Đồ án Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với vận tốc đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và mức độ nguy hại về tính chất. Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư cũng như chi phí vận hành là xử lý chất thải rắn theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biển nhất ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nhiều bãi chôn lấp vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng yêu cầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí, do vậy chưa được coi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Với nhiệm vụ môn học đề ra, đồ án này sẽ giới thiệu về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân.

docx50 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với vận tốc đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và mức độ nguy hại về tính chất. Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư cũng như chi phí vận hành là xử lý chất thải rắn theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biển nhất ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nhiều bãi chôn lấp vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng yêu cầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí, do vậy chưa được coi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Với nhiệm vụ môn học đề ra, đồ án này sẽ giới thiệu về bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho một đô thị 750 nghìn dân. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC KỸ THUẬT XỬ LÝ I.1. Đặc trưng chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị I.1.1. Định nghĩa Theo điều 3, chương I của Luật BVMT 2014, thuật ngữ chất thải được định nghĩa như sau: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Theo điều 3, chương I của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn thì: “Chất thải rắn là vật chất ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt”. I.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị Các hộ gia đình Các khu tập thể Chất thải đường phố, chợ Các khu trung tâm thương mại Các văn phòng, sở nghiên cứu, trường học I.1.3. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90% ). Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày. Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong những thách thức trong việc tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở nước ta. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006-2007 đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,29 triệu tấn/năm) (Biểu đồ 1.1). Tuy nhiên, chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân trên đầu người lớn nhất xảy ra ở các đô thị phát triển du lịch như các thành phố: Hạ Long, Hội An, Đà Lạt, Ninh Bình,... Các đô thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân đầu người thấp nhất là ở Tp. Đồng Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã Kom Tum, Thị xã Cao Bằng (Bảng 1.2). Bảng 1.1. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007 [1] Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam năm 2007 [1] Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”. Cục BVMT, 2008. Bảng 1.2: Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm 2009 [1] I.1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần CTR sinh hoạt (Bảng 1.3). Bảng 1.3: Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM (1) và Bác Ninh (2) năm 2009-2010 [1] I.1.5. Chất thải nguy hại trong sinh hoạt Theo thống kê, CTNH còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp là 0,02-0,82%. CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, các bơm kim tiêm của các đồi tượng nghiện chích ma túy,... Pin thải và ắc quy thải: theo điều tra của đề tài rác thải pin-ắc quy ở Hà Nội năm 2004 cho thấy: Mức tiêu thụ pin R6 Zn-C ở khu vực nội thành là 5-8 cái/người/năm, khu vực ngoại thành là 3-5 cái/người/năm. Ước tính lượng pin thải R6 Zn-C ở Hà Nội năm 2004 là 200-350 tấn/năm (con số tương ứng năm 2010 có thể đạt tới 750 tán). Ắc-quy chạy xe gắn máy chủ yếu là loại ắc-quy chì-axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng lượng 2,5 kg/ắc-quy. Ước tính lượng ắc-quy xe máy năm 2004 ở Hà Nội là 580 tấn/năm (con số tương ứng cho năm 2010 có thể đạt trên 1.200 tấn). Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chấ nguy hại vào nước rỉ rác. Do vậy, các cơ quan quản lý cần có kế hoạch thu gom riêng biệt CTNH trong CTR sinh hoạt. I.1.6. Phân loại và thu gom CTR sinh hoạt ở đô thị I.1.6.1. Phân loại tại nguồn 3R (viết tắt của 3 từ Reduce-Giảm thiểu, Recyle- Tái chế, Reuse-Tái sử dụng), với nền tảng là hoạt động phân loại tại nguồn. Phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp; rác thải hưu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải. Hiện nay, chương trình phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được áp dụng, triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của người dân. I.1.6.2. Hình thức thu gom Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức Thu gom sơ cấp: người dân tự thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ Thu gom thứ cấp: rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến các khu xử lý hoặc tại các chợ/ khu dân cư có đặt con-tainer chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý I.1.6.3. Tỷ lệ thu gom Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80-82% năm 2008 và đạt 83-85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15-17% CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Bảng 1.4: Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009 [1] I.1.7. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Ảnh hưởng tới môi trường: Là nơi dễ phát sinh các ổ dịch bệnh do CTR bị phân hủy thiếu kiểm soát. Chát lượng đất bị giảm sút. Ảnh hưởng tới các nguồn nước, đặc biệt là nước mặt. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng: Bệnh tật: gia tăng tỷ lệ mắc bệnh do môi trường. Khả năng lây nhiễm: do các loài côn trùng, gặm nhấm phát triển nhanh. Các loại bệnh mới: dị ứng da,... I.2. Giới thiệu các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam I.2.1. Chôn lấp rác hợp vệ sinh Theo quy định của TCVN 6696-2000, bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh là: khu vực được quy hoạch thiết kế xây dựng để chôn lấp các chất thải rắn phát sinh từ các khu dân cư, khu đô thị và các khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc. Các kiểu phân loại bãi chôn lấp: Bãi chôn lấp khô: là bãi chôn lấp các chất thải thông thường (rác thải sinh hoạt, rác thải đường phố và rác thải công nghiệp). Chất thải được chôn lấp ở dạng khô hoặc ướt tự nhiên trong đất khô và có độ ẩm tự nhiên. Đôi khi còn phải tưới nước cho chất thải khô để tránh bụi khi vận chuyển và tạo độ ẩm cần thiết. Bãi chôn lấp được xây dựng ở nơi khô ráo. Bãi chôn lấp ướt: là một khu vực được ngăn để chôn lấp chất thải thường là tro hoặc các phế thải khai thác mỏ dưới dạng bùn nhão. Phương tiện vận chuyển thường là đường ống, vì nước chảy ra thường bị nhiễm bẩn nên cần được tuần hoàn trở lại. Bãi chôn lấp hỗn hợp khô ướt: là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và bùn nhão. Điều cần lưu ý là đới với các ô dùng để chôn lấp ướt và kết hợp, bắt buộc không cho phép nước rác thấm đến nước ngầm trong bất cứ trường hợp nào. Bãi chôn lấp nổi: là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng hoặc không dốc lắm, chất thải được chất thành đống cao đến 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãi phải có các đê và đê phải không thấm để ngăn chặn quan hệ nước thải với nước mặt xung quanh. Bãi chôn lấp chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng điều kiện địa hình tại các khu vực có ao hồ tự nhiên, các mỏ khai thác, các hào rãnh hay thung lũng có sẵn. Trên cơ sở đó kết cấu các lớp lót đáy bãi và thành bãi có khẳ năng chống thấm. Rác thải sẽ được chôn lấp theo phương thức lấp đầy. Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi, chất thải không chỉ được chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục được chất đống lên trên. Bãi chôn lấp dạng này tiết kiệm nhiều diện tích và có nhiều ưu điểm. Nguyên tắc vận hành Toàn bộ rác chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày của mỗi lớp không quá 60 cm Khi các lớp rác đã dầm nén xong và gò rác đạt được độ cao thích hợp thì phủ một lớp đất hoặc vật liệu tương tự khác dày khoảng 10-15 cm. Rác cần được phủ đất sau 24 tiếng vận hành, không được để quá thời gian quy định Tiến hành những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sâu bọ không thể sống trong bãi được. Cần đào tạo và có được đầy đủ số lượng công nhân. Phương pháp vận hành bãi chôn lấp Thực tế việc đổ rác, đầm nén và phủ bãi có thể được tiến hành theo một vài cách. Sự quyết định áp dụng phương pháp vận hành bãi phụ thuộc vào phương pháp chôn lấp, phụ thuộc vào khả năng tiếp cận vùng đổ của phương tiện đổ rác và thiết bị đang được sử dụng tại bãi. Ở những bãi áp dụng phương pháp mương rãnh, xe ô tô có thể đi trên những ô rác đã được đầm nén và đổ rác xuống bề mặt noi làm việc. Việc phát triển hệ thống ô rác phải theo ý đồ thiết kế ban đầu và sau đó thực hiện từng bước sao cho toàn bộ kế hoạch được thực hiện đầy đủ. Khi công việc trong ngày kết thúc bề mặt đổ rác sẽ được đầm nén và phủ một lớp đất và sau đó đầm nén lần nữa. Ngày hôm sau, ô rác tạo thành từ ngày hôm trước có thể đóng vai trò như một bức tường riêng rẽ cho bề mặt làm việc mới. I.2.2. Thiêu đốt Quá trình chuyển đổi được sử dụng để thu giảm thể tích và khối lượng của chất thải, thu hồi các sản phẩm chuyển đổi và thu hồi năng lượng. Các thành phần hữu cơ của chất thải đô thị có thể chuyển đổi bằng nhiều phương pháp, cả hóa học và sinh học. Phương pháp chuyển đổi chung nhất được sử dụng là thiêu đốt và phương pháp này có thể làm giảm thể tích của chất thải xuống từ 85-95%, thậm chí tới 99%. Các quá trình chuyển đổi chất thải bằng phương pháp thiêu đốt: Mô tả quá trình thiêu đốt: Trước hết, chất thải được đổ từ các xe thu gom vào khoang chứa chất thải của lò đốt. Thông thường, khoang chứa chất thải có thể chứa đủ cho 2 ngày làm việc của lò. Cầu trục có nhiệm vụ cấp chất thải theo mẻ vào khoang đốt của lò. Chất thải được đưa tới ghi lò và được đốt cháy tại đó. Các chất khí có chứa các hạt bụi hữu cơ tiếp tục được đốt trong buồng thứ cấp tới nhiệt độ 1600oC. Nhiệt được thu hồi qua hệ thống trao đổi nhiệt của lò hơi.Các thiết bị xử lý khí bao gồm vòi phun NH3 để khử NOx, bộ lọc khô cho SO2 và thiết bị lọc túi. Khói lò sau khi đã được lọc sẽ được quạt hút ra ngoài qua ống khói. Tro và xỉ được thải qua ghi lò. I.2.3. Phương pháp vi sinh Mục đích chung của quá trình sản xuất phân vi sinh: Chuyển đổi các chất hữu cơ dễ phân pủy bằng sinh học thành các chất ổn định sinh học và làm giảm thể tích ban đầu của chất thải. Tiêu diệt các tác nhân bệnh, các trứng côn trùng, các sinh vật không mong muốn và các hạt cỏ dại. Duy trì hàm lượng chất dinh dưỡng tối đa N, P, K. Sản xuất ra các sản phẩm sử dụng giúp cho cây trồng trưởng thành và đất thêm màu mỡ. Mô tả quá trình: Quá trình chế biến phân vi sinh luôn xuất hiện trong thiên nhiên. Phương pháp đơn giản nhất là ủ thành luống dưới độ sâu từ 2 đến 3 ft cùng với phân súc vật, đất, cỏ,... Trong suốt quá trình ủ chỉ đảo 2 lần. Thời gian cho mỗi mẻ có thể kéo dài từ 6 tháng hoặc lâu hơn. Thông thường, thời gian ủ phân vi sinh theo công nghệ hiện đại kéo dài khoảng 4 đến 5 tuần. Thời gian đảo trộn 2 lần trong 1 tuần. Trong thời gian này, thành phần dễ phân hủy sinh học sẽ được phân hủy bởi nhiều loại vi sinh vật khác nhau. I.3. Các ưu, nhược điểm của phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh Phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh có ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp so với các phương pháp xử lý chất thải rắn Sau một thời gian 5-10 năm lúc đất được lấp đầy có thể xây dựng các công trình trên đó. Nhược điểm của phương pháp là: Đòi hỏi diện tích đất nhiều hơn so với các phương pháp khác Có thể gây ô nhiễm nước ngầm Khi rác không được kiểm soát thoát khỏi bãi gây mùi hôi. Sản sinh khí metan từ quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ. Khí này có thể thoát ra và gây nổ. Nhân dân địa phương có thể phản đối việc xây dựng bãi chôn lấp gần nơi họ sinh sống. Ngày nay, nhiều công nghệ được sử dụng nhằm hạn chế các nhược điểm của phương pháp này như: Hút rác bằng chân không kết hợp với phân loại để tái chế, giảm bớt diện tích chưa rác; đặt các ống khí thoát khí metan ra khí quyển, hoặc thu gom làm nhiên liệu cho các nhà ở gần. CHƯƠNG II: KỸ THUẬT CHÔN LẤP RÁC HỢP VỆ SINH VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI LỰA CHỌN BÃI CHÔN LẤP II.1. Kỹ thuật chôn lấp rác hợp vệ sinh II.1.1. Khái niệm Chôn lấp rác hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nito, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học vừa là biện pháp kiểm soát các thong số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. [2] II.1.2. Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm: Rác thải gia đình Rác thải chợ, đường phố Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crom) Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hang ăn uống Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biện lương thực, thực phẩm, thực sản, rượu bia giải khát, giấy, giày, da) Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô lớn hơn 20%. Phế thải nhựa tổng hợp Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải. Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu II.1.3. Trình tự thiết kế bãi chôn lấp II.1.3.1. Các tài liệu cần thiết cho công việc thiết kế Các tài liệu ban đầu cần thiết cho công việc thiết kế bao gồm: Các tài liệu về quy hoạch đô thị Các tài liệu về dân số, điều kiện tự nhiên – xã hội hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai Các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, thủy văn, điều kiện khí hậu của khu vực Các tài liệu có lien quan khác II.1.3.2. Các công trình chủ yếu Các công việc thiết kế cơ bản của một bãi chôn lấp chất thải rắn của bất kỳ một đô thị nào cũng phải bao gồm : Dọn mặt bằng Định hướng nước chảy Lót đáy (lớp chống thấm) Đường ra vào Rào chắn, biển hiệu Hình thành đê, kè Hệ thống thu gom nước rác và khí ga Nơi vệ sinh gầm xe Các công trình phục vụ : văn phòng, nhà kho, hệ thống điện nước, công trình phong hỏa, trạm máy phát, nơi bảo dưỡng thiết bị, trạm cân II.1.4. Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp II.1.4.1. Phương pháp bề mặt Bản chất của phương pháp này là trải những lớp rác dày 40-80 cm lên mặt đất phẳng, đầm nén nó và tiếp tục trải những đợt khác lên trên. Cuối ngày hoặc khi lớp rác dày 2-2,2m thì phủ một lớp đất dày từ 10-60cm lên trên rồi lại đầm nén. Một lớp hoàn chỉnh như vậy gọi là ô rác. Thông thường một con đập bằng đất được làm để rác đổ xuống tỳ vào và để dễ dàng đầm nén rác sau đó. Phương pháp đổ bề mặt thường được sử dụng ở những nơi có địa hình bằng phẳng và ít nguy hiểm đến nguồn nước ngầm. Phương pháp này là phương pháp kinh tế nhất chỉ yêu cầu đào để có đủ lượng đất phủ. Phương pháp bề mặt thường sử dụng bờ, đập nhân tạo để rác tỳ vào. Với phương pháp này, sự di chuyển của xe thu gom và thiết bị bãi dễ dàng và an toàn. Các gò rác của phương pháp này thường có độ cao 15m, dễ dàng cho việc thoát tán khí metan qua bề mặt nên có thể không cần có thiết bị thu gom khí ga. II.1.4.2. Phương pháp mương rãnh Rác được đổ vào những mương đào. Vật liệu phụ lấy từ đất đào mương lên. Phương pháp này được vận hành cho đến khi đạt được độ cao mong muốn (thường la đến đỉnh của mương đào) mương phải đủ dài cho xe có thể đi lại và rác được đổ dễ dàng và đủ hẹp để có thể đổ rác được đầy mương vào cuối ngày Nếu các mương được đào thành các hang vuông góc với hướng gió thì sẽ làm giảm lượng rác thải bay bừa bãi bởi gió. Đất đào có thể sử dụng làm bờ thềm tạm thời trên mặt mương để định hướng dòng nước chảy bề mặt. Đất có sét không thấm nước và mạch nước ngầm thấm là thích hợp đối với phương pháp mương rãnh. Độ sâu của mương tùy thuộc vào các điều kiện địa chất của đất và mạch nước ngầm. Thông thường độ sâu của mương khoảng 4-5m. Quá trình vận hành của phương pháp mương rãnh đắt hơn nhiều so với phương pháp bề mặt do chi phí do việc đào mương và sử dụng thiết bị chuyên dung. Một chi phí khác nữa là việc vận chuyển đất thừa được đào lên (cứ 1000m2 đất được đào thì phải chuyên chở đi 800m3 đất thừa). II.1.4.3. Phương pháp hồ chứa (lợi dụng hiện tượng sụt lún) Đây là phương pháp sử dụng những hố nhân tạo hoặc tự nhiên cho hoạt động chôn lấp rác (Ví dụ: hố đã khai thác đất, khai thác mỏ). Phương pháp hồ chứa thường sử dụng bề mặt đất tự nhiên. Việc đổ rác bắt đầu từ độ cao của hố và kết thúc ở đầu thấp để tránh ứ đọng nước và tạo một đập tự nhiên cho đống rác tỳ vào để bắt đầu đầm nén. Hố đổ rác thường thấp hơn so với địa hình xung quanh nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát nước bề mặt. Các hố khai thác thường thiếu vật liệu phủ nên sự có sẵn vật liệu phủ là mối quan tâm chính khi chọn bãi chôn lấp phế thải theo phương pháp này. II.2. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp II.2.1. Quy mô bãi Quy mô bãi chôn lấp chất thải phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải Có thể căn cứ vào đặc điểm đô thị Việt Nam có tính đến khả năng phát triển đô thị để phân loại quy mô bãi và có thể tham khảo theo bảng 2.1. Bảng 2.1: Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị [2] TT Quy mô bãi chôn lấp Dân số (ngàn người) Lượng chất thải rắn (tấn/ năm) Diện tích bãi (ha) T