song Người cũng rất chú trọng các loại cây hoa màu khác để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi. Bởi vì hoa màu không những là cây lương thực quý của người, mà còn dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; thiếu hoa màu chăn nuôi sẽ kém phát triển. Người coi trọng cây hoa màu đến mức dành hẳn một số bài báo đăng trên Báo Nhân Dân để cổ động, khuyến khích bà con nông dân trồng cây hoa màu. Về trồng cây công nghiệp, khi đi thăm và chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Đông, Nghệ An, Thanh Hoá,...Người yêu cầu cần phải chú ý phát triển cây công nghiệp, bởi vì cây công nghiệp không đạt được kế hoạch thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất công nghiệp. Trong các cây công nghiệp, Người rất quan tâm đến cây bông, cây dâu tằm, vì đây là những cây nguyên liệu làm sợi cho ngành dệt vải, giải quyết "cái mặc" cho đồng bào. Sau cây bông, cây dâu tằm Người còn nói nhiều đến cây cà phê, cây lạc, cây vừng, cây mía, cây chè,...vì nước ta có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho các loại cây nầy phát triển, đồng thời đó là những cây vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa là nguồn hàng xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ và máy móc. Về trồng cây ăn quả, Người rất chú ý đến đời sống nông dân, khi đến những nơi có điều kiện, Người đều nhắc nhở trồng cây ăn quả. Người quan tâm đến từng chi tiết đối với người lao động, Người còn nhắc đến cả việc trồng ớt để ăn. Về trồng cây lấy gỗ, đối với nông dân ở đồng bằng Người động viên phải ra sức trồng cây, vì sau nầy không những sẽ có đủ gỗ làm nhà, đóng giường, bàn ghế, làm nông cụ, mà còn góp phần làm cho nước ta phong cảnh ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn. Đối với thanh niên Người chỉ rõ trồng cây đó là nguồn lợi kinh tế lớn. Theo tính toán của Người, mỗi thanh niên trồng 3 cây, mỗi cây 3 đồng, trong 5 năm 8 triệu thanh niên miền Bắc sẽ thu hoạch được một số tiền rất lớn là 360 triệu đồng, có thể xây dựng được tám nhà máy cơ khí loại khá. Chính vì lợi ích to lớn, nhiều mặt của việc trồng cây mà Người đã phát động phong trào Tết trồng cây và viết nhiều bài báo để cổ động nhân dân tạo nên một phong tục "Tết trồng cây" tốt đẹp ở nước ta. Thứ hai, có ngành chăn nuôi phát triển. Tại hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 1959, Người yêu cầu phải phát triển mạnh chăn nuôi để có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm phân bón. Chăn nuôi không những là nguồn thực phẩm quan trọng mà còn cung cấp phân bón cho trồng trọt. Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau. Trong chăn nuôi, Người chú trọng chăn nuôi trâu, bò, lợn vì trâu, bò, lợn là nguồn lợi lớn, lại là một nguồn phân bón tốt cho ruộng nương. Đi liền với việc khuyến khích phát triển chăn nuôi, nhiều lần Người nhắc nhở không được lạm sát trâu bò, vì vừa làm giảm sức kéo, vừa gây ra tệ nạn ăn uống lãng phí. Thứ ba, có ngành lâm nghiệp phát triển. Hồ Chí Minh không chỉ chú ý đến việc trồng cây lấy gỗ ở đồng bằng, mà còn luôn nhắc nhở bà con các dân tộc miền núi trồng rừng và bảo vệ rừng, bởi vì cây và rừng là nguồn lợi lớn. Nhiều lần Người nhắc lại câu tục ngữ "Rừng vàng biển bạc" và căn dặn "Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta" [49, tr.321]. Người còn chỉ rõ nguy cơ tác hại nhiều mặt của nạn phá rừng. Phá rừng sẽ dẫn đến lụt lội, trôi đất, mất nước, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống. Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng thì khó phải mất nhiều công của và thời gian. Đi liền với việc trồng rừng, bảo vệ rừng là việc khai thác nguồn lợi từ rừng. Việc khai thác lâm thổ sản từ rừng là hết sức cần thiết vì lợi ích kinh tế to lớn của nó. Nhưng việc khai thác không hợp lý sẽ để lại hậu quả nặng nề, vì vậy việc khai thác rừng phải có kế hoạch thật hết sức chu đáo, phải chấm dứt tình trạng khai thác rừng bừa bãi. Thứ tư, có ngành thuỷ, hải sản phát triển. Nước ta có tiềm năng thế mạnh về biển, do đó Người động viên nhân dân cần phải ra sức đẩy mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển mạnh các nguồn lợi hải sản. Nước ta người nông dân vốn sống chủ yếu bằng nghề trồng cây lúa nước. Sự kết hợp giữa trồng lúa nước với nuôi các loại thuỷ, hải sản trong vườn, ao, hồ, ruộng, sông suối, biển là rất phù hợp, vừa phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện để cải thiện đời sống nhân dân rất tốt. Khi đến những nơi có điều kiện thuận lợi, Người đều nhắc cùng với việc trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi thì phải đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ, hải sản, đặc biệt là phải thả cá. Thứ năm, đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nghề phụ gia đình. Theo Người, miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập, do đó Người yêu cầu cần phải phát triển thích đáng kinh tế phụ gia đình của xã viên. Khai thác mảnh vườn, mở mang nghề phụ là rất phù hợp và cần thiết để giải quyết công ăn việc làm nâng cao đời sống cho bà con nông dân ở nông thôn, và đây cũng là một yêu cầu khách quan bức thiết hiện nay để từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ sáu, phát triển nền nông nghiệp theo mô hình sản xuất hàng hoá, mạnh mẽ và vững chắc. Hồ Chí Minh quan niệm nền nông nghiệp toàn diện không phải là nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự sản tự tiêu, mà đó là một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển, có quy mô lớn, có quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. Khi thăm và nói chuyện với đồng bào xã Đại Nghĩa (Hà Đông), Người chỉ rõ: "Trong kế hoạch 5 năm còn nói đến việc bắt đầu khoanh vùng nông nghiệp. Như nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất lúa là chính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản xuất chè là chính,v.v...Làm như vậy thì sẽ sử dụng một cách hợp lý và có lợi nhất của cải giàu có của đất nước ta và sức lao động dồi dào của nhân dân ta. Làm như vậy thì sau nầy dùng máy cũng dễ và tiện" [49, tr.407]. Người coi đây là điều kiện tiền đề, là bước chuẩn bị đầu tiên để xây dựng, phát triển một nền sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện? Sở dĩ Người coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, là vì phát triển nông nghiệp toàn diện không những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cái mặc, chỗ ở, ổn định và cải thiện được đời sống cho nhân dân, mà còn vì phát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp mạnh mẽ và bền vững. Như chúng ta đã biết, trong trồng trọt bao gồm nhiều loại cây khác nhau, nếu biết trồng xen canh, gối vụ thì vừa tận dụng được đất đai mà còn làm cho năng suất từng loại cây trồng tăng lên. Trong nông nghiệp còn có chăn nuôi, sự phát triển trồng trọt đa dạng sẽ đẩy mạnh được chăn nuôi. Chăn nuôi phát triển thì lại có nhiều phân bón để đẩy mạnh trồng trọt. Sự phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi sẽ làm cho bản thân ngành nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm, ngư nghiệp. Nếu phát triển cả lâm, ngư nghiệp thì sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển mạnh, bền vững và có đóng góp to lớn cho việc tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế. Nông nghiệp toàn diện còn bao gồm các ngành nghề phụ, ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Việc phát triển ngành nghề bổ sung cho nông nghiệp sẽ làm cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống nông dân. Phát triển ngành nghề sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần công nghiệp, dịch vụ, giảm dần nông nghiệp. Phát triển ngành nghề sẽ hình thành yêu cầu và điều kiện thúc đẩy việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, có cơ cấu kinh tế nội bộ ngành hợp lý, cân đối, hài hoà, bổ sung cho nhau cùng phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế cao và bền vững. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, cải tiến nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền sản xuất nhỏ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVANTOTNGHIEP21.12.doc
  • docbia moi.doc
Luận văn liên quan