Đề tài Về các hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị

Sở hữu là một trong những phương tiện để phát triển nền kinh tế xã hội , nâng cao đời sống nhân dân. Bất kỳ xã hội nào cũng phải xây dựng trên một chế độ sở hữu nhất định, các quy định về nội dung của chế độ sở hữu được thể hiện ra bên ngoài với các quy định về hình thức sở hữu. Thực tế đã chứng minh vai trò của mỗi hình thức sở hữu trong chế độ sở hữu có ý nghĩa và tác dụng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Các quy chế pháp lý đối với mỗi hình thức sở hữu cũng có những nét riêng biệt nên việc phân biệt các hình thức sở hữu khác nhau trong luật dân sự là cần thiết. Hình thức sở hữu là vấn đề rất lớn được Bộ luật Dân sự điều chỉnh nhưng vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, chưa hợp lý.

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Về các hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 8: Về các hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị. ĐẶT VẤN ĐỀ Sở hữu là một trong những phương tiện để phát triển nền kinh tế xã hội , nâng cao đời sống nhân dân. Bất kỳ xã hội nào cũng phải xây dựng trên một chế độ sở hữu nhất định, các quy định về nội dung của chế độ sở hữu được thể hiện ra bên ngoài với các quy định về hình thức sở hữu. Thực tế đã chứng minh vai trò của mỗi hình thức sở hữu trong chế độ sở hữu có ý nghĩa và tác dụng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Các quy chế pháp lý đối với mỗi hình thức sở hữu cũng có những nét riêng biệt nên việc phân biệt các hình thức sở hữu khác nhau trong luật dân sự là cần thiết. Hình thức sở hữu là vấn đề rất lớn được Bộ luật Dân sự điều chỉnh nhưng vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, chưa hợp lý. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các hình thức sở hữu. 1.1. Hình thức sở hữu nhà nước. 1.1.1. Xác lập và chủ thể của sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước là một hình thức có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ thể hiện ở phạm vi tài sản mà nhà nước có quyền sở hữu mà còn thể hiện ở nội dung của hình thức sở hữu này. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu của nhà nước cũng chính là các căn cứ làm xác lập quyền sở hữu của của các chủ thể khác. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hình thức sở hữu nhà nước mà có những căn cứ chỉ phát sinh quyền sở hữu đối với hình thức sở hữu Nhà nước mà không thể làm phát sinh quền sở hữu đối với các chủ thể khác. Ví dụ: đối với các vật bị chôn giấu chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử văn hóa thì thuộc sở hữu nhà nước, Nhà nước được xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trưng mua, tài sản bị tịch thu… Để đảm bảo cho nhà nước pháy huy vai trò của mình trong nền kinh tế đất nước, đảm bảo cho việc ổn định chính trị thì cần phải có một cơ chế pháp lý cụ thể ghi nhận hình thức sở hữu nhà nước và đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các quyền đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, sở hữu nhà nước là một hình thức mang tính xã hội hóa do đó nhà nước không thể thực hiện các hành vi một cách trực tiếp trên thực tế để thực hiện nội dung của quyền sở hữu. Chủ thể của sở hữu Nhà nước là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tại Điều 2 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.” Bên cạnh đó Điều 17 Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân, có quyền đối với các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Như vậy, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân quản lý, nắm giữ, là chủ sở hữu đối với các tài sản được quy định tại Điều 200 BLDS 2005 và Nhà nước thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản đó theo quy định tại Điều 201 BLDS: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước. 2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.” Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự đồng thời là chủ thể đặc biệt của sở hữu nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước một cách gián tiếp, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung quyền cũng như cách thức thực hiện quyền của chủ sở hữu. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như cơ chế giám sát việc thực hiện các quyền này khi giao cho các cơ quan nhà nước thực hiện. 1.1.2. Khách thể của sở hữu nhà nước. Khách thể của sở hữu nhà nước là rất đa dạng và phạm vi khách thể của nhà nước không bị hạn chế . Những tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm nhiều tài sản đặc biệt quan trọng có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng. Trên cơ sở quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992, Điều 200 BLDS năm 2005 quy định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu của nhà nước như sau: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.” Những loại tài sản như đất đai, rừng núi, sông hồ, tai nguyên thiên nhiên,..chỉ có thể thuộc sở hữu nhà nước. Đây là những khách thể đặc biệt của quyền sở hữu nhà nước. Như vậy, phạm vi tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: * Đất đai : Trong Hiến pháp năm 1992( Điều 17), Luật Đất đai ( khoản 1 Điều 5), BLDS ( Điều 200) đều đã khẳng định đất đai là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài Nhà nước thì không có chủ thể nào có quyền sở hữu đối với đất đai. Nhà nước giao đất cho cá nhân, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước,… để sử dụng lâu dài và ổn định. Người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất và các quyên liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, góp vốn,tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. * Rừng, núi, sông, hồ: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng Theo quy định tại khoản 1 Điều 6, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì: “Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng” Tất cả núi, sông, hồ trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhà nước có thể giao cho cá nhân, tổ chức khai thác lợi ích từ núi, sông, hồ nhưng việc khai thác đó phải đảm bảo quy hoạch của Nhà nước và tuân theo các quy định của pháp luật. * Nguồn nước. Nước là một nguồn tài nguyên vô tận được, một trong những yếu tố không thể thiếu được với đời sống của con người. Điều 1 Luật tài nguyên nước năm 1998 quy định: “ Tài nguyên nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.” Tất cả mọi nguồn nước đều thuộc sở hữu nhà nước, các chủ thể khác chỉ có quyền khai thác và sử dụng nguồn nước nhưng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Việc sử dụng nguồn nước phải theo nguyên tắc tiết kiệm và không được gây nguy hại đến nguồn nước nói chung. * Tài nguyên trong lòng đất: Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất , trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản. Tổ chức cá nhân được phép theo quy định của pháp luật có quyền khai thác khoáng sản nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài những nguồn lợi từ đất liền thì những nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời cũng thuộc sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể đầu tư vốn vào các doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật và ngoại giao, quốc phòng, an ninh để các doanh nghiệp cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra thì phần vốn đó cũng thuộc sở hữu Nhà nước. Ngoài những tài sản trên thì các tài sản khác do pháp luật quy định cũng có thể thuộc sở hữu Nhà nước, các di tích lịch sử văn hóa mà nhà nước có quyền sở hữu, di sản thừa kế không có người thừa kế… 1.1.3. Nội dung của sở hữu Nhà nước. * Quyền chiếm hữu. Các tổ chức, công dân thực hiện quyền chiếm hữu của mình bằng cách chiếm giữ trực tiếp hoặc chiếm giữ pháp lý, còn Nhà nước lại thực hiện quyền chiếm hữu tài sản của mình bắng cánh ban hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định các thể lệ kiểm kê tài sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan , doanh nghiệp Nhà nước. Hàng năm hoặc hàng quý, Nhà nước tiến hành kiểm tra tài sản, vật tư, máy móc, vốn và việc sử dụng vốn… mà Nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp quyền quản lí, sử dụng. Nhà nước trao cho các cơ quan chức năng của Nhà nước theo hệ thông dọc : Bộ, ngành hoặc cơ quan quản lí hành chính theo địa hạt trực tiếp ban hành các văn bản như : Chỉ thị, thông tư quy định về việc sử dụng các loại tài sản giao cho các cơ quan đơn vị trực thuộc. Như vậy, Nhà nước chủ yếu thực hiện quyền chiếm hữu của mình bằng việc ban hành các văn bản pháp luật quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước giao cho. * Quyền sử dụng. Nhà nước có quyền khai thác công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình , tuy nhiên việc khai thác lợi ích từ tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước khác với quyền sử dụng của các chủ thể khác. Nhà nước khai thác lợi ích từ tài sản theo quy định của pháp luật và theo một kế hoạch nhất định. Nhà nước thực hiện quyền sử dụng tài sản thông qua việc chuyển giao cho các cơ quan doanh nghiệp nhà nước quản lý và khai thác công dụng của tài sản hoặc chuyển giao cho các tổ chức cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay các thủ tục hành chính nhất định. Nhà nước khuyến khích và tao điều kện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước một cách tiết kiệm đúng mục đích và đemlại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nghiêm trị những hành vi gây thiệt hại đối với tài sản đó hoặc làm suy kiệt, hủy hoại môi trường. * Quyền định đoạt. Nhà nước có quyền định đoạt tài sản của mình bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhà nước có thể chuyển giao tài sản cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân…những chue thể này được quyền sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản trong phạm vi chức năng quyền hạn do pháp luật quy định. Để thực hiện quyền định đoạt nhà nước giao cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương được định đoạt một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất đai của mình, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng đồng thời có thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không thực hiện đúng chính sách , pháp luật của nhà nước về mục đích sử dụng của từng loại đất … Ngoài ra, các cơ quan nhà nước còn trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản cho tổ chức cá nhân trong phạm vi quyền hạn của mình, Nhà nước còn cho phép các doanh nghiệp do mình thành lập thực hiện một phần định đoạt đó. Tóm lại, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu, Nhà nước thực hiện các quyền sở hữu thông qua các cơ quan nhà nước 1.2. Hình thức sở hữu tư nhân. 1.2.1 Xác nhận và chủ thể của sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của từng cá nhân công dân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và những tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần của công dân. Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau sở hữu tư nhân được ghi nhận là một hình thức sở hữu bình đẳng giống như bất cứ một hình thức sở hữu nào khác. Hình thức sở hữu tư nhân đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh tế của đất nước. Điều 211 BLDS 2005 quy định: “Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.” Như vậy, mặc dù là sở hữu của cá nhân đối với với tài sản nhưng dựa trên tính chất về vốn và cách thức sản xuất, sử dụng lao động mà sở hữu tư nhân được chia thành: sở hữu cá thể (vốn ít, tổ chức sản xuất kiểu tự cung tự cấp), sở hữu tiểu chủ (cá nhân bắt đầu biết cách tổ chức sản xuất, đã biết thuê nhân công lao động…), sở hữu tư bản tư nhân (vốn lớn, tổ chức sản xuất ở trình độ cao..). Chủ thể của sở hữu tư nhân đó chính là cá nhân, bất cứ cá nhân công dân nào không phân biệt các mức độ năng lực dân sự dều có thể là chủ sở hữu của sở hữu tư nhân miễn là những người này có tài sản dựa trên các căn cứ pháp lý do pháp luật quy định. Tuy nhên để thực hiện các quyên năng của quyền sở hữu thì không phải cá nhân nào cũng thực hiện được mà điều đó còn phải tùy thuộc vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân .. liên quan đến các mức độ năng lực hành vi dân sự. Do đó, trong một số trường hợp nếu cá nhân không thể trực tiếp thực hiện được các quyền năng của quyền sở hữu thì quyền năng này được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện; hay trong một số trường hợp cá nhân muốn thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu phải được sự đồng ý của người đại diện. 1.2.2. Khách thể của sở hữu tư nhân. Khách thể của sở hữu tư nhân là những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân được pháp luật quy định rất đa dạng về căn cứ phát sinh, không giới hạn về số lượng và giá trị tài sản. Theo Điều 212 BLDS thì “Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”. Tuy nhiên, cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở hữu sở hữu tư nhân. Khách thể của sở hữu tư nhân bao gồm: * Các thu nhập hợp pháp: Là tiền hoặc hiện vật có được do kết quả lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp đem lại. Ngoài ra thu nhập hợp pháp còn được hiểu là những khoản thu nhập có được từ việc được tặng cho tài sản, thừa kế tài sản… Thu nhập được cho là hợp pháp khi cá nhân thực hiện đầy đủ nghiax vụ đối với nhà nước, các cá nhân và tổ chức khác. * Của cải để dành: Đây là những khoản tiền hoặc hiện vật do thu nhập hợp pháp của cá nhân mà có nhưng chi tiêu sử dung không hết. Cá nhân có thể để dành dưới dạng tích trữ gưi ngân hàng, cho vay,… * Nhà ở: Nhà ở là tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của cá nhân, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của cá nhân. Cá nhân có quyền sở hữu đối với nhà ở trên nhiều căn cứ khác nhau như xây nhà ở, mua nhà ở, được tặng cho,thừa kế nhà ở… * Tư liệu sinh hoạt: Toàn bộ những tài sản phục vụ cho nhu cầu đi lại, vui chơi, giải tí của cá nhân như ô tô, xe máy, giường tủ,… * Tư liệu sản xuất: Các tư liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất như nhà xưởng, máy móc, gia súc cày kéo… * Vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân. 1.2.3. Nội dung của sở hữu tư nhân. Nội dung quyền sở hữu của cá nhân được thể hiện ở việc làm xhur chi phối tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Cá nhân có thể thực hiện các quyền năng này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu tư nhân được pháp luật dân sự khuyến khích tạo điều kiện nhằm giải phóng sức sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên tắc chung của việc thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu tư nhân là: “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” 1.3. Hình thức sở hữu tập thể. 1.3.1. Xác lập và chủ sở hữu của sở hữu tập thể. Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, sở hữu tập thể phát huy mọi tiềm năng về vật chất, sức lao động của người lao động. Do đó, để sở hữu tập thể thực sự phát huy sức mạnh đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì cần có một cơ chế rõ ràng. BLDS năm 2005 có quy định về sở hữu tập thể tại Điều 208 như sau : “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.” Như vậy, sở hữu tập thể được xác lập trên các cá nhân hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh tế tập thể dưới hình thức hợp tác xã hoặc các tổ chức kinh tế tập thể khác thường thấy trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng cũng có thể thấy trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Chủ thể của sở hữu tập thể chính là các hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp hay các ngành nghề khác. Mỗi hợp tác xã là một chủ thể riêng biệt, là một chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản được hình thành do nguồn vốn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất kinh doanh được Nhà ước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp quy định của pháp luật. 1.3.2. Khách thể của sở hữu tập thể. Điều 209, BLDS năm 2005 quy định: “Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tập thể đó.” Như vậy, phạm vi khách thể của sở hữu tập thể là rất rộng dó là mọi loại tài sản mà pháp luật cho phép hình thức này có quyền sở hữu, bao gồm: * Tài sản được hình thành từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên. Việc góp vốn và mức góp vốn của các thành viên được thực hiện theo Điều lê nhưng không trái với các quy định của pháp luật. * Thu nhập hợp pháp do hoạt động sản xuất kinh doanh: Mọi thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp tập thể trong quá trình sản xuất kinh doanh đều là tài sản thuộc sở hữu tập thể * Tài sản được nhà nước hỗ trợ: Đối với các doanh nghiệp tập thể ở vung khó khăn, doanh nghiêp đặc biệt,… thì có thể được nhà nước hỗ trợ vốn. * Các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật: Doanh nghiệp tập thể có các nguồn tài sản khác như các khoản vay ngân hàng, hỗ trợ của cá nhân tổ chức… 1.3.2. Nội dung của sở hữu tập thể. Theo quy định tại Điều 210 BLDS thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó. Ngoài việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản theo nguyên tắc chung được quy định trong điều lệ, tài sản thuộc sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất phát triên kinh tế chung và lợi ích nhu cầu của các thành viên. Trong quá trình thực hiện quyền năng quyền sở hữu đối với doanh nghiệp tập thể thì các thành viên của tập thể có quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán lại tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể 1.4. Sở hữu chung. 1.4.1. Khái niệm sở hữu chung. Quyền sở hữu là một quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định, chủ thể đó có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc sở hữu của nhiều người khi đó việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ thể này lại có ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác. Do đó, pháp luật đã có quy định về sở hữu chung. Điều 214 BLDS 2005 quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.” Cơ sở để hình thành tài sản chung là tài sản chung của các chủ thể. Các chủ thể cung có quyền sở hữu đối với tài sản thì được gọi là đồng sở hữu chủ. Tài sản thuộc sở hữu chung là một khối thống nhất, hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể khác. 1.4.2. Các loại sở hữu chung. a. Sở hữu chung theo phần. Khoản 1 Điều 216 BLDS 2005 quy định: “ Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”. Sở h
Luận văn liên quan