Đề xuất một số phương pháp nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay đã được 36 năm. Trong suốt thời gian qua, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt những năm gần đây Nhật Bản đã trở thành một trong những nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với nguồn vốn ODA khổng lồ. Các doanh nghiệp Nhật Bản liên tiếp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy nhu cầu học tiếng Nhật để phục vụ cho công việc của người Việt Nam đang là một vấn đề cấp bách. Trong những năm qua, số người học tiếng Nhật ở Việt Nam tăng lên vượt bậc, số người đật chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp 1, cấp 2 cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với đặc điểm loại hình khác với tiếng Việt, tiếng Nhật là một ngoại ngữ rất khó, và để nói tiếng Nhật thành thạo trong công việc là một điều không hề đơn giản chút nào. Một thực tế là sinh viên chỉ bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khi bắt đầu bước chân vào trường đại học. Chính vì thế việc yêu cầu sinh viên sau khi ra trường có thể sử dụng thành thạo ngay như một số ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp là rất khó. Để sinh viên sau khi ra trường có thể dùng tốt tiếng Nhật trong công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công phu hơn nữa. Đặc biệt, với những sinh viên năm thứ nhất thì việc nói chuyện bằng tiếng Nhật là một điều khá xa xỉ, chỉ có ở trên lớp. Nguyên nhân là do mới được làm quen với tiếng Nhật, vốn từ vựng còn hạn chế, kiến thức về ngữ pháp, hiểu biết về văn hóa Nhật Bản chưa nhiều. Với kinh nghiệm giảng dạy suốt 4 năm qua, tôi nhận thấy khả năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật thường kém hơn so với những khả năng còn lại, sinh viên còn rụt rè khi nói tiếng Nhật. Xét về trật tự các thành phần trong câu, trật tự từ trong câu tiếng Nhật thường ngược so với tiếng Việt, thêm vào đó do ảnh hưởng của tiếng mẹ để nên nhiều sinh viên hay nhầm lẫn khi sử dụng các từ gốc Hán. Mặt khác, do sự khác nhau về văn hóa nên một số cách diễn đạt trong tiếng Nhật không giống cách diễn đạt đó trong tiếng Việt Những nguyên nhân này đã khiến sinh viên không tự tin khi nói tiếng Nhật, dẫn đến khả năng nói tiếng Nhật chưa tốt. Với những kết quả và kinh nghiệm đã thu được trong quá trình giảng dạy, cộng với sự trao đổi kinh nghiệm rất nhiệt tình trong đội ngũ giáo viên bộ môn tiếng Nhật, tác giả hy vọng sẽ nêu được một số phương pháp luyện tập hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất. Hy vọng rằng, khi đã có được khả năng nói tốt từ năm thứ nhất, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy những phương pháp luyện tập này trong suốt những năm học tiếp theo để khi ra trường có được kết quả tốt nhất, tự tin dùng tiếng Nhật trong công việc một cách hiệu quả. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đề tài này tập trung nghiên cứu khả năng “nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội. Để giúp nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận liên quan đến khả năng nói, quá trình giao tiếp. Tìm hiểu những năng lực cần thiết để thực hiện hành vi giao tiếp, vai trò của kỹ năng nói trong việc học ngoại ngữ nói chung. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, trường ĐHNN- ĐHQGHN. - Đề xuất một số phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Khảo sát kết quả học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất. - Điều tra và tình hình dạy và học môn “Nói” của năm thứ nhất. - Phân tích những nguyên nhân khiến sinh viên chưa tự tin và nói tiếng Nhật chưa tốt. - Trên cơ sở phân tích những đặc trưng của quá trình giao tiếp, những năng lực cần thiết để thực hiện hành vi nói, đề xuất một số phương pháp được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Khả năng nói (trình bày vấn đề) là rất quan trọng không chỉ trong công tác dạy và học ngoại ngữ mà còn rất quan trọng đối với bất cứ ai, ở bất cứ công việc gì. Ở Việt Nam hầu như chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề nâng cao khả năng nói tiếng Nhật. Đề tài này hy vọng có thể góp phần nâng cao khả năng nói tiếng Nhật không chỉ của sinh viên năm thứ nhất mà của các năm khác, nhằm phục vụ tốt cho công việc sau khi ra trường. - Giúp sinh viên tự nhìn nhận lại những vấn đề cản trở khi nói tiếng Nhật mà chính các em đang mắc phải. Từ đó chọn cho mình một phương pháp luyện tập phù hợp nhất để có thể phát huy tốt hơn khả năng của mình. - Giúp các giáo viên có thể tham khảo tìm ra một số hình thức luyện tập phù hợp để rèn luyện không chỉ kỹ năng nói mà cả những kỹ năng khác.

doc78 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5136 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất một số phương pháp nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay đã được 36 năm. Trong suốt thời gian qua, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt những năm gần đây Nhật Bản đã trở thành một trong những nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với nguồn vốn ODA khổng lồ. Các doanh nghiệp Nhật Bản liên tiếp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy nhu cầu học tiếng Nhật để phục vụ cho công việc của người Việt Nam đang là một vấn đề cấp bách. Trong những năm qua, số người học tiếng Nhật ở Việt Nam tăng lên vượt bậc, số người đật chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp 1, cấp 2 cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với đặc điểm loại hình khác với tiếng Việt, tiếng Nhật là một ngoại ngữ rất khó, và để nói tiếng Nhật thành thạo trong công việc là một điều không hề đơn giản chút nào. Một thực tế là sinh viên chỉ bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khi bắt đầu bước chân vào trường đại học. Chính vì thế việc yêu cầu sinh viên sau khi ra trường có thể sử dụng thành thạo ngay như một số ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp là rất khó. Để sinh viên sau khi ra trường có thể dùng tốt tiếng Nhật trong công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công phu hơn nữa. Đặc biệt, với những sinh viên năm thứ nhất thì việc nói chuyện bằng tiếng Nhật là một điều khá xa xỉ, chỉ có ở trên lớp. Nguyên nhân là do mới được làm quen với tiếng Nhật, vốn từ vựng còn hạn chế, kiến thức về ngữ pháp, hiểu biết về văn hóa Nhật Bản chưa nhiều. Với kinh nghiệm giảng dạy suốt 4 năm qua, tôi nhận thấy khả năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật thường kém hơn so với những khả năng còn lại, sinh viên còn rụt rè khi nói tiếng Nhật. Xét về trật tự các thành phần trong câu, trật tự từ trong câu tiếng Nhật thường ngược so với tiếng Việt, thêm vào đó do ảnh hưởng của tiếng mẹ để nên nhiều sinh viên hay nhầm lẫn khi sử dụng các từ gốc Hán. Mặt khác, do sự khác nhau về văn hóa nên một số cách diễn đạt trong tiếng Nhật không giống cách diễn đạt đó trong tiếng Việt…Những nguyên nhân này đã khiến sinh viên không tự tin khi nói tiếng Nhật, dẫn đến khả năng nói tiếng Nhật chưa tốt. Với những kết quả và kinh nghiệm đã thu được trong quá trình giảng dạy, cộng với sự trao đổi kinh nghiệm rất nhiệt tình trong đội ngũ giáo viên bộ môn tiếng Nhật, tác giả hy vọng sẽ nêu được một số phương pháp luyện tập hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất. Hy vọng rằng, khi đã có được khả năng nói tốt từ năm thứ nhất, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy những phương pháp luyện tập này trong suốt những năm học tiếp theo để khi ra trường có được kết quả tốt nhất, tự tin dùng tiếng Nhật trong công việc một cách hiệu quả. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đề tài này tập trung nghiên cứu khả năng “nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội. Để giúp nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu một số vấn đề lý luận liên quan đến khả năng nói, quá trình giao tiếp. Tìm hiểu những năng lực cần thiết để thực hiện hành vi giao tiếp, vai trò của kỹ năng nói trong việc học ngoại ngữ nói chung. Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, trường ĐHNN- ĐHQGHN. Đề xuất một số phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát kết quả học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất. Điều tra và tình hình dạy và học môn “Nói” của năm thứ nhất. Phân tích những nguyên nhân khiến sinh viên chưa tự tin và nói tiếng Nhật chưa tốt. Trên cơ sở phân tích những đặc trưng của quá trình giao tiếp, những năng lực cần thiết để thực hiện hành vi nói, đề xuất một số phương pháp được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Khả năng nói (trình bày vấn đề) là rất quan trọng không chỉ trong công tác dạy và học ngoại ngữ mà còn rất quan trọng đối với bất cứ ai, ở bất cứ công việc gì. Ở Việt Nam hầu như chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề nâng cao khả năng nói tiếng Nhật. Đề tài này hy vọng có thể góp phần nâng cao khả năng nói tiếng Nhật không chỉ của sinh viên năm thứ nhất mà của các năm khác, nhằm phục vụ tốt cho công việc sau khi ra trường. Giúp sinh viên tự nhìn nhận lại những vấn đề cản trở khi nói tiếng Nhật mà chính các em đang mắc phải. Từ đó chọn cho mình một phương pháp luyện tập phù hợp nhất để có thể phát huy tốt hơn khả năng của mình. Giúp các giáo viên có thể tham khảo tìm ra một số hình thức luyện tập phù hợp để rèn luyện không chỉ kỹ năng nói mà cả những kỹ năng khác. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Đề tài gồm có 3 phần như sau: PHẦN MỞ ĐẦU Gồm những thông tin khái quát về đề tài như Lý do và mục đích nghiên cứu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài, cấu trúc đề tài. PHẦN CHÍNH VĂN Gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề về lý luận Chương 2: Tìm hiểu tình hình dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, ĐHNN- ĐHQGHN. Chương 3: Đề xuất một số phương pháp nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất. PHẦN KẾT LUẬN CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN 1.Định nghĩa quá trình “Nói” trong hành vi ngôn ngữ Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ cũng như trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng ta vẫn nhắc đến 4 kỹ năng cơ bản đó là “Nghe”, “Nói”, “Đọc”, “Viết”. Trong nghiên cứu này tôi muốn đề xuất một số phương pháp giúp nâng cao khả năng “Nói” tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia Hà Nội. Vậy thì khả năng “Nói” được đề cập trong việc dạy và học ngoại ngữ nghĩa là gì? Trong cuộc sống hàng ngày, với những giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, cũng như khi giao tiếp bằng ngoại ngữ, các bạn thử nhớ lại xem quá trình từ lúc ta muốn nói một điều gì đó cho đến khi nói ra được điều đó bằng lời trải qua những giai đoạn gì? Theo như cuốn “Hanasu koto wo oshieru”, nằm trong bộ sách “Phương pháp giáo dục tiếng Nhật” của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản thì để thực hiện được hành vi “nói” thì phải trải qua những quá trình sau: ① Suy nghĩ về nội dung mình muốn nói ② Suy nghĩ xem sẽ nói nội dung đó như thế nào ③ Thực hiện hành vi nói 『話すことを教える』P.2より Để thực hiện được quá trình ② và ③ thì tùy theo mỗi ngôn ngữ lại có những quy tắc đặc trưng mà người sử dụng ngôn ngữ đó bắt buộc phải nắm được. Tuy nhiên, trên thực tế thì khi mới học một ngoại ngữ ở trình độ sơ cấp thì sẽ có một khoảng cách tương đối giữa nội dung mình muốn nói và nội dung mình có thể nói được bằng ngôn ngữ đó, tức là sẽ có khoảng cách giữa quá trình ① với quá trình ② và ③. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất ra một số phương pháp nâng cao khả năng hội thoại cho sinh viên năm thứ nhất, hay nói cách khác là sẽ tìm ra một số phương pháp giúp giảm thiểu khoảng cách giữa quá trình ① với quá trình ② và ③ trong khi thực hiện hành vi “Nói” của sinh viên. 2. Đặc điểm quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe. Thông thường khi thực hiện hành vi “Nói” sẽ phải có hai bên tham gia vào quá trình giao tiếp, đó là người nói và người nghe. Hay nói cách khác, hành vi “Nói” có vai trò thực hiện việc giao tiếp giữa người nói và người nghe. Vậy quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe mang những đặc điểm gì? Trước khi bắt đầu tiến hành hội thoại với một ai đó, tức là trước khi thực hiện hành vi “Nói” chúng ta phải suy nghĩ xem mình cần nói nội dung gì với người nghe, và nói để làm gì. Như vậy, để thực hiện quá trình giao tiếp, trước hết cần có mục đích giao tiếp. Đây chính là động cơ giúp chúng ta có thể bắt đầu một hành vi “Nói” hay một cuộc giao tiếp. Ngoài ra, trong quá trình giao tiếp, nhất thiết sẽ xảy ra các câu hỏi và câu trả lời về một vấn đề nào đó. Cụ thể, người nói sẽ hỏi người nghe những thông tin mà người đó chưa biết và người nghe sẽ trả lời. Như vậy hành động giao tiếp sẽ được thực hiện khi giữa người nói và người nghe tồn tại một khoảng cách thông tin (information gap) nào đó. Khoảng cách giao tiếp ở đây có thể hiểu là người nói chưa biết về một thông tin nhưng người nghe đã biết, hoặc là người nói truyền tải cho người nghe một thông tin mà mình đã biết... Không phải hội thoại nào cũng có nội dung như nhau. Ngoài ra, rất có thể cùng một nội dung truyền tải nhưng tùy vào thành phần tham gia hội thoại (người nói và người nghe) khác nhau thì cách thể hiện nội dung đó cũng khác nhau. Hay nói cách khác người tham gia hội thoại có những quyền như sau: Thứ nhất, đó là quyền được quyết định nội dung mình sẽ nói trong hội thoại. Thứ hai, với nội dung đã quyết định thì người tham gia hội thoại có quyền chọn cho mình cách biểu đạt, từ ngữ thể hiện...mà mình thích. Nói tóm lại, những người tham gia hội thoại có quyền được lựa chọn nội dung và lựa chọn cách truyền tải nội dung muốn nói. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì sinh viên gần như không có quyền lựa chọn khi thực hiện hội thoại vì các giáo viên thường đã cho sẵn mẫu câu và từ vựng yêu cầu sinh viên luyện nói để quen với mẫu câu đó (kuchinarashi). Cuối cùng, sẽ không gọi là hội thoại nếu như chỉ có một phía chuyên nói và một phía chuyên nghe. Nói cách khác, người tham gia hội thoại sẽ luân phiên vai trò của người nói và người nghe trong suốt quá trình hội thoại. Tức là người nói phải luôn chú ý phản ứng của phía người nghe để tiếp tục hội thoại và điều chỉnh hành vi ngôn ngữ sao cho phù hợp. Ngược lại, người nghe cũng phải chú ý đến nội dung đang được nói để có cách đối đáp lại sao cho thích hợp. Tóm lại các bên tham gia hội thoại phải thể hiện phản ứng của mình trước các hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong suốt quá trình hội thoại. 3. Những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp Trước những năm 1960, việc học ngôn ngữ thường chú ý đến năng lực ngữ pháp. Tuy nhiên từ sau thập niên 1970 trở đi thì khả năng vận dụng ngôn ngữ được chú ý hơn trước rất nhiều. Nhà ngôn ngữ học Hymes (1972) đã định nghĩa “Những năng lực liên quan đến năng lực sử dụng ngôn ngữ, ví dụ như nói với ai, nói như thế nào, nói vào lúc nào…gọi là “năng lực giao tiếp”. Sau đó, tác giả Canal (1983) đã phân chia năng lực thành 4 kỹ năng cụ thể gồm có “năng lực ngữ pháp”, “ năng lực ngôn ngữ xã hội”, “năng lực đàm thoại”, “ năng lực chiến lược”. 3.1 Năng lực ngữ pháp Năng lực ngữ pháp là những kiến thức liên quan đến kiến thức ngữ pháp như các quy tắc ngữ pháp, từ vựng, phát âm, cách viết…Năng lực ngữ pháp vốn rất được chú trọng trong việc giáo dục ngoại ngữ từ trước đến nay. 3.2 Năng lực ngôn ngữ xã hội Khi sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là khi sử dụng ngoại ngữ, chỉ có kiến thức về ngữ pháp thôi thì chưa đủ. Một điều rất quan trọng trong khi sử dụng ngôn ngữ đó là khi muốn “nói gì, với ai, trong trường hợp như thế nào, dùng những cách diễn đạt ra sao…” cần phỉ chú ý đến những quy tắc vốn có về mặt xã hội và văn hóa của đất nước đang nói thứ ngôn ngữ đó. Việc đảm bảo các quy tắc đó trong khi sử dụng ngôn ngữ được gọi là “năng lực ngôn ngữ xã hội”. Năng lực ngôn ngữ xã hội là một trong những yếu tố đảm bảo cho quá trình giao tiếp diễn ra suôn sẻ. Hãy xem ví dụ sau đây: 場面:大学の研究室で (Tại phòng nghiên cứu của giáo sư tại trường đại học) 学生:「先生、先生の論文、見ましたよ。すばらしいですね。すごいですね」 Sinh viên: “Thầy giáo ơi, em đã xem Luận văn của thầy. thật là hay, tuyệt thật đấy”. 先生:「...」 Thầy giáo: “……………………” Trong đoan hội thoại trên, sinh viên khen Luận văn của thầy giáo 「すごいですね」. Người Nhật không bao giờ thể hiện sự đánh giá của mình đối với những gì liên quan đến cấp trên, thấy giáo… Ngoài ra khi nói chuyện với thầy cô giáo hoặc cấp trên của mình thì cần phải dùng kính ngữ. Đoạn hội thoại trong ví dụ trên đã không thỏa mãn hai điều kiện đó. Nói một cách khác, người sinh viên trong đoạn hội thoại này không có năng lực về ngôn ngữ xã hội, không biết một số quy tắc hành xử. 3.3 Năng lực đàm thoại Hội thoại là tập hợp rất nhiều câu có ý nghĩa và theo một trình tự nào đó. Tập hợp những câu như vậy tạo thành một cuộc đàm thoại hoàn chỉnh. Năng lực đàm thoại là năng lực biết cấu trúc một đoạn hội thoại hoàn chỉnh nhằm đạt mục đích giao tiếp. Thông thường hội thoại tiếng Nhật thường gồm 3 phần là “Phần mở đầu”, “phần nội dung chính”, và “phần kết thúc”. Hãy thử so sánh hai đoạn hội thoại sau đây: Ví dụ 1: A:あのう、午後は用事あありますので、早く帰らせていただきたいんですが。 À, chiều nay tôi có việc, cho phép tôi về sớm nhé. B:あ、そうですか。いいですよ。 Thế à, ừ, được thôi. Ví dụ 2: A:あのう、すみません。 Xin lỗi………. B:どうしたんですか。 Có chuyện gì thế? A:実は、午後、用事がありますので、今日は早く帰らせていただけませんか。 À, thật ra là chiều nay tôi có việc, cho phép tôi về sớm có được không?. B:あ、そうですか。いいですよ。 Thế à, ừ, được thôi. A:忙しいところ、すみません。 Xin lỗi đã làm phiền trong lúc anh đang bận rộn thế này. B:いいえ。 Không có gì. Có thể thấy rằng cả hai đoạn hội thoại trên đều có cùng một mục đích là A muốn B cho phép về sớm. Tuy nhiên đoạn hội thoại ở ví dụ 2 tự nhiên hơn. Nguyên nhân là vì đoạn hội thoại trong ví dụ B có đầy đủ 3 phần của một hội thoại hoàn chỉnh, đó là “phần mở đầu”, “phần chính”, và “phần kết luận”. Cụ thể như sau: A:あのう、すみません。 B:どうしたんですか。 →Phần mở đầu A:実は、午後、用事がありますので、今日は早く帰らせていただけませんか。 B:あ、そうですか。いいですよ。 →Phần nội dung chính A:忙しいところ、すみません。 B:いいえ。 →Phần kết luận 3.4 Năng lực chiến lược Trong khi thực hiện quá trình giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng ngoại ngữ sẽ có trường hợp bạn gặp khó khăn, chẳng hạn như tự nhiên bạn quên không nhớ ra từ vựng mình định diễn đạt, không hiểu đối tác đang nói gì, đối tác không hiểu được những điều bạn muốn truyền đạt… Trong những trường hợp như thế này, để cuộc giao tiếp tiếp tục diễn ra suôn sẻ thì cần phải có “năng lực chiến lược” trong giao tiếp. Năng lực chiến lược là năng lực xử lý tình huống trong khi giao tiếp, là cách dùng nhiều phương pháp thể hiện khác nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Ngay cả trong trường hợp bạn chưa có đủ năng lực ngôn ngữ xã hội, năng lực ngữ pháp...nếu có năng lực chiến lược tốt bạn vẫn có cách để đạt được mục đích giao tiếp. Chính vì vậy năng lực chiến lược càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn sơ cấp (khi mà vốn kiến thức từ vựng và ngữ pháp…còn chưa nhiều). Như vậy để nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất, giáo viên cần chú ý có những biện pháp luyện tập toàn diện nhằm giúp sinh viên phát huy cân bằng tất cả các năng lực nói trên. 4 Tính cần thiết của hành vi “Nói” trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ Chúng ta đều biết “Nghe”, “Nói”, “Đọc”, “Viết” là 4 kỹ năng cơ bản và rất quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ cũng như trong quá trình dạy và học ngôn ngữ. Trong đó mỗi kỹ năng có những đặc trưng riêng, nhưng cả 4 kỹ năng là không thể tách rời trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ. Có thể thấy khả năng “nói” là rất quan trọng và được coi là thước đo độ thành thục trong khả năng ngoại ngữ cũng như ngôn ngữ của một người. Chính vì vậy, trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, người ta rất coi trọng việc đào tạo cho người học có khả năng nói sao cho có thể vừa tai được mọi đối tượng người nghe từ trẻ đến già. Việc dạy và học tiếng Nhật đương nhiên không phải là ngoại lệ. Mặt khác, hành vi “nói” sẽ gây ấn tượng rất sâu đậm đối với người nghe. Nếu nói một cách trôi chảy, thích hợp với hoàn cảnh sẽ tạo ấn tượng rất tốt đối với người nghe, thậm chí có giúp ích rất nhiều trong quá trình giao tiếp, cộng tác sau này. Còn ngược lại nếu có những lời nói không thích hợp với hoàn cảnh (kể cả không cố tình), hoặc nói không trôi chảy... sẽ gây ấn tượng xấu, ảnh hưởng xấu đến quá trình giao tiếp, thậm chí là ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với người. Tùy vào mục đích nói và kỹ năng yêu cầu khi thực hiện mục đích nói mà hành vi “nói” được chia thành hai loại như sau: * Đối thoại (Dialogue) Đây là hành vi nói mà trong quá trình giao tiếp, người tham gia giao tiếp hoán đổi liên tục giữa vai trò của người nói và người nghe. Để thực hiện loại hành vi giao tiếp này thì ngoài kỹ năng “nói” cần thiết phải có kỹ năng “nghe” những điều đối phương đang nói để có sự đối đáp cho phù hợp. Hình thức giao tiếp này có thể đưa đến những hội thoại đầy tính sáng tạo và có nội dung triển khai phong phú tùy vào sự ứng đáp của những người tham gia. Có thể chia thành hai loại chủ yếu như sau: + Nghị luận, thảo luận: Hai bên cùng đưa ra căn cứ, ý kiến để tranh luận về một vấn đề nào đó. +Hội thoại theo kỹ năng: Nhằm đạt được ý đồ giao tiếp của người nói. Hội thoại được xây dựng dựa trên cơ sở những mục đích định trước như nhờ vả, cảm ơn, xin lỗi, xin phép…Trong phạm vi của trình độ sơ cấp thì chủ yếu tập trung hội thoại theo kỹ năng này. Cụ thể, cần cho sinh viên luyện tập hội thoại theo từng nội dung cho sẵn như nhờ vả, cảm ơn, xin lỗi, xin phép…hoặc luyện tập những hội thoại nhỏ để có thể dùng thành thục những mẫu câu đã học. * Độc thoại (Monologue) Đây là hành vi giao tiếp được thực hiện dưới hình thức một người nói còn những người khác nghe. Như vậy người nói sẽ thực hiện được hành vi nói từ đầu đến cuối quá trình giao tiếp, có thể kiểm soát hoàn toàn nội dung mình sẽ nói, và không có sự hoán đổi vai trò giữa người nói và người nghe. Chính vì vậy người nói sẽ phải cố gắng sao cho nội dung mình muốn nói được truyền đạt tới người nghe một cách dễ hiểu và thuyết phục nhất. Có thể chia thành hai loại chủ yếu như sau: +Hùng biện, diễn thuyết: người nói sẽ nêu ra chủ trương hoặc ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. Kiểu độc thoại này đòi hỏi người nói phải có khả năng lý luận và khả năng thuyết phục người khác. Trong phạm vi của trình độ sơ cấp thì tập trung vào việc luyện tập cho sinh viên phát biểu, hùng biện về những chủ đề đơn giản, thân thuộc, rèn luyện kỹ năng phát biểu một cách dễ hiểu và có sức thuyết phục với người nghe. Thời gian cho mỗi bài hùng biện có thể kéo dài từ một đến năm phút. + Giải thích, phát biểu: người nói sẽ giải thích về một vấn đề hoặc đưa ra kết luận về một vấn đề đang được tranh cãi nào đó. Kiểu độc thoại này đòi hỏi người nói phải biết quan sát phản ứng và dành được sự đồng tình của người nghe trong khi đang nói. Trong tiếng Nhật kiểu độc thoại này hay xuất hiện trong những cuộc họp. 5. Mục tiêu của hành vi “Nói” trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ Trong phần 4, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của hành vi “nói” trong giao tiếp ngôn ngữ. Còn trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu mục tiêu của hành vi “Nói” trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ. Như đã nêu trong phần định nghĩa, hành vi “nói” bao gồm 3 quá trình, từ khi nghĩ ra nội dung mình muốn nói, lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ thích hợp, cho đến khi thể hiện được nội dung đó bằng lời nói. Như vậy có thể thấy mục tiêu của hành vi “Nói” chính là làm thế nào để thể hiện một cách hiệu quả nhất những điều mà mình muốn truyền tải đến người nghe. Ngoài ra, khi “nói” có nghĩa là chúng ta đang tham gia quá trình giao tiếp. Như vậy, nếu chỉ truyền tải được những điều mình muốn nói tới người nghe không thôi thì chưa đủ. Để quá trình giao tiếp diễn ra một cách có hiệu quả, còn cần phải có kỹ năng nghe hiểu để có thể nắm bắt được tâm lý và diễn biến tình cảm của người nghe. Nói tóm lại, mục tiêu của hành vi “Nói” trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ là biết cách tìm các phương tiện ngôn ngữ thích hợp để truyền đạt một cách hiệu quả nhất những điều mình muốn nói, và đồng thời nắm bắt chính xác nội dung đối phương muốn truyền tải tới mình. 6. Vai trò của kỹ năng “nói” trong việc dạy và học ngoại ngữ. Bốn kỹ năng quan trọng trong giảng dạy và học tập bộ môn ngoại ngữ là “nghe”, “nói”, “đọc”, “viết”. Trong đó kỹ năng “nói” có vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta đều biết việc học ngoại ngữ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự luyện tập thường xuyên và liên tục. Trong đó kỹ năng “nói” giúp người học có thể thực hành được những kiến thức về từ vựng, về mẫu câu... được học từ các kỹ năng khác, để vận dụng từng bước, khiến người học có thể tiến hành giao tiếp bằng ngoại ngữ mà mình được học với những người khác cùng biết ngoại ngữ đó, hoặc với người bản
Luận văn liên quan