Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý Chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá trên phạm vi cả nước đang gia tăng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục duy trì trong nhiều năm tiếp theo, làm cho nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ khí thải, nước thải, chất thải rắn. Cho đến nay ý thức của con người về môi trường vẫn còn hạn chế. Hầu như tất cả các loại chất thải đều đổ trực tiếp vào môi trường mà không qua công đoạn xử lý nào. Ô nhiễm lượng nước thải đổ thẳng ra sông, hồ khoảng 510.000m3/ngày, chất thải rắn khoảng 6.500 - 7000 tấn/ngày , cùng với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật quá nhiều, phần khác do sự khai thác tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản ngày càng cạn kiệt của con người nên đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm một cách nặng nề. Sự ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và hệ sinh thái như sự tan băng ở hai cực của trái đất, gia tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất, bão, lũ lụt Vì vậy việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách không còn là vấn đề riêng của một khu vực, một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Trong đó nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt. Hầu như toàn bộ lượng rác sinh hoạt của người dân được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,.), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,. nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó việc tồn tại những yếu điểm trên là lý do đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý Chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bảo vệ CTRSH hiện nay của Quận Tân Bình nói riêng Tp. HCM nói chung.

doc106 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý Chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG MỞ ĐẦU.doc
  • dwgBANVE TAN BINH NEW 170710.dwg
  • rarĐánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý Chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.rar
  • docdanh muc tu viet tatc.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMuc luc.doc
  • docphuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • doctrang bia.doc