Đồ án Đề xuất một số phương án quy hoạch trục đường 32 Cầu Diễn - Nhổn

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh mẽ, việc gia nhập WTO năm 2006 đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở các thành phố lớn kéo theo đó dân số đô thị và số lượng phương tiện cá nhân tăng lên nhanh chóng. Điều này làm cho nhu cầu đi lại tăng lên, nhưng với hệ thống giao thông còn yếu kém không thể đáp ứng đủ nhu cầu đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông nhất là vào giờ cao điểm, tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn .Để giải quyết vấn đề này cần có sự vào cuộc của các bộ ngành liên quan bắt tay vào việc quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đô thị, cải tạo đường cũ và xây dựng mới nhằm quản lý và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông. Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, thủ đô Hà Nội đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Để hòa nhập và phát triển nhanh chóng, vững chắc thì Hà Nội cần giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc. Trong đó, bài toán giao thông đang làm đau đầu nhiều cấp chính quyền, có thể nói đó là một vướng mắc lớn của một đô thị đang phát triển như Hà Nội, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và xã hội. Việc mở rộng Thủ đô sẽ dẫn đến hình thành nhiều trục giao thông mới. Quy hoạch hợp lý, đồng bộ các trục giao thông là điều cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo một diện mạo đẹp cho Hà Nội. Tuyến đường 32 ( Cầu Diễn - Nhổn ) là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, là cầu nối của thành phố Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Từ lâu tuyến đường này đã bị xuống cấp nghiêm trọng , trong khi đó lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, nên tại đây thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông. Nên việc quy hoạch cải tạo tuyến đường này là cần thiết và cấp bách. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quy hoạch đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian, nghiên cứu các vấn đề phát triển và quy hoạch đô xây dựng đô thị, các điểm dân cư, các khu chức năng đô thị và kiểu đô thị. Quy hoạch đô thị là môn khoa học tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Đối tượng nghiên cứu của đồ án môn học là quy hoạch phát triển cho một trục đường trong vùng đã đô thị hoá hoặc đang trong quá trình đô thị hoá. Quy hoạch, điều chỉnh và định hường cho tương lai (giai đoạn 2009 – 2020) về các hạng mục trên đoạn đường quy hoạch (đường nút giao, điểm dừng xe buýt, dải đỗ xe ). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Quy hoạch trục giao thông Cầu Diễn - Nhổn đến năm 2020. 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài + Đánh giá hiện trạng về tình trạng kỹ thuật giao, nhu cầu đi lại trên trục quốc lộ 32 trên đoạn Cầu Diễn – Nhổn và đề xuất những vấn đề cần phải giải quyết. + Xác đinh cấp hạng kỹ thuật của trục quốc lộ 32. + Tính toán nâng cấp mở rộng đường. + Tổ chức giao thông trên tuyến. 4. Mục đích nghiên cứu Việc đầu tư xây dựng đường 32 ( Cầu Diễn - Nhổn ) là cầu nối của thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc hết sức cần thiểt. Tuyến đường sau khi xây dựng không chỉ rút ngắn thời gian đi lại, giảm thiểu ách tắc giao tr ên tuy ến mà còn góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và khu vực lân cận. 5. Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo các tài liệu, văn bản liên quan. - Đếm lưu lượng tại mặt cắt trên trục đường 32 ( Cầu Diễn - Nhổn ) hiện tại nhằm xác định lưu lượng giao thông trên tuyến  Dự báo lưu lượng giao thông trong tương lai để tiến hành phương án quy hoạch cho phù hợp. - Dựa trên các kiến thức đã học và tham khảo thêm tài liệu để xử lý số liệu thu thập, dự báo lưu lượng giao thông vận tải trên trục trong tương lai đến năm 2020. 6. Kết cấu của đồ án (1) Lời mở đầu (2) Chương I : Cơ sở lý luận về quy hoạch trục giao thông đô thị (3) Chương II: Hiện trạng và nhu cầu tham gia giao thông trên đoạn Diễn - Nhổn (4) Chương III: Đề xuất một số phương án quy hoạch trục đường 32 (Cầu Diễn - Nhổn) (5) Kết luận và kiến nghị (6) Lời cảm ơn

docx64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất một số phương án quy hoạch trục đường 32 Cầu Diễn - Nhổn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1.1.Tổng quan về trục giao thông đô thị 1.1.1 Khái niệm, phân loại đường đô thị a. Khái niệm - Đường đô thị là dải đất trong phạm vi giữa hai đường đỏ xây dựng (chỉ giới xây dựng) trong đô thị để xe cộ và người đi lại, trên đó có thể trồng cây, bố trí các công trình phục vụ công cộng như đèn chiếu sáng, đường dây, đường ống trên và dưới mặt đất. - Đường nằm trong phạm vi đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) đều được gọi chung là đường đô thị. Đường mà hai bên có xây dựng nhà cửa tạo thành phố xá gọi là đường phố. - Trục giao thông là một dạng của đường đô thị, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đô thị, các trục đường giao thông đảm nhận vai trò kết nối trung tâm thành phố với các khu vực bên ngoài và kết nối đơn giản với khu vực liền kề thông qua mạng lưới đường cấp thấp. Trên đó có trồng cây xanh, bố trí các công trình kiến trúc: nhà cửa, đèn chiếu sáng, đường ống dẫn, bến dừng đỗ. b. Phân loại * Mục đích của việc phân loại đường đô thị: Ấn định chức năng của từng loại đường phố. Xác định vai trò của từng loại đường phố trong toàn bộ hệ thống. Xác định những đặc trưng giao thông tiêu biểu của từng loại đường phố như: thành phần dòng xe, điều kiện đi lại, đặc điểm của các công trình kiến trúc. Phân loại đường phố còn có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức đi lại trên đường, biện pháp cải tạo cũng như nâng cấp đường. * Phân loại đường đô thị: Căn cứ vào đặc điểm liên hệ giao thông, loại phương tiện vận chuyển, thành phần của dòng giao thông, tốc độ giao thông các đường đô thị được phân loại như sau: - Đường ô tô cao tốc của thành phố. + Chức năng: Dự kiến xây dựng trong tương lai ở các thành phố cực lớn, phục vụ giao thông với tốc độ cao (80 – 100km) giữa các khu vực chính của thành phố với nhau, giữa thành phố với khu công nghiệp lớn nằm ngoài phạm vi thành phố, nhằn rút ngắn cự ly đi lại giải thoát khu trung tâm khỏi sự căng thẳng giao thông, nối liền các đường ô tô chính bên ngoài với mạng lưới đường phố, nâng cao tốc độ ở các đường, có độ dài lớn và căng thẳng về giao thông. Vị trí của đường cao tốc thành phố có hai trường hợp: . Đi một bên hoặc bao quanh khu đất xây dựng của thành phố, trong trường hợp này không cần tổ chức cách ly tốn kém. . Đi xuyên khu đất xây dựng của thành phố cực lớn, đường cao tốc thường là danh giới của các khu phố. + Đặc điểm: Tốc độ giao thông lớn. Không có phương tiện đường ray, cần cách ly triệt để luồng xe cơ giới với xe đạp, xe máy và người đi bộ. Cấm ô tô không đỗ ở lòng đường, thường tổ chức giao cắt khác mức với các đường khác với các khoảng cách của các mối giao nhau đó từ 1000 – 1500m. Đặc điểm của đường cao tốc ôtô là không bố trí các công trình kiến trúc trực tiếp với đường. Chỉ cho phép xây dựng các nhà sản xuất, kho tàng nhà ở tại các phần đường địa phương có một khoảng cách ly với đường cao tốc. - Đường giao thông chính toàn thành. + Chức năng: Liên hệ giao thông có tính chất toàn thành phố, nối các khu vực chính của đô thị như các khu nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm đô thị, trung tâm khu phố quận và các điểm thu hút hành khách lớn của đô thị như: nhà ga đường sắt, công viên, sân vận động và nối các đường ô tô bên ngoài. + Đặc điểm: Lưu lượng giao thông lớn.khoảng cách giữa các ngă tư không nên nhỏ hơn 500m. Cần làm phần đường địa phương tách khỏi các luồng xe chạy nhanh để đảm bảo tốc độ giao thông của các luồng giao thông đó. Đường địa phương dùng cho các xe đi gần và xe thô sơ. Trong các thành phố cực lớn, tại đường giao thông chính toàn thành phố bố trí phần đường riêng cho xe đạp đi tại phần đường địa phương. Công trình kiến trúc tại các đường phố này gồm các công trình công cộng lớn, nhà ở nhiều tầng. Không nên bố trí trường học, nhà trẻ, mẫu giáo trực tiếp với đường phố này. Ở một số thành phố cực lớn, do yêu cầu đảm bảo giao thông liên tục ở một số hướng quan trọng, có thể xây dựng các đường giao thông chính toàn thành phố, giao khác mức với các đường khác, tạo thành các đường phố chính giao thông liên tục. - Đại Lộ. + Chức năng: Trong mỗi thành phố nhất là thành phố cực lớn có một số đại lộ được bố trí ở trung tâm thành phố. Nó gắn liền với quảng trường chính của thành phố. Hai bên đại lộ là các công trình công cộng, các cửa hàng và nhà biểu diễn lớn. Đại lộ là bộ mặt của thành phố tạo cho mỗi thành phố có những đặc điểm riêng. Một số đại lộ con được sử dụng để duyệt binh tuần hành quần chúng vào ngày lễ. + Đặc điểm: Lưu lượng giao thông hành khách và đi bộ lớn, không có tàu điện và ô tô tải chạy trên đường này. Chiều dài của đại lộ dài từ 1000 – 1500m. Trong các thành phố lớn công trình kiến trúc chủ yếu ở hai bên là các cơ quan lớn, các công trình thương nghiệp và biểu diễn lớn, các nhà triển lãm bảo tàng, chiếu phim, câu lạc bộ, nhà nhiều tầng. Trong các thành phố nhỏ và trung bình có các cơ quan, nhà công cộng, các công trình thương nghiệp, nhà ở. - Đường giao thông chính khu vực. + Chức năng: Liên hệ giao thông và đi bộ giữa các khu nhà với nhau, nối các khu nhà ở với khu công nghiệp hoặc với đường chính của đô thị. + Đặc điểm: Có tất cả các loại giao thông với lượng trung bình. Khoảng cách giữa các ngã tư không nên nhỏ hơn 400m. Công trình kiến trúc có các nhà công cộng, nhà ở. Không bố trí trường học, nhà tre, mẫu giáo trực tiếp với đường phố. - Đường phố thương nghiệp: Để đảm bảo phục vụ đời sống cho dân cư được thuận tiện, trong các thành phố lớn và cực lớn có thể bố trí tập trung các công trình phục vụ thương nghiệp, cơ quan thương nghiệp và cửa hàng tại một số đường phố tạo thành đường phố thương nghiệp. + Chức năng: Đảm bảo đi lại thuận tiện với một số lượng đông đảo người đến của hành hai bên đường phố. Vị trí của nó thường nằm ở trung tâm thành phố. + Đặc điểm: Lưu lượng dòng đi bộ cao, tốt nhất là chỉ cho xe đạp còn các phương tiện xe cơ giới khác thì đưa ra các đường phố lân cận. Đường phố thương nghiệp cần liên hệ thuận tiện với các trạm đỗ giao thông công cộng. Chiều dài đương phố từ 400 – 700m. Vị trí của đường phố thương nghiệp nằm song song hoặc vuông góc với các đường phố chính. Công trình kiến trúc có các cơ quan thương nghiệp, cửa hàng lớn, nhà ở. Các đô thị nhỏ và trung bình có số lượng công trình thương nghiệp ít và do đặc điểm quy hoạch có thể không tách đường phố thương nghiệp riêng mà bố trí các công trình đó tại đường phố chính toàn thành. - Đường xe đạp. Trên đường chính của đô thị ngoài phần đường dành cho xe cơ giới còn có đường dành cho xe đạp, lưu lượng xe đạp cũng rất lớn nên cần xây dựng các làn đường dành riêng cho xe đạp nhằm tăng tốc độ xe cơ giới, giảm tai nạn giao thông và tổ chức hợp lý việc đi lại trong đô thị + Chức năng: Phục vụ đi lại trên các hướng có luồng xe đạp lớn. + Đặc điểm: Đi lại bằng xe đạp và đi bộ. Trên đường này có các công trình kiến trúc với chức năng khác nhau. - Đường phố cục bộ + Chức năng: Đường phố cục bộ phục vụ cho việc đi lại trong phạm vi khu nhà ở. Nó phân chia các khu nhà ở thành các tiểu khu, nối các tiểu khu và các nhóm nhà riêng biệt với trung tâm khu nhà ở và các đường phố chính. + Đặc điểm: Lưu lượng giao thông và đi bộ nhỏ. Phương tiện giao thông có xe con, xe tải, xe máy, xe đạp. Thường không bố trí các tuyến giao thông công cộng trên đoạn đường này. Các ngõ phố được nối trực tiếp với đường này. Công trình kiến trúc gồm nhà ở, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, công trình văn hoá, sinh hoạt phục vụ hàng ngày. - Đường phố khu công nghiệp và kho tàng: + Chức năng: Phục vụ giao thông hành khách, hàng hoá và đi bộ đến các xí nghiệp công nghiệp và kho tàng. + Đặc điểm: Chủ yếu là giao thông hàng hoá (xe tải) một số tuyến ôtô chở khách, người đi bộ và xe đạp. Công trình kiến trúc gồm các nhà hành chính và phục vụ văn hoá sinh hoạt của khu công nghiệp, các nhà sản xuất, kho tàng. - Đường ôtô địa phương. + Chức năng: Liên hệ giao thông với các khu nhà ở và các khu công nghiêp, kho tàng đứng riêng biệt. + Đặc điểm: Có đủ các loại phương tiện giao thông không bố trí trực tiếp các công trình kiến trúc với đường. - Đường đi bộ. + Chức năng: Liên hệ bằng việc đi bộ từ nhà đến nơi làm việc, nghỉ ngơi, các trung tâm công cộng, các trạm đỗ giao thông hành khách công cộng, đường đi bộ trong công viên, đường đi dạo chơi trong công viên, ven hồ… + Đặc điểm: Chỉ có đi bộ, ở các công trình kiến trúc với các chức năng khác nhau. Đường đi bộ trong công viên, đường ven sông có các công trình kiến trúc nhỏ như: vòi phun, ghế đá, chậu hoa…. 1.1.2 Các bộ phận của đường đô thị Mặt cắt ngang đường đô thị gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ... Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ các bộ phận này, tuy nhiên bộ phận không thể thiếu được trên mặt cắt ngang đường đô thị là phần xe chạy và lề đường. Việc lựa chọn hình khối và quy mô mặt cắt ngang điển hình phải xét đến loại đường phố và chức năng, kết hợp với điều kiện xây dựng, điều kiện tự nhiên, kiến trúc cảnh quan đô thị và giải pháp xây dựng theo giai đoạn, đặc biệt chú trọng vấn đề an toàn giao thông và nguyên tắc nối mạng lưới đường. a. Phần xe chạy Phần xe chạy là phần mặt đường dành cho các phương tiện đi lại bao gồm các làn xe cơ bản và các làn xe phụ (nếu có). Các làn xe có thể được bố trí chung trên một dải hay tách riêng trên các dải khác nhau tuỳ thuộc vào tổ chức giao thông dùng chung hay dùng riêng. * Bề rộng của phần xe chạy : - Bề rộng phần xe chạy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dòng xe, tốc độ chạy xe, khả năng thông hành và an toàn giao thông. Về cơ bản, bề rộng phần xe chạy là tổ hợp của nhiều làn xe, vì vậy khi thiết kế phần xe chạy cần xác định số làn xe, bề rộng một làn xe và cách bố trí các làn xe. - Công thức tổng quát xác định bề rộng phần xe chạy: , m Trong đó: n là số làn xe (bao gồm các làn xe cơ giới, thô sơ chung hoặc riêng) bi là chiều rộng làn xe thứ i. Ghi chú: - Nếu đi chung thì xe được quy đổi về 1 loại thuần nhất là xe con: B=n.b - Nếu đi riêng (phần xe chạy được tổ chức theo các làn chuyên dụng) thì bề rộng phần xe chạy là tổ hợp của các phần xe chạy chuyên dụng. * Số làn xe: - Số làn xe trên mặt cắt ngang là số nguyên, số làn xe cơ bản được xác định theo loại đường khi đã được quy hoạch và kết hợp với công thức tính toán:  để tính toán phân kỳ xây dựng và kiểm tra khả năng thông hành. Trong đó : nlx : số làn xe yêu cầu. Nyc : lưu lượng xe thiết kế theo giờ ở năm tính toán, theo điều 5.2.3 Z : hệ số sử dụng KNTH, theo điều 6.2.3 Ptt : KNTH tính toán của một làn xe (xe/h, xeqđ/h), theo điều 5.4.1 Ghi chú: Z.Ptt được gọi là lưu lượng phục vụ hoặc suất dòng phục vụ nghĩa là số lượng xe tương ứng với mức phục vụ nhất định khi thiết kế. Đối với phần xe chạy chuyên dụng như làn dành riêng cho xe buýt thì lưu lượng xe và khả năng thông hành được xác định theo loại xe chạy chuyên dụng đó. * Bề rộng một làn xe: - Trong đô thị chiều rộng một làn xe biến đổi trong phạm vi rộng b=2,75 – 3,75m, có bội số 0,25m tương ứng với loại đường, tốc độ thiết kế, và hình thức tổ chức giao thông sử dụng phần xe chạy. Bảng 1.1. Chiều rộng một làn xe, và số làn xe tối thiểu Loại đường  Tốc độ thiết kế, km/h  Số làn xe tối thiểu  Số làn xe mong muốn    100  80  70  60  50  40  30  20     Đường cao tốc đô thị  3,75  3,50      4  6-10   Đường phố chính đô thị  Chủ yếu   3,75  3,50      6  8-10    Thứ yếu    3,50     4  6-8   Đường phố gom     3,50  3,25    2  4-6   Đường phố nội bộ       3,25  3,0(2,75)  1  2-4   (Nguồn: TCXDVN 104-2007) * Các làn xe phụ (làn phụ): - Các làn xe phụ là các làn xe có chức năng khác nhau, có thể được bố trí ở gần các làn xe chính như: làn rẽ phải, làn rẽ trái, làn tăng tốc, làn giảm tốc, làn trộn xe, làn tránh xe, làn dừng xe buýt, làn đỗ xe.... Bảng 1.2. Bề rộng làn phụ STT  Loại làn phụ  Bề rộng, m   1  Làn rẽ phải  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   2  Làn rẽ trái gần dải phân cách giữa  (3,0m   3  Làn rẽ trái không gần dải phân cách giữa  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   4  Làn xe rẽ trái liên tục  4,0m ở nơi tốc độ thiết kế lớn hơn 60km/h 3,0m ở nơi tốc độ thiết kế bé hơn hoặc bằng 60km/h   5  Làn xe tăng tốc, giảm tốc  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   6  Làn xe tải leo dốc  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   7  Làn xe vượt  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   8  Làn quay đầu  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   9  Làn lánh nạn  Không nhỏ hơn làn liền kề 0,25m và (3,0m   Ghi chú: Một số loại làn xe phụ khác và điều kiện bố trí, thiết kế chi tiết được trình bày trong các phần sau của tiêu chuẩn này và các tài liệu chuyên ngành khác.   (Nguồn: TCXDVN 104-2007) * Độ dốc ngang phần xe chạy: Các trường hợp xem xét bố trí dốc ngang 2 mái: Trên đường phố hai chiều, không có dải phân cách, từ 2 làn xe trở lên; điểm cao nhất thường bố trí ở tim phần xe chạy. Trên đường phố một chiều, có 4 làn xe trở lên; điểm cao nhất thường bố trí ở tim phần xe chạy hoặc điểm tiếp giáp giữa các mép làn nào đó tuỳ thuộc vào thiết kế tổ chức giao thông sử dụng làn. Trên đường phố có dải phân cách rộng, mỗi hướng có 4 làn trở lên; điểm cao nhất thường bố trí ở tim phần xe chạy hoặc điểm tiếp giáp giữa các mép làn nào đó tuỳ thuộc vào thiết kế tổ chức giao thông sử dụng làn. Các trường hợp không thuộc những quy định trên đây thì bố trí dốc ngang một mái. Độ dốc ngang phần xe chạy được quy định ở bảng Bảng 1.3. Độ dốc ngang phần xe chạy Loại mặt đường  Độ dốc ngang (%0)   Bê tông xi măng và bê tông nhựa Các loại mặt đường nhựa khác Đá dăm, đá sỏi Cấp phối, đất gia cố  15-25 20-30 25-35 30-40   (Nguồn: TCXDVN 104-2007) b. Lề đường * Chức năng: - Lề đường là phần cấu tạo tiếp giáp với phần xe chạy có tác dụng bảo vệ kết cấu mặt đường, cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng thông hành, tăng an toàn chạy xe, bố trí thoát nước, dừng đỗ xe khẩn cấp và để vật liệu khi duy tu sửa chữa… * Cấu tạo lề đường: - Lề đường đủ rộng để thoả mãn chức năng được thiết kế - bảng 5 quy định tối thiểu bề rộng phải đạt được, thường tính từ mép phần xe chạy đến mép ngoài bó vỉa. - Bề rộng tối thiểu của lề đường phải đủ để bố trí dải mép (ở đường phố có tốc độ lớn hơn 40km/h), và rãnh biên (nếu có). Dải mép là một dải đường hẹp ở sát mép phần xe chạy có tác dụng bảo vệ mặt đường, và dẫn hướng- an toàn. Trên phần lề giáp phần xe chạy được kẻ một vạch sơn dẫn hướng Bảng 1.4. Chiều rộng tối thiểu của lề đường và dải mép, m Cấp kỹ thuật, km/h  100  80  70  60  50  40  30  20   Bề rộng lề, m  2,5((3  2,0 ( 3  2 (2,5  1,5(2,5  0,75(1  0,5  0,5  0,3   Bề rộng dải mép khi ở:           - Điều kiện xây dựng I - Điều kiện xây dựng II, III  1,00 0,75  0,75 0,50  0,75 0,50  0,50 0,25  0,25 –  – –  – –  – –   (Nguồn: TCXDVN 04-2007) - Kết cấu và độ dốc của lề đường phố được thiết kế như phần xe chạy. Đối với đường khác lấy theo tiêu chuẩn thiết kế đường hiện hành của ngành giao thông. Phần phân cách - Chức năng và phân loại. Phần phân cách bao gồm 2 loại: + Phần cách giữa: dùng để phân tách các hướng giao thông ngược chiều + Phần cách ngoài: dùng để phân tách giao thông chạy suốt có tốc độ cao với giao thông địa phương, tách xe cơ giới với xe thô sơ, tách xe chuyên dụng với các loại xe khác. - Phần phân cách có thể gồm 2 bộ phận: dải phân cách và dải mép (dải an toàn). Dải mép chỉ được cấu tạo khi tốc độ thiết kế ≥50km/h. Hình 1.1. Cấu tạo điển hình phần phân cách / - Ngoài chức năng phân luồng, dải phân cách có thể có thêm một số chức năng khác khi có yêu cầu như: phần dự trữ đất cho phương án tương lai để nâng cấp cải tạo mở rộng đường, bố trí các làn xe phụ, làn đường xe buýt, xe điện; chống chói cho 2 làn xe ngược chiều, bố trí các công trình như: chiếu sáng, công trình ngầm, giao thông ngoài mặt phố … - Dải mép (dải an toàn) là phần bề rộng giữa dải phân cách và phần xe chạy. Dải mép được vạch sơn để dẫn hướng, chỉ phạm vi phần xe chạy cho người lái, tăng an toàn giao thông. Kết cấu của dải mép được thiết kế như kết cấu phần xe chạy. Bề rộng của dải mép tuỳ thuộc vào tốc độ thiết kế của đường phố - Tuỳ theo yêu cầu về chức năng mà quy hoạch định bề rộng dải phân cách, thiết kế kiểu dáng và cảnh quan. Luôn yêu cầu dải phân cách phải đạt được tính thẩm mỹ cao, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị. + Cấu tạo dải phân cách: - Chiều rộng của dải phân cách được thiết kế tuỳ thuộc vào vị trí và chức năng đặt ra khi thiết kế nó. Khuyến khích mở rộng để dự trữ đất cho tương lai nhưng nên thiết kế cân xứng với kích thước phần xe chạy, hè đường, bảo đảm kiến trúc cảnh quan đô thị. - Phân cách có nhiều hình thức cấu tạo khác nhau. Các loại này có thể phủ kín mặt, có thể để đất và trồng cây xanh, thảm cỏ … trang trí. Có thể bố trí một dải rộng nhưng có thể chỉ cấu tạo bằng barie, vỉa, vạch sơn dọc đường tuỳ thuộc vào chức năng, yêu cầu sử dụng và điều kiện xây dựng. Bảng 1.5. Chiều rộng tối thiểu và kiểu dải phần cách Loại đường  Chiều rộng tối thiểu (m) và kiểu dải phân cách    Điều kiện xây dựng  Kiểu dải    I  II  III    Đường cao tốc đô thị  4,00 (12,00)  3,50 (9,00)  3,00 (6,00)  a2, a3, b2, b3   Đường phố chính đô thị  Chủ yếu  3,00 (9,00)  2,50 (6,50)  2,00 (4,00)  a2, a3, b2, b3    Thứ yếu  2,50 (7,50)  2,00 (5,00)  1,50 (3,00)  a1,a2, a3, b1   Đường phố khu vực  2,00 (6,00)  1,50 (4,00)  1,00 (2,00)  a1, a2, b1   Đường phố nội bộ  -  -  -  -   ( Nguồn: TCXDVN 04-2007) Hình 1.2. Các kiểu dải phân cách / c. Hè đường - Hè đường là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo… Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến phố, mà không có trên đường ôtô thông thường. - Bề rộng hè đường: + Bề rộng hè đường được xác định theo chức năng được đặt ra khi quy hoạch xây dựng và thiết kế. + Căn cứ vào loại đường phố, yêu cầu quy hoạch kiến trúc không gian 2 bên đường phố để cân đối giữa bề rộng đường phố với chiều cao các công trình. Bảng 1.6. Chiều rộng tối thiểu của hè đường Loại đường  Chiều rộng tối thiểu của hè đường, m    Điều kiện xây dựng    I  II  III   Đường cao tốc đô thị  -  -  -   Đường phố chính đô thị  Chủ yếu  7,5  5,0  4,0    Thứ yếu  7,5  5,0  4,0   Đường phố khu vực  5,0  4,0  3,0   Đường phố nội bộ  4,0  3,0  2,0 (1,0)   ( Nguồn : TCXDVN04-2007) - Đối với các đoạn hè đường bị xén để mở rộng mặt đường (điểm dừng đỗ xe buýt...), bề rộng hè đường còn lại không được nhỏ hơn 2m, và phải tính toán đủ để đáp ứng nhu cầu bộ hành. d. Hè đi bộ - Đường đi bộ - Hè đi bộ là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần đường đi bộ trên hè. Hè đi bộ là một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắt ngang phố trong đô thị. Trong trường hợp cần thiết phần bộ hành được tách khỏi hè đường như: bố trí song song với phần xe chạy hoặc khi đường phục vụ bộ hành trong nội bộ khu dân cư, thương mại, công viên, đường đi dạo chơi ven sông, hồ, rừng cây, công trình văn hoá – lịch sử… được gọi là đường đi bộ. Đường đi bộ thường được cấu tạo hình học tương tự như phần xe chạy. - Đối với các khu nhà ở, khu công nghiệp, khu văn hoá thể thao trong đô thị có nhu cầu về bộ hành lớn, cần có tính toán cụ thể để bố trí hè đi bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChương 1+ 2.docx
  • docA Mở đầu.doc
  • docChương 3.doc