Điều kiện phát triển du lịch Việt Nam

Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế đã, đang và sẽ phát triển. Điều kiện phát triển du lịch đã trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu về điều kiện phát triển du lịch của từng nước là một công việc hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch của mỗi nước. Chính vì thế mà không chỉ các nhà nghiên cứu du lịch quốc tế mà các nhà du lịch Việt Nam đều rất quan tâm đến vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến sự phát triển du lịch: Những điều kiện chung (điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội; điều kiện kinh tế; chính sách phát triển du lịch) và các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch (thời gian rỗi, khả năng tài chính của du khách tiềm năng; trình độ dân trí); khả năng cung ứng nhu cầu du lịch (điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên; điều kiện kinh tế và tài nguyên du lịch nhân văn; tình hình và sự kiện đặc biệt; sự sẵn sàng đón tiếp) và sự hình thành điểm du lịch. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của đất nước. Từ việc nghiên cứu rõ ràng, tỉ mỉ, ta sẽ tìm ra cách đầu tư thích đáng, hướng qui hoạch đúng đắn để phát triển du lịch nước nhà.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 29015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện phát triển du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế đã, đang và sẽ phát triển. Điều kiện phát triển du lịch đã trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu về điều kiện phát triển du lịch của từng nước là một công việc hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch của mỗi nước. Chính vì thế mà không chỉ các nhà nghiên cứu du lịch quốc tế mà các nhà du lịch Việt Nam đều rất quan tâm đến vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến sự phát triển du lịch: Những điều kiện chung (điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội; điều kiện kinh tế; chính sách phát triển du lịch) và các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch (thời gian rỗi, khả năng tài chính của du khách tiềm năng; trình độ dân trí); khả năng cung ứng nhu cầu du lịch (điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên; điều kiện kinh tế và tài nguyên du lịch nhân văn; tình hình và sự kiện đặc biệt; sự sẵn sàng đón tiếp) và sự hình thành điểm du lịch. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của đất nước. Từ việc nghiên cứu rõ ràng, tỉ mỉ, ta sẽ tìm ra cách đầu tư thích đáng, hướng qui hoạch đúng đắn để phát triển du lịch nước nhà. I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG 1.1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội An ninh chính trị phải đảm bảo hòa bình, ổn định để mở rộng cho các mối quan hệ kinh tế, chính trị văn hóa giữa các dân tộc. Du lịch chỉ được phát triển trong một bầu không khí hòa bình, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Không khí hòa bình trên thế giới ngày càng được cải thiện. Về phương diện quốc gia có thể dẽ dàng nhận thấy, những đất nước ít xảy ra các biến cố chính trị, quân sự như: Thụy Sỹ, Áo, Thụy Điển… đều là nơi hấp dẫn và thu hút được một lượng đông đảo du khách. Khi có tình hình chính trị ổn định và hòa bình thì sẽ cho du khách cảm giác an toàn và tính mạng được coi trọng. Tại những nơi này du khách có thể đi lại tự do trong đất nước mà không lo sợ và không cần sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo… du khách có thể gặp dân bản xứ, giao lưu và làm quen với phong tục tập quán của địa phương, sẽ thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với dân sở tại. Do vậy nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gữi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Du lịch đòi hỏi phải có an ninh đảm bảo để không chỉ giúp du khách có cảm giác an toàn mà còn nhằm chống lại các hành động chống phá của một số người lợi dụng hoạt động du lịch để truyền bá những tư tưởng phản động vào đất nước. Một ví dụ cụ thể: năm 1993, tại Ba Bể, những kẻ chống phá đã lợi dụng việc đi du lịch để truyền bá tư tưởng phản động vào người dân địa phương bằng cách rải truyền đơn, băng đĩa… tại những nơi chúng đi qua. Như vậy để có điều kiện tốt cho du lịch phát triển, bên cạnh những điều kiện khách quan chúng ta cần có một nền chính trị ổn định và an toàn. Hơn nữa, an toàn xã hội cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, bởi lẽ các hiện tượng thiên tai, dịch bệnh… có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch. Khi các cơ quan y tế phải cách ly một vùng để ngăn chặn lây lan dịch bệnh thì vùng đó chắc chắn không thể đón khách du lịch được. Muốn thu hút được du khách cũng như việc phát triển du lịch, vùng đó phải có những biện pháp phòng tránh thích hợp. Đối với nước ta cần phải tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới tạo ra mối quan hệ hợp tác lâu dài dựa trên tình hữu nghị, giữ vững bầu không khí hòa bình ta hiện có. 1.2. Điều kiện kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Sự phát triển của du lịch có thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nhưng bên cạnh đó bản thân du lịch cũng lệ thuộc vào các ngành này về nhiều mặt: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… 1.2.1.Ngành nông nghiệp và công nghiệp a.Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Ngành du lịch hàng năm tiêu thụ một khối lượng rất lớn lương thực và thực phẩm. Thực phẩm tươi sống (thịt lợn, gà, bò…; lúa, mì, ngô, khoai…) của nông nghiệp cũng như đã qua chế biến sẵn của công nghiệp (đường, bơ, sữa,…; đồ hộp, rượu, bia, thuốc lá…) là mặt hàng không thể thiếu của trong việc phục vụ cung ứng các bữa ăn cho du khách. b.Công nghiệp nhẹ Nếu như ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn, uống hàng ngày của du khách thì công nghiệp nhẹ đảm bảo những tiện nghi sinh hoạt hàng ngày đối với hoạt động lưu trú của du khách. Với nhiệm vụ chính cung cấp vật tư cho du lịch, các ngành công nghiệp nhẹ khác nhau như: dệt, thủy tinh, sành sứ, đồ gỗ và mỹ nghệ… mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn sản phẩm phục vụ trang trí, sử dụng trong các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú …(khăn trải, ga giường, thảm, tủ,…) cũng như làm quà lưu niệm (nón, tranh, đồ gốm…) dành cho du khách. Do vậy muốn phát triển du lịch, các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết đến du lịch không chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về khối lượng hàng hóa, mà phải đảm bảo cung cấp vật tư hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo có thẩm mỹ và chủng loại phong phú, đa dạng. Như vậy, căn cứ vào điều kiện nông nghiệp và công nghiệp vốn có của địa phương ta có thể thấy một đất nước chỉ phát triển một cách vững vàng khi và chỉ khi nước đó tự sản xuất ra được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. 1.2.2.Giao thông vận tải Giao thông vận tải là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế của một đất nước. Đứng trên lĩnh vực du lịch, giao thông vận tải là cầu nối giữa nhà cung cấp dịch vụ, điểm đến du lịch và du khách. Từ khi ra đời tới nay cùng sự phát triển của nền kinh tế, giao thông vận tải đã có nhiều bước tiến quan trọng về chất cũng như lượng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của du lịch: Về mặt số lượng: - Số lượng các phương tiện vận chuyển tăng chứng tỏ khả năng vận chuyển du khách. - Số lượng loại hình phương tiện vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách. - Số lượng hành khách được vận chuyển tăng. - Mạng lưới giao thông phát triển rộng khắp. Điều đó giúp cho du khách tiếp cận với điểm du lịch một cách dễ dàng, hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách Về mặt chất lượng: - Tốc độ vận chuyển tăng cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch. Với các phương tiện có tốc độ vận chuyển cao, du khách có thể đến được những nơi xa xôi. - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển sẽ thu hút được nhiều người tham gia hoạt động du lịch. - Đảm bảo tiện nghi trong quá trình vận chuyển, du khách sẽ thấy an tâm và thoải mái hơn vì sức khỏe được bảo đảm. - Giảm giá thành của chuyến đi để nhiều tầng lớp nhân dân có thể sử dụng được phương tiện vận chuyển. Thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch. Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch. Sự phối hợp đó có 2 mức độ: mức độ quốc gia và mức độ quốc tế. Cả 2 mức độ đều có vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi tại các điểm giữa tuyến, tạo điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện vận chuyển và làm vừa lòng du khách đi du lịch… Ví dụ: Du khách từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh muốn đến Đà Lạt có thể mua vé liên vận được chuyển tiếp lên ô tô sau khi xuống tàu ở ga xe lửa Phan Rang 1.3.Chính sách phát triển du lịch Bất cứ một nơi nào trên thế giới dưới hình thức này hay hình thức khác đều tồn tại một bộ máy quản lý xã hội nhất định. Có thể nói bộ máy này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cả cộng đồng và hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. Những điều kiện chung để phát triển du lịch nếu trên tác động một cách độc lập trên sự phát triển của du lịch. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch tách rời nhau, do vậy nếu thiếu một trong những điều kiện ấy sự phát triển của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn bị ngừng hẳn. Sự có mặt của tất cả những điều kiện ấy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch. II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH NHU CẦU DU LỊCH Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng trưởng là thời gian rỗi, thu nhập, trình độ dân trí. 2.1.Thời gian rỗi 2.1.1. Vai trò của thời gian rỗi trong việc phát triển du lịch -Thời gian dỗi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Công chúng chỉ bắt đầu đi du lịch khi họ được hưởng nhiều ngày nghỉ lễ và những ngày nghỉ ăn lương. Cụ thể: Ở Hoa Kì (1968) đã thông qua pháp luật ấn định 4 dịp lễ toàn Liên bang hàng năm. Mỗi dịp nghỉ được định vào một ngày thứ Hai để có một kì nghỉ cuối tuần 3 ngày. Tại Tây Ban Nha và Pháp có rất nhiều kỳ nghỉ, khoảng 12- 13 dịp nghỉ mỗi năm. Ở nước ta từ 02/10/1999 mọi viên chức nhà nước bắt đầu được hưởng chế độ nghỉ cuối tuần 2 ngày. - Khi người lao động càng có nhiều thời gian rỗi, ngành du lịch càng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Mọi người sử dụng thời gian rỗi để thư giãn, nâng tầm hiểu biết, tăng cường sức khỏe. - Để tăng tính hiệu quả trong việc khai thác tối đa thời gian rỗi của người dân, du lịch có thể kết hợp với nhiều ngành khác để tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp dẫn: du lịch mua sắm, du lịch thăm thân… Trên cơ sở thay đổi cơ cấu giữa thời gian làm việc, thời gian ngoài giờ làm việc và thời gian dỗi. Như vậy có thể khẳng định được rằng khi có thêm thời gian rỗi, mọi người sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn thích hợp cho mình., trong đó có du lịch là sự lựa chọn hàng đầu. Tóm lại, thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để con người tham gia vào hoạt động du lịch. 2.1.2. Những điều kiện cụ thể - Tăng thời gian rỗi cho người lao động bằng cách tăng số lượng ngày nghỉ và kéo dài kì nghỉ. - Cần nghiên cứu đầy đủ, kĩ lưỡng cơ cấu thời gian ngoài giờ làm việc so cho thời gian rỗi có thể chiếm đến mức tối đa; có thể bằng cách giảm thời gian mua hàng, thời gian làm việc nhà để có thể tăng thời gian cho việc du lịch. - Tổ chức và quản lí tốt mạng lưới phục vụ cộng đồng, giao thông, y tế… Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lấy máy móc làm công cụ sản xuất chủ yếu nhằm tạo thêm thời gian rỗi cho người lao động. - Hoạt động du lịch định hướng cho con người sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt động mang lại lợi ích nâng cao hiểu biết hoặc nâng cao thể lực, tránh việc dùng thời gian rỗi vào các hoạt động tiêu cực. Nhờ vừa giúp phát triển ngành du lịch vừa tránh được các tệ nạn xã hội. 2.1.3.Ví dụ Ở nước ta hiện nay có 6 dịp nghỉ lễ trên toàn quốc là: Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động và ngày Quốc khánh. Như vậy người dân đã có thêm nhiều thời gian rỗi để lựa chọn đi du lịch. Với xu hướng tăng số ngày nghỉ, người dân càng có thể đi du lịch nhiều nơi. 2.2.Khả năng tài chính của du khách tiềm năng Nói đến các nhân tố tự thân làm cho nhu cầu du lịch tăng trưởng thì ngoài thời gian rỗi, thu nhập của người dân cũng rất quan trọng. Ngày nay, kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao động ngày càng cao và mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Do vậy họ có khả năng thanh toán cho nhu cầu về du lịch trong và ngoài nước. Có tài nguyên du lịch nhiều chưa hẳn đã phát triển du lịch nếu nền kinh tế của của đất nước còn lạc hậu và du khách nước ấy không có khả năng du lịch ra nước ngoài. Khi rời nơi lưu trú thường xuyên để đi du lịch, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ và hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì đi du lịch họ phải trả thêm tiền tàu xe, trả thêm tiền nhà và xu hướng con người đi du lịch là tiêu nhiều tiền. Khác với khi ở nhà, họ chỉ cần chi tiêu cho những khoản cần thiết: như ăn uống, mua sắm đơn thuần… Tuy nhiên, khi đi du lịch họ thường phải chi tiêu cho nhiều khoản nảy sinh dẫn đến mức tiêu dùng tăng vọt. Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia hoạt động du lịch. Và khi thu nhập của người dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự theo đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch. Theo con số thống kê tương đối của Tập đoàn Visa khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về chi tiêu của khách du lịch đến Việt Nam qua thẻ Visa cho thấy, những tháng cuối năm 2005 là 1,4 nghìn tỷ đồng (khoảng 90,6 triệu USD) đã tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong đó, chi tiêu nhiều nhất là các du khách đến từ Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và Pháp, chiếm 58% tổng lượng chi tiêu qua thẻ. Du khách đến Việt Nam sử dụng thẻ Visa chủ yếu để chi tiêu cho chỗ ở 29%, mua sắm 16%, đi lại 11%, ăn uống 7% và các hoạt động thể thao giải trí 4%. Theo một số liệu của Bộ thương mại, trung bình một khách du lịch quốc tế thuộc diện giàu có đến Việt Nam mức chi tiêu cũng chỉ khoảng 300- 700USD, mức chi tiêu bình quân cho tất cả khách du lịch là 100 - 150 USD/người/ngày lưu trú). Quá ít ỏi so với Thái Lan chi tiêu từ 1.200 USD- 1.500 USD; tại Singapore khoảng từ 1.500 USD- 2.000 USD; ở các nước EU là 4.000- 5.000 USD. Trong nước thì khác hẳn, điều tra của Tổng cục thống kê (GSO) cho thấy chi tiêu của khách du lịch trong nước tăng mạnh, mức chi tiêu bình quân chung của một lượt - khách du lịch trong nước (đối với khách tự sắp xếp đi) năm 2005. Trong cơ cấu các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, chiếm gần một phần ba (năm 2005 là 32%) trong tổng số các khoản chi tiêu; tiếp đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngời chiếm gần một phần tư (năm 2003 là 23%, 2005 là 21,8%), thứ ba là chi cho ăn uống và chi mua sắm hàng hoá, quà tặng, quà lưu niệm, cả hai lần điều tra đều gần bằng nhau và mỗi khoản chiếm khoảng 15%. Các khoản chi tham quan, chi cho nhu cầu văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí; chi cho y tế, săm sóc sức khoẻ đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi. Kết quả điều tra cũng cho thấy các khoản chi về đi lại, ăn uống và dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ là những khoản chi tiêu tăng mạnh nhất; điều này cũng phù hợp với chỉ số tăng giá của các nhóm hàng hoá và dịch vụ này trong thời gian này. Một điều thú vị trong việc chi tiêu của du khách sau khi điều tra đó là : Các khoản chi tiêu của khách du lịch là phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, chủ yếu là tiền mua sắm hàng hoá, chi cho tham quan, cho y tế, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và thuê phòng nghỉ; ngược lại, các khoản chi tiêu của du khách nam giới nhiều hơn phụ nữ là các khoản chi ăn, uống, đi lại, vui chơi giải trí. So sánh mức chi tiêu của du khách mỗi ngày tại mội địa phương, Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tp.HCM và Kiên Giang là những địa phương có mức chi tiêu của du khách cao nhất. Kết quả điều tra năm 2005 bình quân một ngày - khách từ 500 đến 638,8 nghìn đồng/khách. Các địa phương có mức chi tiêu bình quân một ngày - khách từ 400 đến đến dưới 500 nghìn đồng là Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Lào cai, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Cần Thơ và Cà Mau. Các địa phương có mức chi tiêu bình quân một ngày - khách từ 300 đến dưới 400 nghìn đồng là Nghệ An, Đak Lak và An Giang; Điện Biên, Thanh Hoá, Quảng Trị, Gia Lai, và Tây Ninh. Thái Nguyên là địa phương có mức chi tiêu bình quân một ngày - khách thấp nhất, chỉ 179,6 nghìn đồng. Như vậy thu nhập của người dân là một vấn đề rất quan trọng để du khách có một chuyến đi du lịch thật vui vẻ và có nhiều thú vị. 2.3.Trình độ dân trí Sự phát triển của ngành du lịch cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hóa chung của nhân dân ở một nước. Cụ thể, nếu trình độ văn hóa của cộng đồng cao thì nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt; số người đi du lịch nhiều, lòng ham muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong nhân dân thói quen du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ. Hơn nữa trình độ văn hóa của nhân dân nước đó cao , thì khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách khi đến đó. Trình độ dân trí thể hiện bằng hành động, cách ứng xử cụ thể với môi trường xung quanh, bằng thái độ đối với du khách của người địa phương, bằng cách cư xử của du khách tại nơi du lịch…. Ví dụ: Ngày nay, Sầm Sơn đang dần trở thành một đô thị du lịch văn minh, giàu đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Hàng năm, có hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sầm Sơn, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Và trong những năm qua, Sầm Sơn luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, song thực trạng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề ở các lĩnh vực: Công tác quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ, trật tự đô thị, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng... Để khắc phục những tồn tại đó, yêu cầu đặt ra đối với Sầm Sơn là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du lịch, dịch vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư trong tổ chức hoạt động và phát triển bền vững du lịch Sầm Sơn. Năm 2005 được xem là năm đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường văn hóa du lịch, hướng tới một Sầm Sơn Trật tự - Kỷ cương - Văn minh du lịch. Với du khách, hiện tại Sầm Sơn đã có một diện mạo hoàn toàn mới- một Thị xã du lịch biển văn minh, an toàn đối với du khách, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; Môi trường du lịch được cải thiện một cách đáng kể, việc bài trừ các tệ nạn xã hội được phát động trong toàn dân, văn hóa, văn minh được đề cao trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Theo thống kê, tỷ lệ du khách quay trở lại Việt Nam không cao. Tâm lý của người du lịch là luôn tìm tòi và khám phá những địa điểm mới. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận thực tế là người dân của ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrang.du li803ch.doc
  • docTrang.phu803 lu803c.doc
Luận văn liên quan