Đề tài Xây dựng chương trình kế toán tiền lương dựa trên phần mềm Microsoft Excel cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên

Ngày nay tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, khoa học máy tính đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và được ứng dụng vào mọi lĩnh vực như: khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp.bản thân thích ứng với một thế giới mới, phải không ngừng phát triển bản thân. • Lí do chọn đề tài Đối với các đơn vị, tổ chức công tác kế toán tiền lương là một vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương được sử dụng như một phương tiện quan trọng, một đòn bẩy kích thích người lao động hăng hái sản xuất kinh doanh. Việc quản lý, hạch toán quỹ tiền lương và phân phối tiền lương tốt, công bằng, đầy đủ, kịp thời, hợp lý sẽ đảm bảo năng suất, đẩy nhanh tiến độ công việc, đảm bảo đồng thời 3 lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp – Người lao động. Tuy nhiên nhìn nhận chung là hầu hết các đơn vị hiện nay đều làm công tác kế toán một cách thủ công, do vậy tốn nh iều thời gian và công sức. Với những yêu cầu và tính chất của công tác kế toán tiền lương, việc đưa tin học vào kế toán là yêu cầu mang tính chất cấp thiết, vấn đề sẽ giải quyết được nhiều khó khăn khi làm thủ công bằng tay. Vì vậy đề tài nhằm xây dựng một chương trình kế toán tiền lương nhanh và thuận tiện cho công ty dựa trên Microsof Excel là để góp phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm chi phí và công sức. Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài “Xây dựng chương trình kế toán tiền lương dựa trên phần mềm Microsoft Excel cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên”.

docx32 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình kế toán tiền lương dựa trên phần mềm Microsoft Excel cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, khoa học máy tính đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và được ứng dụng vào mọi lĩnh vực như: khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp.bản thân thích ứng với một thế giới mới, phải không ngừng phát triển bản thân. Lí do chọn đề tài Đối với các đơn vị, tổ chức công tác kế toán tiền lương là một vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương được sử dụng như một phương tiện quan trọng, một đòn bẩy kích thích người lao động hăng hái sản xuất kinh doanh. Việc quản lý, hạch toán quỹ tiền lương và phân phối tiền lương tốt, công bằng, đầy đủ, kịp thời, hợp lý sẽ đảm bảo năng suất, đẩy nhanh tiến độ công việc, đảm bảo đồng thời 3 lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp – Người lao động. Tuy nhiên nhìn nhận chung là hầu hết các đơn vị hiện nay đều làm công tác kế toán một cách thủ công, do vậy tốn nh iều thời gian và công sức. Với những yêu cầu và tính chất của công tác kế toán tiền lương, việc đưa tin học vào kế toán là yêu cầu mang tính chất cấp thiết, vấn đề sẽ giải quyết được nhiều khó khăn khi làm thủ công bằng tay. Vì vậy đề tài nhằm xây dựng một chương trình kế toán tiền lương nhanh và thuận tiện cho công ty dựa trên Microsof Excel là để góp phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm chi phí và công sức. Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài “Xây dựng chương trình kế toán tiền lương dựa trên phần mềm Microsoft Excel cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên”. Mục tiêu chọn đề tài Mục tiêu chính của đề tài là được người dùng chấp nhận và thực hiện trong quá trình quản lý trong công ty. Do đó, chương trình trước hết phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất mà nhà quản lí dễ dàng sử dụng, đó là đơn giản nhưng đầy đủ chức năng, giao diện thân thiện, thuận tiện cho việc sử dụng và cài đặt và phải tuân thủ các quy định, biểu mẫu do bộ tài chính quy định. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: đề tài mang đến cái nhìn tổng quan về việc quản lý chấm công nhân viên trong doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí chung của doanh nghiệp. Về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý chấm công, tiến hành khảo sát và mô tả bài toán, phân tích và thiết kế hệ thống chương trình quản lí chấm công cho Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên, từ đó tìm hiểu khái quát công tác quản lí của công ty để đưa ra được chương trình quản lý tối ưu các hoạt động của công ty. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát thực tế về công tác quản lý chấm công của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó phân tích thiết kế hệ thống và kết hợp với những hiểu biết về ngôn ngữ lập trình Excel để xây dựng chương trình quản lý chấm công. Bố cục của đề tài Đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về kế toán tiền lương Chương 2. Khảo sát thực tế và phân tích - thiết kế hệ thống quản lý lương tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Thái Nguyên Chương 3. Xây dựng chương trình kế toán lương Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 1.1. Lý thuyết về kế toán tiền lương 1.1.1. Khái niệm và bản chất của tiền lương Tiền lương là một phần thu nhập của người lao động được biểu hiện bằng tiền trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động trong khi thực hiện công việc của bản thân người lao động theo cam kết giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Tiền lương gắn liền với sức lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá được biểu hiện bằng tiền để bù đắp hao phí sức lao động của người lao động. Đây là khoản tiền cần thiết phải trả cho người lao động tương ứng với sức lao động mà họ bỏ ra để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá. Khái niệm tiền lương danh nghĩa: Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên có trong việc thuê lao động. Trên thực tế mức lương trả cho lao động đều là tiền lương danh nghĩa. Song nó chưa cho ta nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế của người lao động, lợi ích mà người lao động nhận được ngoài việc phụ vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ và số thuế mà người lao động sử dụng tiền lương đó để mua sắm, đóng góp thuế. Tiền lương thực tế: Là số lương tư liệu sinh hoạt và dịch vụ ngoài lao động có thể mua được bằng lương danh nghĩa của mình sau khi đóng góp các khoản thuế theo quy định của Nhà nước chỏ số tiền lươn thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế: Trong cuộc sống người lao động luôn quan tâm tới đồng lương thực tế hơn đồng lương danh nghĩa. Nghĩa là lúc nào đồng lương danh nghĩa cũng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng chỉ số giá cả, nhưng không phải lúc nào đồng lương thực tế cũng được như mong muốn mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động đến . Đặc điểm cuả tiền lương Tiền lương : Là giá cả sức lao động khi thị trường lao động đang dần được hoàn thiện và sức lao động được trở thành hàng hoá. Tiền lương được hình thành do thoả thuận hợp pháp giữa người lao động (người bán sức lao động) và người sử dụng lao động (người mua sức lao động). Tiền lương hay giá cả sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo công việc, theo mức độ hoàn thành công việc đã thỏa thuận. Trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội, giá cả lao động có thể thay đổi nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường. Trong cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước tiền lương còn tuân theo quy luật phân phối theo lao động. Để phát huy tốt tác dụng của tiền lương trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả của các doanh nghiệp, khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần đạt các yêu cầu cơ bản: - Đảm bảo tái sản xuất sức lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. - Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Xuất phát từ những yêu cầu trên công tác tổ chức tiền lương cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động gắn liền với hiệu quả sản xuất. Nguyên tác 2: Tổ chức tiền lương phải đảm bảo được tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo mối quan hệ tiền lương giữa các nghành kinh tế quốc dân. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương Giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh, thang lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi, sức khoẻ, trang thiết bị kỹ thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương cao hay thấp. + Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định. Ví Dụ: 1 ngày công phải đủ 8 giờ nếu làm không đủ thì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất sản phẩm, đến năng suất lao động và từ đó ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. + Ngày công: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương của người lao động, ngày công quy định trong tháng là 22 ngày. Nếu người lao động làm thay đổi tăng hoặc giảm số ngày lao việc thì tiền lương của họ cũng thay đổi theo. + Cấp bậc, chức danh: Căn cứ vào mức lương cơ bản của các cấp bậc, chức vụ, chức danh mà CBCNV hưởng lương theo hệ số phụ cấp cao hay thấp theo quy định của nhà nước do vậy lương của CBCNV cũng bị ảnh hưỏng rất nhiều. + Số lượng chất lượng hoàn thành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu làm được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt đúng tiêu chuẩn và vượt mức số sản phẩm được giao thì tiền lương sẽ cao. Còn làm ít hoặc chất lượng sản phẩm kém thì tiền lương sẽ thấp. + Độ tuổi và sức khoẻ cũng ảnh hưởng rất ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu cùng 1 công việc thì người lao động ở tuổi 30 – 40 có sức khoẻ tốt hơn và làm tốt hơn những người ở độ tuổi 50 – 60. + Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Với 1 trang thiết bị cũ kỹ và lạc hậu thì không thể đem lại những sản phẩm có chất lượng cao và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như những trang thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại được. Do vậy ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành cũng từ đó nó ảnh hưởng tới tiền lương. 1.2. Phân loại tiền lương Về mặt hiệu quả: Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lượng. Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng theo chế độ quy định đựơc hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng, chất lượng lao động mà họ đã bỏ ra. Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người sử dụng lao động, trao đổi bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp các khoản Thuế, khoản đóng góp phải nộp theo quy định. Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương. Lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất. Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. 1.2.1. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, và KPCĐ Quỹ tiền lương: Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của công ty do công ty quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của công ty gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép. - Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, - Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : Tiền lương chính, tiền lương phụ. + Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính: Gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp. + Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, ngừng sản xuất được hưởng lương theo chế độ. Quỹ bảo hiểm xã hội: là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 25% trên tổng quỹ lương phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ, Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể: + Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản. + Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động. Chi công tác quản lý quỹ BHXH. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Quỹ Bảo Hiểm Y Tế: là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định là 4.5% trên tổng quỹ lương phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Cơ quan Bảo Hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Qũy Bảo Hiểm Thất Nghiệp: là một biện pháp hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho người lao động trong thời gian chưa tìm kiếm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHTN theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động. 1.2.2. Các hình thức trả lương 1.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn + Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động với công nhân viên. + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần. + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 26. + Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của luật lao động (không quá 8 giờ/ ngày). - Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Theo hình thức này tiền lương được tính bằng: Tiền lương = Thời gian làm việc x đơn giá tiền lương thời gian 1.2.2.2. Trả lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến. ● Trả lương theo sản phẩm trực tiếp Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. Cách tính: Lsp = ĐG × Q Trong đó: - Lsp: tiền lương sản phẩm của công nhân - Q: Sản lượng thực tế của công nhân - ĐG: Đơn giá sản phẩm 1.2.2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tài khoản sử dụng : Tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên" Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải thanh toán về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYTcho công nhân viên. Nội dung là: Bên Nợ - Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng BHXH và các khoản đó trả đó ứng cho nhân viên - Các khoản đó khấu trừ vào tiền lương ( tiền công ) của công nhân viên. Bên Có - Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng BHXH và các khoản phải trả cho nhân viên Tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ, trong trường hợp cá biệt số dư nợ ( nếu có) thể hiện số tiền đó trả số phải trả, số phải trả công nhân viên hạch toán trên tài khoản này cần theo dõi riêng biệt theo các nội dung thanh toán tiền lương và các khoản khác. Tài khoản 338 "phải trả, phải nộp khác" Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán khoản phải trả phải nộp khác ngoài nội dung đó phản ánh các tài khoản công nợ phải trả .Tài khoản liên quan trực tiếp đến công nhân viên bao gồm BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN và tài Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381). - Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. - Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị. - Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị. - Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; - Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị. - Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản: + Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; + Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng). - Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387. Nội dung phản ánh các tài khoản có thể được tóm tắt như sau: Bên Nợ : - Tình hình chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn, tính trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho công nhân viên và nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan quản lý chuyên môn . Bên Có : Ngoài các tài khoản 334, 338, kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, cũng liên quan đến các tài khoản khác như: - Tài khoản 622: "Chi phí công nhân trực tiếp" - Tài khoản 627: "Chi phí sản xuất chung" - Tài khoản 641: "Chi phí bán hàng" - Tài khoản 642: "Chi phí quản lý doanh nghiệp" - Tài khoản 335: "Chi phí phải trả” Khái quát toàn bộ nội dung hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán tiền lương Chương 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ LƯƠNG TẠI CÔNG TY 2.1 Khảo sát thực trạng công ty cổ phần đầu tư và phát triển TNG - Thái Nguyên chi nhánh Phú Bình. 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty Giới thiệu chung: Tên gọi : Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG- Thái nguyên chi nhánh Phú Bình. Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch HĐQT. Địa chỉ:Khu B, Khu Công nghiệp Kha Sơn,  Phú Bình, Thành Phố Thái Nguyên - Việt Nam. Điện thoại : 02803 858508 , Fax : 02803 852060 ,Email: info@tng.vn. Quá trình hình thành và phát triển - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh
Luận văn liên quan