Đề tài Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương - Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch

Hải Dương với vị trí tiếp giáp thủ đô, ngay từ xa xưa mảnh đất này đã có những yếu tố ảnh hưởng tích cực của văn hóa Thăng Long, hội tụ trong mình một đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Hải Dương xưa kia là một vùng đất thuần nông - truyền thống của văn hóa xưa là một nước nông nghiệp, mang tính thời vụ cao, người nông dân chỉ vất vả vào những dịp mùa còn thời gian rảnh rỗi người ta có thể làm những việc khác. Người nông dân Việt Nam với bản tính cần cù sáng tạo đã làm ra những sản phẩm thủ công để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ, không những vậy các sản phẩm này còn rất sinh động và tinh xảo, mang tính thẩm mĩ cao mà nó còn được đem bán trên thị trường. Sự phát triển của xã hội không ngừng tăng, nhu cầu của con người nảy sinh ngày càng nhiều sản phẩm thủ công dần có cơ hội được khai thác và phát triển. Chính vì vậy thu nhập từ sản phẩm thủ công là không nhỏ, thậm chí không thấp hơn nghề trồng lúa vì vậy mà hình thành lên các làng nghề từ một bộ phận nông dân có tay nghề. Do vậy có thể coi làng nghề truyền thống là đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam. Vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng là cái nôi tập trung hội tụ nhiều làng nghề truyền thống: Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình và Hải Dương cũng là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống. Theo nguồn tài liệu lịch sử, trên mảnh đất này đã từng tồn tại và phát triển hơn 100 làng nghề truyền thống khác nhau, sau đó vì nhiều lí do như: chiến tranh, thiên tai, sự cạnh tranh, thay đổi về thị trường nên nhiều làng nghề bị mai một, thất truyền. Hiện nay chỉ còn 36 làng nghề, trong đó có khoảng 10 làng nghề truyền thống còn hoạt động sôi nổi, với nhiều sản phẩm thủ công độc đáo thiết thực luôn đem lại lợi ích kinh tế cao cho người lao động. Và điều đặc biệt quan trọng có ý nghĩa là những sản phẩm thủ công được làm từ chính bàn tay của người nông dân Việt Nam nên có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Hải Dương là tỉnh nằm gần trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc phục vụ cho phát triển du lịch thì làng nghề truyền thống cũng là một thế mạnh của tỉnh. Trong những năm qua du lịch làng nghề đựơc chú trọng phát triển và không nằm ngoài xu hướng và hưởng ứng chương trình hành động phát triển du lịch của cả nước, du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương bắt đầu manh nha. Các chương trình du lịch tới thăm các làng nghề luôn là những chương trình hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tham gia các chương trình du lịch làng nghề, du khách có thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm được làm ra thế như thế nào, chứng kiến bàn tay khéo léo của người thợ hơn nữa được tìm hiểu văn hóa truyền thống của đất nước con người Việt Nam qua góc nhìn văn hóa làng nghề. Chính vì lẽ đó, tỉnh Hải Dương và các công ty du lịch đã có những hoạt động xúc tiến đưa hình ảnh du lịch làng nghề truyền thống tới khách du lịch như tổ chức các chương trình giao lưu tìm hiểu “về với làng gốm Chu Đậu”, “công nhận làng chạm khắc gỗ Đông Giao” là làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh, về với khu du lịch sinh thái động Kính Chủ - làng nghề chạm khắc đá Kính Chủ; “thưởng thức trà cùng bánh đậu xanh, bánh gai Hải Dương” và xây dựng nhiều dự án phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Trên cơ sở tìm hiểu và thấy được những tiềm năng mà các làng nghề mang lại nên tỉnh Hải Dương đã có kế hoạch khôi phục các làng nghề chính vì vậy mà người viết đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương - tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch” nhằm giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu, phản ánh thực trạng đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh trong thời gian tới.

doc96 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương - Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan