Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độ tăng trưởng nhanh bền vững đòi hỏi phải xác định dược cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yếu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện CNH_HĐH của nước ta hiện nay. Muốn cho quá trình này được hoàn thiện thì việc nghiên cứu tình hình kinh tế của đất nước đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó cần có sự đánh giá về tình hình thế giới và nhất là các nước trong khu vực và các nước có cùng điều kiện. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ đem lại những kinh nghiệm đúng đắn cho chúng ta trong quá trình tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Để xây dựng và phát triển nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độ tăng trưởng nhanh bền vững đòi hỏi phải xác định dược cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yếu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện CNH_HĐH của nước ta hiện nay. Muốn cho quá trình này được hoàn thiện thì việc nghiên cứu tình hình kinh tế của đất nước đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó cần có sự đánh giá về tình hình thế giới và nhất là các nước trong khu vực và các nước có cùng điều kiện. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ đem lại những kinh nghiệm đúng đắn cho chúng ta trong quá trình tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế. Sau đây là những tìm hiểu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đó là những tìm hiểu cả về lý luận và thực tiến dựa trên các tài liệu, tư liệu tham khảo. I. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 1.Một số vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 1.1 Quan điển của trường phái kinh tế học Mác xít. Trong quan điểm của trường phái kinh tế học Mác xít, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế được tập trung trong hai học thuyết : Học thuyết về phân công lao động xã hội Học thuyết về tái sản xuất tư bản chủ nghĩa ã Học thuyết về phân công lao động xã hội chỉ rõ những điều kiện tiền đề cần thiết và vạch ra khuôn khổ thể chế quyết định sự thay đổi về chất của cuộc Cách mạng công nghiệp - cơ sở vật chất của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa hiện đại . Đó là những tiền đề : Sự tách rời giữa thành thị và nông thôn. Số lượng dân cư và mật độ dân số. Năng xuất lao động trong nông nghiệp được nâng cao, đủ để cung cấp sản phẩm “ tất yếu” cho cả những người lao động trong nông nghiệp lẫn những người lao động thuộc những ngành sản xuất khác Việc thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng phải dựa vào độ chín muồi của những tiền đề trên. Trong từng điều kiện cụ thể, độ chín muồi của từng loại tiền đề và con đường hoàn thiện hay thay thế những tiền đề đó là không giống nhau. ãHọc thuyết về tái sản xuất tư bản chủ nghĩa phân tích mối quan hệ giữa các ngành sản xuất trong quá trình vận động và phát triển . Nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa các ngành trong học thuyết: “Sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất; sau đó đến sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng; và chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng” . Khái niệm “ ngành” ở đây bao hàm hai bộ phận sản xuất ra tư liệu sản xuất và sản xuất ra tư liệu tiêu dùng . 1.2 kinh tế học thuộc trào lưu chính: Đây là một trong những trường phái kinh tế lớn nhất hiện nay. Nó đi sâu phân tích các điều kiện đảm bảo sự hoạt động hữu hiệu của thị trường với tư cách là động lực phát triển kinh tế. Đồng thời đề cao vai trò can thiệp của nhà nước thông qua một loạt các chính sách kinh tế vĩ mô với chức năng đảm bảo cho thị trường hoạt động tốt và duy trì sự ổn định vĩ mô . Tuy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá không phải là mục tiêu phân tích chính của nó ; nhưng những phân tích về mặt lý thuyết của nó có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy hầu như các công cụ phân tích động thái tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của trường phái lý thuyết này đang được sử dụng trong các lý thuyết phát triển (đối tượng là các nền kinh tế đang phát triển ) . 1.3 Các lý thuyết phát triển. Các nguyên lý phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp đều bàn tới một trong những nội dung cơ bản nhất của công nghiệp hoá là chuyển dịch cơ cấu ngành . Cách giải quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hoá của các lý thuyết phát triển sau: a.Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế Theo tư tưởng cơ bản của người chủ xướng lý thuyết này - Walt Rostow-cho rằng quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng đều trải qua 5 giai đoạn tuần tự : - Xã hội truyền thống : với đặc trưng là nông nghiệp giữ vai trò thông trị trong đời sống kinh tế, năng xuất lao đông thấp, kém linh hoạt . - Giai đoạn chuẩn bị cất cánh :Trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới, kết cấu hạ tầng sản xuất, nhất là giao thông đã phát triển . Bắt đầu hình thành những khu vực đầu tàu (leading sector) có tác động lôi kéo nền kinh tế phát triển. - Giai đoạn cất cánh (take off) : có tỷ lệ đầu tư so với thu nhập quồc dân đạt mức 10%, xuất hiện những ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, có những chuyển biến mạnh mẽ trong thể chế xã hội, thuận lợi cho sự phát triển của khu vực sản xuất hiện đại và kinh tế đối ngoại . - Giai đoạn chuyển sự chín muồi kinh tế : Tỷ lệ đầu tư trên thu nhập quốc dân đạt mức cao (10%-20%), xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới. - Kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt: Kinh tế phát triển cao, sản xuất đa dạng hoá, thị trường linh hoạt và có hiện tượng suy giảm nhịp độ tăng trưởng. Theo lý thuyết này, hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hoá hiện nay nằm ở khoảng giai đoạn 2&3 tuỳ theo mức độ phát triển của từng nước. ở các nước này bắt đầu hình thành một số ngành công nghiệp không biến có khả năng lôi kéo toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng . Đồng thời có sự thay đổi của những lĩnh vực đóng vai trò đầu tàu. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế không mô tả sâu sắc những khía cạnh đặc thù của từng nước hay nhóm nước song nó đưa ra những gợi ý rất có ý nghĩa đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá của những nước đang phát triển hiện nay. b. Lý thuyết nhị nguyên . Lý thuyết này do ông A. Lewis khởi xướng theo lý thuyết này ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: +Khu vực kinh tế truyền thống: chủ yếu sản xuất nông nghiệp. +Khu vực kinh tế hiện đại,du nhập từ bên nước ngoài . Khu vực truyền thống có đặc điểm là trì trệ, năng xuất lao động thấp và dư thừa lao động .Dẫn tới có thể một phân lao động từ khu vực này sang khu vực hiện đại mà không làm ảnh hưởng gì tới sản lượng nông nghiệp. Do có năng xuất cao nên khu vực công nghiệp hiện đại có thể tự tích luỹ để mở rộng sản xuất một cách độc lập mà không phụ thuộc vào những điều kiện chung của toàn bộ nền kinh tế. Từ đó muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những nước chậm phát triển cần phải bằng mọi cách mở rộng khu vực sản xuất hiện đại càng nhanh càng tốt mà không cần quan tâm đến khu vực nông nghiệp truyền thống. Những kết luận của lý thuyết này đã có tác động mạnh đến các nước chậm phát triển đang mong muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá. Ngoài ra lý thuyết này còn được tiếp tục nghiên cứu và phân tích theo chiều hướng khác nhau nữa . Tóm lại lý thuyết này đã nhấn mạnh rằng cần quan tâm thích đáng tới ngành nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. c. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành Lý thuyết này cho rằng để nhanh chóng công nghiệp hoá cần thúc đẩy sự phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân . Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các luận cứ để chứng minh quan điểm trên . Tuy nhiên thực tế đã cho thấy dần dần những yếu điểm rất lớn của lý thuyết này. Có hai vấn đề chính cần được xem xét lại là : Thứ nhất,việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối, hoàn chỉnh đã đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín khu biệt với thế giới bên ngoài. Thứ hai, các nền kinh tế chậm phát triển không đủ khả năng về nhân, tài, vật lực để có thể thực hiên được những mục tiêu cơ cấu ban đầu. Hai yếu tố này đã làm cho sự chyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá gặp khó khăn. d. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các “cực tăng trưởng” Lý thuyết này cho rằng không thể và không cần thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia . Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các luận cứ để chứng minh cho quan điểm của họ. Mới đầu lý thuyết này không hấp dẫn lắm . Song sau đó nó ngày càng được thừa nhận rộng rãi . Trên thực tế mô hình công nghiệp mở cửa, hướng ngoại đã trở thành một xu hướng chủ yếu ở các nước chậm phát triển từ thập niên 1980 trở lại đây. e. Lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay”. Người khởi xướng lý thuyết này, giáo sư Koname Akamatsu đã đưa ra những kiến giải về quá trình “ đuổi kịp” (catch up) các nước tiên tiến nhất của các nước kém phát triển hơn. Trong đó vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quá trình “ đuổi kịp ” được chia làm 4 giai đoạn : - Giai đoạn 1: Các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và xuất khẩu một số sản phẩm thủ công đặc biệt. - Giai đoạn 2: Các nước chậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để tự chế tạo lấy hàng hoá công nghiệp tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập. - Giai đoạn 3: Những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu. - Giai đoạn 4: Giảm xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng, tăng xuất khẩu hàng hoá đầu tư vốn đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn 3. Như vậy quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành của lý thuyết này có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các “cực tăng trưởng”. Mỗi loại lý thuyết trên đều có mặt mạnh và mặt không phù hợp đối với các nước và trong từng thời điểm khác nhau. Tuy nhiên chúng đã đề cập đến một số vấn đề về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình phát triển (Công nghiệp hoá) như sau: + Các lý thuyết phát triển đều quan tâm tới việc xác định các tiền đề cần thiết của quá trình Công nghiệp hoá. +Chúng coi chuyển dịch cơ cấu là mọt trong những chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá; chỉ ra nội dung cụ thể của nó là tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GNP, số dân thành thị lớn hơn số dân nông thôn. + Chúng chỉ ra ảnh hưởng của cơ cấu đối với sự thành bại của các nước đang công nghiệp hoá. + Hình thức chuyển dịch cơ cấu ngành của các nước chậm phát triển là rất đa dạng. + Vai trò của nhà nước là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế. + Để có cơ cấu ngành hợp lý, Chính phủ phải đánh giá được cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới . Qua đó cho ta thấy mỗi lý thuyết trên đều có mặt mạnh và mặt yếu . Do đó khi nghiên cứu phải đứng trong lôgíc của mỗi loại lý thuyết để xác định. 2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong một số mô hình công nghiệp hoá. 2.1 Mô hình công nghiệp hoá “cổ điển”. Nhóm nước công nghiệp hoá kiểu “cổ điển” đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp ngày nay là những nước công nghiệp phát triển nhất ( Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Nhật Bản ). Những điều kiện chung của quá trình Công nghệp hoá và chuyển dịch cơm cấu ngành của nhóm nước theo mô hình này là: - Là nước có quy mô lãnh thổ và dân số lớn . - Dẫn đầu thế giới về tiến bộ Khoa học kỹ thuật - Công nghệ. - Các mối quan hệ quốc tế còn hạn hẹp nên mức độ ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đối với quá trình công nghiệp hoá của chúng không giống như hiện nay. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng nên đáp ứng cơ bản nhu cầu giai đoạn đầu cách mạng công nghiệp. Thêm vào đó các nước này lại có thuộc địa riêng nên có nguồn bổ sung quan trọng về nguyên vật liệu, lao động, thị trường và mức độ cạnh tranh chưa quyết liệt. Trong điều kiện như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mô hình công nghiệp hoá kiểu “ cổ điển” có những nét đặc trưng sau: ã Cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp xảy ra trước làm tiền đề tiên quyết của cách mạng công nghệp (Công nghiệp hoá) Thay đổi về kỹ thuật và cách tổ chức làm cho sản lượng và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên . Nhờ đó tăng khối lượng hàng hoá nông sản cung cấp cho xã hội, có thể chuyển một phần lao động từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất khác mà không làm suy giảm sản lượng nông nghiệp. Cầu về tư liệu lao động và hàng tiêu dùng trong khu vực nông nghiệp tăng lên kích thích mở rộng sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Kinh tế tự nhiên chuyển thành kinh tế hàng hoá và hình thành thị trường dân tộc . Quy mô và nhịp độ của các bước tiến trong nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tiến trình cách mạng công nghiệp. ãSự chuyển dịch cơ cấu ngành trong mô hình công nghiệp hoá kiểu “ cổ điển” đã diễn ra theo trình tự là: Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp nặng, giao thông vận tải và bưu điện, nông nghiệp và cuối cùng là lĩnh vực dịch vụ và lưu thông . Điển hình là ở Anh. ã Công cuộc công nghệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra một cách từ từ, tiết kiệm và phải kéo dài hàng trăm năm. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu ngành của mô hình công nghiệp hoá kiểu “cổ điển” diễn ra “như một quá trình lịch sử tự nhiên”, để lại một “chuẩn mực” cho những bước đi sau trong sự nghiệp công nghiệp hoá. Với điều kiện hiện nay không nên nhất nhất tuân theo mô hình cổ điển này mà chỉ nên lấy đó làm căn bản, hình mẫu để phát triển thêm cho phù hợp với thời đại. 2. 2 Mô hình công nghệp theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Mô hình này khởi đầu ở Liên Xô, sau đó là một loạt các nước XHCN trong những thập niên sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Nó khác với mô hình công nghiệp kiểu cổ điển ở thể chế. Nguồn lực kinh tế được tập trung trong tay nhà nước . Sự hạn chế về mặt tài nguyên, kinh tế, xã hội đã tạo ra sức ép gia tăng tốc độ công nghiệp hoá để đuổi kịp các nước đi trước. Trong bối cảnh đó, quá trình chuyển dịch công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mô hình công nghiệp hoá tập trung có các biểu hiện đặc trưng là: a. Tập trung ưu tiên cao độ cho sự phát triển công nghiệp nặng ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá. Hầu hết các nước đi theo mô hình này đều tiếp cận quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách ưu tiên cao độ ngay từ đầu sự phát triển công nghiệp nặng. Sự ưu tiên này phải dựa trên những đánh giá về điều kiện cần và đủ như sau: - Về thực tiễn có nhiều lý do thúc ép phải có nền công nghiệp nặng càng sớm càng tốt đối với mỗi nền kinh tế. - Chế độ công hữu XHCN cho phép Nhà nước thâu tóm mọi nguồn lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật và trực tiếp điều hành công cuộc công nghiệp hoá theo cơ cấu kinh tế định sẵn theo kế hoạch. b. Các chỉ tiêu hiện vật được xem là cơ sở quan trọng nhất của việc duy trì tính cân đối giữa các ngành của quá trình công nghiệp hoá. Đây là thuộc tính riêng sẵn có gắn liền với thể chế của mô hình công nghiệp hoá này. c. Quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh bằng cách áp dụng nhiều biện pháp phi kinh tế. Do mong muốn đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, các quan hệ kinh tế quốc tế hạn hẹp nên sự thiếu hụt và căng thẳng về nguồn vốn đã được giải quyết bằng các chỉ tiêu giao nộp (Thuế) tập trung vào trong tay Nhà nước . Song song với các chính sách đó là mở rộng càng nhanh càng tốt quy mô của các hình thức sở hữu XHCN (Quốc doanh và tập thể). Kết quả đạt được ban đầu ở các nước là rất khả quan. Song cuộc khủng hoảng có tính chất hệ thống dẫn đến sự xụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã chứng tỏ mô hình này đã thất bại . Ta có thể thấy lôgic của cách tiếp cận vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mô hình này là ngược với mô hình cổ điển. Tuy nhiên nó vẫn có những ưu điểm nhất định. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào kết hợp được những ưu điểm của mô hình công nghiệp hoá này trong thể chế kinh tế khác. 2.3 Mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu Tư tưởng chủ đạo của mô hình này là thay thế những mặt hàng nhập khẩu bằng sản phẩm sản xuất trong nước . Nguyên nhân chính trực tiếp thúc đẩy trào lưu này là mong muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, thoát khỏi ách nô lệ thực dân. Mô hình này đã thực hiện những chính sách được coi là chính sách bảo hộ “đặc trưng cho đường lối công nghiệp hoá hướng nội”. Nó có những hiệu năng cụ thể là: - Chính sách bảo hộ mậu dịch: đây được coi là công cụ phát triển. Bao gồm bảo vệ thị trường nội địa cho sản xuất công nghiệp trong nước, giúp hình thành những ngành công nghiệp non trẻ (Thường là công nghiệp chế biến trong đó quan trọng nhất là chế tạo cơ khí) tiết kiệm ngoại tệ. Liên quan trực tiếp tới chính sách này là hàng rào thuế quan cao và chế độ hạn ngạch nhập khẩu. - Chính sách tỷ giá hối đoái: đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách bảo hộ mậu dịch. Mặc dù với những chính sách này hầu hết các nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong giai đoạn đầu, nhưng dần dần nó đã vấp phải những giới hạn không vượt qua được . Lý do cơ bản là: + Mô hình này tự nó giả định phát triển đồng thời tất cả ( hay ít nhất là cũng hầu hết ) mọi ngành công nghiệp để tự sản xuất tất cả các loại sản phẩm tiêu dùng, trước hết là hàng vốn phải nhập khẩu. Mà yêu cầu này khó có thể thự hiện được. + Trình độ kỹ thuật kém và khả năng đầu tư ban đầu hạn chế nên quá trình thay thế hàng nhập khẩu chỉ được bất đầu từ những sản phẩm chế tạo phục vụ tiêu dùng. + Không có sức ép buộc phải tăng cường cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm. + Những vấn đề xã hội gắn với cơ chế vận hành nền kinh tế do các chính sách thay thế nhập khẩu đề ra. Tóm lại việc áp dụng mô hình này có hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên và được áp dụng rộng rãi . Song nó không chịu đựng nổi thử thách của thời gian một số mô hình khác hướng về xuất khẩu đã thay thế nó. 2.4 Mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Mô hình này đã để lại kết quả khả quan ở một nhóm ít nước thực hiện chính sách này. Mô hình này dựa trên những xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ và lựa chọn cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Cách tiếp cận cơ cấu kinh tế của mô hình này có một số đặc điểm là: - Công nghiệp hoá bắt đầu từ tập trung khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh lớn trên thị trường thế giới. -Toàn bộ hệ thống chính sách chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu. Những biện pháp khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu : +Nhà nước trực tiếp tác động vào bằng cách đưa ra danh mục các mặt hàng ưu tiên, được giảm hoặc miễn thúê nhập khẩu hoặc trực tiếp trợ cấp cho các loại hàng hoá phục vụ sản xuất, hàng xuất khẩu. +Nhà nước gián tiếp can thiệp thông qua các công cụ tài chính tiền tệ, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất hướng ra thị trường thế giới. Các nhà kinh tế đánh giá rất cao tác động của chính sách đối với quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Tuy nhiên cũng nêu ra hai vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, một số yếu điểm của chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá hướng ngoại không phải là ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào cũng sẵn sàng. Thứ hai, không chắc môi trường kinh tế quốc tế còn thuận lợi cho việc thực thi chính sách trong thập niên qua . Việc giải quyết vấn đề về mô hình công nghiệp hoá ở các nước hết sức đa dạng và các kết quả đạt được cũng rất khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn một chính sách công nghiệp hoá thích hợp là một thách thức to lớn. Mỗi mô hình công nghiệp hoá có những khía cạnh hợp lý vì vậy sẽ là lý tưởng nếu tận dụng được tối đa các yếu tố hợp lý của mỗi mô hình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3. Kinh nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành trong thời kỳ công nghiệp hoá ở một số nước. 3.1 Nhật bản. Vài nét về tình hình kinh tế Nhật trước thời kỳ công nghiệp hoá Thời kỳ trtước công nghiệp hoá, Nhật là nước phong kiến . Trong nông nghiệp, rượng đất tập trung trong tay bọn phong kiến. Nạn cho vay nặng lãi và lao dịch cũng phát triển. Nhà nước phong kiến đề ra những chính sách hà khắc cột chặt người nông dân vào khuôn khổ bóc lột của chúng. Hoạt động thương nghiệp yếu kém. Nền kinh tế của Nhật bản là nền kinh tế tự nhiên. hoạt động trao đổi giữa phong kiến và nông dân chủ yếu là to hiện vật. Sự trao đổi hàng hoá diễn ra trực tiếp. Chế độ chuyên chế Nhật Bản chủ trương cô lập đất nước, hạn chế tối
Luận văn liên quan