Đề tài Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền

Chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liện chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác. Các chủ thể này khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế đều có vị trí bình đẳng với nhau. Do đó không có bất kì một chủ thể nào, một cơ quan lập pháp nào đứng trên các chủ thể của Luật quốc tế đặt ra pháp luật các chủ thể phải thực hiện. Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Vì vậy, có thể nói: Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục A. Đặt vấn đề………………………………………………………….………1 B. Giải quyết vấn đề…………………………………………………..………1 I. Một số khái niệm chung…………………………………………….………1 1. Quy phạm pháp luật quốc tế…….…………………………………………..1 2. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền………………………………………...1 II. Bản chất pháp lý của Luật quốc tế………………………………………..2 III. Đặc trung quá trình xây dựng và hình thành Luật quốc tế……………..2 1. Quá trình hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không hướng tới sự tối cao………………………………………………………………………2 2. Quá trình hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền……3 IV. Một số biểu hiện của việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền……………..6 1.Quá trình ký kết công ước Luật biển………………………………………...6 2. Việc giải quyết hòa bình, tranh chấp quốc tế………………………………..6 C. Kết luận……………………………………………………………………7 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………..8 Đặt vấn đề: Chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liện chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác. Các chủ thể này khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế đều có vị trí bình đẳng với nhau. Do đó không có bất kì một chủ thể nào, một cơ quan lập pháp nào đứng trên các chủ thể của Luật quốc tế đặt ra pháp luật các chủ thể phải thực hiện. Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Vì vậy, có thể nói: Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Giải quyết vấn đề: Một số khái niệm chung Quy phạm pháp luật quốc tế Quy phạm pháp luật quốc tế là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của Luật quốc tế. Quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu là quy tắc xử sư, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền khẳng định mỗi quốc gia không phân biệt vị trí địa lý, thể chế chính trị, lớn nhỏ, giàu nghèo,… đều là những chủ thể độc lập, có quyền và nghĩa vụ quốc tế như nhau về phương diện Qpháp lý. Tuy nhiên, có những quốc gia quyền và nghĩa vụ thực tế của họ nhiều hơn hoặc ít hơn các quốc gia khác nhưng như vậy không có nghĩa là bất bình đẳng. Bình đẳng về chủ quyền vẫn tồn tại thông qua việc chấp nhận, tôn trọng, tự nguyện hoặc thỏa thuận trong việc hưởng quyền cũng như gánh vác các nghĩa vụ quốc tế. Điều đó vừa thể hiện bản chất nhưng đồng thời nó cũng là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại của luật pháp quốc tế. Bản chất pháp lý của Luật quốc tế Luật Quốc tế là kết quả của quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và nhân nhượng lẫn nhau giữa các chủ thể Luật quốc tế để mỗi bên đều đạt được lợi ích của sự hợp tác. Vì vậy, Luật Quốc tế không phản ánh ý chí duy nhất của một quốc gia mà là ý chí thỏa thuận của nhiều quốc gia khác nhau trên cơ sở lợi ích riêng của từng quốc gia. Kết quả của ý chí thỏa thuận này được quy định bởi tương quan lực lượng giữa các bên khi tham gia vào xây dựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cụ thể So sánh với bản chất của pháp luật quốc gia ta thấy: Luật quốc gia phản ánh và đáp ứng nhu cầu lợi ích của giai cấp thống trị nhà nước đó. Vì vậy, mọi sự phát triển, thay đổi của pháp luật quốc gia đều xuất phát từ ý chí của nhà nước khi thực hiện chủ quyền quốc gia trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại. Đặc trưng của pháp luật quốc gia không phải là sự thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện về ý chí, mà là tính giai cấp, tính xã hội và là sự thể hiện sâu sắc ý chí của giai cấp cầm quyền. Còn Luật Quốc tế là luật của cả cộng đồng quốc tế, nó không bàn đến vấn đề ý chí giai cấp, không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia, mà chủ yếu là sự thể hiện ý chí chung của các chủ thể Luật quốc tế. Vì vậy, có thể nói, việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Đặc trưng quá trình xây dựng và hình thành luật quốc tế Quá trình hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không hướng tới sự tối cao Lý do nói việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không hướng tới sự tối cao đó là do đặc trưng về chủ thể của Luật quốc tế. Như đã nói, chủ thể của Luật quốc tế tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liện chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt khác. Các chủ thể của Luật quốc tế luôn bình đẳng và ngang bằng với nhau khi tham gia vào mọi quan hệ pháp luật quốc tế trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Sự tồn tại của hệ thống quốc tế mà trung tâm là các quốc gia – chủ thể cơ bản của Luật quốc tế, đã hình thành một cách khách quan cơ chế thỏa thuận trong quá trình hình thành Luật quốc tế nói chung cũng như quy phạm pháp luật quốc tế nói riêng. Khi trong quan hệ quốc tế luôn xuất hiện và hiện hữu tương quan lợi ích riêng của của mỗi quốc gia, bên cạnh lợi ích của quốc gia khác và lợi ích của cộng đồng quốc tế thì các quy phạm pháp luật quốc tế tất yếu là sản phẩm của sự đấu tranh, nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình hợp tác và phát triển. Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền loại bỏ quyền lực siêu quốc gia và những khả năng áp đặt các quy tắc hay quy phạm pháp luật bắt buộc cho bất kì quốc gia nào khác và thay vào đó là sự thừa nhận thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế, có chức năng duy trì trật tự pháp lý cần thiết đối với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là đặc điểm lý giải cho sự thiết vắng cơ chế quyền lực chung, “đứng trên” các quốc gia khi tiến hành các hoạt đọng liên quan đến quá trình hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế. Chính vì vậy, có thể nói, quá trình hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không hướng tới sự tối cao Quá trình hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền Trên thực tế, quá trình hình thành luật quốc tế khác với trình tự xây dựng luật quốc gia. Thông thường, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia chủ yếu do các cơ quan lập pháp (Quốc hội, nghị viện) ban hành, thể hiện sâu sắc tính giai cấp và tính xã hội. Tuy nhiên, trong qun hệ quốc tế, do các chủ thể bình đẳng với nhau về chủ quyền, không có cơ quan quyền lực nào có thể đứng trên quốc gia để ấn định hay áp đặt ý chí của mình cũng như các quy phạm pháp lý buộc các quốc gia phải tuân theo. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.Sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế để xây dựn nên các quy phạm pháp luật quốc tế có thê bằng hai phương phápđó là: Các chủ thể thỏa thuận rõ rang, minh bach thông quá việc kí kết Điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đó là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế. Do đặc điểm cơ bản của luật quốc tế là không có cơ quan lập pháp chuyên trách nên quá trình xây dựng luật quốc tế nói chung cũng như các quy phạm pháp luật quốc tế nói riêng luôn được tiến hành bởi chính các chủ thể của Luật quốc tế. Đặc điểm này tác động đến quá trình ký kết điều ước quốc tế hướng theo việc ký kết điều ước sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện, thỏa thuận của các thành viên. Sự tự nguyên thỏa thuân và bình đẳng trong các quan hệ điều ước trở thành một trong những căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của điều ước quốc tế. Theo nguyên tắc này, những điều ước được lý kết mà có sự lùa dối, có sử dung vũ lực hoặc ép buộc sẽ không có giá trị pháp lý (Điều 49, 52 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia). Việc các chủ thể thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tránh sự áp đặt từ bên ngoài với mục đích thôn tính hay tạo ra tình trạng phải lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào quốc gia khác. Các chủ thể thỏa thuận thừa nhận tập quán quốc tế (không thành văn) Các chủ thể thỏa thuận ngầm định thông qua việc các chủ thể cùng thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế. Tập quán quốc tế là quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế và được các chủ thể Luật quốc tế thừa nhận là quy phạm có giá trị bắt buộc. Ví dụ về việc các chủ thể thỏa thuận thùa nhận tập quán quốc tế đó là: Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao lãnh sự (Viên chức ngoại giao không bị truy tố,xét xử, hành lý của viên chức ngoại giao không bi khám xét, trụ sở của cơ quan ngoại giao là bất khả xâm phạm. Thông thường hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn, giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã hình thành. Việc hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế theo hai giai đoạn này không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền Vậy, tại sao các quốc gia có nền kinh tế, có xu hướng chính trị khác nhau lại có thể cùng nhau thỏa thuận xây dựng nên các quy phạm pháp luật quốc tế? Sở dĩ các quốc gia đạt được sự thoả thuận này tất cả đều xuất phát từ lợi ích của chính họ. Các quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành là kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện, và nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việc không có cơ quan lập pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự tự thỏa thuận của các quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Nếu thành lập cơ quan lập pháp rõ ràng và bắt các quốc gia phải tuân theo thì rõ ràng nó đã đi trái lại nguyên tắc nền móng ban đầu khi hình thành hệ thống pháp luật quốc tế đồng thời mất đi tính linh hoạt và sự tự nguyện giữa các quốc gia khi tham gia ký kết một số điều ước nhất định. Bên cạnh đó, cơ quan cưỡng chế luật quốc tế cũng không được thành lập. Các bên khi tham gia quan hệ quốc tế sẽ giám sát việc thực thi pháp luật quốc tế lẫn nhau đồng thời có những biện pháp giải quyết hay trừng phạt nếu một quốc gia nào đó không tuân thủ những gì quốc gia đó cam kết hoặc làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chung của thế giới. Nói tóm lại, việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Một số biểu hiện của việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền Quá trình ký kết công ước Luật biển Luật biển quốc tế là sự tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm phạm luật quốc tế được thiết lập bởi các quốc gia trên cơ sở thỏa thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán nhằm điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trường biển cũng như quan hệ hợp tác của các quốc gia trong lĩnh vực này. Luật biển quốc tế có bốn nguyên tắc cơ bản là : nguyên tắc đất thống trị biển, nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển, nguyên tắc di sản chung của loài người và nguyên tắc công bằng. Tất cả các nguyên tắc này đều được ghi nhận trong Công ước luật biển năm 1982. Quá trình hình thành công ước luật biển năm 1982 đã trải qua ba hội nghị lớn của liên hợp quốc vào các năm 1958,1960, và 1973-1982. Để cho ra đời công ước chung về luật biển ta thấy rằng không hề đơn giản và áp dụng có lợi cho các cường quốc mà phải trải qua sự thỏa thuận, bàn bạc giữa các quốc gia một cách bình đẳng, thiện chí trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chung hòa lợi ích của nhau. Mặt khác trong nội dung chủ yếu của luật biển thì sự công bằng giữa các quốc gia và nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền luôn được xác định là nguyên tắc xuyên suốt. 2. Việc giải quyết hòa bình, tranh chấp quốc tế : Sự tồn tại của tranh chấp là không thể tránh khỏi trong đời sống quốc tế. Khi tranh chấp xuất hiện, nếu không được giải quyết theo ý chí của các chủ thể có liên quan sẽ gây nhiều ảnh hưởng không mong muốn không chỉ đối với các bên tranh chấp mà còn gây ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Chính vì vậy việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng. Việc sử dụng các biện pháp hòa bình đàm phán, trung gian, hòa giải,… để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp quốc tế nói riêng đã được biết đến từ rất sớm trong quan hệ quốc tế. Luật quốc tế xác lập nghĩa vụ chung cho mọi chủ thể liên quan đến các tranh chấp quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế. Hành vi tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế sẽ làm hạn chế đáng kể sự xuất hiện của những tranh chấp không đáng có, đồng thời giúp cho việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp quốc tế. Không có một quy định về phương thức giải quyết bắt buộc cứng nhắc nào cho mỗi loại tranh chấp nhất định. Dù là áp dụng biện pháp nào để giải quyết tranh chấp thì sự tự nguyện thỏa thuận giữa đôi bên dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau đều có ý nghĩa quan trọng, thể hiện thiện chí hòa bình, chung hòa lợi ích từ hai phía. Kết luận Qua phận tích, có thể thấy ràng, mặc dù có dự khác nhau về phương thức hình thành, nguyên tắc chung xuyên suốt quá trình xây dựng pháp luật quốc tế chình là sự tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể quốc tế. Việc hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế không nhằm tạo ra ý chí tối cao duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội, năm 2007. Giáo trình luật quốc tế,, Ths. Nguyễn Thi Kim Ngân – Ths. Chu Mạnh Hùng, Nxb Giáo dục Việt Nam Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn, TS Trần Văn Thắng, TS Lê Mai Anh (đồng chủ biên), Nxb Giáo dục. Công ước Viên năm 1969 Công ước Luật biển năm 1982
Luận văn liên quan