Đồ án Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Gò Vấp

Vào thập niên 90 nước ta bước vào một nền kinh tế dân chủ, hội nhập nền kinh tế dân chủ, hội nhập nền kinh tế bắt đầu có khởi sắc mới mẻ. Để có một nền kinh tế tốt thì nòng cốt phải vững mạnh, mạch máu để xác định cho một nền kinh tế vững mạnh là tiền tệ, tiền là phương tiện thanh toán cốt yếu luân phiên hoạt động như một mạch máu trong bộ máy cơ thể. Để quản lý một nền kinh tế tốt cần nắm được đường đi của dòng tiền trong nước đó những chính sách phù hợp và ngay cả phương tiện thanh toán càng hiện đại, càng linh hoạt thì càng thuận tiện nhanh chóng trong việc trao đổi. Ngày nay các phương tiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đang dần giảm đi mà thay vào đó là các loại phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt. dường như các NHTM hiện nay đều các loại phương tiện này là phương tiện giao dịch chính. Quoanh chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các phòng giao dịch ngân hàng (NHTMQD, NHTMCP) ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh hàng loạt ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng thương mại công thương VN (VietinBank), ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SacomBank), ngân hàng TMCP ngoại thương VN (vietcomBank), ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank), ngân hàng TMCP quân đội (MB), Tuy nhiên những NHTM này sẽ làm gì để được vừa tồn tại, vừa thu lợi nhuận hiệu quả, vừa cũng cố được ngân sách nhà nước ổn định nền kinh tế hiện đại thời nay. Có phải là “mạch máu” của nền kinh tế hay không?. Đây là lý do mà nhóm chúng em chuyên sâu vào tìm hiểu và đưa ra những lý luận nhằm làm rõ "hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt" mà ngân hàng gần gũi nhất đang liên kết với trường của chúng em (ĐH Công Nghiệp tp.HCM) - ngân hàng TMCP Đông Á. Vì vậy đề tài em có lời tựa "giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NH Đông Á – chi nhánh Gò Vấp" để mọi người hiểu rõ về những hoạt động của NHTM.

docx91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Gò Vấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH dóc ĐỒ ÁN ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – GÒ VẤP. Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 06 năm 2012 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH dóc ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – GÒ VẤP. Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: CDTN12C Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Lê Hồng Vỹ TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 06 năm 2012 LỜI CẢM ƠN Kính thầy Hồng Vỹ cùng các giáo viên khao Tài chính - Ngân hàng! Trãi qua hai năm trên bước đường sinh viên cũng hai năm để em học hỏi nhiều trong môn ngành mà em yêu thích đây không là thời gian dài trong một quãng đường đời nhưng nó lại là một chuỗi thời gian quý giá để em học hỏi tìm thêm những điều trước giờ chưa tìm hiểu đến, bên cạnh những điều giảng dạy chỉ dẫn của thầy cô trên trường lớp càng trao tặng em những “năng động” ở kiến thức trên lớp, “chủ động” những thông tin bên ngoài rồi “sang tạo” ra những cách học tập cho riêng bản thân, để hôm nay em có thể chững chạt để viết một bài luận báo cáo cho chuyên đề môn học với những kiến thức đã được tích luỹ lâu nay, dĩ nhiên sẽ không thiếu sự chỉ dẫn của giảng viên Nguyễn Lê Hồng Vỹ để bài luận của em được cải thiện và trở nên hoàn chỉnh hơn. Em cảm ơn thầy những ngày qua đã tận tình hướng dẫn chúng em, từ những cái đơn giản cho đến cái nội dung chính đều được thầy chỉ dẫn rất nhiẹt tình và dễ hiểu. Sau cùng xin cảm ơn các bạn trong lớp cũng đã hỗ trọ nhau trong những thắc mắc khó khăn, bài viết sẽ không tránh khỏi sự sai xót xin thầy xem qua và cho em ý kiến ạh! Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Mai TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 06 năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU Vào thập niên 90 nước ta bước vào một nền kinh tế dân chủ, hội nhập nền kinh tế dân chủ, hội nhập nền kinh tế bắt đầu có khởi sắc mới mẻ. Để có một nền kinh tế tốt thì nòng cốt phải vững mạnh, mạch máu để xác định cho một nền kinh tế vững mạnh là tiền tệ, tiền là phương tiện thanh toán cốt yếu luân phiên hoạt động như một mạch máu trong bộ máy cơ thể. Để quản lý một nền kinh tế tốt cần nắm được đường đi của dòng tiền trong nước đó những chính sách phù hợp và ngay cả phương tiện thanh toán càng hiện đại, càng linh hoạt thì càng thuận tiện nhanh chóng trong việc trao đổi. Ngày nay các phương tiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đang dần giảm đi mà thay vào đó là các loại phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt. dường như các NHTM hiện nay đều các loại phương tiện này là phương tiện giao dịch chính. Quoanh chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các phòng giao dịch ngân hàng (NHTMQD, NHTMCP) ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh hàng loạt ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng thương mại công thương VN (VietinBank), ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SacomBank), ngân hàng TMCP ngoại thương VN (vietcomBank), ngân hàng TMCP Đông Á (DongAbank), ngân hàng TMCP quân đội (MB),…Tuy nhiên những NHTM này sẽ làm gì  để được vừa tồn tại, vừa thu lợi nhuận hiệu quả, vừa cũng cố được ngân sách nhà nước ổn định nền kinh tế hiện đại thời nay. Có phải là “mạch máu” của nền kinh tế hay không?. Đây là lý do mà nhóm chúng em chuyên sâu vào tìm hiểu và đưa ra những lý luận nhằm làm rõ "hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt" mà ngân hàng gần gũi nhất đang liên kết với trường của chúng em (ĐH Công Nghiệp tp.HCM) - ngân hàng TMCP Đông Á. Vì vậy đề tài em có lời tựa "giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NH Đông Á – chi nhánh Gò Vấp" để mọi người hiểu rõ về những hoạt động của NHTM. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT KHÁI NIỆM THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người được hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại Ngân hàng. Thanh toán bằng tiền mặt là tổng thể các chủ chuyển tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân thông qua các chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt thường được sử dụng trong quan hệ chi trả thông thường giữa nhân dân với nhau hoặc những khoản giao dịch giá trị tiền nhỏ giữa các đơn vị kinh tế với nhau. Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân là tổng hợp các khoản thanh toán được thực hiện bằng cách trích tài khoản hoặc bù trừ giữa các đơn vị thông qua cơ quan trung gian là Ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức dịch chuyển số tiền nhất định từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác bằng các thể thức thanh toán của Ngân hàng như: Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Séc ... thông qua Ngân hàng để chi trả cho nhau ở cùng địa phương hoặc khác địa phương VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA THANH TOÁN KHÔNG DUNG TIỀN MẶT. Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đa cho mình, do đó họ muốn sản phẩm của họ làm ra phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới. Vì vậy vấn đề thanh toán tiền hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình trao đổi mua bán nếu đơn vị dùng tiền mặt thì sẽ gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển bảo quản tiền khả năng rủi ro cao. Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua Ngân hàng trên mạng máy vi tính đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, chính xác cho các khách hàng đảm bảo an toàn vốn và tài sản của họ. Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Mặt khác thanh toán không dùng tiền mặt còn tạo ra sự chuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản. Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá và lưu thông tiền tệ. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được lạm phát đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Thanh toán không dùng tiền mặt đói với NHTM. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường quan tâm đến vấn đề thanh toán là an toàn - tiện lợi - quay vòng vốn nhanh. Với những yêu cầu đa dạng của các mối quan hệ kinh tế - Xã hội, từ lâu đã có sự tham gia của Ngân hàng, Ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ tín dụng thanh toán trong nền kinh tế và thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần không nhỏ vào thành công của Ngân hàng. - Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng: thanh toán không dùng tiền mặt không những làm giảm được chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt mà còn bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của tổ chức kinh tế và các nhân. Khách hàng gửi tiền vào tài khoản này với mong muốn được Ngân hàng đáp ứng một cách kịp thời chính xác các yêu cầu thanh toán. - Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy quá trình cho vay: Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn, Ngân hàng có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. Do Ngân hàng thu hút được một nguồn vốn có chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân vay vốn Ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh có lãi. - Thanh toán không dung tiền mặt giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền: Trong thực tế nếu thanh toán bằng tiền mặt, sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi Ngân hàng, số tiền đó không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của Ngân hàng nữa. Song nếu thực hiện bằng hình thức thanh toán không dung tiền mặt, Ngân hàng thực hiện trích chuyển từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bù trừ giữa các tài khoản tiền gửi của các NHTM với nhau, Ngân hàng sẽ có một vốn tạm thời nhàn rỗi, có thể sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Như vậy thực chất của cơ chế tạo tiền gửi của hệ thống Ngân hàng là tổ chức thanh toán qua Ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy khi thanh toán không dung tiền mặt càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn do đó tạo cho Ngân hàng lợi nhuận đáng kể. - Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán: thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó tạo lập niềm tin của công chúng vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Từ đó mọi người dân, mọi doanh nghiệp đều tham gia vào hệ thống thanh toán của Ngân hàng. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt giúp Ngân hàng thực hiện được việc mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán, mở rộng phạm vi thanh toán trong và ngoài nước, qua đó làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng giúp Ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh. - Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy các dịch vụ khác: Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, Ngân hàng không ngừng cải tiến đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau vì các sản phẩm dịch vụ này đảm bảo cho Ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận. Các dịch vụ này muốn phát triển được cần có sự hỗ trợ đắc lực của thanh toán không dung tiền mặt mới được thực hiện một cách hiệu quả vì thanh toán không dùng tiền mặt được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện các dịch vụ trả tiền với khồi lượng lớn một cách chính xác và nhanh chóng qua đó thu hút được ngày càng nhiều khách hàng. NHỮNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHTM. Thanh toán séc (cheque) Séc là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra séc cũng có thể được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi có yêu cầu. Các bên liên quan đến sec Bên ký phát (bên phát hành): là người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng. Bên thanh toán: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát. Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng. Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc. Phân loại Theo cách xác định người thụ hưởng: Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng. Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc. Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc: Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt. Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng. Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán. Ngoài ra, theo mức độ đảm bảo sẽ nhân được tiền cho người thụ hưởng còn có: Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay. Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc. Thanh toán sec Khi xuất trình séc người nắm giữ xuất trình tại: Ngân hàng được chỉ định ghi trên séc; hoặc Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu). Phương thức này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng. Thanh toán séc: trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau: Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc. Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ séc và nếu séc hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị ngân hàng ghi nợ. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc. Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau: Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc. Tài khoản của người ký phát không đủ tiền. Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng. Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán... Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, nhiệm chi – chuyển tiền Uỷ nhiệm chi (chuyển tiền) Khái nhiệm Uỷ nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ, hoặc nộp thuế, thanh toán nợ.vv...Uỷ nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở cùng Ngân hàng, khác hệ thống Ngân hàng, khác tỉnh. Ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc Ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản. Ủy nhiệm chi không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và Ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản. Phân loại Chuyển tiền trả sau: là hình thức trả sau và chuyển tiền trả cho người bán hay chủ nợ khi nhận hàng. Chuyển tiền trả trước: là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người mắc nợ lập lệnh chuyển tiền và do đó chủ nợ nhận được tiền trước khi giao hàng. Các bên liên quan đến Uỷ nhiệm chi: Người chuyển tiền – là người mua, người nhập khẩu, hay người mắc nợ. Ngân hàng chuyển tiền – là Ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền. Ngân hàng đại lý – là Ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với Ngân hàng chuyển tiền. Người thụ hưởng – là người bán, người xuất khẩu hay chủ nợ. Uỷ nhiệm thu (nhờ thu) Khái niệm Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập, nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho đơn vị bên mua theo hợp đồng thoả thuận. Hay nói một cách khác uỷ nhiệm thu là phương thức thanh toán trong đó chủ nợ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mắc nợ mình dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra. Các bên liên quan đến Uỷ nhiệm thu: Người uỷ nhiệm thu (Principal): là bên uỷ quyền sử lý nghiệp vụ nhờ thu cho Ngân hàng. Người uỷ nhiệm thu chính là chủ nợ. Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): là Ngân hàng phục vụ người uỷ nhiệm thu. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường là Ngân hàng đại lý cho Ngân hàng thu hộ. Người trả tiền (Drawee): là người xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu. Thanh toán thư tín dụng Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) theo đó Ngân hàng thực hiện yêu cầu của ngời mở thư tín dụng để trả tiền hoặc uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng. Thư tín dụng dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận và phù hợp với số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Được áp dụng để thanh toán giữa hai khách hàng cùng hệ thống (vì liên quan đến ký hiệu mật và việc ứng vốn) hoặc hai Ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn (phải qua một Ngân hàng trung gian là Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng phục vụ người mua và có tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng của người bán). Thư tín dụng được mở theo yêu cầu của người mua, người mua phải trích tài khoản tiền gửi của mình (hoặc vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng. Ngân hàng bên bán phải báo cho bên thụ hưởng biết có thư tín dụng đã mở. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng thường là 3 tháng kể từ khi Ngân hàng bên mua nhận được yêu cầu mở thư tín dụng. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng chỉ thanh toán cho đơn vị hưởng hiêụ lực. Mọi tranh chấp về hàng hoá đã giao về tiền hàng đã trả đều do hai bên mua bán tự giải quyết thông qua trọng tài kinh tế theo quy định thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do phòng Thương mại quốc tế Pari ban hành năm 1990 và sửa đổi năm 1993 (UCP 500 và sửa đổi). Hiện nay thư tín dụng được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế, còn trong nước thì hầu như không áp dụng vì thư tín dụng có nhược điểm: quá trình thanh toán phức tạp kéo dài lại phải ký gửi tiền tại Ngân hàng làm ứ đọng vốn của người mua.... Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Khái niệm Thẻ (CARD) là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. một phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động. Đặc điểm cụ thể Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại vì nó gắn với ứng dụng tin học Ngân hàng. Thẻ thanh toán được Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ và các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày viết hoá đơn cung ứng hàng hoá dịch vụ người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền, quá thời hạn qui định trên Ngân hàng không tiếp nhận thanh toán. Phân loại các thẻ Trên
Luận văn liên quan