Đồ án Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh để phục vụ việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nước. Nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên trái đất và đóng vai trò to lớn trong mọi hoạt động thực tiễn của con người. Đối với một quốc gia, sông ngòi cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu. Nước sông chảy sinh ra một nguồn năng lượng lớn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người, nhưng nó cũng gây ra những hiểm họa vô cùng lớn như lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề cho các vùng dân cư và sinh thái trong khu vực. Chinh phục các dòng sông, khắc phục mặt hại, bắt sông ngòi phải phục vụ cho cuộc sống của con người, đó là một nhiệm vụ to lớn trong cuộc đấu tranh không ngừng đã bao nhiêu đời nay giữa con người và thiên nhiên. Trong quá trình phát triển, bằng các biện pháp thủy lợi, con người đã làm thay đổi trạng thái tự nhiên của nguồn nước nhằm thỏa mãn các yêu cầu về ngày càng tăng của xã hội loài người. Các biện pháp thủy lợi cũng đa dạng bao gồm: hồ chứa, đập dâng nước, hệ thống đê, hệ thống các trạm bơm và cống tưới tiêu, cống ngăn mặn. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú, là một quốc gia có trữ lượng nước dồi dào ở khu vực Châu Á. Với mong muốn vận dụng các kiến thức đã học về nghành thủy văn, đặc biệt là chuyên ngành Tính toán Thủy văn, em đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh để phục vụ việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước” để làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung chủ yếu của đồ án là nghiên cứu và tính toán một số đặc trưng Khí tượng - Thủy văn thiết kế cho tỉnh Hà Tĩnh để phục vụ bài toán quy hoạch. Từ đó đưa ra những thống kê cụ thể để đưa vào phục vụ thiết kế và vận hành các công trình thủy lợi

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh để phục vụ việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nước. Nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên trái đất và đóng vai trò to lớn trong mọi hoạt động thực tiễn của con người. Đối với một quốc gia, sông ngòi cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng biển,… là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu. Nước sông chảy sinh ra một nguồn năng lượng lớn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người, nhưng nó cũng gây ra những hiểm họa vô cùng lớn như lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề cho các vùng dân cư và sinh thái trong khu vực. Chinh phục các dòng sông, khắc phục mặt hại, bắt sông ngòi phải phục vụ cho cuộc sống của con người, đó là một nhiệm vụ to lớn trong cuộc đấu tranh không ngừng đã bao nhiêu đời nay giữa con người và thiên nhiên. Trong quá trình phát triển, bằng các biện pháp thủy lợi, con người đã làm thay đổi trạng thái tự nhiên của nguồn nước nhằm thỏa mãn các yêu cầu về ngày càng tăng của xã hội loài người. Các biện pháp thủy lợi cũng đa dạng bao gồm: hồ chứa, đập dâng nước, hệ thống đê, hệ thống các trạm bơm và cống tưới tiêu, cống ngăn mặn. Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú, là một quốc gia có trữ lượng nước dồi dào ở khu vực Châu Á. Với mong muốn vận dụng các kiến thức đã học về nghành thủy văn, đặc biệt là chuyên ngành Tính toán Thủy văn, em đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh để phục vụ việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước” để làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung chủ yếu của đồ án là nghiên cứu và tính toán một số đặc trưng Khí tượng - Thủy văn thiết kế cho tỉnh Hà Tĩnh để phục vụ bài toán quy hoạch. Từ đó đưa ra những thống kê cụ thể để đưa vào phục vụ thiết kế và vận hành các công trình thủy lợi, phục vụ dân sinh kinh tế. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh”để phục vụ việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, em xin chân thành cảm ơn: - Thầy giáo, Tiến sĩ Hoàng Thanh Tùng - Các thầy cô giáo trong khoa Thuỷ văn và Tài nguyên nước - Gia đình và bạn bè Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên và chỉ bảo em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành đồ án này. Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu kiến thức để làm đồ án, mặc dù đã cố gắng song do vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy, các cô để em hoàn thiện hơn đồ án của mình đồng thời có thể làm tốt nhiệm vụ công tác được giao trong vai trò là một kỹ sư khi ra trường. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trải từ 170 54’ đến 18050 phút độ vĩ bắc và 105 – 108 độ kinh đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km. - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km. - Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km. - Phía Tây giáp 2 tỉnh Lào (Tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muôn) với chiều dài biên giới 145 km. Có 3 Huyện Biên giới là: Hương Sơn 47 km gồm 2 xã Biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang 45 km; Hương Khê có 65 km biên giới với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên. Có 1 cửa khẩu quốc tế là Cầu Treo - Nậm Phào đường số 8 và 3 đường tiểu ngạch; Bản Giàng đi Khăm Muộn, Kim Quang đi Khăm Cớt (Bô ly khăm xây); Sơn Hồng đi Bô ly khăm xây. Hà Tĩnh có cảng sông Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng. Có đường quốc lộ 1A, đường sắt và đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của tỉnh. Diện tích đất tự nhiên 6.055,7 km2 Hình 1-1:Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 1.1.2. Đặc điểm địa hình Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, có 4 dạng địa hình sau: Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000 m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m). Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực. Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ. 1.1.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng Là nơi phát triển chủ yếu các trầm tích cũ và trầm tích tuổi Mezozoi. Qua kết quả phân tích ảnh vệ tinh cho thấy rằng, trầm tích lớp phủ ở một diện tích rất hẹp và bao quanh chủ yếu bởi các sông. Ở rìa phía Bắc, vùng bị án ngữ bởi các đứt gãy song song cùng phương Tây Bắc – Đông Nam, còn rìa phía Nam xuất hiện hàng loạt các đứt gãy á vĩ tuyến, làm tăng thêm sự phức tạp của cấu trúc địa chất. Ngoài ra ở ven biển phía Đông được phủ bởi các hệ tầng trầm tích nguồn gốc sông, biển Plestocen – Holoxen, bao gồm các lớp cát, cát sét xen kẹp các thấu kính cát chứa xác động vật và thực vật. Địa chất thủy văn: Hà Tĩnh nằm trong đồng bằng cửa sông lớn do nước lũ tạo thành, nguồn nước ngầm chủ yếu nằm ở vùng bồi tích phù sa sông. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy ở khu vực ven biển mực nước ngầm xuất hiện trong khoảng 0,4 - 1,0m, sâu dưới 12m thường bị nhiễm mặn. 1.1.4. Đặc điểm khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22 oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33 oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất. Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm. 1.1.5. Đặc điểm sông ngòi Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: - Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. - Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. - Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn. 1.2. Tình hình phát triển dân sinh, kinh tế 1.2.1. Dân sinh Tình hình phân bố dân số và lao động của tỉnh Hà Tĩnh được thống kê dưới bảng (1-2) Bảng 1-2:Dân số và lao động tỉnh Hà Tĩnh Trích yếu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 1, Dân số Người 1247839 1243567 1238953 1233957 1228079 - Nam Người 616433 617512 615221 592380 609806 - Nữ Người 631406 626055 623732 641577 618273 Cơ cấu, Nam % 49,40 49,66 49,66 48,01 49,66 Nữ % 50,60 50,34 50,34 51,99 50,34 Chỉ số phát triển % 99,65 99,66 99,63 99,60 99,52 2, Lao động Người 638615 618850 652722 675186 643928 Nông lâm " 491605 411135 408849 407098 367237 Thủy sản " 19879 23422 25535 26792 24658 C nghiệp chế biến " 20016 22356 24648 26768 28001 Điện, nước " 1083 2710 2784 3440 3638 Xây dựng " 12295 18178 24575 27862 31680 Thương nghiệp " 31569 44903 51250 53978 54904 KS, nhà hàng " 4798 8382 12614 16902 18253 Vận tải, thông tin " 6399 10484 14685 16725 17888 Tài chính tín dụng " 1025 952 884 1061 1872 CN khai thác " 9689 24316 26713 29766 29391 1.2.2. Kinh tế Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp. Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh. Môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách theo hướng nhanh gọn, thuận lợi cho nhà dầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng được nâng cao. - Chỉ tiêu kinh tế Hà Tĩnh đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. Đến năm 2015, có cơ cấu GDP: công nghiệp - xây dựng 41,6%; thương mại - dịch vụ 40,3%; nông - lâm - ngư nghiệp 18,1%; sản lượng lương thực đạt trên 51 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 65 triệu đồng/ha/năm; 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; GDP bình quân đầu người trên 35 triệu đồng/năm; thu ngân sách nội địa đạt trên 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 280 triệu USD. Đảm bảo 100% giáo viên các cấp đạt chuẩn, 85% trường học đạt chuẩn quốc gia; 90% trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 80% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, 30 giường bệnh/1 vạn dân, 6,21 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,7%; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; mở rộng bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) hàng năm giảm 3 - 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 3,2 vạn lao động. Hoàn thành việc số hoá trong xây dựng và truyền dẫn các chương trình truyền hình của tỉnh, đồng thời phủ sóng qua vệ tinh. Đảm bảo 100% đơn vị xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu và giữ vững ổn định chính trị - xã CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 2.1. Tình hình số liệu Nhìn chung các trạm đo khí tượng của tỉnh Hà Tĩnh đều được thành lập sau năm 1961 (trừ trạm Hà Tĩnh bắt đầu từ năm 1975) và có số liệu đầy đủ cho đến nay nhưng do thời gian hạn hẹp, sinh viên chỉ thu thập được số liệu trong khoảng thời như ở bảng 2-1. Chuỗi số liệu có được từ các trạm khí tượng đã đủ dài để tính toán các đặc trưng khí tượng của tỉnh. Tình hình số liệu các đặc trưng khí tượng của tỉnh Hà Tĩnh được thống kê trong bảng (2-1). Bảng 2-1: Thống kê tài liệu khí tượng thu thập được của tỉnh Hà Tĩnh Tên Trạm Các yếu tố khí tượng Mưa Nắng Độ ẩm Nhiệt độ Bốc hơi Hà Tĩnh 1975-2006 1975-2006 1975-2006 1975-2006 1975-2006 Hương Sơn 1962-2000 1992-2000 1962-2000 1962-2000 1962-2000 Kỳ Anh 1962-1999 1972-1999 1962-2000 1962-1999 1962-2000 Hương Khê 1961-2000 1991-2000 1961-2000 1964-2000 1962-2000 2.2. Phân tích, tính toán các đặc trưng khí tượng 2.2.1. Tính toán mưa Lượng mưa năm trung bình nhiều năm là thành phần quan trọng nhất trong cân bằng nước thẳng đứng, nó là cơ sở để xác định lượng mưa năm ứng với tần suất thiết kế. Việc tính toán mưa năm bình quân lưu vực trung bình nhiều năm có hai trường hợp: - Nếu diện tích lưu vực F nhỏ hơn FKC lúc đó lượng mưa năm trung bình nhiều năm xác định theo công thức sau: XOF = Trong đó: XOF : Lượng mưa trung bình trên lưu vực Xi : Lượng mưa năm thứ i của điểm đo mưa n - Số năm quan trắc của điểm đo mưa FKC - Diện tích khống chế, phụ thuộc vào đặc điểm phân bố mưa theo không gian, như ở Liên Xô cũ FKC khoảng 100km2, ở nước ta do mưa biến đổi mạnh theo không gian và thời gian nên có thể lấy FKC bé hơn nhiều - Nếu diện tích lưu vực tính toán F lớn hơn diện tích FKC thì phải tính toán lượng mưa diện (lượng mưa bình quân lưu vực) thay cho lượng mưa điểm. Tỉnh Hà Tĩnh có F = 6055.7km2 vì vậy ta tính toán mưa năm trung bình nhiều năm cho tỉnh theo diện. Việc tính toán được thực hiện theo hai cách: a.Tính lượng mưa năm trung bình nhiều năm Phương pháp bình quân số học Lớp mưa trung bình trên lưu vực là giá trị trung bình số học của lượng mưa tại các trạm đo mưa nằm trên lưu vực. Các trạm đo phân bố tương đối đều và đại biểu nên phương pháp này đạt yêu cầu. X0F = Với: - m: số trạm mưa - n: độ dài của chuỗi mưa các trạm. - Xi: lượng mưa năm thứ i. Kết quả tính toán ta được lượng mưa trung bình trên lưu vực:XOF =2358.8 mm. Phương pháp đa giác Thiessen (phương pháp trọng số) Trọng số là tỷ lệ giữa phần diện tích của lưu vực do một trạm mưa nằm trong lưu vực hoặc bên cạnh lưu vực đại biểu với toàn bộ diện tích lưu vực. Diện tích khống chế của mỗi trạm được xác định như sau: Nối các trạm đo mưa bằng các đoạn thẳng chia lưu vực thành nhiều hình tam giác, kẻ đường trung trực của các cạnh tam giác, các đường này sẽ tạo nên giới hạn diện tích ảnh hưởng của từng trạm mưa. Lượng mưa bình quân lưu vực được xác định theo công thức: X0F = Với: - X0i:Lượng mưa năm của trạm thứ i - fi: Diện tích bộ phận của lưu vực do trạm mưa thứ i khống chế ảnh hưởng - F: Diện tích của toàn lưu vực Lượng mưa và diện tích ảnh hưởng của các trạm mưa trên lưu vực được thể hiện ở bảng 2-2 Bảng 2-2: Lưu lượng và diện tích ảnh hưởng của các trạm mưa trên lưu vực STT Tên Trạm X0i (mm) fi (km2) X0i . fi 1 Hương Sơn 2197.9 1733.2 3809400 2 Hương Khê 2349.6 2628.6 6176159 3 Kỳ Anh 2658.8 1693.9 4503741 Tổng 6055.7 14489300 Tính toán ta được lượng mưa trung bình lưu vực XOF = 2392.7mm (lớn hơn kết quả tính theo phương pháp trung bình số học). Phương pháp này có tính đến trọng số của các trạm tức là sự ảnh hưởng lượng mưa từng trạm tới lượng mưa trên toàn lưu vực. Trong tính toán thiết kế nên sử dụng kết quả tính theo phương pháp này. Lượng mưa trung bình của lưu vực là lớn, thể hiện lượng mưa dồi dào. Lượng mưa lớn sẽ sản sinh cho lưu vực có một dòng chảy lớn. Đồng thời giảm bớt áp lực cho ngành thủy nông trong công tác tưới tiêu. b. Tính toán lượng mưa năm thiết kế Đây là trường hợp bài toán tính lượng mưa thiết kế khi có đủ tài liệu. Ta có thể vẽ đường tần suất lý luận bằng 1 trong các phương pháp: - Phương pháp Mômen - Phương pháp bộ thích hợp - Phương pháp bộ ba điểm Để tiện lợi, ta sử dụng phương pháp phần mềm với phần mềm FFC2008, sau khi vẽ đường tần suất theo phương pháp Mômen – Peason III và điều chỉnh sao các tham số sao cho đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm kinh nghiệm. Kết quả bộ tham số thống kê chuỗi mưa năm và lượng mưa năm ứng với tần suất thiết kế các trạm trên lưu vực được thể hiện dưới bảng (2-3). Bảng 2-3:Bộ tham số thống kê chuỗi mưa năm và lượng mưa năm ứng với tần suất thiết kế STT Tên Trạm Xtb(mm) Cv Cs P=25% P=50% P=75% P=85% 1 Kỳ Anh 2827 0.23 0.03 3261 2819 2385 1910 3 Hương Khê 2274 0.26 -0.01 2672 2273 1875 1800 4 Hương Sơn 2102 0.3 -0.57 2486 2039 1647 1690 Biểu đồ các đường tần suất lượng mưa năm trung bình nhiều năm được thống kê trong phụ lục từ hình (1) đến hình (3) Nhận xét: - Bảng tổng hợp cho thấy trạm Kỳ Anh có lượng mưa trung bình lớn nhất (2826mm).Trạm Hương Sơn có lượng mưa trung bình nhỏ nhất (2102mm). - Đa số hệ số CV của các vùng nhỏ thể hiện sự biến động về lượng mưa năm là không lớn, lượng mưa tương đối ổn định qua các năm. Trạm Hương Sơn có hệ số biến đổi Cv tương đối lớn bằng 0.3.Điều này có nghĩa là vùng đặt trạm này có lượng mưa năm biến động hơn những vùng còn lại. - Kết quả của việc tính lượng mưa năm thiết kế được áp dụng để tính toán nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp bằng phần mềm CROPWAT ở chương 3 c. Phân phối mưa năm theo thời khoảng tháng thiết kế Lượng mưa năm thiết kế ứng với các tần suất P=25%,P=50%,P=75%, ta xác định được thông qua tính toán lượng mưa năm thiết kế trong bảng (2-8). Ta chọn mô hình mưa năm đại biểu thực tế rồi thu phóng thành mô hình mưa năm thiết kế. Một số lưu ý khi chọn năm đại biểu: − Năm đại biểu mưa nhiều là năm có lượng mưa ứng với nhóm tần suất P = 1-33% có thời gian mưa kéo dài trong năm, lượng mưa mùa mưa khá lớn, tháng lớn nhất rơi đúng vào tháng mưa lớn nhất xuất hiện nhiều trong nhóm năm quan trắc. − Năm đại biểu mưa ít là năm có lượng mưa ứng với nhóm tần suất P = 67-100% năm có thời gian mùa khô kéo dài trong năm, lượng mưa mùa khô tương đối ít, có tháng mưa nhỏ nhất xuất hiện đúng vào tháng mưa nhỏ nhất xuất hiện nhiều trong năm. − Năm đại biểu mưa trung bình là năm có lượng mưa tháng, lượng mưa năm bằng hoặc gần bằng số trung bình nhiều năm của năm quan trắc. Đối với trạm Hương Sơn: − Năm mưa nhiều chọn năm thực tế là 1980 có lượng mưa năm X=2481.5mm là năm đại biểu. − Năm mưa trung bình chọn năm thực tế 1963 có lượng mưa năm X=1946.5mm làm năm đại biểu − Năm mưa ít chọn năm thực tế là năm 1977 có lượng mưa năm X=1491.9mm làm năm đại biểu. Với K p(%) = là hệ số thu phóng từ mô hình mưa năm đại biểu sang mô hình mưa năm thiết kế ta tính được: Kp(25%)=2486/2481.5=1.0018. Kp(50%)=2039/1946.5=1.0475 Kp(75%)=1647/1491.9=1.1040 Phân phối mưa năm ứng với tần suất thiết kế trạm Hương Sơn được tính trong bảng (2-7). Bảng 2-7:Phân phối mưa năm ứng với các tần suất thiết kế trạm Hương Sơn Tháng VIII IX X XI XII I II III IV V VI VII Năm Năm nhiều nước (25%) Xdb(mm) 500,1 773,3 650,6 58,8 127,2 49,2 41,3 32,9 0,0 221,8 0,0 26,3 2481,5 γ% 20,2 31,2 26,2 2,4 5,1 2,0 1,7 1,3 0,0 8,9 0,0 1,1 100,0 Xp 501,0 774,7 651,8 58,9 127,4 49,3 41,4 33,0 0,0 222,2 0,0 26,3 2486,0 Năm nước trung bình (50%) Xdb(mm) 209,7 554,9 457,7 0,0 138,0 17,3 54,7 45,9 46,4 134,1 160,4 127,4 1946,5 γ% 10,8 28,5 23,5 0,0 7,1 0,9 2,8 2,4 2,4 6,9 8,2 6,5 100,0 Xp 219,7 581,3 479,5 0,0 144,6 18,1 57,3 48,1 48,6 140,5 168,0 133,5 2039,0 Năm ít nước (75%) Xdb(mm) 262,9 254,4 244,1 106,1 49,0 66,1 34,0 48,5 176,4 171,3 11,3 67,8 1491,9 γ% 17,6 17,1 16,4 7,1 3,3 4,4 2,3 3,3 11,8 11,5 0,8 4,5 100,0 Xp 290,2 280,8 269,5 117,1 54,1 73,0 37,5 53,5 194,7 189,1 12,5 74,8 1647,0 Hình Hình 2-8:Mô hình mưa năm theo thời khoảng tháng Trạm Hương Sơn năm mưa nhiều Hình 2-9:Mô hình mưa năm theo thời khoảng tháng Trạm Hương Sơn năm mưa trung bình Hình 2-10:Mô hình mưa năm theo thời khoảng tháng Trạm Hương Sơn năm mưa ít Đối với trạm Hương Khê: − Năm mưa nhiều chọn năm thực tế là 1961 có lượng mưa năm X=2695.2mm là năm đại biểu. − Năm mưa trung bình chọn năm thực tế 1968 có lượng mưa năm X=2189mm làm năm đại biểu − Năm mưa ít chọn năm thực tế là năm 1975 có lượng mưa năm X=1835mm làm năm đại biểu. Với K p(%) = là hệ số thu phóng từ mô hình mưa năm đại biểu sang mô hình mưa năm thiết kế. Ta tính được: Kp(25%) = 2672/2695=0.9914 Kp(50%)=2273/2189.1=1.0384 Kp(75%)=1875/1835.8=1.0214 Phân phối mưa năm ứng với tần suất thiết kế trạm Hương Khê được tính trong bảng (2-11). Bảng 2-11:Phân phối mưa năm ứng với các tần suất thiết kế trạm Hương Khê Tháng VIII IX X XI XII I II III IV V VI VII Năm Năm nhiều nước (25%) Xdb(mm) 470,8 499,4 691,8 126,4 86,1 33,8 31,3 82,4 106,0 264,4 228,6 74,2 2695,2 γ% 17,5 18,5 25,7 4,7 3,2 1,3 1,2 3,1 3,9 9,8 8,5 2,8 100,0 Xp 466,7 495,1 685,8 125,