Đồ án Đề xuất phương án thiết kế cải tạo và tổ chức giao thông tại nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng

. Đặt vấn đề Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước nói chung và của một đô thị nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế- xã hội thì nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng lên một cách mạnh mẽ. Trước thực tế đó thì hiện trạng ở các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng vấn đề ách tắc giao thông đang diễn ra hàng ngày trên các con đường và các nút giao thông , điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hầu hết các giao lộ hiện nay đều là nút cùng mức,hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu thiết kế chưa phù hợp bên cạnh đó nhiều nút do một số điều kiện khác nhau mà chưa có được chiều rộng cũng như bố trí phân luồng hợp lý. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông gây ách tắc và tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải tạo thiết kế nút giao thông đô thị đang đặt ra như một vấn đề cấp bách. Hiện nay chính phủ và ngành GTVT đã và đang có nhiều chiến lược, chính sách và biện pháp để cải thiện tình hình ùn tắc ở các nút giao chính trong phạm vi thành phố. Tuy nhiên từ việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp đến thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện dòng giao thông phức tạp như ở thủ đô Hà Nội với chủ yếu là xe máy thì việc đưa ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút là vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết một cách chặt chẽ có khoa học. Nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng là nút giao có lưu lượng phương tiện thông qua rất lớn. Cùng với sự hoạt động của dòng phương tiện chủ yếu là xe máy thì nút giao này có sự thông qua của 11 tuyến xe buýt lớn, trung bình. Vào giờ cao điểm sự quá tải của nút đã được thể hiện một cách rõ rệt ở chiều dài hàng chờ của các phương tiện trên các đường đi vào nút là trên . Hiện nay cùng những điểm chưa hợp lý về điều khiển thì một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự lưu thông của nút đó là cấu trúc hình học của tổng thể nút. Việc tổ chức giao thông tại nút vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy em chọn đề tài thiết kế và cải tạo nút giao này là để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với kiến thức tiếp thu được trong thực tế nhằm có thể góp phần vào việc cải thiện được tình hình thực tế đang diễn ra. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục đích là đưa ra được các giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ của một nút giao thông vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ cụ thể như sau: Không gian : Tương Mai - Giải Phóng  Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức tại nút  Tính khả thi của đề tài được tính đến năm hiện tại  3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Với thực trạng đang diễn ra tại nút Tương Mai - Giải Phóng hiện nay thì mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tìm ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhu cầu đi lại qua nút và an toàn giao thông ở hiện tại và cho năm tương lai. Những mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau: - Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần phương tiện thông qua nút. - Dự báo lưu lượng và dòng phương tiện thông qua nút cho năm tương lai(Cụ thể là cho năm thứ 2013) đế xác định các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức giao thông cụ thể. - Đưa ra các giải pháp thiết kế,cải tạo tổ chức sau đó phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất về mặt kinh tế cũng như an toàn giao thông. 4. Phương pháp nghiên cứu a)Nghiên cứu tài liệu tài liệu sẵn có Các tài liệu mang tính lý thuyết về nút giao thông và phương pháp thiết kế, tổ chức giao thông và các quy trình, quy phạm thiết kế cải tạo nút hiện nay. - Các văn bản quy hoạch của thành phố nói chung, các quy hoạch liên quan đến giao thông vận tải, thiết kế cải tạo nút. - Các đề tài nghiên cứu về thiết kế, cải tạo nút sẵn có trước đó. b)Thu thập số liệu tại hiện trường - Khảo sát hiện trạng thực tế hiện nay tại nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng nhằm xác định được hiện trạng về cơ sở hạ tầng cũng như hình thức tổ chức giao thông ở đây. - Tổ chức quan trắc tại nút vào các giờ cao điểm bằng camera hoặc tổ chức nhân lực đếm trực tiếp tại nút nhằm xác định lưu lượng thông qua nút. c)Xử lý và phân tích số liệu - Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cùng với các kiến thức chuyên môn đã học nhằm xác định các số liệu đầu vào cần thiết cho công tác thiết kế đề tài. - Sử dụng Microsoft word để viết báo cáo, Autocad để thiết kế hình học có độ tương quan cao. 5. Nội dung chính của đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về thiết kế và tổ chức giao thông tại nút đồng mức. CHƯƠNG 2: Đánh giá hiện trạng và dự báo lưu lượng vận tải qua nút Tương Mai - Giải Phóng CHƯƠNG 3: Đề xuất phương án thiết kế cải tạo và tổ chức giao thông tại nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng . Kết luận và kiến nghị.

docx71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất phương án thiết kế cải tạo và tổ chức giao thông tại nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC HÌNH VẼ v MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 4 1.1. Cơ sơ lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút. 4 1.1.1. Khái niệm nút giao thông 4 1.1.2. Phân loại nút giao thông 4 1.1.3. Phương pháp quy hoạch một nút giao thông 5 1.2. Nút giao thông cùng mức 7 1.2.1 Phân tích tình hình giao thông tại nút đồng mức. 7 1.2.2. Tính toán thiết kế nút giao thông cùng mức 8 1.3. Nút giao thông hình xuyến 15 1.3.1 Định nghĩa 15 1.3.2. Những ưu khuyết điểm chính của nút giao thông hình xuyến 15 1.3.3. Tốc độ thiết kế trong nút 16 1.3.4. Chiều dài đoạn trộn xe 16 1.3.5. Số làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang đoạn trộn xe 16 1.3.6. Hình dạng đảo trung tâm 17 1.3.7. Kích thước đảo trung tâm 17 1.4. Nút giao thông khác mức 18 1.4.1 Phạm vi sử dụng 18 1.4.2. Ưu khuyết điểm 18 1.4.3. Một số hình ảnh nút giao thông khác mức 19 1.5. Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu 19 1.5.1. Giới thiệu chung 19 1.5.2. Những nguyên lý cơ bản về nút giao thông tín hiệu hóa 20 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG NÚT GIAO THÔNG GIẢI PHÓNG - TƯƠNG MAI 27 2.1. Khái quát giao thông vận tải đô thị Hà Nội 27 2.1.1. Khái quát hiện trạng giao thông đường bộ đô thị Hà Nội 27 2.1.2. Hệ thống nút giao thông đô thị: 30 2.1.3. Hiện trạng phương tiện, vận tải và ATGT đô thị Hà Nội 32 2.1.4 Tình hình ATGT đô thị Hà Nội. 33 2.2. Hiện trạng nút Giải Phóng –Tương Mai 34 2.2.1. Vị trí và đặc điểm hình học nút Giải Phóng – Tương Mai 34 2.2.2. Lưu lượng giao thông qua nút Tương Mai – Giải Phóng 35 2.2.3. Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Tương Mai – Giải Phóng . 40 2.3. Đánh giá nút Tương Mai – Giải Phóng 41 2.3.1. Đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông của nút Tương Mai – Giải Phóng 41 2.3.2. Đánh giá tình hình tổ chức giao thông tại nút Tương Mai – Giải Phóng 42 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT GIAO TƯƠNG MAI – GIẢI PHÓNG 43 3.1. Dự báo lưu lượng giao thông qua nút Tương Mai – Giải Phóng. 43 3.1.1. Phương pháp dự báo lưu lượng giao thông. 43 3.1.2. Dự báo lưu lượng qua nút Tương Mai – Giải Phóng trong 5 năm tương lai. 44 3.2. Các giải pháp tổ chức giao thông tại nút đồng mức 47 3.2.1. Tình hình quy hoạch các nút giao thông đô thị Hà Nội. 47 3.2.2. Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút Tương Mai – Giải Phóng. 47 3.3. Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho nút Tương Mai – Giải Phóng. 49 3.3.1. Tổ chức giao thông cho nút bằng đèn tín hiệu 49 3.3.2. Đánh giá các giải pháp tổ chức giao thông. 62 3.3.3. Lựa chọn giải pháp giao thông hợp lý. 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 DANH MỤC VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông. CSGT: Cảnh sát giao thông. CSHT: Cơ sở hạ tầng. CKĐTH: Chu kỳ đèn tín hiệu ĐTH: Đèn tín hiệu. GDP: Tổng thu nhập quốc dân. GTCC: Giao thông công chính. GTĐT: Giao thông đô thị. GTVT: Giao thông vận tải. GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị. LLBH: Lưu lượng bão hòa. NGT: Nút giao thông. NGTĐM: Nút giao thông đồng mức. VTHH: Vận tải hàng hóa VTHK: Vận tải hành khách. VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng. TCGT: Tổ chức giao thông. TCVN 4054 – 05: Tiêu chuẩn Việt Nam số 4054 năm 2005 xcqđ: Xe con quy đổi. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tầm nhìn hãm xe sử dụng ở một số nước 9 Bảng 1.2: Thời gian xe từ đường dừng xe vượt qua đường chính 11 Bảng 1.3: Chiều rộng phần xe chạy cùng chiều tại nút 12 Bảng 1.4: Chiều dài đoạn hãm xe và chờ xe rẽ trái (m) 13 Bảng 1.5: Chiều dài đoạn trộn xe trên nút giao thông hình xuyến 16 Bảng 1.6a : Bán kính đảo trung tâm phụ thuộc vào tốc độ tính toán 18 Bảng 1.6b : Đường kính đảo tối thiểu phụ thuộc vào số đường vào nút 18 Bảng 1.7: Nhịp pha xanh của đèn điều khiển đi bộ 25 Bảng 2.1: Lưu lượng qua nút Tương Mai – Giải Phóng trong 1h cao điểm theo các hướng 36 Bảng 2.2: Lưu lượng qua nút Tương Mai – Giải Phóng trong 1h bình thường 38 Bảng 3.1: Hệ số quy đổi ra xe con ( ) 44 Bảng 3.2: Lưu lượng các phương tiện trong5 năm tiếp theo trong 1 giờ cao điểm sáng 44 Bảng 3.3 Lưu lượng theo xcqđ năm thứ 5 trong giờ cao điểm sáng 45 Bảng 3.4: Lưu lượng các phương tiện trong5 năm tiếp theo trong 1 giờ bình thường 45 Bảng 3.5: Lưu lượng các phương tiện quy đổi r axe con trong 5 năm tiếp theo trong giờ thấp điểm 46 Bảng 3.6 lưu lượng xe con quy đổi trong giờ cao điểm năm hiện tại 50 Bảng 3.7: Tính toán các thông số kỹ thuật của hệ thống đèn tín hiệu tại nút giờ cao điểm 57 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Đồ thị lựa chọn loại nút giao thông của A.A Ruzkov ( Nga ) 6 Hình 1.2: Đồ thị của E.M Lobanov ( Nga ). 6 Hình 1.3: Các điểm xung đột chính khi xe qua nút 7 Hình 1.4: Mức độ phức tạp tại các nút giao đồng mức 8 Hình 1.5: Sơ đồ xác định tầm nhìn tam giác của nút giao thông 9 Hình 1.6: Sơ đồ xác định các tam giác cần đảm bảo tầm nhìn ở các nút ưu tiên xe bên phải 10 Hình 1.7: Sơ đồ nút giao thông tại ngã ba được phân luồng 13 Hình 1.8: Sơ đồ một nút giao thông tại ngã tư được phân luồng 13 Hình 1.9 : Định vị đảo giọt nước và đảo tam giác 14 Hình 1.10: Nút giao thông hình xuyến 15 Hình 1.11: Sơ đồ tính kích thước đoạn trộn xe 17 Hình 1.12: Hình dạng đảo trung tâm 17 Hình 1.13a: nút giao ngã tư khác mức liên thông hoàn chỉnh kiểu hoa thị 19 Hình 1.13b: nút giao thông ngã ba khác mức liên thông không hoàn chỉnh 19 Hình 1.14: Thời gian chuyển pha – Quãng đường nhập nút và làm sạch nút 24 Hình 2.1: Cơ cấu PT theo chuyến đi ở Thành phố Hà Nội 32 Hình 2.2: Biểu đồ về số vụ TNGT trên địa bàn Hà Nội từ năm 1995 đến 2008 33 Hình 2.3: Biểu đồ về số vụ TNGT theo loại phương tiện năm 2008 33 Hình 2.4: Mặt cắt ngang đường Tương Mai 34 Hình 2.5: Mặt cắt ngang đường Giải Phóng 34 Hình 2.6: Cấu tạo hình học nút Tương Mai – Giải Phóng 35 hình 2.7 Biểu đồ thể hiện số lượng phương tiện đi trên các hướng trong giờ cao điểm 36 Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện lưu lượng các hướng trên nút 37 Hình 2.9: Sơ họa lưu lượng theo các hướng của nút Tương Mai – Giải Phóng 37 Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện lưu lượng xe trong giờ thấp điểm 38 Hình 2.11. .Biểu đồ thể hiện lưu lượng các hướng trên nút trong giờ thấp điểm 39 Hình 2.12. Các biển báo được dùng trong nút 40 Hình 2.13. Mũi tên dẫn hướng phân làn phương tiện 41 Hình 2.14: Biểu tượng xe máy, ô tô trên mặt đường 41 Hình 3.1: Đồ thị của E.M Lobanov ( Nga ). 48 Hình 3.2: Đồ thị của A.A Ruzkov ( Nga ) 48 Hình 3.3: Sơ đồ thể hiện dòng giao thông hiên tại tại nút Tương Mai – Giải Phóng 50 Hình 3.4 Thứ tự phân pha đèn tín hiệu tại nút 51 Hình 3.5 Mô hình nút sau khi lắp đặt đèn tind hiêu và biển báo 59 Hình 3.6: Sơ họa phương án dùng đảo liên tục 59 Hình 3.7. Lưu lượng theo các hướng vào và ra (lấy số liệu đại diện). 60 Hình 3.8. Sơ đồ tính toán vị trí đặt biển báo. 61 MỞ ĐẦU . Đặt vấn đề Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước nói chung và của một đô thị nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế- xã hội thì nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng lên một cách mạnh mẽ. Trước thực tế đó thì hiện trạng ở các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng vấn đề ách tắc giao thông đang diễn ra hàng ngày trên các con đường và các nút giao thông , điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hầu hết các giao lộ hiện nay đều là nút cùng mức,hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu thiết kế chưa phù hợp bên cạnh đó nhiều nút do một số điều kiện khác nhau mà chưa có được chiều rộng cũng như bố trí phân luồng hợp lý. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông gây ách tắc và tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải tạo thiết kế nút giao thông đô thị đang đặt ra như một vấn đề cấp bách. Hiện nay chính phủ và ngành GTVT đã và đang có nhiều chiến lược, chính sách và biện pháp để cải thiện tình hình ùn tắc ở các nút giao chính trong phạm vi thành phố. Tuy nhiên từ việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp đến thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện dòng giao thông phức tạp như ở thủ đô Hà Nội với chủ yếu là xe máy thì việc đưa ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút là vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết một cách chặt chẽ có khoa học. Nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng là nút giao có lưu lượng phương tiện thông qua rất lớn. Cùng với sự hoạt động của dòng phương tiện chủ yếu là xe máy thì nút giao này có sự thông qua của 11 tuyến xe buýt lớn, trung bình. Vào giờ cao điểm sự quá tải của nút đã được thể hiện một cách rõ rệt ở chiều dài hàng chờ của các phương tiện trên các đường đi vào nút là trên . Hiện nay cùng những điểm chưa hợp lý về điều khiển thì một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự lưu thông của nút đó là cấu trúc hình học của tổng thể nút. Việc tổ chức giao thông tại nút vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy em chọn đề tài thiết kế và cải tạo nút giao này là để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với kiến thức tiếp thu được trong thực tế nhằm có thể góp phần vào việc cải thiện được tình hình thực tế đang diễn ra. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục đích là đưa ra được các giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ của một nút giao thông vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ cụ thể như sau: Không gian : Tương Mai - Giải Phóng Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức tại nút Tính khả thi của đề tài được tính đến năm hiện tại 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Với thực trạng đang diễn ra tại nút Tương Mai - Giải Phóng hiện nay thì mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tìm ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhu cầu đi lại qua nút và an toàn giao thông ở hiện tại và cho năm tương lai. Những mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau: - Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần phương tiện thông qua nút. - Dự báo lưu lượng và dòng phương tiện thông qua nút cho năm tương lai(Cụ thể là cho năm thứ 2013) đế xác định các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức giao thông cụ thể. - Đưa ra các giải pháp thiết kế,cải tạo tổ chức sau đó phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất về mặt kinh tế cũng như an toàn giao thông. 4. Phương pháp nghiên cứu a)Nghiên cứu tài liệu tài liệu sẵn có Các tài liệu mang tính lý thuyết về nút giao thông và phương pháp thiết kế, tổ chức giao thông và các quy trình, quy phạm thiết kế cải tạo nút hiện nay. - Các văn bản quy hoạch của thành phố nói chung, các quy hoạch liên quan đến giao thông vận tải, thiết kế cải tạo nút. - Các đề tài nghiên cứu về thiết kế, cải tạo nút sẵn có trước đó. b)Thu thập số liệu tại hiện trường - Khảo sát hiện trạng thực tế hiện nay tại nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng nhằm xác định được hiện trạng về cơ sở hạ tầng cũng như hình thức tổ chức giao thông ở đây. - Tổ chức quan trắc tại nút vào các giờ cao điểm bằng camera hoặc tổ chức nhân lực đếm trực tiếp tại nút nhằm xác định lưu lượng thông qua nút. c)Xử lý và phân tích số liệu - Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cùng với các kiến thức chuyên môn đã học nhằm xác định các số liệu đầu vào cần thiết cho công tác thiết kế đề tài. - Sử dụng Microsoft word để viết báo cáo, Autocad để thiết kế hình học có độ tương quan cao. 5. Nội dung chính của đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về thiết kế và tổ chức giao thông tại nút đồng mức. CHƯƠNG 2: Đánh giá hiện trạng và dự báo lưu lượng vận tải qua nút Tương Mai - Giải Phóng CHƯƠNG 3: Đề xuất phương án thiết kế cải tạo và tổ chức giao thông tại nút giao thông Tương Mai - Giải Phóng . Kết luận và kiến nghị. Để có được kết quả cuối cùng này ngoài sự cố gắng của bản thân thì sự tận tình giúp đỡ của Thầy giáo Nguyễn Văn Trường về định hướng cũng như các kiến thức, tài liệu cần thiết đã giúp em được rất nhiều trong việc nhận thức vấn đề cần giải quyết. Cuối cùng em xin chân thành cảm tới Thầy giáo Nguyễn Văn Trường , người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án để có được kết quả như ngày hôm nay. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đã cung cấp cho em những hiểu biết và những kiến thức tổng hợp cần thiết để em có thể tìm hiểu và hoàn thành được đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Lê Xuân Vinh Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1.1. Cơ sơ lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút. 1.1.1. Khái niệm nút giao thông Nút giao thông là nơi giao nhau giữa các đường ô tô hoặc đường ô tô và đường sắt, tại đó xe tiếp tục hoặc đổi hướng hành trình (QS.TSKH. Nguyễn Xuân Trục 2005). Đặc điểm giao thông tại nút là có số lượng điểm xung đột giữa các dòng xe cắt nhau, tách dòng, nhập dòng lớn. Sự tập trung các điểm xung đột trên một diện tích nhỏ là nguyên nhân làm giảm khả năng thông xe của các đường đi vào nút, tăng khả năng xảy ra các tai nạn giao thông, gây ách tắc xe cộ. Biện pháp tốt nhất cải thiện điều kiện xe chạy tại các nút giao thông là xây dựng các nút giao nhau khác mức và các đường lên xuống từ các hướng khác nhau. Tuy nhiên vì cần đòi hỏi kinh phí xây dựng lớn nên thường chỉ dùng đối với đường cấp cao có lưu lượng giao thông lớn. Các yêu cầu đối với nút giao thông: - An toàn giao thông: Để đảm bảo được tiêu chí này thì nút giao thông phải: Dễ nhận biết. Đảm bảo tầm nhìn. Dễ hiểu. Dễ thông qua. - Bảo vệ môi trường: bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan đô thị, mức ô nhiễm thấp, tiết kiệm năng lượng. - Thông thoáng: Là về mặt năng lực thông hành, có một dự trữ cho đường phụ có thể qua đường chính không gây nên ách tắc - Công suất nút: Đảm bảo công suất thiết kế, thời gian chờ ngắn. - Hiệu quả kinh tế: Cần phải tiết kiệm tới mức tối đa: Chi phí xây dựng, chi phí quản lý và vận hành. 1.1.2. Phân loại nút giao thông Người ta căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nút giao thông, nhưng về cơ bản thì có các tiêu chí sau: Phân loại theo cao độ của các tuyến hướng các luồng xe chạy ra vào nút. Theo cách phân loại này ta có hai loại hình nút giao nhau: Nút giao đồng mức và giao nhau khác mức ( giao nhau lập thể ). Nút giao thông đồng mức thì tất cả các luồng xe ra vào nút từ các hướng đều đi lại trên cùng một mặt phẳng. (Đây là vấn đề mà đề tài này nghiên cứu). Nút giao thông khác mức thì người ta sử dụng các công trình cầu vượt, hầm chui có cao độ khác với cao độ mặt bằng để loại bỏ sự xung đột giữa các luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo nhau. Phân loại theo mức độ phức tạp của nút giao thông Nút giao thông đơn giản: Đó là những ngã ba, ngã tư, xe chạy tự do với lưu lượng thấp. Trong nút không có đảo và các hình thức phân luồng xe chạy. Nút giao thông có đảo trên các tuyến phụ vào nút: Với mục đích ưu tiên xe chạy thông thoát với tốc độ thiết kế không đổi tên hướng tuyến chính qua nút. Nút giao thông phân luồng hoàn chỉnh: Nút được thiết kế với đầy đủ các đảo dẫn hướng cho các luồng xe rẽ các hướng, các dải phân luồng cho hai hướng ngược chiều, các dải tăng giảm tốc, các dải trung tâm dành cho xe chờ rẽ trái v.v…Việc bố trí các đảo phân luồng trên tuỳ thuộc vào vị trí, địa hình, yêu cầu giao thông, tỉ lệ xe chạy các hướng cùng nhiều nhân tố khác quyết định. Phân loại theo cách tổ chức giao thông. Bao gồm các loại như sau: Nút giao thông không có điều khiển: Đó là các nơi giao nhau đơn giản, lưu lượng xe chạy thấp, xe từ các hướng ra vào nút tự do. Nút giao thông có điều khiển cưỡng bức: Điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu, nhằm tăng ATGT của các xe ra vào nút. Nút giao thông tự điều khiển: Đó là nút vòng xuyến, trong đó các luồng xe từ các ngã đường đi vào và ra nút theo dòng ngược chiều kim đồng hồ. Nút giao thông khác mức: Để tách các luồng xe ở các hướng khác nhau đi theo các hướng khác nhau. Nút giao thông tổ hợp: ( Giải pháp kết hợp tổ chức giao thông vừa tách dòng vừa tự điều chỉnh…) 1.1.3. Phương pháp quy hoạch một nút giao thông 1.1.3.1. Điều tra hiện trạng kỹ thuật tại nút giao - Bản đồ địa hình không nhỏ hơn 1:5000 - Các đặc trưng kỹ thuật của các tuyến đường dẫn tới nút như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang đường. - Tốc độ xe chạy từ các hướng vào nút( phụ thuộc chủ yếu vào các đặc trưng kỹ thuật của các đoạn đường tới nút). - Sơ đồ các luồng giao thông dẫn tới nút theo các luồng: đi thẳng, rẽ phải, và rẽ trái vào các giờ cao điểm. - Thành phần xe chạy trên các luồng: Xe tải, xe con, mô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ. - Các số liệu về tai nạn giao thông tại nút( nơi xãy ra tai nạn, số lượng, nguyên nhân, mức độ tai nạn). - Các đặc điểm về địa chất, thủy văn và điều kiện thiên nhiên của khu vực thiết kế. - Các đặc trưng và tài liệu đồ án thiết kế các mặt cắt đường gần nút thiết kế và các nút giao thông lân cận. 1.1.3.2. Chọn sơ đồ nút giao thông a.Đồ thị lựa chọn loại nút giao thông của A.A Ruzkov ( Nga ) - Dựa vào lưu lượng xe chạy từ các tuyến vào nút, ý nghĩa, chức năng của các tuyến đưa ra một số phương án sơ đồ nút giao thông, xác định các tiêu chuẩn thiết kế như: tốc độ xe chạy trên đường vào nút (đường chính), trên các đường rẽ phải, rẽ trái, số làn xe, chiều rộng phần xe chạy của các đường tham khảo hình 1.1 sau:  Hình 1.1: Đồ thị lựa chọn loại nút giao thông của A.A Ruzkov ( Nga ) Vùng 1: Nút giao không điều chỉnh. Vùng 2: Nút giao tự điều chỉnh. Vùng 3: Nút giao có điều chỉnh. Vùng 4: Nút giao khác mức. Nưt : Lưu lượng xe quy đổi xe theo hướng ưu tiên ( Xe / giờ ). Noưt : Lưu lượng xe quy đổi theo hướng không ưu tiên. ( Xe / giờ ). b.Đồ thị lựa chọn nút giao thông của E.M Lobanov. Được xây dựng trên cơ sở lưu lượng xe quy đổi chạy trên đường chính và trên đường phụ hoặc hướng phụ (N xe/ngày đêm). Đồ thị chia làm 4 vùng (hình 1.49) Vùng 1: Ứng với nút giao thông đơn giản. Vùng 2: Ứng với nút cần xây dựng đảo dẫn hướng trên đường phụ. Vùng 3: Ứng với nút có đảo phân cách và dẫn hướng trên cả đường chính và phụ. Vùng 4: Ứng với nút giao thông khác mức.  Hình 1.2: Đồ thị của E.M Lobanov ( Nga ). - Dựa vào sơ đồ các luồng xe, thiết kế quy hoạch bố trí các đảo giao thông, hình dạng của đảo( theo dạng quỹ đạo của các luồng xe), kích thước của các đảo, phân luồng, kẻ vạch sơn, biển báo vv…, xác định lưu lượng xe trên các đường chính và đường rẽ - Thiết kế bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, quy hoạch mặt đứng, tính toán các công trình thoát nước, cầu vượt, hầm giao thông v.v… - Đánh giá khả năng thông xe, mức độ an toàn giao thông. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật. - Đánh giá về mặt kiến trúc, mỹ thuật. 1.2. Nút giao thông cùng mức 1.2.1 Phân tích tình hình giao thông tại nút đồng mức. Khi phương tiện qua NGT đồng mức thường chia ra các hướng rẽ trái, rẽ phải và đi thẳng. Quá trình các phương tiện di chuyển qua nút sẽ sinh ra các điểm xung đột như hình mô tả sau a) Điểm cắt b) Điểm nhập c) Điểm tách Hình 1.3: Các điểm xung đột chính khi xe qua nút Trong các điểm xung đột hình 1.2 thì điểm cắt là điểm xung đột nguy hiểm nhất, tại đó xe chạy từ các hướng khác nhau cắt nhau theo một góc lớn nên mức độ nguy hiểm cao nhất. Điểm nhập có mức độ nguy hiểm ít hơn điểm cắt, là các điểm tại đó xe chạy ở các hướng nhập vào một hướng. Điểm tách có mức độ nguy hiểm ít nhất, là điểm tại đó xe chạy trên cùng một hướng rồi tách ra các hướng khác nhau. Tất cả các điểm xung đột trên là nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông, mặt khác làm giảm tốc độ chạy xe qua nút. Độ phức tạp ( M ) Như trên ta đã biết khi phương tiện qua NGT thì có các hướng chuyển động: Xe chạy thẳng, xe rẽ trái và xe rẽ phải. Chính vì vậy mà dòng giao thông khi đi qua nút xảy ra các điểm xung đột ( Hình 1.2). Các điểm này gây nên sự mất an toàn giao thông khi phương tiện qua nút. Điểm cắt là cắt các luồng xe chạy qua nút ( nguy
Luận văn liên quan