Đề tài Vận hành kinh tế nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong điều kiện thị trường điện

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có tiền thân là Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, là một Công ty chuyên sản xuất Điện năng từ nhiên liệu than thiên nhiên. Công ty thuộc địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách thủ đô Hà Nội 56Km về phía Đông bắc, sát góc phía Bắc đường 18 và tả ngạn sông Thái Bình. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được thành lập theo QĐ số 22 ĐL/TCCB của Bộ Điện lực vào ngày 26/04/1982 là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc công ty điện lực 1, sau đó công ty được khởi công xây dựng ngày 17.05.1980 với công suất 440MW, gồm 4 tổ tua bin máy phát và 8 lò hơi theo khối hai lò - một máy, mỗi máy 110MW. Công ty Nhiệt điện Phả Lại có nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải mạnh trong thập kỷ 80. Từ năm 1989 đến 1993, sản lượng điện của nhà máy giảm dần do các tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt hoà vào lưới điện miền Bắc. Từ năm 1994, khi có đường dây 500kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống điện trong cả nước, nhà máy nhiệt điện Phả Lại được tăng cường khai thác. Kể từ ngày 01/04/1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 121NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ Năng lượng), hạch toán phụ thuộc. Nhà máy điện Phả Lại hoạt động theo pháp luật, theo điều lệ tổ chức và theo quy chế quản lý của EVN. Giám đốc nhà máy là người lãnh đạo chịu trách nhiệm về mọi mặt trước Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và pháp luật. Ngoài ra còn có hai Phó giám đốc giúp việc về vận hành và sửa chữa. Bên dưới là các phòng ban tham mưu, các đơn vị trực tiếp trong dây chuyền sản xuất và các đơn vị phụ trợ sản xuất.

doc70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận hành kinh tế nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong điều kiện thị trường điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP KINH TẾ NHÀ MÁY ĐIỆN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Mạnh. Lớp: D2-Quản Lý Năng Lượng. Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại Nội Dung Thực Tập: Tìm hiểu công nghệ sản xuất điện, các thông số kỹ thuật của tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại Công nghệ sản xuất, chủng loại tuabin, máy phát, lò hơi. Sơ đồ nguyên lý Nhà máy Nhiệt điện (sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động). Các loại công suất, điện năng sản xuất, hệ số tự dùng, các chỉ tiêu về sử dụng thiết bị, chi tiết vận hành và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Tìm hiểu về đặc tính năng lượng của các thiết bị chính trong Nhà máy. Đặc tính năng lượng của tuabin (những thông số cơ bản, nguyên lý hoạt động, hệ thống bảo vệ tự ngừng,..đường đặc tính tiêu hao năng lượng). Đặc tính năng lượng của lò hơi (sơ đồ lò máy, những thông số cơ bản, đặc điểm cấu tạo bản thể lò, đường đặc tính tiêu hao năng lượng). Nhiệm vụ của Nhà máy Nhiệt điện trong hệ thống. Các loại chi phí trong Nhà máy (chỉ số kinh tế). Chi phí nhiên liệu. Chi phí khởi động . Chi phí chạy không tải. Chi phí vận hành bảo dưỡng (O & M). Chi phí khác. Vận hành kinh tế Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nhiệm vụ của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại trong hệ thống. Vị trí của các tổ máy trên đồ thị phụ tải hệ thống điện. Phân phối tối ưu phụ tải giữa các tổ máy trong nhà máy (khi các tổ máy làm việc song song, tổ máy làm việc không đồng thời). Vận hành kinh tế Nhà máy Nhiệt điện trong điều kiện thị trường điện. Tìm hiểu vai trò của Nhà máy khi vận hành thị trường điện. Mục tiêu của Nhà máy trong thị trường điện cạnh tranh. Sự sẵn sàng của Nhà máy để tham gia gia vào thị trường điện. Mở Đầu Được phân công thực tập nhận thức tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại, trong thời gian học hỏi tại đây em đã tìm hiểu và nắm được những điều cơ bản về hoạt động của nhà máy, từ quá trình sản xuất điện cho tới phân phối điện như công nghệ sản xuất điện, đặc tính năng lượng của các thiết bị chính trong nhà máy, các loại chi phí, …. Trong thời gian thực tập tại nhà máy, được sự quan tâm của các cán bộ và nhân viên trong nhà máy và thầy giáo hướng dẫn. Đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập nhận thức theo đúng yêu cầu nhà trường và khoa đề ra. Trong bản báo cáo này em chỉ tóm tắt, sơ lược những kiến thức, hiểu biết của mình trong thời gian học tập tại nhà máy. Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo này, rất mong được sự chỉ bảo của các cán bộ nhân viên trong nhà máy và các thầy cô giáo để bài báo cáo này của em được hoàn thiện. Em xin trân thành cảm ơn! Hải Dương tháng 11 năm 2010 Sinh Viên Nguyễn Hữu Mạnh NỘI DUNG: Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Chương 2: Công nghệ sản xuất điện, các thông số kỹ thuật của tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Công nghệ sản xuất, chủng loại tuabin, máy phát, lò hơi. Sơ đồ nguyên lý Nhà máy Nhiệt điện (sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động). Các loại công suất, điện năng sản xuất, hệ số tự dùng, các chỉ tiêu về sử dụng thiết bị, chi tiết vận hành và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chương 3: Đặc tính năng lượng của các thiết bị chính trong nhà máy. Đặc tính năng lượng của tuabin (những thông số cơ bản, nguyên lý hoạt động, hệ thống bảo vệ tự ngừng,..đường đặc tính tiêu hao năng lượng). Đặc tính năng lượng của lò hơi (sơ đồ lò máy, những thông số cơ bản, đặc điểm cấu tạo bản thể lò, đường đặc tính tiêu hao năng lượng). Nhiệm vụ của Nhà máy Nhiệt điện trong hệ thống. Chương 4 : Các loại chi phí trong Nhà máy (chỉ số kinh tế). Chi phí nhiên liệu. Chi phí khởi động. Chi phí chạy không tải. Chi phí vận hành bảo dưỡng (O & M). Chi phí khác. Chương 5: Vận hành kinh tế Nhà máy Nhiệt điện trong điều kiện thị trường điện. Vai trò của Nhà máy khi vận hành thị trường điện. Mục tiêu của Nhà máy trong thị trường điện cạnh tranh. Sự sẵn sàng của Nhà máy để tham gia gia vào thị trường điện. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN. Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Giới thiệu về công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Lịch sử phát triển.  Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có tiền thân là Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, là một Công ty chuyên sản xuất Điện năng từ nhiên liệu than thiên nhiên. Công ty thuộc địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách thủ đô Hà Nội 56Km về phía Đông bắc, sát góc phía Bắc đường 18 và tả ngạn sông Thái Bình. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được thành lập theo QĐ số 22 ĐL/TCCB của Bộ Điện lực vào ngày 26/04/1982 là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc công ty điện lực 1, sau đó công ty được khởi công xây dựng ngày 17.05.1980 với công suất 440MW, gồm 4 tổ tua bin máy phát và 8 lò hơi theo khối hai lò - một máy, mỗi máy 110MW. Công ty Nhiệt điện Phả Lại có nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải mạnh trong thập kỷ 80. Từ năm 1989 đến 1993, sản lượng điện của nhà máy giảm dần do các tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt hoà vào lưới điện miền Bắc. Từ năm 1994, khi có đường dây 500kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống điện trong cả nước, nhà máy nhiệt điện Phả Lại được tăng cường khai thác. Kể từ ngày 01/04/1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 121NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ Năng lượng), hạch toán phụ thuộc. Nhà máy điện Phả Lại hoạt động theo pháp luật, theo điều lệ tổ chức và theo quy chế quản lý của EVN. Giám đốc nhà máy là người lãnh đạo chịu trách nhiệm về mọi mặt trước Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và pháp luật. Ngoài ra còn có hai Phó giám đốc giúp việc về vận hành và sửa chữa. Bên dưới là các phòng ban tham mưu, các đơn vị trực tiếp trong dây chuyền sản xuất và các đơn vị phụ trợ sản xuất. Ngày 30/03/2005 Bộ Công nghiệp có Quyết định số 16/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán độc lập - thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 18/05/2005 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV-EVN-TCKT hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành Công ty hạch toán độc lập, công ty TNHH một thành viên, theo đó Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/07/2005. Ngày 8/6/1998 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 được khởi công xây dựng trên mặt bằng còn lại của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 có tổng công suất 600 MW gồm 2 tổ máy mỗi tổ có công suất 300 MW, sản lượng điện hàng năm 3,68 tỷ kWh; lượng than tiêu thụ 1,6 triệu tấn/năm; tổ máy 1 vận hành vào đầu năm 2001 và hoàn thành công trình vào quý 3 năm 2001. Phả Lại 2 là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết bị hiện đại được thiết kế và xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường. Khi hoàn thành, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 cùng với Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng cường đáng kể công suất của hệ thống điện Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng, đẩy mạnh chương trình điện khí hoá toàn quốc. Ngày 30/03/2005 Bộ Công nghiệp có quyết định số 14/2005QĐ-BCN/TCCB chuyển nhà máy nhiệt điện Phả Lại thành công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại hạch toán độc lập thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam. Đến ngày 26/01/2006 chuyển thành công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: Hoạt động sản xuất, kinh doanh điện. Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện. Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình điện. Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư phụ tùng cơ - nhiệt điện. Đầu tư các công trình nguồn và lưới điện. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện. Bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện. Thời gian hòa lưới điện quốc gia các tổ máy. Ngày 28/10/1983, tổ máy số 1 với công suất thiết kế 110 MW hòa lưới điện quốc gia. Ngày 01/09/1984, tổ máy số 2 với công suất thiết kế 110 MW hòa lưới điện quốc gia. Ngày 12/12/1985, tổ máy số 3 với công suất thiết kế 110 MW hòa lưới điện quốc gia. Ngày 29/11/1986, tổ máy số 4 với công suất thiết kế 110 MW hòa lưới điện quốc gia. Ngày 19/10/2001, tổ máy số 5 với công suất thiết kế 300 MW hòa lưới điện quốc gia. Ngày 18/05/2002, tổ máy số 6 với công suất thiết kế 300 MW hòa lưới điện quốc gia. Trình độ công nghệ sản xuất: Dây chuyền 1: - Lò hơi: + Kiểu: БKZ-220-110-10C + Năng suất hơi: 220 tấn/h + Áp lực hơi: 100 kg/cm2 + Nhiệt độ hơi quá nhiệt: 540ºC + Hiệu suất thô của lò: 86,05% + Nước sản xuất: Liên Xô - Tuabin: + Kiểu: K100-90-7 + Công suất định mức: 100MW + Áp suất hơi nước: 80 kg/cm2 + Nhiệt độ hơi nước: 535ºC + Nước sản xuất: Liên Xô - Máy phát: + Kiểu: TBФ 120-2T3 + Công suất: 120MW + Nước sản xuất: Liên Xô Mỗi tổ máy đã được đại tu 4 lần, riêng tổ máy 1 đã được đại tu 5 lần. Dây chuyền 2: Có 2 tổ máy với công suất mỗi tổ máy là 300 MW, được thiết kế và lắp đặt hệ thống điều khiển phân tán Distributed Control System (DCS) tự động 100%. Đây là một công nghệ điều khiển mới có độ tin cậy cao, tiên tiến và hiện đại. Thiết bị chính chủ yếu của các nước G7. - Lò hơi: + Kiểu: Than phun, có QNTG, ngọn lửa chữ W + Năng suất hơi: 875 tấn/h + Áp lực hơi: 174,1 kg/cm2 + Nhiệt độ hơi quá nhiệt: 541ºC + Hiệu suất thô của lò: 88,5% + Nước sản xuất: Anh - Tuabin: + Kiểu: 270 T-422/423 + Công suất định mức: 300MW + Áp suất hơi nước: 169 kg/cm2 + Nhiệt độ hơi nước: 538ºC + Nước sản xuất: Mỹ - Máy phát: + Kiểu: 290T 422/423 + Công suất: 300MW + Nước sản xuất: Mỹ Khả năng có thể huy động được công suất tối đa theo thiết kế. Mỗi tổ máy ở dây chuyền 1 gồm: 1 máy phát điện + 1 tuabin + 2 lò hơi; còn mỗi tổ máy ở dây chuyền 2 bao gồm: 1 máy phát điện + 1 tuabin + 1 lò hơi. Do vậy đối với dây chuyền 1 khi cả 2 lò làm việc hết công suất thì tổ máy đạt công suất max hay đầy tải (từ 100 đến 105MW). Khi 1 lò bị sự cố thì tải không quá 50%. Chương 2: Công nghệ sản xuất điện, các thông số kỹ thuật của tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Công nghệ sản xuất, chủng loại tuabin, máy phát, lò hơi. Thông số kỹ thuật nhà máy nhiệt điện Phả Lại: THÔNG SỐ THIẾT KẾ  DÂY CHUYỀN 1  DÂY CHUYỀN 2   CÔNG SUẤT THIẾT KẾ  440 MW  600 MW   SẢN LƯỢNG ĐIỆN (6'500 GIỜ/NĂM)  2,86 tỷ kWh / năm  3,68 tỷ kWh / năm   TỶ LỆ ĐIỆN TỰ DÙNG  10,15 %  7,2 %   HIỆU SUẤT KHỬ BỤI  99,2 %  99,78%   LÒ HƠI  Kiểu  БКЗ-220-100-10C  Than phun, có QNTG, ngọn lửa hình chữ W    Năng suất hơi  220 T/h  875 T/h    Áp lực hơi  100 kg/cm2  174,1 kg/cm2    Nhiệt độ hơi quá nhiệt  540 0C  541 0C    Hiệu suất thô của lò  86,05 %  88,5%   TUA BIN  Kiểu  K-100-90-7  270T 422/423    Công suất định mức  110MW  300 MW    Áp suất hơi nước  90 kg/cm2  169 kg/cm2    Nhiệt độ hơi nước  535 0C  538 0C   MÁY PHÁT ĐIỆN  Kiểu  ТВФ-120-2T3  290T 422/423    Công suất  120 MW  300 MW   THAN  Lượng than tiêu thụ  1'586'000 T/năm  1'644'000 T/năm    Nhiệt trị than  5'035 kCal/kg than  5'080 kCal/kg than    Suất hao than tiêu chuẩn  439 g/kWh  420 g/kWh   ỐNG KHÓI  Cao  200 m  200 m    Đường kính miệng thoát  7,2 m  Phần bê tông Ф12,7m Ống thép cho mỗi lò Ф4,5 m   Sơ đồ công nghệ phát điện nhà máy: Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có quá trình sản xuất liên tục 24/24 giờ, quy trình công nghệ được khái quát như sau: - Than được đưa về từ đường sông và đường sắt, được cho vào kho than nguyên hoặc chuyển thẳng lên hệ thống nghiền than bằng hệ thống băng tải. - Than bột được phun vào lò hơi cùng với dầu bằng các ống phun. Trong lò hơi than và dầu được đốt cháy làm nước bốc hơi và nâng nhiệt độ hơi nước lên nhiệt độ quy định (hơi quá nhiệt), từ đó hơi quá nhiệt được đưa sang làm quay tuabin và tuabin kéo máy phát điện quay và phát ra điện. - Điện được đưa vào trạm điện và hòa vào lưới điện Quốc gia. - Tuabin và máy phát được làm mát bằng hydro. - Nước được bơm từ trạm bơm tuần hoàn, một phần cung cấp cho hệ thống xử lý nước và hệ thống điện phân, nước còn lại sau khi làm mát bình ngưng được đưa ra sông bằng kênh thải.   Các loại công suất, điện năng sản xuất, hệ số tự dùng, các chỉ tiêu về sử dụng thiết bị, chi tiết vận hành và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Công suất tác dụng cực tiểu của tổ máy    - Dây chuyền 1  37 MW/1tổ máy - 1lò   - Dây chuyền 2  220 MW/1tổ máy.   . Tốc độ tăng công suất tối đa của tổ máy    - Dây chuyền 1  3 MW/phút   - Dây chuyền 2  3 MW/phút   . Tốc độ giảm công suất tối đa của tổ máy    - Dây chuyền 1  3 MW/phút   - Dây chuyền 2  3 MW/phút   . Thời gian chạy máy tối thiểu sau khi đã nối lưới  120 phút (2 giờ)   . Thời gian ngừng máy tối thiểu sau khi đã ngừng máy  4320 phút (72 giờ)   . Thời gian khởi động tổ máy theo từng trạng thái nóng, ấm, nguội    * Ngừng hoàn toàn    - Dây chuyền 1    + Khởi động khối ở trạng thái lạnh (thời gian ngừng khối > 72 giờ)  300 phút (5 giờ).   + Khởi động khối ở trạng thái chưa nguội hẳn (thời gian ngừng khối < 72 giờ)  240 phút (4 giờ.)   + Khởi động khối ở trạng thái nóng (thời gian ngừng khối < 8 giờ)  180 phút (3 giờ.)   - Dây chuyền 2    + Khởi động khối ở trạng thái lạnh (thời gian ngừng máy > 125 giờ)  1880 phút (30 giờ).   + Khởi động khối ở trạng thái chưa nguội hẳn (thời gian ngừng máy từ 36 đến 125 giờ)  1080phút (18 giờ).   + Khởi động khối ở trạng thái nóng (thời gian ngừng máy < 36 giờ)  720 phút (12 giờ).   * Đang chạy không tải    + Dây chuyền 1  4 phút   Dây chuyền 2:Trường hợp giữ được lò và giữ được tải tự dùng thì thời gian cần thiết để hòa lại lưới là 120 phút (2 giờ), nếu không giữ được lò và tải tự dùng thì thời gian cần thiết để khởi động và hòa lưới là 480 phút (8 giờ) KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THIẾT BỊ CHÍNH NĂM 2011   Đơn vị tính: Ngày   Tháng Thiết bị  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12    Lò 1A  31  28  24  30  31  23  31  31  23  31  30  24    Lò 1B  31  28  24  30  31  23  31  31  23  31  30  24    Tua bin 1  31  28  31  30  31  23  31  31  30  31  30  24    Lò 2A  0  0  0  0  0  0  31  31  30  24  30  31    Lò 2B  0  0  0  0  0  0  31  31  30  24  30  31    Tua bin 2  0  0  0  0  0  0  31  31  30  24  30  31    Lò 3A  31  21  31  30  24  30  31  24  30  31  23  31    Lò 3B  31  21  31  30  24  30  31  24  30  31  23  31    Tua bin 3  31  28  31  30  24  30  31  31  30  31  23  31    Lò 4A  31  28  24  30  31  30  0  31  30  24  30  31    Lò 4B  31  28  24  30  31  30  0  31  30  24  30  31    Tua bin 4  31  28  31  30  31  30  0  31  30  24  30  31    Lò 5  0  28  31  30  31  20  31  31  30  31  30  21    Tua bin 5  0  28  31  30  31  20  31  31  30  31  30  21    Lò 6  31  18  31  30  31  30  31  0  0  0  30  31    Tua bin 6  31  18  31  30  31  30  31  0  0  0  30  31    Tổng số ngày VH lò DC1  186  154  158  180  172  166  186  234  226  220  226  234  37.5   Tổng số ngày VH lò DC2  31  46  62  60  62  50  62  31  30  31  60  52    SL điện SX (MWh)  401052.5  465380.8  573123.6  583848.7  519788.5  284726.3  367951.2  413309.8  579759.5  411568.3  632558.6  589702.8  5822771   - Dây chuyền 1(MWh)  202950.6  167669.4  172763.8  196403.8  119428.7  166470  184654  230012.5  222844.3  216688.4  245113.7  254587.5    - Dây chuyền 2(MWh)  198101.9  297711.5  400359.8  387445  400359.8  118256.3  183297.2  183297.2  356915.3  194879.9  387445  335115.3    Công suấtTB lò(MW)DC1  45.84899  45.83009  46.01513  45.86194  29.1966  42.18169  41.71557  41.23197  41.37088  41.33304  45.50519  45.63727    Công suấtTB lò(MW)DC2  280.399  279.1481  276.015  276.2531  276.015  101.7258  126.3683  259.4441  522.9528  275.8385  276.2531  276.8404    Chỉ tiêu  Ước TH 2010  Kế hoạch năm 2011  ĐVtính     Quí I  Quí II  Quí III  Quí IV  Cả năm    Sản lượng điện sản xuất  6435.75  1669.77  1751.255  1111.242  1545.17  6077.437  tr.kWh   - DC1  2556.221  664.6729  682.5538  539.1974  674.4589  2560.883  tr.kWh   - DC2  3879.529  1005.097  1068.701  572.0447  870.7115  3516.554  tr.kWh   SL điện bán cho EVN  4455.963  1501.172  1574.647  997.5862  1388.262  5461.667  tr.kWh   - DC1  1742.449  591.5589  607.4729  479.8857  600.2684  2279.186  tr.kWh   - DC2  2713.513  909.6127  967.1742  517.7005  787.9939  3182.481  tr.kWh   Tỷ lệ điện tự dùng  9.1  9.1  9.11  9.17  9.13  9.12  %   - DC1  9.5  9.5  9.5  9.5  9.5  9.5  %   - DC2  8.85  8.85  8.85  8.85  8.85  8.85  %   Tổn thất máy biến áp  0.98  0.98  0.99  1.06  1.02  1.01  %   - DC1  1.5  1.5  1.5  1.5  1.5  1.5  %   - DC2  0.65  0.65  0.65  0.65  0.65  0.65  %   Suất tiêu hao nhiên liệu          - Dầu FO tính theo điện bán  2.125  1.879831  1.900077  1.981047  1.932388  1.917306  g/kWh   + DC1  3.154  2.5  2.5  2.5  2.5  2.5  g/kWh   + DC2  1.5  1.5  1.5  1.5  1.5  1.5  g/kWh   - Than tiêu chuẩn  378.514  377.1451  379.2177  387.4925  382.5225  380.9803  g/kWh   + DC1  440  440  440  440  440  440  g/kWh   + DC2  338  338  338  338  338  338  g/kWh   Khối lượng dầu FO đốt kèm  12294.487  2927.701  2885.059  1976.265  2682.662  10471.69  tấn   - DC1  7170.864  1478.897  1518.682  1199.714  1500.671  5697.965  tấn   - DC2  5123.623  1448.804  1366.376  776.5507  1181.991  4773.722  tấn   Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhà máy:   Chỉ tiêu  Kế hoạch năm  ĐVtính    2012  2013  2014  2015  KH    Sản lượng điện sản xuất  6108.838  6235.811  5693.822  6072.993  30188.9  tr.kWh   - DC1  2380.17  2470.577  2276.232  2610.572  12298.43  tr.kWh   - DC2  3728.667  3765.233  3417.59  3462.421  17890.47  tr.kWh   SL điện bán cho EVN  5492.796  5606.35  5118.766  5456.9  27136.48  tr.kWh   - DC1  2118.352  2198.814  2025.846  2323.409  10945.61  tr.kWh   - DC2  3374.444  3407.536  3092.919  3133.491  16190.87  tr.kWh   Tỷ lệ điện tự dùng  9.1  9.11  9.11  9.13  9.114013 
Luận văn liên quan