Đồ án Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng đoạn Km 21+000 đến Km 21+900, thiết kế xử lý nền đoạn đường trên bằng cọc cát

Dự án tuyến đường ĐT 499, đoạn từ cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình đến đê Sông Hồng thuộc tỉnh Hà Nam được triển khai với mục đích khai thác diện tích hai bên đường để xây dựng các khu công nghiệp đô thị mới. Trong tương lai nó cũng sẽ là tuyến đường nối hai tỉnh Hà Nam và Thái Bình bằng cầu vượt sông Hồng. Tuyến đường sau khi xây dựng hứa hẹn nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của Hà Nam. Để làm quen với thực tế, rèn luyện kĩ năng chuyên môn, từ ngày 04/01/2010 đến 06/02/2010, tôi đã được Bộ môn địa chất công trình, trường đại học Mỏ - Địa Chất phân công về thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải 4 thuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI). Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã nắm vững được một số thí nghiệm đất đá trong phòng và một số thí nghiệm ngoài trời khác, làm quen với công việc chỉnh lý, viết báo cáo khảo sát địa chất công trình. Sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, trên cơ sở tài liệu thu thập được, tôi được Bộ môn Địa chất công trình giao viết đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng đoạn Km 21+000 đến Km 21+900. Thiết kế xử lý nền đoạn đường trên bằng cọc cát “. Sau hơn 3 tháng làm việc khẩn trương và nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đỗ Minh Toàn, đến nay đồ án của tôi đã hoàn thành đúng thời gian đúng quy định. Nội dung đồ án gồm: Mở đầu Phần I : Đánh giá điều kiện địa chất tuyến đường Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, giao thông tỉnh Hà Nam Chương 2: Sơ lược về địa tầng và địa chất thuỷ văn tỉnh Hà Nam Chương 3: Đánh giá điều kiện địa chất tuyến đường từ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng đoạn từ Km 21+000 đến Km 21+900 Chương 4: Dự báo các vấn đề địa chất công trình. Phần 2 : Thiết Kế xử lý nền đất yếu đoạn tuyến từ Km 21+000 – Km21+900 bằng phương pháp cọc cát. Chương 1 : Tổng quan về phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát Chương 2 : Thiết kế xử lý nền đất yếu đoạn tuyến từ Km 21+000 – Km 21+900 bằng phương pháp cọc cát. Chương 3 : Công tác quan trắc địa chất cong trình. Chương 4 : Tính toán khối lượng và dự trữ kinh phí. Kết luận

doc86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng đoạn Km 21+000 đến Km 21+900, thiết kế xử lý nền đoạn đường trên bằng cọc cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Dự án tuyến đường ĐT 499, đoạn từ cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình đến đê Sông Hồng thuộc tỉnh Hà Nam được triển khai với mục đích khai thác diện tích hai bên đường để xây dựng các khu công nghiệp đô thị mới. Trong tương lai nó cũng sẽ là tuyến đường nối hai tỉnh Hà Nam và Thái Bình bằng cầu vượt sông Hồng. Tuyến đường sau khi xây dựng hứa hẹn nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của Hà Nam. Để làm quen với thực tế, rèn luyện kĩ năng chuyên môn, từ ngày 04/01/2010 đến 06/02/2010, tôi đã được Bộ môn địa chất công trình, trường đại học Mỏ - Địa Chất phân công về thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải 4 thuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI). Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã nắm vững được một số thí nghiệm đất đá trong phòng và một số thí nghiệm ngoài trời khác, làm quen với công việc chỉnh lý, viết báo cáo khảo sát địa chất công trình. Sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, trên cơ sở tài liệu thu thập được, tôi được Bộ môn Địa chất công trình giao viết đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng đoạn Km 21+000 đến Km 21+900. Thiết kế xử lý nền đoạn đường trên bằng cọc cát “. Sau hơn 3 tháng làm việc khẩn trương và nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đỗ Minh Toàn, đến nay đồ án của tôi đã hoàn thành đúng thời gian đúng quy định. Nội dung đồ án gồm: Mở đầu Phần I : Đánh giá điều kiện địa chất tuyến đường Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, giao thông tỉnh Hà Nam Chương 2: Sơ lược về địa tầng và địa chất thuỷ văn tỉnh Hà Nam Chương 3: Đánh giá điều kiện địa chất tuyến đường từ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng đoạn từ Km 21+000 đến Km 21+900 Chương 4: Dự báo các vấn đề địa chất công trình. Phần 2 : Thiết Kế xử lý nền đất yếu đoạn tuyến từ Km 21+000 – Km21+900 bằng phương pháp cọc cát. Chương 1 : Tổng quan về phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát Chương 2 : Thiết kế xử lý nền đất yếu đoạn tuyến từ Km 21+000 – Km 21+900 bằng phương pháp cọc cát. Chương 3 : Công tác quan trắc địa chất cong trình. Chương 4 : Tính toán khối lượng và dự trữ kinh phí. Kết luận Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo hướng dẫn Đỗ Minh Toàn, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Địa chất công trình đã giúp tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Do kiến thức bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên nội dung đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…. tháng 06 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Nhung PHẦN 1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT TUYẾN ĐƯỜNG CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ, GIAO THÔNG TỈNH HÀ NAM 1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50km về phía Nam có phần lớn diện tích nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có phương chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hoà Bình _ Ninh Bình, nằm trong giới hạn toạ độ địa lý: 20o25’45” - 20o40’25’’ vĩ Bắc 105o40’50’’ - 106o10’05’’ kinh Đông Có ranh giới giáp với các tỉnh: Tỉnh Hoà Bình ở phía Tây. Thành phố Hà Nội ở phía Bắc. Tỉnh Hưng Yên, Thái Bình ở phía Đông. Tỉnh Nam Định, Ninh Bình ở phía Nam. Tuyến đường ĐT 499, đoạn từ đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình đến đê sông Hồng dài 19.25 km, thuộc địa bàn các huyện Thanh Liêm, Bình Lục và Lý Nhân tỉnh Hà Nam 1.1.2 Địều kiện tự nhiên 1.1.2.1 Địa hình Hà Nam có diện tích 859.6 km2, là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi. Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình không đáng kể. Địa hình có hướng dốc theo phương Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hoà Bình – Ninh Bình. Địa hình Hà Nam có thể chia làm 2 dạng khác nhau: Chiếm khoảng 10 – 15% diện tích của tỉnh, nằm về phía tây là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây là bộ phận của dãy núi đá vôi Hoà Bình – Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú. Phía Đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn, chiếm hầu hết diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam. Phần lớn đất đai ở đây bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Vì vậy, ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm lầy, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn. 1.1.2.2 Các yếu tố khí tượng và khí hậu: Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-240C, số giờ nắng trung bình khoảng 1300 – 1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8 – 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 200 (trong đó có khoảng 5 tháng có nhiệt độ trung bình dưới 200C) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C, nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 160C. Lượng mưa trung bình khoảng 1900 mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3179 mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất là 1265.3 mm (năm 1998). Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95.5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82.5%). Khí hậu có sự phân hoá theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mà xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3 năm sau. Về mùa hè có gió nam, gió Tây Bắc- Đông Nam. Về mùa đông có gió mùa lạnh với tính chất khô, lạnh đặc trưng với hướng chính là Đông Bắc – Tây Nam. 1.1.2.3 Mạng sông suối Chạy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy sông Châu Giang và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt tạo nên mạng lưới sông suối khá dày đặc, đạt gần 2 km/km2. Các con sông đều có hướng chảy theo phương Tây Bắc - Đông Nam. * Sông Hồng: là con sông lớn nhất miền Bắc bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc với tổng chiều dài là 1083 km nhưng chỉ có 475 km chảy qua địa phận Việt Nam. Trên lãnh thổ tỉnh Hà Nam, sông có chiều dài 38,6 km, có lượng phù sa khá màu mỡ. Sông Hồng ở đây bị ảnh hưởng sâu sắc của thuỷ triều, không chỉ biến đổi mực nước mà cả thành phần hoá học của nước sông. Sông là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Lưu lượng về mùa khô thay đổi từ 400m3/s đến 800 m3/s, còn mùa mưa từ 2000 đến 6000 m3/s lớn nhất là 2200 m3/s. Nước sông Hồng quanh năm đục do chứa lượng phù sa lớn. Thành phần pha sa chủ yếu là cát, sét, thay đổi từ 100 g/cm3 đến 1860g/cm3. * Sông Đáy là sông lớn thứ hai, nằm ở phía Tây của Hà Nam. Sông là một nhánh của sông Hồng chảy vào lãnh thổ Hà Nam với chiều dài 47,6 km. Lòng sông khá rộng dòng chảy qua trung tâm thị xã Phủ Lý rộng 100 – 250m với lưu lượng 1054 – 1066 m3/s. Chiều sâu lớn nhất vào mùa mưa là 14,8 m, vào mùa khô là 5 – 7 m. Lượng phù sa của sông không đáng kể. Sông còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. * Sông Châu Giang hay còn gọi là sông Nông Giang, thực chất là con sông đào từ thời kỳ Pháp sau khi lấp sông Lấp. Sông Châu Giang bắt nguồn từ các kênh mương máng hợp thành tại thị trấn Đồng Văn. Chiều rộng của sông thay đổi từ 50m đến 150m, chiều sâu thay đổi trung bình từ 2m đến 5m tuỳ theo mùa nước cạn hay mùa nước lớn. Lượng phù sa của sông không đáng kể, nguồn cung cấp nước chủ yếu của sông là nước mặt và một phần là nước dưới đất. * Sông Nhuệ: là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thuỵ Phương, Từ Liêm, Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài 14.5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý. * Sông Sắt: là chi lưu của sông Châu Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục. Nhìn chung, hàng năm Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối tài nguyên nước rơi khoảng 1.602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14.050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. 1.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế, giao thông 1.2.1 Đặc điểm dân cư Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với năm 1999 (có 811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số là 954 người/km2. Dân cư của tỉnh chủ yếu là dân tộc kinh và còn một số it dân tộc ít người sống ở huyện Thanh Liêm. Cả tỉnh só 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% sống ở đô thị. Đặc điểm kinh tế: Theo số liệu thống kê năm 2005, công nghiệp chiếm 39,7%, dịch vụ 31,9% còn nông nghiệp chiếm 28,4%. Cơ cấu kinh tế đã có bước phát triển và thay đổi đáng kể so với những năm trước. Về công nghiệp: Chủ chốt là xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. Tỉnh đă quy hoạch 5 khu công nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư khá hấp dẫn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Về tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: tỉnh Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, nghề mộc Kim Bảng… Có làng đã đạt từ 40 – 45 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Về nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh bình quân đạt 4,1%. Trong đó trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực thực phẩm đạt 420 tấn/năm, sản lượng thuỷ sản đạt 11.500 tấn. Về dịch vụ: Hà Nam có vị trí thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hoá với các địa phương khác. Hà Nam có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, thể thao Hà Nam có nhiều địa điểm tham quan du lịch như: khu vực du lịch đến Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt, Ngũ Động Thị Sơn, chùa Long Đọi Sơn… Hiện nay, tỉnh đang tiến hành xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, công viên nước, và những dịch vụ du lịch khác. Đặc điểm giao thông: Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Tỉnh có hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá. Ngoài ra, tỉnh còn có hơn 200km đường thuỷ có luồng lạch đi lại thuận tiện, với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín. Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hoá cho các phương tiện cơ giới. Từ thị xã Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện. CHƯƠNG II SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN TỈNH HÀ NAM 2.1 Đặc điểm địa chất Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng trũng Hà Nội, đã được các nhà địa chất nghiên cứu cho thấy, trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi bao gồm các tích tụ thuộc các hệ tầng Lệ Chi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng và Thái Bình. Với các tài liệu thu thập được có thể mô tả địa tầng trầm tích Đệ Tứ trong phạm vi tỉnh Hà Nam theo thứ tự từ già đến trẻ như sau: 2.1.1 Thống Pleitocen 2.1.1.1 Phụ thống hạ, hệ tầng Lệ Chi (Q1lc) Hệ tầng Lệ Chi không lộ ra trên bề mặt, phân bố ở độ sâu 100m trở xuống. Thành phần trâm tích là cát hạt trung, hạt thô lẫn sỏi, bột sét màu xám xanh chứa các di tích thực vật. Bề dày khoảng 16 – 17m. 2.1.1.2 Phụ thống trung – thượng phần dưới, hệ tầng Hà Nội (Q12-3 hn) Hệ tầng Hà Nội được chia thành hai phụ hệ tầng: Phụ hệ tầng Hà Nội dưới và phụ hệ tầng Hà Nội trên. * Phụ hệ tầng Hà Nội dưới (aQ12-3hn) Phụ hệ tầng Hà Nội dưới có nguồn gốc sông, phân bố rộng rãi và liên tục trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, các thành tạo đá của phụ hệ tầng này không lộ ra, chỉ quan sát thấy trong các lỗ khoan sâu 45 đến 100m. Thành phần trầm tích là cát lẫn sạn sỏi, cuội, xen các thấu kính cát sét, bột sét màu trắng xám, xám tro. Bề dày trầm tích hơn 39m. * Phụ hệ tầng Hà Nội trên (amQ12-3hn) Phụ hệ tầng Hà Nội trên có nguồn gốc sông biển. Các thành tạo của phụ hệ tầng này cũng không lộ ra trên mặt, chỉ quan sát được trong các lố khoan ở độ sâu 41 đến 46m. Thành phần trầm tích gồm sét bột lẫn ít cát màu xám nâu, chứa nhiều vảy muscovit và mùn thực vât, dày 5 đến 6m. 2.1.1.3 Phụ thống thượng, phần trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp) Trong khu vực nghiên cứu chỉ gặp phụ hệ tầng Vĩnh Phúc dưới. Phụ hệ tầng Vĩnh Phúc dưới có nguồn gốc sông- biển. Phụ hề tầng này không lộ ra trên bề mặt mà chỉ thấy trong các lỗ khoan ở độ sâu 22 – 60m, thành phần trầm tích sét bột lẫn cát hạt mịn màu xám nâu, xám xanh. Trầm tích này bị trầm tích của hệ tầng Hải Hưng phủ không chỉnh hợp lên trên. 2.1.2 Thống Holoxen (Q2), hệ tầng HảI Hưng (Q11-2hh1) Trầm tích hệ tầng Hải Hưng được chia thành 3 phụ hệ tầng: Phụ hề tầng Hải Hưng dưới, phụ hệ tầng Hải Hưng giữa và phụ hệ tầng Hải Hưng trên. * Phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (Q21-2hh1) có nguồn gốc sông biển. Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng Hải Hưng dưới không lộ ra, thành phần gồm cát thô đến bột sét xen kẽ thực vật, dày từ 9 – 10m. * Phụ hệ tầng Hải Hưng giữa (Q21-2hh2) có nguồn gốc biển - đầm lầy, cũng chỉ quan sát được trong các lỗ khoan, dày từ 5- 25m. Thành phần thạch học bao gồm cát, bột, sét chiếm chủ yếu. Thành phần hữu cơ chiếm 15% - 25%, và thực vật chưa phân huỷ hết có màu đen, đặc trưng cho nguồn gốc biển - đầm lầy. Tất cả các di tích thực vật phát hiện nổi bật đều được xác định là loại sống ở đầm lầy ven biển hiện nay, chứng tỏ môi trường thành tạo trầm tích là đầm lầy ven biển. * Phụ hệ tầng Hải Hưng trên(mQ21-2hh3) có nguồn gốc biển, phân bố trong diện hẹp phía Tây của khu vực nghiên cứu với thành phần chủ yếu là sét màu xám xanh, xám đen, rất phong phú di tích động vật biển. Thành phần thạch học gồm sét là chủ yếu, độ lựa chọn cao, chứa vật chất hữu cơ, có bề dày từ 2-5m. II.1.3 Thống Holoxen, hệ tầng TháI Bình (Q21-2tb): Đây là hệ tầng được thành tạo trẻ nhất trong khoảng 3000 năm trước, phân bố rộng rãi trong tỉnh, diện tích phân bố chiếm 90% diện tích nghiên cứu, bao gồm nhiều nguồn gốc khác nhau. * Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ21-2tb) Mặt cắt gồm hai phần ; Phần dưới của trầm tích nằm chuyển tiếp với biển có chiều dày 1- 4m. Thành phần gồm cát hạt nhỏ đến hạt trung, lẫn bột sét màu xám, xám đen. Trong đó cát bột có chứa nhiều di tích động vật biển. Đặc biệt là trong đó có chứa nhiều di tích động vật biển. Đặc biệt là trong đó có chứa nhiều di tích thực vật thân cỏ và thực vật thân nhỏ. Phần trên có chiều dày mỏng. Thành phần là sét bột màu xám đen, thuộc đất thổ nhưỡng, do con người cải tạo và hàng năm được phù sa sông Hồng bồi đắp thêm. * Trầm tích biển- sông (maQ21-2tb) Chiều dày của trầm tích này khoảng 20m. Thành phần chủ yếu là sét bộ màu xám, xám nâu đơn điệu, có chứa phong phú các di tích thực vật, tiêu biểu cho môi trường biển. Cát có thành phần đa khoáng như thạch anh, các mảnh vụn khác và ít vật chất hữu cơ, sét có thành phần khoáng vật clorit, mica và kaolinit, cấp độ hạt chủ yếu là bột sét. * Trầm tích sông (aQ21-2tb) Được chia làm hai tướng: tướng lòng sông và tướng bãi bồi. Tướng lòng sông: theo các sông đổ ra đồng bằng thành tạo tướng lòng sông, thành phần chủ yếu là cát cuội sỏi. Thành phần và kích thước hạt hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn gốc cung cấp vật liệu của sông. Cát ở các con sông của Hà Nam thường nhỏ và lẫn nhiều bột sét, thành phần đa khoáng và có màu xám đen. Tướng bãi bồi thành tạo chủ yếu là sét, sét bột màu nâu, nâu gụ phân bố dọc theo hai bờ sông chính với chiều dài ngang vài trăm mét đến vài chục km, dày từ 5 đến 10m. Thành phần chủ yếu là sét, bột tướng bãi bồi và cát tướng lòng sông. 2.2 Đặc điểm địa chất thuỷ văn: Nước ngầm ở Hà Nam có trong nhiều tầng chứa nước và nhìn chung có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người. Những khảo sát nước ngầm của Đoàn Trọng Cảnh và những người khác (thuộc trường đại học Mỏ - Địa Chất ) đã cho thấy: Trong trầm tích Đệ Tứ tại Hà Nam có tới 4 đơn vị chứa nước, tính từ mặt đất trở xuống gồm: - Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích hỗn hợp sông, biển, đầm lầy, hệ tầng TháI Bình, tuổi Holoxen. - Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích hỗn hợp biển đầm lầy, hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holoxen Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích lục địa, hệ tầng Hà Nội, tuổi Pleistoxen. Tầng chứa nước lỗ hổng, vỉa- lỗ hổng thuộc trầm tích Pleistoxen dưới. Trong 4 tầng chứa nước ngầm thì có 2 tầng có trữ lượng lớn và có điều kiện khai thác tương đối thuận lợi đó là: 2.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng Holoxen, hệ tầng Thái Bình: Thành phần chính của tầng chứa nước này là cát mịn dưới dạng thấu kính có diện phân bố nhỏ nằm xen trong các lớp sét, sét pha có nguồn gốc khác nhau. Mực nước tĩnh trong tầng chứa nước cách mặt đất từ 1 đến 3m. Nguồn cung cấp chính là nước mưa và nước mặt thẩm thấu theo chiều thẳng đứng. 2.2.2 Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistoxen, hệ tầng Hà Nội: Thành phần thạch học chủ yếu của tầng chứa nước này là cát hạt thô, sạn, sỏi. Chiều dày của tầng chứa từ 10m đến 15m. Nguồn gốc của tầng chứa nước này là nước nhạt được chôn vùi và có sự bổ sung của nước thẩm thấu. Nước ngầm trong tầng chứa nước tuổi pleistoxen có chất lượng tốt, có thể khai thác sử dụng trong sinh hoạt. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TUYẾN ĐƯỜNG NỐI TỪ CAO TỐC CẦU GIẼ – NINH BÌNH ĐẾN ĐÊ SÔNG HỒNG, ĐOẠN TỪ KM21+000 – KM21+900 Đường ĐT 499 là tuyến đường quy hoạch từ nút giao Liêm tuyền trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đê sông Hồng (Km 41+200 - đê hữu sông Hồng), có tổng chiều dài khoảng 19,25 km. Đoạn tuyến từ km 21+000 đến Km 21+900 nằm trong khu vực huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trong giai đoạn khảo sát ĐCCT phục vụ thiết kế bản vẽ thi công, trên đoạn tuyến này đã tiến hành khối lượng công tác khảo sát ĐCCT: - Đo vẽ bản đồ địa hình trên phạm vi xây dựng với tỷ lệ 1/1000, diện tích khoảng 20000m2; - Khoan trên đoạn tuyến với số lượng 10 hố khoan, với tổng chiều sâu là 150m, mỗi hố khoan sâu 15m; - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT trong tất cả các lỗ khoan với khoảng cách 2.0m một lần, tổng cộng 75 lần; Lấy 75 mẫu đất và thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của chúng; - Thí nghiệm cắt cánh thực hiện tại lỗ khoan 46 và 53 với 2m cắt cánh 1 lần, tổng cộng 13 lần. Dựa vào tài liệu thu thập được, tôi đánh giá điều kiện địa chất công trình đoạn tuyến như sau: 3.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo Đoạn tuyến khảo sát dài 900m từ Km 21+000 đến Km 21+900, đi qua địa phận huyện Lý Nhân, chủ yếu đi qua cánh đồng ruộng lúa, nằm trên kiểu địa hình đồng bằng tích tụ, bị phân cắt nhẹ bởi 1 số kênh mương tưới tiêu trong vùng. Phủ lên trên bề mặt là các thành tạo trầm tích Đệ Tứ nguồn gốc sông hồ, đầm lầy có thành phần là sét, sét pha, cát pha, cát với bề dày lớn. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dọc và ngang nhỏ. Mặt đất thiên nhiên có cao độ thay đổi từ +1,17m đến +1,99m, so với cao độ thiết kế là 4,0m thì đoạn tuyến phải đắp cao với chiều cao đắp trung bình là 3,0m. Đây là dự án xây dựng tuyến đường mới, chủ yếu đi qua ruộng lúa, kênh mương, và nhiều đường đất nhỏ cắt qua nên giao thông tương đối thuận lợi cho công tác thi công. Ngoài ra, tuyến đường đi qua khu vực ít khu dân cư nên việc giải phóng mặt bằng tương đối thuận lợi. 3.2 Cấu trúc địa chất nền đất và tính chất cơ lý của đất nền Theo tài liệu khảo sát ĐCCT, trong phạm vi chiều sâu khảo sát, cấu trúc nền đất thiên nhiên theo thứ tự từ trên xuống gồm 4 lớp: Lớp 1: Đất đắp; Lớp 2: Sét màu xám nâu vàng, trạng thái dẻo mềm; Lớp 3: Bùn sét pha, màu xám nâu đen; Lớp 4: Cát màu xám đen, xám ghi, trạng thái rời xốp đến chặt vừa. Trên cơ sở các số liệu về c
Luận văn liên quan