Đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào trong đó chủ yếu là lao động trẻ Việt Nam luôn thoả mãn được nhu cầu lao động phong phú, thậm trí đáp ứng cả nhu cầu tuyển dụng nước ngoài

Hiệu quảkinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉtiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quảkinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏra và kết quả đưa vềvới mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơsởgiải quyết các vấn đềcơbản của nền kinh tế này: Sản xuất cái gì, sản xuất nhưthếnào, sản xuất cho ai, do do việc nghiên cứu và xem xét vấn đềnâng cao hiệu quảkinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quảkinh doanh đang là bài toán khó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến

docx18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào trong đó chủ yếu là lao động trẻ Việt Nam luôn thoả mãn được nhu cầu lao động phong phú, thậm trí đáp ứng cả nhu cầu tuyển dụng nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Việt Nam là một nước đang phát triển có lực lượng lao động dồi dào trong đó chủ yếu là lao động trẻ Việt Nam luôn thoả mãn được nhu cầu lao động phong phú, thậm trí đáp ứng cả nhu cầu tuyển dụng nước ngoài. I.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng nguồn nhân lực này lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. 1.Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. 2. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. 3. Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối 4.So sánh nguồn lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và rút ra nhận xét 1.Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. Việt Nam  được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp và cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt. Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. 2. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số iệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới  (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... 3. Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo... 4.So sánh nguồn lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và rút ra nhận xét Việt Nam hiện có nguồn lao động rất dồi dào nhưng chất lượng lại rất thấp so với các nước trong khu vực Đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam thông qua năng suất lao động, TS. Hồ Đức Hùng (Đại học Kinh tế TPHCM) so sánh: năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, và Nhật Bản tới 135 lần Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Mailaixia và khoảng 5-6% so với Hàn Quốc (Báo cáo phát triển con người năm 2006 – UNDP). Người tuyển dụng lao động không đáp ứng nhu cầu xã hội? (GD&TĐ) - Lâu nay, chúng ta rất hay bàn đến chuyện nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trường nghề không đáp ứng được nguồn nhu cầu xã hội; nào là doanh nghiệp nọ, công ty kia than phiền về người được tuyển dụng. Mới đây, tôi tình cờ đọc trên một trang báo có lời phát biểu của chuyên gia kinh tế, Chủ tịch InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt cho rằng “Xã hội đang chết vì những người tuyển dụng” bỗng giật mình bởi lý lẽ xác đáng của câu nói này, khi đối chiếu với thực tại đã và đang diễn ra.  Hãy bắt đầu bằng thực trạng về nạn thất nghiệp  ở Việt Nam. Theo báo cáo được Tổng cục Thống kê công bố tại Hà Nội ngày 18/12 mới đây với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Trong đó, có 52,1 triệu người có việc làm. Như vậy, có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ.  Đối tượng thanh niên độ tuổi 15-24 đang chiếm 47% tổng số người thất nghiệp. (ảnh MH: internet) So với nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam như vậy là không  cao, nhưng điều đáng nói hiện tại, người lao động ở độ tuổi thanh niên 15-24 phần lớn đang phải chấp nhận những công việc trái sở trường nghề nghiệp, với mức thu nhập thấp và bất ổn định.  Sẽ thật sự là vội vã nếu ai đó cho rằng, những người lao động đã được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có năng lực, trình độ hơn hẳn những người đang còn trong diện không có việc làm. Thăm dò thực tế tuyển dụng lao động của một trung tâm xúc tiến việc làm tại TP Đà Nẵng, giám đốc Trung tâm này cho biết, có đến 60% hồ sơ xin được tuyển dụng lao động phổ thông thuộc đối tượng SV tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Trong số đó, có những em đã từng dự phỏng vấn tuyển dụng ở cơ quan nhà nước  bị loại thải nhưng lại được doanh nghiệp tư nhân đánh giá cao và tìm mọi cách để “giữ chân”. Và vị giám đốc cũng rút ra kết luận: số phận nghề nghiệp của một con người nhiều khi do khả năng nhìn nhận, đánh giá của người sử dụng lao động quyết định.  Sự tồn đọng lớn nhất có thể coi là “lưu niên” trong các nhà tuyển dụng lao động ở các địa phương, đó là tâm lý dòng tộc, họ hàng thân thích, nói theo kiểu của dân gian thì “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Tồn đọng thứ hai nảy sinh những năm gần đây và cả hiện tại, đó là tuyển dụng từ lợi nhuận tiền bạc trước mắt; hình thành một đường dây chạy chọt, cứ có tiền nhiều là có việc.  Sự tuyển dụng người lao động “con ông, cháu cha” hay chạy tiền bạc vào cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thường là rất dễ dãi, không phải qua một quy trình tuyển dụng nào. Còn kết quả  của sự non yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc của những đối tượng lao động như vậy thì cả tập thể phải gánh chịu. Khác hẳn với những năm trước, từ đầu năm 2013 tình hình lao động ở nước ta khá ổn định. Tình trạng thiếu hụt, khan hiếm lao động trước và sau tết đã không còn, người lao động (NLĐ) cũng không có xu hướng nhảy việc và doanh nghiệp (DN) cũng không tuyển dụng lao động ồ ạt. Thay vào đó là ưu tiên những người có kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các DN hiện nay. Doanh nghiệp tuyển dụng khắt khe Để đối phó với khó khăn và đảm bảo hoạt động sản xuất, đồng thời tăng cao chất lượng công việc, các DN đã khắt khe hơn trong việc tuyển dụng lao động, kể cả lao động phổ thông và thời vụ. Với sự thay đổi này, phần nào đã giúp DN ổn định được tình hình sản xuất sau tết, không mất quá nhiều thời gian, công sức và kinh phí cho công tác tuyển dụng. Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM: Thị trường lao động TP.HCM năm 2013 phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng; nếu không có tay nghề, kỹ thuật, NLĐ sẽ phải đối diện với nguy cơ bị đào thải, bởi DN muốn có đội ngũ nhân lực có tay nghề để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn . Cũng theo số liệu khảo sát về tình hình thị trường lao động năm 2013, có tới 30% DN không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Chính vì vậy mà không khí tuyển dụng ở các KCN – KCX năm nay khá trầm lắng, không có các hoạt động thu hút NLĐ vẫn thường thấy sau mỗi kỳ nghỉ tết. Một dấu hiệu cho thấy DN hạn chế tuyển dụng lao động trong năm 2013 nữa là: Tỷ lệ lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết đạt tới 95%, có DN đạt tới 98%. Với tỷ lệ lao động trở lại làm việc cao nên các DN không còn bị thiếu hụt lao động như mọi năm. Lỗ hổng ít, vì thế DN cũng không phải vội vàng tuyển lao động ồ ạt để lấp chỗ trống. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ trong năm nay cũng giảm đi rất nhiều. Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban Quản lý các KCN – KCX TP.HCM cho biết: những năm trước nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ rất lớn, không phân biệt nam nữ. Nhiều lao động ở độ tuổi trên 30 vẫn tuyển. Nhưng năm nay lao động phải mòn mỏi chờ việc, DN chủ yếu tuyển để thay thế số lao động nghỉ việc do bệnh hay thai sản. Việc chọn lựa khi tuyển dụng lại rất kỹ: trình độ văn hoá ít nhất hết PTTH, tuổi đời hạ xuống, tuyển nam hay nữ là theo yêu cầu DN. Như vậy có thể thấy rằng, từ đầu năm 2013 đến nay các DN vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, điều kiện tuyển dụng không dễ dàng như mọi năm. Không phải bất kỳ lao động nào có nhu cầu tìm việc đều được nhận vào làm, mà chỉ những lao động đã có tay nghề, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật mới có cơ hội được tuyển dụng. Theo dự báo của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho biết: trong những tháng tiếp theo năm 2013, nhu câu về nhân lực của các DN vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, lao động có tay nghề, kinh nghiệm sẽ được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt trong thời gian tới, nhu cầu về lao động có trình độ về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp sẽ tăng cao. Đây là thông tin rất khả quan cho thị trường lao động trong năm nay. Nhưng những thông tin này có thật sự hữu ích đối với NLĐ và DN có thể tuyển dụng được lao động đủ khả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc hay không là phụ thuộc sự nhận thức của NLĐ. Nhận định riêng về nhóm lao động có trình độ kỹ thuật cao, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hải Vân cho biết, theo dự báo năm 2013, kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn so với năm 2012 theo ba kịch bản (5%, 5,68% và 6,34%). Do vậy, thị trường lao động tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tích cực. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ ngành nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Kết quả dự báo thị trường lao động năm 2013 cho thấy có sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng lao động theo nghề so với năm trước. Những ngành có nhu cầu tuyển nhiều lao động trong năm 2013 là: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Nhóm ngành dịch vụ, thương mại cũng sẽ thu hút nhiều lao động ngành bán buôn (trừ ngành ô tô). Những nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2013 sẽ là: thợ xây, thợ mộc, thợ nề cùng nhóm nghề khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải. Ngoài ra, nhóm nghề kỹ thuật viên khoa học vật lý và kỹ thuật bậc trung như kỹ thuật viên điện, xây dựng, cơ khí; kỹ sư kỹ thuật xây dựng, cơ học cơ khí, công nghiệp chế biến, chế tạo… cũng được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều. Bà Vân cũng lưu ý, một số nhóm nghề khó khăn trong tuyển dụng chủ yếu là nhà chuyên môn bậc cao như kỹ sư khai thác mỏ, luyện kim và các ngành liên quan, kỹ sư hóa học, kỹ sư về công nghiệp chế biến, chế tạo...  Để bảo đảm NLĐ có việc làm, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, Cục việc làm đề xuất, trong thời gian tới cần tăng cường công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hiện tại có sự mâu thuẫn giữa những nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng lại gặp khó khăn trong tuyển dụng là: thợ vận hành máy móc, thiết bị, thợ may, lao động có kỹ năng thị trường trong lâm nghiệp, thủy sản. Chính vì vậy, ngoài tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần đẩy mạnh kết nối cung - cầu giữa NLĐ và doanh nghiệp.  II. NGUYÊN NHÂN 1.Về phía đào tạo a)Cơ cấu đào tạo b) chất lượng đào tạo: 2. Trình độ khoa học công nghệ 3. Tác phong và ý thức làm việc 4.Về kinh tế xã hội 5. Về chính sách của nhà nước 1.Về phía đào tạo   Do chất lượng đào tạo còn quá cũ kĩ, lạc hậu từ nội dung đến giảng dạy và đôi khi đi học là học chạy còn vào thực tiễn thì như mới hoàn toàn vì không có trang thiết bị để thực hành phục vụ cho khả năng sáng tạo của sinh viên.  a)Cơ cấu đào tạo - còn lạc hậu,chưa bám sát với thực tế xã hội. - vì nước ta là một nước đang phát triển nên đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư về kỹ thuật, công nghệ nhưng từ phía đào tạo thì chưa đáp ứng được nhu cầu đó. - thực tế hiện nay thì có tới gần 90% sinh viên thất nghiệp là sinh viên kinh tế đó là do bên đào tạo không nắm được nhu cầu về nguồn nhân lực, chưa thông tin cho sinh viên về việc chọn trường chọn ngành phù hợp, nhiều sinh viên chỉ cọn theo cảm tính mà không tính đến tương lai và khả năng xin việc sau này. b) chất lượng đào tạo - chất lượng đào tạo và thực tế còn cách nhau quá xa, những gì được học phần lớn không đáp ứng được yêu cầu của công việc. - do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tâp. - do xã hội phát triển quá nhanh còn chất lượng đào tạo thì phát triển quá chậm không bắt kịp được những thay đổi của xã hội vì thế nên không đưa ra những phương phát và kiến thức phù hợp nên dễ bị tụt hậu. 2. Trình độ khoa học công nghệ Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém: Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư", đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.  So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.  Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.  Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu: Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính: Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế. Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo. Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế. Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường. 3. Tác phong và ý thức làm việc Phong cách làm việc của người Việt Nam là không tôn trọng kỷ luật, xuề xòa , làm việc đi không đúng giờ, đi trễ về trước, thường làm việc riêng trong khi làm việc côn, văng tục trong ưng xử với đồng nghiệp, không tôn trọng nguyên tắc, tự làm theo ý riêng, tinh thần tập thể làm việc theo nhóm chưa cao. 4.Về kinh tế xã hội   Do xã hội phát triển nên thời kì bao cấp ngày xưa đã không còn tồn tại nữa và các doanh nghiệp phải tự lo cho mình, do đó yêu cầu tuyển dụng lao động cũng đòi hỏi cao hơn trước về trình độ kĩ thuật và khả năng làm việc.(chỉ trừ trong các ngành công an quân đội là được phân công công việc).  Ngoài ra lực lương lao động chủ yếu của nước ta hiên nay là lao động trẻ và phần lớn trong số đó là sinh viên mới ra trường,và hầu hết trong số đó đều muốn trụ lại thành phố để làm viêc cho dù là làm không đúng chuyên môn,miễn là có thu nhập và không muốn về những tỉnh lẻ hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo vì vậy nên tình trạng thất nghiệp ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao hơn. 5. Về chính sách của nhà nước - chưa có chính sách hợp lí để khuyến khích đào tạo cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy khả năng của mình. - các chính sách đối với những người công tác ở vùng sâu,vùng xa, hải đảo còn chưa hợp lí nên không thu hút được lao động III. GIẢI PHÁP 1.     Chính sách nhà nước 2.     Bản thân người lao động 3.   
Luận văn liên quan