Đề tài Website tra cứu lịch online cho giảng viên khoa công nghệ thông tin trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, lĩnh vực ông nghệ thông tin ngày càng phát triển. Đặc biệt là trong những năm gần đây với sự ra đời của các thế hệ máy tính cá nhân đã thay đổi bộ mặt của nhiều khía cạnh cuộc sống. Một trong những sản phẩm nổi trội và đáng quan tâm của Công Nghệ Thông Tin đó chính là công nghệ Internet. Dù mới ra đời và du nhập vào Việt Nam nhưng theo thống kê sơ bộ cho thấy thị trường Internet của Việt Nam phát triển rất mạnh, nhất là trong những năm gần đây. Việc tiếp cận Internet của Việt Nam là mới nên ứng dụng Internet vào cuộc sống chưa cao. Và việc thúc đẩy ứng dụng Internet vào thực tế đang từng bước được thực hiện. Áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: Y tế, thương mại, giải trí, thông tin, Khi ứng dụng Internet vào cuộc sống thì quá trình tìm kiếm, trao đổi, cập nhật thông tin trở nên dễ dàng hơn. Ứng dụng quan trọng và có thể nói là nền tảng của mạng Internet đó chính là các hệ thống website. Hiện nay, ở Việt Nam ngoài các hệ thống website của các tổ chức lớn còn có các hệ thống website cá nhân đều cùng mục đích là cung cấp và trao đổi thông tin cho những người sử dụng. Nhờ Internet mà khoảng cách gần như ngắn lại, sự xa xôi cách trở đã được rút ngắn nhiều lần. Chỉ ngồi ở nhà với một thiết bị có kết nối Internet là ta có thể làm được nhiều việc hằng ngày: mua sắm, xem thông tin, thời tiết giá cả, chỉ thông qua một vài cú nhấp chuột. Là một sinh viên học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tôi cũng mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc phát triển ứng mạng internet vào cuộc sống thực tế ở Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Hiện nay, các trường đại học phải trực tiếp gửi lịch giảng dạy, quản lý một khối lượng lớn và thường xuyên đến nhiều giảng viên. Do đó, công việc quản lý hoạt động của nhà trường ngày càng phức tạp hơn.

doc52 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Website tra cứu lịch online cho giảng viên khoa công nghệ thông tin trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, lĩnh vực ông nghệ thông tin ngày càng phát triển. Đặc biệt là trong những năm gần đây với sự ra đời của các thế hệ máy tính cá nhân đã thay đổi bộ mặt của nhiều khía cạnh cuộc sống. Một trong những sản phẩm nổi trội và đáng quan tâm của Công Nghệ Thông Tin đó chính là công nghệ Internet. Dù mới ra đời và du nhập vào Việt Nam nhưng theo thống kê sơ bộ cho thấy thị trường Internet của Việt Nam phát triển rất mạnh, nhất là trong những năm gần đây. Việc tiếp cận Internet của Việt Nam là mới nên ứng dụng Internet vào cuộc sống chưa cao. Và việc thúc đẩy ứng dụng Internet vào thực tế đang từng bước được thực hiện. Áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: Y tế, thương mại, giải trí, thông tin, … Khi ứng dụng Internet vào cuộc sống thì quá trình tìm kiếm, trao đổi, cập nhật thông tin trở nên dễ dàng hơn. Ứng dụng quan trọng và có thể nói là nền tảng của mạng Internet đó chính là các hệ thống website. Hiện nay, ở Việt Nam ngoài các hệ thống website của các tổ chức lớn còn có các hệ thống website cá nhân đều cùng mục đích là cung cấp và trao đổi thông tin cho những người sử dụng. Nhờ Internet mà khoảng cách gần như ngắn lại, sự xa xôi cách trở đã được rút ngắn nhiều lần. Chỉ ngồi ở nhà với một thiết bị có kết nối Internet là ta có thể làm được nhiều việc hằng ngày: mua sắm, xem thông tin, thời tiết giá cả,… chỉ thông qua một vài cú nhấp chuột. Là một sinh viên học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tôi cũng mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc phát triển ứng mạng internet vào cuộc sống thực tế ở Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Hiện nay, các trường đại học phải trực tiếp gửi lịch giảng dạy, quản lý một khối lượng lớn và thường xuyên đến nhiều giảng viên. Do đó, công việc quản lý hoạt động của nhà trường ngày càng phức tạp hơn. Hơn nữa, công tác quản lý lịch giảng dạy không chỉ đơn thuần là quản lý về lịch giảng mà công việc quản lý còn phải đáp ứng nhu cầu về việc báo cáo chất lượng giảng dậy của giảng viên để từ đó có thể đưa ra định hướng và lập kế hoạch phát triển nâng cao chất lượng của giảng viên. Nhưng với việc lưu trữ và xử lý bằng thủ công như hiện nay thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực mà không đem lại hiệu quả cao như nhầm lịch, nhiều lịch dẫn đến khó quản lý trên dấy tờ. Do đó cần phải tin học hóa hình thức quản lý, cụ thể là xây dựng một phần mềm để đáp ứng nhu cầu quản lý toàn diện, thống nhất và đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động giảng dậy của khoa Công nghệ thông tin. Do những nhu cầu trên nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Xây dựng website tra cứu thời khóa biểu online cho giáo viên khoa CNTT trường Đại Học SPKT Hưng Yên”. Như là một chính yếu cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường. CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG Mô tả bài toán Xuất phát từ nhu cầu trong cuộc sống, đòi hỏi việc cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác. Giả sử một giảng viên có rất nhiều lịch cần tìm xem hôm nay mình dạy những môn nào, tiết nào, lớp học đó là lớp nào nhưng khi nhìn vào tờ lịch dầy đặc sẽ rất khó tìm. Với việc tự tìm bằng cách tìm và tìm sẽ gây tốn kém thời gian và công sức. Việc tìm lịch đôi khi có thể không tìm được hoặc nếu tìm được cũng có thể dẫn đến nhầm lịch. Hệ quả cũng dẫn đến sự tốn thời gian và công sức của những giảng viên. Hệ thống website tra cứu lịch giảng viên oline sẽ giúp giảng viên sử dụng thu được các thông tin lịch chính xác nhất cho mình. Đó là các thông tin: Tên lớp, tên môn học, thứ mấy, giờ nào, dậy mấy tiết, phòng học là phòng bao nhiêu. Nhờ đó việc tìm kiếm trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Hệ thống website được xây dựng với chức năng cho phép người sử dụng tra cứu, tìm kiếm các lịch mà giảng viên và sinh viên cần. Các lịch sẽ được lưu trữ vào hệ thống theo danh mục riêng của từng loại lịch giúp cho việc tìm kiếm trở lên dễ dàng hơn. Ngoài ra giảng viên có thể cập nhật các địa chỉ mới lên hệ thống website để cho sinh viên biết lịch. Nhờ đó sẽ giúp sinh viên lắm bắt được lịch ngay lập tức giúp công việc học rễ ràng hơn và việc giảng dậy sẽ được nâng cao. 1.1.1 Về phía giảng viên Giảng viên tìm các thông tin, lịch của mình cần trên hệ thống website thông qua các danh mục lịch giảng, hệ thống tìm kiếm. Giảng viên có thể xem được các thông tin cần thiết: Lịch giảng (Tên lớp, phòng học, tiết học, thứ), lịch cá nhân, các tin tức của khoa. Thêm nữa là giảng viên có thể đăng những lịch của mình để sinh viên có thể xem được lịch học của mình. Giảng viên ghi danh vào hệ thống website với đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết. Khi đó giảng viên đăng nhập vào hệ thống với tên đăng nhập và mật khẩu đăng kí. Giảng viên có thể khôi phục lại mật khẩu qua chức năng quên mật khẩu của hệ thống. Hơn nữa giảng viên có thể thay đổi mật khẩu của mình. 1.1.2 Về phía người quản trị website Người quản trị website quản trị các thông tin cấu hình: Bảo mật, tải ảnh lên Cấu hình bảo mật: Các lựa chọn về captcha, flood, Cấu hình upload: Số lượng ảnh, dung lượng, kích cỡ cho phép uplaod - Quản lí các nghiệp vụ của website: Quản lí thành viên, giảng viên, môn học, lớp học các tin tức, thông tin website (Giới thiệu, quy định sử dụng) 1.1.3 Về mặt kĩ thuật Bài toán đòi hỏi hệ thống phải có những khả năng kĩ thuật - Thực hiện được đầy đủ các chức năng cần thiết - Tương thích với hầu hết các trình duyệt - Dễ dàng nâng cấp sửa đổi - Độ linh hoạt và khả năng tùy biến - Thân thiện, tối ưu với các máy tìm kiếm - Tốc độ cao, sử dụng ít tài nguyên và băng thông - Độ bảo mật, an toàn tương đối khả năng chạy được trên môi trường Internet 1.1.4 Một số yêu cầu khác - Giao diện hệ thống thân thiện, dễ sử dụng. - Dễ dàng triển khai và cài đặt. CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG CỤ SỬ DỤNG 2.1 Module mod_rewrite – URL rewriting Engine Là một module tích hợp sẵn trong Apache.Module này cho phép viết lại đường dẫn của site dựa trên các luật. Nó không hạn chế số lượng luật và các quy định kèm theo của từng quy tắc để cung cấp những URL thật sự linh hoạt và mạnh mẽ. Bằng cách sử dụng các biến, biến môi trường, tiêu đề trang, CSDL để tạo ra một url theo mong muốn. Module này được phát minh và viết vào tháng 4 năm 1996. Nó được ví như một chìa khóa vạn năng cho phép tùy biến rất linh hoạt và dễ dàng. Vì chức năng nhiều, độ linh hoạt cao nên việc sử dụng là không hề đơn giản. Để kích hoạt mod_rewrite trong Apache ta sửa tập tin httpd.conf ta tìm dòng có chứa chữ “mod_rewrite” và bỏ dấu # ở đầu dòng đi để kích hoạt modules này. Ta kết hợp với tập tin .htacess để re_write tạo đường link ảo. Tập tin .htacess này dùng để chứa các mã lệnh được viết theo luật để làm nhiệm vụ rewrite. Thông thường một tập tin .htacess để ở thư mục gốc của site và nó chứa các luật trong đó. Các luật này được người sử dụng viết vào để tạo ra URL mong muốn. Nhờ đó mà đường link sẽ thân thiện hơn với các máy tìm kiếm, ngoài ra còn che dấu các thông tin nhạy cảm của biến môi trường GET ngăn chặn và hạn chế việc tấn công injection qua URL. Tham khảo: 2.2 HTML, CSS 2.2.1 HTML HTML (Hyper Text Markup Languages – tiếng Anh) hay còn gọi là “Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản” nó được sử dụng để tạo nên các trang web thông qua các thẻ đánh dấu. Do vậy HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình mà nó chỉ là ngôn ngữ đánh dấu. Phần mở rộng của tập tin HTML thường là .html hoặc .htm. Các trình duyệt sẽ đọc tập tin HTML và hiển thị chúng dưới dạng trang web. Các thẻ HTML sẽ được ẩn đi, chỉ hiển thị nội dung văn bản và các đối tượng khác: hình ảnh, media. Với các trình duyệt khác nhau đều hiển thị một tập HTML với 1 kết quả nhất định. Các trang HTML được gửi đi qua mạng internet theo giao thức HTTP. HTML không những cho phép nhúng thêm các đối tượng hình ảnh, âm thanh mà còn cho phép nhúng các kịch bản vào trong đó như các ngôn ngữ kịch bản như JavaScript để tạo hiệu ứng động cho trang web. Để trình bày trang web hiệu quả hơn thì HTML cho phép sử dụng kết hợp với CSS. HTML chính thức là chuẩn của W3C từ tháng 1 năm 97 với phiên bản HTML 3.2.trước đó thì HTML xuất bản theo chuẩn của RFC. HTML được tương thích vỡi mọi hệ điều hành cùng các trình duyệt của nó. Khả năng dễ học, dễ viết là một ưu điểm của HTML. Không những vậy việc soạn thảo đòi hỏi hết sức đơn giản và thông thường sử dụng notepad là đã đủ. HTML vẫn tiếp tục được phát triển, phiên bản hiện tại là HTML 5 – một phiên bản nâng cấp của XHTML. HTML cải tiến khá nhiều đặc biệt hỗ trợ mạnh mẽ các phần tử multimedia mà không cần các plugin. HTML5 nói chung mãnh mẽ hơn nhiều không chỉ về tốc độ và độ thích ứng cao mà chính là khả năng hỗ trợ API (Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng) và DOM (Document Object Model – mô hình đối tượng tài liệu hay cây cấu trúc dữ liệu). 2.2.2 CSS CSS - Cascading Style Sheet dùng để trình bày các tài liệu viết bằng HTML hoặc XHTML . Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL,.. Các đặc điểm kĩ thuật của CSS được duy trì bởi tổ chức W3C. CSS có cấu trúc đơn giản và sử dụng các từ tiếng Anh để đặt tên cho các thuộc tính.CSS khi sử dụng có thể viết trực tiếp xen lẫn vào mã HTML hoặc tham chiếu từ một file css riêng biệt. Và hiện nay CSS thường được viết riêng thành một tập tin với mở rộng là .css Chính vì vậy mà các trang web có sử dụng CSS thì mã HTML sẽ trở nên ngắn gọn và trong sáng hơn. Ngoài ra có thể sử dụng 1 tập tin CSS đó cho nhiều website tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Một đặc điểm quan trọng đó là tính kế thừa của CSS do đó sẽ giảm được số lượng dòng code mà vẫn đạt được yêu cầu. Tuy nhiên đối với CSS thì các trình duyệt hiểu theo kiểu riêng của nó. Do vậy việc trình bày 1 nội dung trên các trình duyệt khác nhau là không thống nhất. 2.3 JavaScript, JQuery 2.3.1 JavaScript JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên các đối tượng, được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Được sử dụng rộng rãi trong các trang web, nó được phát triển bởi Brendan Eich của hãng truyền thông Nestcape, đầu tiên tên gọi là Mocha, sau đổi thành LiveScript, và cuối cùng mới có tên gọi là JavaScript. Cú pháp của JavaScript tương tự C, giống Selt hơn là Java. Nó sử dụng có 2 dạng: nhúng trực tiếp vào mã html, hoặc tham chiếu từ một tập tin với phần mở rộng là *.js . Phiên bản JavaScript mới nhất là 1.5, tương ứng với các ECMA-262- phiên bản chuẩn hóa của javaScript. Trình duyệt Mozilla 1.8 beta 1 hỗ trợ không đầy đủ cho E4X- phần mở rộng cho JavaScript làm việc với XML, được chuẩn hóa trong ECMA-357. 2.3.2 JQuery JQuery là một thư viện JavaScript mở để tạo ra các hiệu ứng có thể tương tác trực tiếp với người dùng một cách nhanh chóng, dễ dàn và hiệu quả hơn nhiều lần với việc sử dụng JavaScript thuần. Để sử dụng ta cần khai báo thư viện của jquery giống như khai báo một tập tin java script. Cách khai báo sử dụng từ máy chủ google. Hoặc bạn có thể tải về thư viện Jquery từ chính trang chủ của nó: JQuery có đã phát hành các phiên bản khác nhau, phiên bản hiện tại là phiên bản 1.5.2 Hiện nay Jquery sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng web. Với jquery cho phép các nhà phát triển dễ dàng chia sẻ plugin với nhau. Đó là các thư viện jquery được các nhà phát triển sử dụng và chia sẻ với người khác. Để tránh tình trạng quá tải tính năng JQuery cho phép người dung tạo và sử dụng các plugin nếu cần. Cách tạo 1 plugin không quá phức tạp và được hướng dẫn cụ thể, chính vì thế mà cộng đồng sử dụng JQuery đã tạo ra rất nhiều các plugin sang tạo và hữu dụng. Bạn hoàn toàn có thể triển khai các ứng dụng với Jquery mà không cần phải tìm hiểu quá nhiều về Jquery. Thật đơn giản là sử dụng các Plugin được các nhà phát triển và cộng đồng sử dụng xây dựng và chia sẻ. Ví dụ: shadows box, rating stars, Menu, Form,…Bạn có thể tìm hiểu tại: - - Trang chủ về JQuery UI - - Trang plugin của JQuery - - Thư viện flot cho JQuery 2.4 ASP.NET 2.4.1 Giới thiệu ASP.NET ASP.NET là công nghệ phát triển các ứng dụng trên nền web, thế hệ kế tiếp của ASP (Active Server Page – Trang web được xử lý bên phía máy chủ). ASP.NET là một thành phần nội tại (có sẵn) của .NET Framework. Vì vậy nó tận dụng đƣợc sức mạnh của .NET Framework. ASP.NET có một số ưu điểm chính: Có thể sử dụng để phát triển các ứng dụng web đủ mọi kích cỡ, từ ứng dụng nhỏ nhất cho đến ứng dụng toàn doanh nghiệp (Enterprise). Ứng dụng viết bằng ASP.NET dễ dàng tương thích với nhiều loại trình duyệt khác nhau. Nhà phát triển không cần phải quan tâm nhiều đến trình duyệt nào được sử dụng để duyệt website, điều này sẽ được framework tự render ra mã tương ứng. Khi sử dụng bộ IDE của Visual Studio, cách thức lập trình sẽ giống hệt nhờ lập trình winform. Truy xuất dữ liệu bằng công nghệ ADO.NET có sẵn của .NET Framework. Chạy ứng dụng cực nhanh bởi cơ chế biên dịch và Cached. Có thể tăng tốc ứng dụng bằng cách Cache các điều khiển, các trang. Bảo mật vượt trội. Tốn ít dòng lệnh hơn so với ASP/PHP/Perl khi thực hiện cùng một công việc. Dễ dàng bảo trì và dễ đọc hơn bởi Code và Giao diện đƣợc tách biệt. Điều này cũng giúp cho tính chuyên biệt hóa cao hơn. (Một người chỉ lo code phần xử lý nghiệp vụ, người khác thì chỉ lo code phần giao diện v.v…). ASP sử dụng ngôn ngữ lập trình VB.NET hoặc C# hoặc cả hai để phát triển ứng dụng. 2.5 SQL SERVER SQL là một hệ thống quản trị CSDLQH (RDBMS) nhiều người dùng kiểu Client/Server. Đây là hệ thống cơ bản dùng lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng lớn hiện nay. Ứng dụng kiểu Client/Server: Một ứng dụng kiểu Client/Server bao gồm 2 phần: Một phần chạy trên Server(máy chủ) và phần khác chạy trên các workstations (máy trạm). Phần Server: chứa các CSDL, cung cấp các chức năng phục vụ cho việc tổ chức và quản l. CSDL, cho phép nhiều người sử dụng cùng truy cập dữ liệu. Điều này không chỉ tiết kiệm mà c.n thể hiện tính nhất quán về mặt dữ liệu. Tất cả dữ liệu đều được truy xuất thông qua server, không được truy xuất trực tiếp. Do đó, có độ bảo mật cao, tính năng chịu lỗi, chạy đồng thời, sao lưu dự ph.ng… Phần Client (Ứng dụng khách): Là các phần mềm chạy trên máy trạm cho phép ngưới sử dụng giao tiếp CSDL trên Server. SQL Server sử dụng ngôn ngữ lập tr.nh và truy vấn CSDL Transact-SQL, một version của Structured Query Language. Với Transact-SQL, bạn có thể truy xuất dữ liệu, cập nhật và quản l. hệ thống CSDL quan hệ. Với mỗi Máy chủ bạn chỉ có một hệ thống QTCSDL SQL Server. Nếu muốn có nhiều hệ thống QTCSDL bạn cần có nhiều máy chủ tương ứng CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 1. Giới thiệu chung 1.1. Mô tả bài toán (Chương 1 Khảo sát hệ thống) 1.2. Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ Thông qua các mô tả của bài toán ta thấy hệ thống tra cứu lịch trực tuyến cho giảng viên khoa CNTT sẽ đem lại một số lợi ích sau: a. Mang lại giá trị nghiệp vụ: - Tăng khả năng xử lí: thông tin được xử lí tự động, hệ thống có khả năng cho phép nhiều giảng viên sử dụng một lúc. Việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác. b. Giá trị kinh tế: - Hệ thống cung cấp thông tin cho giảng viên sử dụng một cách nhanh chóng chính xác, không cần sử dụng các dịch vụ hỏi đáp, không tốn kém chi phí cho việc tìm lịch giảng dạy. - Hệ thống giúp quảng bá hình ảnh của khoa CNTT, Trường ĐH SPKT Hưng Yên. - Tiết kiệm thời gian, công sức cho giảng viên khoa CNTT. c. Giá trị sử dụng: - Giảng viên sử dụng nhanh chóng tìm được các thông tin mong muốn về lịch giảng mà mình đang tìm. - Giảng viên có thể đăng lịch của mình để sinh viên có thể biết lịch học của mình. - Quá trình đăng lịch và tìm kiếm dễ thực hiện thông qua các form sẵn của hệ thống. - Quảng bá hình ảnh, thông tin của khoa và trường. - Dễ dàng, nhanh chóng xây dựng một CSDL về lịch giảng viên. d. Một số giá trị khác: - Thông qua hệ thống có thể biết được thông tin cơ bản về khoa CNTT, quảng bá thông tin về khoa CNTT tới nhiều người. Thúc đẩy sự phát triển của áp dụng công nghệ vào cuộc sống - Thông tin được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng sẽ giúp giảng viên sử dụng thấy thoải mái, hài lòng đó là giá trị phi vật thể mà hệ thống mang lại. - Do thông tin lịch được người điều hành website là quản trị viên sẽ đưa thông tin lịch hoặc chính giảng viên sẽ đưa lịch lên thông tin đảm bảo cao, độ tin cậy tuyệt đối. 1.3. Xác định các yêu cầu của hệ thống - Hệ thống phải phân loại được các loại lịch để giảng viên sử dụng dễ dàng tra cứu thông tin. Kết hợp với một số thông tin: Mã giảng viên, Tên giảng viên, môn học, lớ học để kết quả tìm kiếm chính xác và sát thực hơn. - Cho phép giảng viên tìm kiếm sử dụng tài nguyên mà không cần đăng nhập hệ thống - Cho phép giảng viên đăng lịch giảng vào hệ thống. - Cho phép giảng viên đăng kí thành viên để đăng và quản lí các lịch giảng của mình. - Cho phép giảng viên đăng lịch các nhân của mình lên website. - Cho phép giảng viên liên hệ với người quản trị qua hệ thông form liên hệ. II. Xác định các tác nhân của hệ thống Dựa vào mô tả bài toán, ta xác định được các tác nhân của hệ thống như sau: 1.Tác nhân khách - Sử dụng hệ thống 2. Tác nhân giảng viên - Sử dụng hệ thống 3. Tác nhân người quản lí - Sử dụng và quản trị hệ thống website III. Xác định các ca sử dụng của hệ thống Dựa vào mô tả bài toán và việc phân tích tìm ra các tác nhân ta tìm được các ca sử dụng sau: Tìm kiếm lịch giảng Xem thông tin lịch giảng Xem thông tin bài viết Đăng kí thành viên Tìm mật khẩu Đăng nhập hệ thống Đăng lịch giảng Đăng lịch cá nhân Phản hồi liên hệ admin Duy trì thông tin thành viên Duy trì thông tin lịch giảng Duy trì thông tin giảng viên Duy trì thông tin môn học Duy trì thông tin lớp học website Các tác nhân Ca sử dụng Khách 1.Tìm kiếm lịch giảng 2.Đăng kí thành viên 3.Xem thông tin bài viết 4.Gửi ý kiến về website Thành viên 1.Tìm kiếm lịch 2.Xem thông tin bài viết 3.Đăng thông tin lịch giảng 4.Đăng nhập hệ thống 5.Khôi phục mật khẩu 8.Duy trì thông tin lịch giảng 9.Duy trì thông tin lịch cá nhân 10.Gửi ý kiến về website Người quản lí 1.Tìm kiếm 2.Đăng nhập hệ thống 3.Quản lí, duy trì thông tin thành viên 4.Quản lí, duy trì thông tin lịch giảng 6.Quản lí, duy trì thông tin giảng viên 7.Quản lí, duy trì thông tin lớp học 8.Quản lí, duy trì thông tin môn học 9.Cập nhật dữ liệu từ file excell 10.Quản lí tin tức cho website Vẽ biểu đồ ca sử dụng Tác nhân Khách Biểu đồ ca sử dụng tổng quát tổng quát của khách dùng Tác nhân Thành viên Biểu đồ ca sử dụng tổng quát tổng quát của thành viên Tác nhân Quản lí Biểu đồ ca sử dụng tổng quát tổng quát của quản lí IV. Đặc tả các ca sử dụng 1. Ca sử dụng tìm kiếm lịch giảng a. Tóm tắt Tên: Tìm kiếm lịch giảng Mục đích: Cho người dùng tìm kiếm thông tin lịch giảng một cách nhanh chóng. Tìm kiếm theo các tiêu chí: Mã giảng viên, tên giảng viên, lớp học, môn học, từ khóa liên quan Tác nhân: Người dùng b. Các luồng sự kiện - Ca sử dụng bắt dầu khi người dùng muốn tìm kiếm - Hệ thống hiển thị 2 lựa chọn: Tìm với Google, tìm kiếm nâng cao với bộ tìm kiếm của hệ thống. + Nếu người dùng chọn Tìm kiếm với Google thì luồng tìm kiếm với google được thực hiện. + Nếu người dùng chọn Tìm kiếm kiếm nâng cao thì luồng tìm kiếm với kiếm nâng cao được thực hiện Tìm kiếm với google Hệ thống hiển thị form tìm kiếm nhúng của google Người dùng nhập từ khóa Hệ thống xuất dữ liệu kết quả Ca sử dụng kết thúc Tìm kiếm nâng cao Hệ thống hiển thị form với các thông tin lựa chọn: Tên giảng viên Lớp học Môn học Người dùng nhập từ khóa và lựa chọn các thông số tìm kiếm Hệ thống xuất kết quả Ca sử dụng kết thúc c. Luồng rẽ nhánh - Ca sử dụng kết thúc khi người dùng hủy d. Tiền điều kiện - Không e. Hậu điều kiện - Nếu ca sử dụng thành công thì kết quả sẽ hiển thị cho sử dụng 2. Ca sử dụng xem thông tin lịch Mô tả tóm tắt Tên ca sử dụng: Xem thông tin lịch Mục đích: Mô tả việc người dùng xem thông tin lịch Tác nhân: Khách, thành viên, người quản lí Các luồng sự kiện Ca sử dụng bắt đầu khi tác nhân nhấn chuột xem lịch trên hệ thống Hệ thống hiển thị các thông tin chi tiết về lịch đó. Các luồng rẽ n