Đồ án Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài điện tử SPC

Ngày nay, cùng với sự phát truyển của kinh tế-xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cao. Bởi vậy ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay. Các hệ thống viễn thông trở thành phương tiện rất hữu ích cho việc trao đổi thông tin. Thông tin càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó đặt nên một vấn đề là truyền đạt thông tin như thế nào để thông tin đi được nhanh nhất và chính xác nhất. Hệ thống tổng đài ra đời đã đáp ứng một phần nào nhu câu thông tin của xã hội. Hệ thống tổng đài là thiết bị làm việc kết nối phục vụ các loại dịch vụ thông tin khác nhau. Tổng đài cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin đồng thời theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn. Nó được các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài. Từ khi con người đưa tổng đài điện thoại đầu tiên vào xử dụng cho tới nay, kỹ thuật tổng đài có ngững bước tiến vô cùng to lớn. Đầu tiên là ngững tổng đài nhân công mà các chức năng chung đều do nhân công thực hiện. Sau đó là những tổng đài điện cơ bán tự động, nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chuyển mạch từng nấc, chuyển mạch ngang dọc. Tiếp theo đó là những tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn cho tín hiệu số đã được xử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới với số lượng và chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài điện tử SPC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát truyển của kinh tế-xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cao. Bởi vậy ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay. Các hệ thống viễn thông trở thành phương tiện rất hữu ích cho việc trao đổi thông tin. Thông tin càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó đặt nên một vấn đề là truyền đạt thông tin như thế nào để thông tin đi được nhanh nhất và chính xác nhất. Hệ thống tổng đài ra đời đã đáp ứng một phần nào nhu câu thông tin của xã hội. Hệ thống tổng đài là thiết bị làm việc kết nối phục vụ các loại dịch vụ thông tin khác nhau. Tổng đài cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền thông tin đồng thời theo hai hướng giữa các loại đường dây truyền dẫn. Nó được các thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài. Từ khi con người đưa tổng đài điện thoại đầu tiên vào xử dụng cho tới nay, kỹ thuật tổng đài có ngững bước tiến vô cùng to lớn. Đầu tiên là ngững tổng đài nhân công mà các chức năng chung đều do nhân công thực hiện. Sau đó là những tổng đài điện cơ bán tự động, nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chuyển mạch từng nấc, chuyển mạch ngang dọc. Tiếp theo đó là những tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn cho tín hiệu số đã được xử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới với số lượng và chủng loại ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Nội dung chủ yếu của đồ án này em đã viết “Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài điện tử SPC” Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành đồ án này nhưng do thời gian có hạn nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bài làm của em được tốt hơn và hoàn thiện hơn. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS: Nguyễn Nam Quân đã tận tình gợi ý, hướng dẫn giúp em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội 5/2004 Hoàng Ngọc Khuê I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SỐ 4 1.1. Giới thiệu về tổng đài điện tử số 4 1.2. Sự khác nhau giữa tổng đài điện tử số và tổng đài cơ điện 4 1.3. Ưu điểm của tổng đài điện tử số 6 II. TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SỐ SPC 8 2.1.Phân loại tổng đài (chuyển mạch) 9 2.2. Nhiệm vụ chung của một tổng đài 12 2.3. Phương pháp điều khiển 12 2.4. Nguyên lý cấu tạo tổng đài SPC 13 III.CHUYỂN MẠCH SỐ 20 3.1. Đặc điểm của chuyển mạch số 20 3.3. Nguyên lý chuyển mạch thời gian ( T ) 22 3.4 Chuyển mạch không gian (S). 27 3.5 Chuyển mạch ghép 31 IV. ĐIỀU KHIỂN TRONG TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC 42 4.1. Nhiệm vụ điều khiển 42 4.2. Cấu tạo của thiết bị điều khiển chuyển mạch 43 4.3. Các phương pháp dự phòng cho hệ thống điều khiển 46 V. XỬ LÝ GỌI 51 5.1. Các chương trình xử lý gọi 51 5.2. Các loại bảng báo hiệu 53 5.3. Số liệu thuê bao 54 5.4. Phân tích phiên dịch và tạo tuyến 55 5.5. Thiết lập gọi 56 5.6. Tính cước 58 VI. BÁO HIỆU 59 6.1. khái quát trung về báo hiệu 59 6.2. Báo hiệu kênh riêng (CAS) 63 6.3. Báo hiệu kênh chung 66 VII. THÔNG TIN NGƯỜI - MÁY TRONG TỔNG ĐÀI SPC 71 7.1. Thiết bị ngoại vi người-máy 71 7.2. Ngôn ngữ giao tiếp ngươi-máy 71 7.3. Thông tin vào-ra và các thao tác 72 VIII. ĐIỀU HÀNH, KHAI THÁC VÀ BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SỐ SPC 73 8.1. Điều hành 73 8.2. Điều hành khai thác tổng đài SPC 73 8.3. Giám sát đo thử 74 8.4. Bảo dưỡng tổng đài điện tử SPC 74 8.5. Xử lý sự cố 75 I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SỐ 1.1. Giới thiệu về tổng đài điện tử số Với sự phát truyển của xã hội định hướng thông tin, các dịch vụ thông tin điện thoại, thông tin số liệu thông tin di động,... ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Sự phát truyển của công nghệ thông tin bao gồm cả truyền dẫn cáp quang, kỹ thuật số, kỹ thuật thông tin vệ tinh,... được phát truyển một cách nhanh chóng, các mạng thông tin ngày một nâng cấp về tính năng và tốc độ phát truyển. Kỹ thuật số là kỹ thuật cơ bản cần thiết để xây dựng các mạng thông tin có tính năng hoạt động cao. Trung tâm của một mạng thông tin sử dụng kỹ thuật số là tổng đài điện tử số. Tổng đài điện tử số thực hiện chuyển mạch các kỹ thuật âm thanh. 1.2. Sự khác nhau giữa tổng đài điện tử số và tổng đài cơ điện 1.2.1. Chức năng chuyển mạch Trong các tổng đài cơ điện công việc phân tích sự thay đổi trạng thái của các mạch điện thuê bao hay trung kế, điều khiển tạo tuyến nối, phiên dịch và chọn số,... được thực hiện bởi các rơle cơ điện. Nhưng trong các tổng đài điện tử các công việc trên được thực hiện bởi các chương trình thao tác và quản lý cùng các số liệu của hệ thống. 1.2.2. Khả năng tiếp thông của trường chuyển mạch Với các tổng đài cơ điện, trường chuyển mạch được thiết kế theo phương thức tiếp thông từng phần vì vậy trong quá trình khai thác có tổn thất. Sự tổn thất cũng xẩy ra đối với tổng đài điện tử làm việc theo phương pháp tương tự. Đối với các tổng đài điện tử số trường chuyển mạch được cấu tạo theo phương thức tiếp thông hoàn toàn và không tổn thất. Cho nên trong quá trình khai thác sẽ không có sự tổn thất nội. 1.2.3. Tốc độ xử lý chuyển mạch Với các tổng đài cơ điện đa số xử dụng phương pháp mã thập phân để thu phát thông tin địa chỉ nên tốc độ chọn số thấp và tốc độ thao tác chuyển mạch thấp. Còn với các tổng đài điện tử số nhờ sử dụng phương pháp mã đa tần nên tốc độ thu phát địa chỉ tăng nên rất cao (10 chữ số/giây) và các thao tác chuyển mạch chỉ mất cỡ ms và còn nhanh hơn nữa với phương thức chuyển mạch điện tử số. 1.2.4. Khả năng linh hoạt Trong các tổng đài cơ điện bất kỳ sự thay đổi nào và các dịch vụ cho thuê bao đều đòi hỏi sự thay đổi hay thêm vào các bộ phận thiết bị mới, đòi hỏi sự thay đổi trong cách đấu nối của các mạch điện. Chính vì vậy khả năng linh hoạt trong công tác điều hành khai thác rất bị hạn chế. Đối với các tổng đài điện tử số công việc thay đổi các dịch vụ cho thuê bao được thực hiện dễ dàng nhờ chức năng thao tác lệnh, một số dịch vụ mới còn có thể thực hiện được ngay tại chính máy thuê bao (chuyển cuộc gọi, báo thức,...). Như vậy tổng đài điện tử số có khả năng linh hoạt cao trong quá trình điều hành khai thác. 1.2.5. Công tác bảo dưỡng Công tác bảo dưỡng trong tổng đài cơ điện phải thực hiện bằng nhân công cho nên mất nhiều thời gian, không có các trang thiết bị tự động phân tích các sự cố cho hệ thống. Trong các tổng đài điện tử số công việc đo thử trạng thái làm việc của các thiết bị bên trong cũng như các tham số của đường dây thuê bao, trung kế được tiến hành tự động và thường kỳ. Sự cố trong hệ thốnh được phát hiện tự động. Các kết quả đo thử, cảnh báo và được đưa ra các thiết bị hiển thị, máy in ngay tức thời cho nên rất thuận lợi cho công tác vận hành và bảo dưỡng. 1.2.6. Các dịch vụ cho thuê bao Các tổng đài điện tử số có thể cung cấp cho thuê bao rất nhiều dịch vụ nâng cao một cách dễ dàng như: Chọn số bằng mã đa tần (Tone) Thuê bao ưu tiên Đặt cấp dịch vụ đặt ra cho thuê bao Chuyển cuộc gọi (Recall) Đàm thoại hội nghị Ngăn quấy rầy Gọi xen Tái lập gọi Bắt giữ Báo thức tự động Đường dây nóng, ấm Cấm gọi vào Khoá thiết bị Tíng cước tại nhà, lập hoá đơn tức thì,... 1.2.7. Xử lý sự cố Trong các tổng đài cơ điện công tác xử lý sự cố tốn rất nhiều nhân lực và thời gian và cũng rất hay phải ngừng làm việc cả hệ thống. Với tổng đài điện tử số vì có cấu trúc theo khối chức năng và các phiến mạch có chân cắm. Cho nên khi có sự cố phải thay thế thiết bị thì công việc này được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng. Hơn thế nữa các khối mạch chức năng có sự cố được phát hiện tự động cho nên ta không phải mất thời gian tìm kiếm... 1.2.8. Hệ thống điều khiển Trong các tổng đài điện cơ các mạch điện điều khiển được cấu tạo chủ yếu từ các rơle điện tử cho nên thời gian thực hiện một thao tác là rất lớn. Còn trong các tổng đài địên tử số các mạch điện điều khiển đều dùng các thiết bị điện tử có tốc độ làm việc rất cao. Cho nên ngoài công việc xử lý cuộc gọi người ta có thể dùng khả năng của các mạch điện điều khiển để thực hiện các nhiệm vụ khác như điều hành và bảo dưỡng tổng đài,... 1.3. Ưu điểm của tổng đài điện tử số 1.3.1-Điều hành Do tổng đài có cấu trúc dạng module ở cả hệ thống điều khiển lẫn hệ thống kết cuối thuê bao, trung kế cho nên việc phát truyển dung lượng được thực hiện dễ dàng. Quá trình đo thử và điều khiển được tự động hoá cho nên công việc này được thực hiện nhanh tróng, dễ dàng. Các tổng đài điện tử số có tính linh hoạt cao về các phương tiện điều hành, phối hợp dễ dàng với các hệ thống báo hiệu của các hệ thống tổng đài khác. Có khả năng thực hiện các phương thức tính cước khác nhau. Ngoài ra tổng đài điện tử số còn làm được các công việc: công việc phiên dịch hồ sơ thuê bao, lưu trữ số địa chỉ, cung cấp nhiều dịch vụ cho thuê bao, công việc đo thử đường dây thuê bao được thực hiện tự động, kết quả đo thử được đưa ra trên các thiết bị giao tiếp người-máy. Sự phát truyển của thiết bị điện tử đã có những ưu việt đáng kể và nó đã được áp dụng vào việc tạo ra các tổng đài điện tử số. Khi công nghệ vi mạch và mạch điều khiển phát truyển việc thiết kế tổng đài điện tử làm việc theo nguyên lý “Điều khiển theo chương trình ghi sẵn” SPC (Stored Program Controled) đã trở nên thực tế và trở thành nguyên lý chủ đạo cho kỹ thuật tổng đài điện tử. Từ đó nó đã mở ra một chuyển vọng mới cho một loạt các dịch vụ nâng cao cho thuê bao cũng như cho công tác điều hành và bảo dưỡng của tổng đài. II. TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SỐ SPC Trong phương thức chuyển mạch cơ điện các chức năng của một tổng đài nhờ sự thao tác hay phục hồi của các rơle hay các tiếp điểm chuyển mạch kiểu từng nấc hoặc ngang dọc đưới sự khống chế của hệ thống điều khiển. Các số liệu tổng đài như các loại nghiệp vụ cho thuê bao, phiên dịch và tạo tuyến, các loại tín hiệu đặc trưng được tạo ra bằng các mạch tổ hợp logic kiểu rơle đã được đấu nối cố định. Khi cần thay đổi các số liệu để đưa ra các dịch vụ mới cho thuê bao thì ta cần thay đổi các cấu trúc phần cứng đã được cố định của tổng đài. Những sự thay đổi này thường phức tạp, do vậy tính linh hoạt của tổng đài hầu như không có. Tổng đài điện tử số SPC là tổng đài làm việc theo nguyên lý điều khiển theo chương trình ghi sẵn (Stored Program Controled-SPC) người ta dùng các bộ sử lý giống như các máy vi tính để điều khiển hoạt động của tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi các lệnh đã ghi sẵn trong các bộ nhớ. Ngoài ra các số liệu trực thuộc tổng đài như số liệu về thuê bao, các bảng phiên dịch địa chỉ, các thông tin về tạo tuyến, thống kê... cũng được ghi sặn trong các bộ nhớ số liệu. Qua mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được một sự lựa chọn tương ứng với loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới thiết bị sử lý nghiệp vụ đó. Nguyên lý chuyển mạch như vậy gọi là chuyển mạch điều khiển theo chương trình ghi sẵn SPC. Các chương trình điều khiển và số liệu ghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi dễ dàng, mang tính tức thời nên công việc điều hành để đáp ứng được các nhu cầu của thuê bao trở nên dễ dàng. Công việc đưa vào dịch vụ mới hay thay đổi các dịch vụ cũ cũng trở nên rất tiện lợi. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một tổng đài là cung cấp một đường truyền dẫn tạm thời để truyền dẫn tiếng nói đồng thời theo hai hướng giữa các loại đường dây thuê bao khác nhau cho nên ta có các loại chuyển mạch khác nhau. 2.1.Phân loại tổng đài (chuyển mạch) Kỹ thuật chuyển mạch cũng như các hệ thống tổng đài đóng vai trò lớn trong mạng thông tin. Các hệ thống tổng đài đã và đang thâm nhập vào nước ta cùng với các phương pháp và kỹ thuật truyển mạch. Chúng đều đã được nghiên cứu và khai thác các khả năng ưu việt cũng như các hạn chế, những khuyết điểm nhằm thúc đấy và cải tạo chất lượng thông tin. Phân loại chuyển mạch là một vấn đề cần thuết và ta có thể phân loại chúng theo nhiều kía cạnh, phương pháp khác nhau xong ta có thể phân loại bằng một vài cách sau: 2.1.1. Phân loại theo nguyên lý hoạt động: Theo nguyên lý hoạt động ta phân loại chúng thành hai loại riêng biệt đó là hệ thống tổng đài nhân công và hệ thống tổng đài tự động: a. Chuyển mạch nhân công: Vào những năm 1880 người ta đã chế tạo ra tổng đài nhân công. Nó là tổng đài đầu tiên trên thế giới, trong các loại tổng đài này khi một thuê bao muốn sử dụng điện thoại thì phải quay manhêtô để cấp tín hiệu đến tổng đài, nhân viên sẽ hỏi xem thuê bao muốn liên lạc với ai sau đó sẽ quay manhêtô để cấp tín hiệu chuông cho thuê bao bị gọi và nhân viên sẽ cắm jắc nối giữa thuê bao bị gọi và thuê bao bị gọi. Khi đã kết thúc cuộc gọi thì nhân viên phải rút jắc ra để khôi phục lại trạng thái ban đầu cho hai thuê bao. Như vậy đặc điểm trung của tổng đài nhân công là tất cả các thao tác từ thiết lập cuộc gọi đến khi giải phóng cuộc gọi đều phải thực hiện một cách thủ công. Ưu điểm: Đơn giản, dễ xử dụng Nhược điểm: Tốc độ làm việc chậm, hiệu quả thấp, không đảm bảo bí mật thông tin, cấu tạo cồng kềnh. b. Chuyển mạch tự động Vào những năm 1892 các nhà chế tạo tổng đài đã cho ra đời tổng đài cơ điện và từng bước hòan thiện chúng. Tổng đài tự động từng nấc đầu tiên điều khiển trực tiếp đã được ra đời để khắc phục các nhược điểm và hạn chế của tổng đài nhân công. Cùng với sự phát truyển của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật tin học các loại tổng đài tự động hoàn toàn đã được ra đời. Ưu điểm: nó đã khắc phục được một số nhược điểm của tổng đài nhân công. Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, giá thành cao, đòi hỏi người vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao. 2.1.2. Phân loại theo cấu tạo: Chuyển mạch cơ điện: Trong tổng đài cơ điện công việc nhận và phân tích các tín hiệu báo hiệu ở các mạch điện thuê bao và trung kế, điều khiển tạo tuyến nối, phiên dịch và chọn số... đã được thực hiện bởi các mạch điện logic được cấu tạo bằng các rơle cơ điện, quá trình chuyển mạch sử dụng các bộ nối dây ngang dọc. Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ xử dụng... nhược điểm: Cồng kềnh vì có nhiều bộ phận cơ khí, ít linh hoạt, tốc độ chuyển mạch chậm... Chuyển mạch điện tử: Tổng đài điện tử đầu tiên ra đời năm 1965 và tiếp tục phát truyển cho tới nay. Các khối chức năng như khối ghi-phát, điều khiển đấu nối, phiên dịch... đã được thay thế bằng các bộ vi xử lý. Trường chuyển mạch cũng được liên tục cải tiến, nó đã cung cấp nhiều loại dịch vụ cho thuê bao. Ưu điểm: Linh hoạt trong khai thác và điều hành, bảo dưỡng thuận tiện, tốc độ chuyển mạch cao, xử lý sự cố đơn giản, gọn nhẹ, kinh tế... Nhược điểm: Đòi hỏi phải có nguồn cung cấp ổn định, cấu tạo phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải có chuyên môn cao... 2.1.3. Phân loại theo tín hiệu qua trường chuyển mạch Chuyển mạch tương tự : Trong tổng đài tương tự việc tạo tuyến nối cho các thuê bao qua trường chuyển mạch bằng các tuyến nối vật lý. Mỗi cuộc gọi sử dụng một tuyến nối độc lập trong suốt cả thời gian tiến hành cuộc gọi. Trường chuyển mạch có thể được cấu tạo bởi các tiếp điểm cơ điện hoặc các tiếp điểm điện tử, tín hiệu chạy qua trường chuyển mạch là tín hiệu tương tự. Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, dễ xửa chữa. nhược điểm: Cồng kềnh, tốc độ chuyển mạch chậm, dịch vụ ít... Chuyển mạch số: Năm 1970 tổng đài số đầu tiên của Pháp đã ra đời. Tín hiệu truyền tải qua trường chuyển mạch ở dạng tín hiệu số, tín hiệu này có thể là tín hiệu tiếng nói hoặc tín hiệu số liệu. Tín hiệu tương tự ở đầu vào được biến đổi thành tín hiệu số trước khi đưa vào trường chuyển mạch. Nhiều tín hiệu của kênh tiếng nói được ghép kênh theo thời gian vào một đường truyền dẫn chung rồi được đưa qua trường chuyển mạch. Để đấu nối hai thuê bao với nhau cần phải trao đổi khe thời gian của hai mẫu tín hiệu thoại, các mẫu này có thể trên cùng một tuyến dẫn hoặc ở trên các tuyến dẫn khác nhau và đã được biến đổi từ tín hiệu tương tự thành tín hiệu số. Ưu điểm: Có tính linh hoạt cao trong khai thác và điều hành, bảo dưỡng thuận tiện, tốc độ chuyển mạch cao, xử lý sự cố đơn giản, gọn nhẹ, kinh tế... Nhược điểm: Đòi hỏi nguồn cung cấp có tính ổn định cao, cấu tạo phức tạp, đòi hỏi chuyên môn đối với người vận hành và khai thác... 2.1.4. Phân loại theo nhiệm vụ của trường chuyển mạch Chuyển mạch nội hạt: Là chuyển mạch tạo tuyến nối cho các cặp thuê bao trong cùng một tổng đài. Chuyển mạch gọi ra: Là chuyển mạch để tạo tuyến nối cho các đường dây thuê bao của tổng đài với các đường trung kế dẫn tới các tổng đài khác. Chuyển mạch gọi vào: Là chuyển mạch để tạo tuyến nối cho các đường trung kế từ các tổng đài khác tới các đường dây thuê bao của tổng đài. Chuyển mạch chuyển tiếp: Là chuyển mạch để tạo các tuyến nối cho các đường trung kế từ một tổng đài tới các đường trung kế ra của một tổng đài khác. Các nhiệm vụ trên của mỗi tổng đài được thiết bị chuyển mạch của tổng đài thực hiện thông qua quá trình trao đổi báo hiệu với mạng ngoài. Tổng đài nội hạt là một tổng đài thực hiện được 3 loại chuyển mạch a,b,c nêu trên. Tổng đài chuyển tiếp là tổng đài chỉ thực hiện chức năng chuyển mạch thứ tư. Tổnh đài quốc tế dùng để tạo tuyến nối cho các thuê bao trong nước ra mạng quốc tế. Ngoài ra các tổng đài trên còn có các tổng đài cơ quan (thường được gọi là PABX). Tổng đài PABX dùng để liên lạc điện thoại trong nội bộ vơ quan và đấu nối các thuê bao của nó ra mạng công cộng. 2.2. Nhiệm vụ chung của một tổng đài 2.2.1. Nhiệm vụ báo hiệu Là nhiệm vụ trao đổi báo hiệu với mạng ngoài bao gồm mạng các đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới các máy thuê bao hay tổng đài khác. 2.2.2. Nhiệm vụ xử lý các thông tin báo hiệu và điều khiển các thao tác chuyển mạch Thiết bị điều khiển chuyển mạch nhận các thông tin báo hiệu từ các đường dây thuê bao và trung kế, xử lý các thông tin này và đưa ra và đưa ra các thông tin điều khiển cấp các thông tin báo hiệu tới các đường dây thuê bao hay trung kế hoặc để điều khiển hoặc để điều khiển các thiết bị chuyển mạch và các thiết bị phụ trợ để tạo tuyến nối. 2.2.3. Tính cước Nhiệm vụ này là tạo ra các số liệu cước phù hợp với từng loại cuộc gọi sau khi mỗi cuộc gọi kết thúc. Số liệu cước này sẽ được sử lý thành các bản tin cước để phục vụ công tác thanh toán cước. Tất nhiên các nhiệm vụ nói trên được thực hiện có hiệu quả nhờ sử dụng máy tính điều khiển tổng đài. 2.3. Phương pháp điều khiển 2.3.1. Phương pháp điều khiển tập trung Trong một số tổng đài SPC tất cả các thiết bị điều khiển có thể thay thế bằng một bộ vi xử lý. Vì vậy bộ vi xử lý này phải có tốc độ đủ lớn để nó có thể xử lý hàng trăm cuộc gọi trong một giây, ngoài ra nó phải hoàn thành các công việc điều hành và bảo dưỡng khác. Từ đó việc tập trung hoá hoàn toàn các chức năng cũng có nhược điểm vì phần mềm của bộ xử lý trung tâm rất cồng kềnh, phức tạp và khó có độ tin cậy cao. Hơn nữa nó không thể đảm bảo độ an toàn cho hệ thống vì toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng lớn khi bộ xử lý xảy ra sự cố. Điều hạn chế có thể được khắc phục nhờ phương thức điều khiển phân tán. 2.3.2. Phương thức điều khiển phân tán Trong phương thức điều khiển phân tán, một số chức năng xử lý gọi như đo thử đường dây thuê bao, phân phối báo hiệu, điều khiển đấu nối có thể giao cho các bộ vi xử lý ngoại vi. Mỗi bộ xử lý ngoại vi có một nhiệm vụ riêng và thường được điều khiển bởi bộ vi xử lý trung tâm. Vì các bộ xử lý ngoại vi chỉ thực hiện một chức năng nên các chương trình của nó đơn giản và ít chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khác hơn khi nó nằm ở bộ vi xử lý trung tâm. Vì vậy các bộ nhớ chương trình có ít liên quan không cần thay đổi. Thêm vào đó, phương thức điều khiển phân tán cũng dễ dàng tạo ra hệ thống theo kiểu cấu trúc module, cấu trúc này tạo điều kiện dễ dàng phát truyển dung lượng hệ thống. 2.4. Nguyên lý cấu tạo tổng đài SPC 2.4.1.Cấu tạo Tuy có khác nhau nhiều giữa các tổng đài điện tử hiện nay đang xử dụng trên mạng, nhưng tất cả các hệ thống đều giống nhau về cơ cấu phân bố các khối chức năng: Thiết bị kết cuối: bao gồm các mạch điện thuê bao, mạch điện trung kế, thiết bị tập trung và xử lý tín hiệu... Thiết bị chuyển mạch: bao gồm các tầng chuyển mạch thời gian, không gian hoặc