Đề tài Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp

Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiêp hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP của Quốc gia. Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có thể kể đến như : gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều .Trong đó cà phê là một trong những mặt hàng chủ lực. Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỉ trọng tương đối lớn , góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , tăng nguồn thu ngoại tê, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam đã xuất hiện như: Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Hàn quốc Trong đó, EU là thị trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh theo từng năm. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản mà cụ thể là xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có một “ sân chơi lớn”, một “ cơ hội vàng” để phát triển. Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tiếp theo cần phải có những giải pháp cần thiết. Với những lý do trên, tôi xin đưa ra đề tài: “Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp” Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, để thấy được những hạn chế, thành tựu từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong những năm tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến nay và đưa ra các giải pháp Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan chung về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

doc61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6089 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần I: Lời mở đầu…………………………………………………………. Phần II: Nội dung…………………………………………………………… CHƯƠNG 1: : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa………………………….. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu…………………….. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu……………………………………... Vai trò của hoạt động xuất khẩu……………………………………….. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu…………………………………… Xuất khẩu trực tiếp…………………………………………………….. Xuất khẩu gián tiếp…………………………………………………….. Buôn bán đối lưu………………………………………………………. Giao dịch tái xuất……………………………………………………… Hình thức gia công quốc tế……………………………………………. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa………... Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ…………... Chính sách tỉ giá hối đoái……………………………………………… Hạn ngạch và những tiêu chuẩn kĩ thuật………………………………. Các yếu tố về thế chế chính trị-kinh tế- xã hội………………………… Các yếu tố cạnh tranh…………………………………………………... Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam………… Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê trong nước…………………………………………………………………… Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU……………………………………………………………... Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê………………………… Lợi thế khách quan…………………………………………………….. Lợi thế chủ quan………………………………………………………. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU Tình hình chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2008 Về cơ cấu sản phẩm…………………………………………………… Cà phê Robusta………………………………………………………… Cà phê Arabica………………………………………………………… Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu……………………………… Về chất lượng cà phê xuất khẩu……………………………………… Giá cả cà phê xuất khẩu……………………………………………… Phương thức và hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu…………………………………………….. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2008…………………………………………………… Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu………………………………. Cơ cấu thị trường xuất khẩu………………………………………… Giá cà phê xuất khẩu………………………………………………… Các hình thức xuất khẩu chủ yếu………………………………….. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU trong thời gian qua………………………………………………. Những kết quả đạt được………………………………………………. Những nguyên nhân và tồn tại………………………………………… CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẢY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới…………………………………………………………... Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU………….. Tạo nguồn vốn đầu tư………………………………………………… Chuyển đổi cơ cấu cây trồng…………………………………………. Nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm………………………... Đổi mới công nghệ…………………………………………………… Xây dựng hệ thống đồng bộ giữa các khâu………………………….. Tổ chức hệ thống thu thập thông tin………………………………… Tăng cường hợp tác quốc tế…………………………………………. Phần III: Kết Luận…………………………………………………………. Danh mục tài liệu tham khảo……................................................................. LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiêp hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP của Quốc gia. Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có thể kể đến như : gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều….Trong đó cà phê là một trong những mặt hàng chủ lực. Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỉ trọng tương đối lớn , góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , tăng nguồn thu ngoại tê, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng cà phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam đã xuất hiện như: Hoa kỳ, EU, Nhật bản, Hàn quốc…Trong đó, EU là thị trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh theo từng năm. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản mà cụ thể là xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có một “ sân chơi lớn”, một “ cơ hội vàng” để phát triển. Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tiếp theo cần phải có những giải pháp cần thiết. Với những lý do trên, tôi xin đưa ra đề tài: “Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp” Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua, để thấy được những hạn chế, thành tựu từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong những năm tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001 đến nay. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh…nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến nay và đưa ra các giải pháp Kết cấu của đề tài: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan chung về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu Khái niệm về hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Ban đầu, hình thức cơ bản của nó chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Ngày nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế. Hoạt động khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu Con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ngày nay là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những bước đi phù hợp. Nhưng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có số lượng vốn lớn để từng bước cải thiện kỹ thuật, nhập khẩu máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Nguồn vốn này là không nhỏ và để huy dộng được một số lượng vốn lớn như vậy là một điều không dễ dàng. Do vậy phải huy động từ các hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách, nó tạo tiền đề cho các hoạt động nhập khẩu, quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi một sản phẩm đã trở thành lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ chuyên môn vào sản xuất sản phẩm đó với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đó. Từ những hoạt động đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế. + Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. + Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất kinh doanh. Xuất khẩu có tác động lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân Sản xuất hàng xuất khẩu đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giải quyết nạn thất nghiệp. Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu cơ cấu ngành nghề theo nó được mở rộng tạo thêm nhiêù việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác xuất khẩu còn tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất yếu kém phục vụ cuộc sống nhân dân. Nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất tạo ra thế và lực mới cho các ngành sản xuất trong nước phát triển. Ở nước ta hiện nay, các ngành nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản, ngành dệt may, giày da…tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động khu vực nông thôn Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Hoạt động xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới hơn là thị trường trong nước, vì vậy để có thể cạnh tranh và đứng vững với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp có thế nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước thông qua trợ cấp..nhưng sau khi tham gia vào sân chơi quốc tế, các hình thức này phải xóa bỏ. Để có thế tồn tại và phát triển các doanh nghiệp trong nước cần phải khẳng định được thương hiệu của mình. Tham gia vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển, khẳng định vị thế. Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp tham gia vào phân công lao động quốc tế, tham gia vào cạnh tranh trên qui mô thế giới về giá cả, chất lượng vô hình dung sẽ làm cho các doanh nghiệp hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường để có giải pháp củng cố và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị kinh doanh. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội nhập và phát triển. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Từ đây nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như :du lịch, vận tải, bảo hiểm... từ đó hình thành mối quan hệ qua lại khăng khít, giữa các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đã gắn kết sản xuất giữa các nước, các khu vực với nhau đẩy mạnh quá trình nhất thể hoá nền kinh tế khu vực và thế giới như hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước trong tổ chức WTO, ASEAN, AFTA... Điều kiện kinh tế của mỗi nước không thể bế quan toả cảng, tự cung tự cấp nên hoạt động xuất nhập khẩu xảy ra là tất yếu. Xu hướng chung ngày nay, tất cả các quốc gia đều muốn vươn ra thị trường ngoài nước mở cửa, hội nhập đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, tỷ lệ suất siêu cao. Bởi vì chính hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra rất nhiều ưu thế. Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Có thể nói đây là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất hơn cả vốn vay và vốn FDI. Để có thể thành công trong thời kì công nghiệp hóa, hầu hết các nước đều phát triển hoạt động này. Nguồn thu ngoại tệ tăng dẫn tới các hoạt động như nhập khẩu máy móc, thiết bị được tập trung nhiều hơn, nhà nước có thể quản lý, vực dậy thị trường thông qua điều chỉnh lãi suất, tỉ giá hối đoái nếu thị trường có biến động. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu Xuất khẩu trực tiếp Khái niệm Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu giao trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình, không qua trung gian. Ưu điểm Tiết kiệm thời gian, giảm bớt được chi phí trung gian, làm tăng lợi nhuận Chủ động được thời gian và dễ dàng hơn khi thay đổi kế hoạch công việc Liên hệ trực tiếp với khách hàng sẽ giúp người xuất khẩu hiểu rõ được nhu cầu về sản phẩm của khách, từ đó sẽ có sự thay đổi cải tiến về sản phẩm Hạn chế được nhiều rủi ro khác Nhược điểm Phải trực tiếp khảo sát thị trường nước ngoài Có thể tăng rủi ro vì phải lo khâu vận tải hàng hoá từ nơi sản xuất sang thị trường nước ngoài và đảm bảo các thủ tục giấy tờ liên quan Điều kiện áp dụng áp dụng cho doanh nghiệp có đủ tiềm năng về tài chính, có quy mô lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập riêng tổ chức bán hàng của mình. Xuất khẩu gián tiếp Khái niệm Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập( trung gian) để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Ưu điểm Hạn chế được rủi ro do trung gian chịu, không phải lo vấn đề vận tải hàng hóa, chứng từ xuất khẩu, thu tiền…. tiết kiệm được thời gian tìm hiểu thông tin thị trường Thiết lập được các mối quan hệ thương mại hiệu quả Nhược điểm Người sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ở nước ngoài do đó họ không có thông tin về lượng hàng bán được, về các phản ứng của khách hàng với hàng hoá và nhu cầu về hàng hoá . Lợi nhuận bị chia sẻ với trung gian do không nắm bắt được giá cả hàng hóa, chịu chi phí trung gian Nhà xuất khẩu không thể chọn được kênh thông tin có lợi cho mình, phụ thuộc nhiều vào nhà trung gian Không xây dựng được thương hiệu và uy tín với khách hàng Điều kiện áp dụng Áp dụng cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế, và những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp. Buôn bán đối lưu Khái niệm Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch của ngoại thương trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, một bên vừa đóng vai trò người bán, vừa đóng vai trò người mua. Ưu điểm Khai thác triệt để được nguồn lực trong nước như lao động, nguyên vật liệu Tiếp nhận được công nghệ tiên tiến qua quá trình chuyển giao Rủi ro về thanh toán được giảm thiểu Nhược điểm Lợi nhuận thấp Khả năng tiếp cận thị trường mới bị hạn chế Điều kiện áp dụng Các bên đều thiếu ngoại tệ để thanh toán và có nhu cầu cao về hàng hóa Giao dịch tái xuất Khái niệm Giao dịch tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất Giao dịch tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu vì vậy nó thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu Ưu điểm Khai thác được thế mạnh của các dịch vụ gia công chế biến, làm tăng lợi nhuận của sản phẩm Điều hòa được thương mại thế giới Nhược điểm Lợi nhuận bị chia sẻ do sự xuất hiện của nước tái xuất Gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền hàng, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng, vận tải Điều kiện áp dụng Áp dụng với các quốc gia có hệ thống thông tin chính xác về thị trường, giá cả hàng hóa Hình thức gia công quốc tế Khái niệm Gia công quốc tế là hình thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên( bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm của một bên( bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, khi đó bên đặt gia công sẽ trả cho bên nhận gia công một khoản tiền( phí gia công) Ưu điểm Giúp bên nhận gia công học tập được kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ tiên tiến Sử dụng triệt để nguồn lực con người, góp phần giải quyết công ăn việc làm Góp phần chuyên môn hóa lao động trên phạm vi thế giới trong quá trình hội nhập. Nhược điểm Vẫn có sự không tương xứng về măt lợi ích. Bên nhận gia công thường là những cơ sở yếu kém về mọi mặt, không có kĩ năng đàm phán vì vậy lợi ích bị thua thiệt đáng kể Điều kiện áp dụng Chủ yếu nước đặt gia công là những nước phát triển có công nghệ tiên tiến nhưng nguyên nhiên liệu khan hiếm. Nước nhận gia công thường là nước đang phát triển có tài nguyên phong phú và giá nhân công rẻ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Hoạt động trên thị trường thế giới các quốc gia sẽ gặp nhiều rủi ro vì môi trường cạnh tranh khốc liệt và xa lạ. Hoạt động xuất khẩu cũng không nằm trong xu thế đó. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu như: Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động, công nghệ Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu và là yếu tố bên trong cấu thành nên sản phẩm. Một quốc gia có nhiều lao động kéo theo giá nhân công rẻ, hàng hóa phong phú. Tất cả sẽ được phản ánh trong giá hàng hóa, tạo được sự cạnh trạnh, vị thế. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến đầu vào của hoạt động sản xuất. Quốc gia nào có tài nguyên phong phú thì sẽ có thế mạnh và tiềm năng để phát triển hoạt động xuất khẩu. Cây Cà Phê là thế mạnh của Việt Nam và chúng ta đã nắm bắt được lợi thế đó, nhờ có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ, phì nhiêu nên đã tạo điều kiện cho các giống cà phê phát triển tốt. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Khoa học công nghệ tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu của doanh nghiệp, thông qua tác động vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, công nghệ ngân hàng... Ví dụ: nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông mà các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán với khách hàng qua điện thoại, telex, fax...giảm bớt chi phí đi lại. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin mới nhất về thị trường.... Ngược lại nếu quốc gia không nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất thì sẽ có nguy cơ tụt hậu. Những công nghệ tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng cách giữa các quốc gia đi xa hơn. Chính sách tỉ giá hối đoái Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của quốc gia khác Trong buôn bán quốc tế đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Do vậy, khi đồng tiền làm phương tiện thanh toán biến động thì lợi ích của một trong hai bên sẽ bị thiệt hại. Khi tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường thế giới bị giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp.Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm , tức đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ thì sẽ tăng hoạt động xuất khẩu. Hạn ngạch và các tiêu chuẩn kĩ thuật Hạn ngạch là qui định của nhà nước về lượng hàng hóa tối đa được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Hạn ngạch thường dùng để tránh tình trạng cung vượt quá cầu gây thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Được áp dụng với các hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ các nhu cầu thực tế của đời sống, nhu cầu về vệ sinh an toàn, chất lượng…Một loạt các hệ thống tiêu chuẩn được đưa ra bao gồm các qui định về bao bì, đóng gói vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh phòng dịch bệnh…Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu vì hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và các mức tiêu chuẩn của mỗi quốc gia là khác nhau. Các yếu tố về thế chế chính trị-kinh tế- xã hội Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển. Yếu tố này là nhân tố k
Luận văn liên quan