Đồ án Lập phương án quy hoạch trục vận tải hành khách công cộng đa dịch vụ trên trục quốc lộ 32 đoạn Hà Nội - Sơn Tây

Quá trình mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội đang tạo ra sự phát triển rất lớn, mở ra một bức tranh kinh tế xã hội mới cho cả thành phố, thay đổi vai trò, vị trí, chức năng của mạng lưới giao thông và các trục giao thông trong thành phố. Trong bối cảnh hiện nay khi phương tiện đi lại của người dân đô thị tăng đang gia tăng một cách nhanh chóng thì vấn đề giao thông đô thị trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện nay giao thông đô thị là vấn đề được quan tâm ưu tiên giải quyết của phần lớn các đô thị trên thế giới. Hệ thống các trục giao thông và các đường hướng tâm cũng như các đường vành đai là một trong những bộ phận quan trọng của mạng lưới giao thông vận tải. Nó đảm bảo sự liên thông, và là căn cứ quan trọng phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực, đồng thời nó đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực. Để giải quyết một trong số các vấn đề về nhu cầu đi lại và phát triển đời sống dân cư, Nhà nước định hướng phát triển Trục Quốc lộ 32 Hà Nội - Sơn tây là một trong những trục phát triển đô thị trên nền Vận tải công cộng của thành phố. Tuy nhiên, mật độ và quy mô phát triển đô thị tính từ Trung tâm Hà Nội về Sơn Tây sẽ thay đổi, vì vậy năng lực VTHKCC cũng thay đổi theo từng đoạn và như vậy mỗi đoạn sẽ yêu cầu năng lực và chất lượng dịch vụ khác nhau.Tuy nhiên hiện nay chưa có Quy hoạch chi tiết GTVT trên từng trục quốc lộ, khâu xây dựng các công trình đường giao thông còn chậm chạp do đó không kịp tiến độ dẫn đến sự yếu kém về năng lực CSHT GTVT đô thị, mạng lưới đường sắt đô thị chưa xây dựng theo đúng tiến độ đề ra trong khi nhu cầu đi lại của người dân tăng lên từng ngày đã gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông, hệ quả của nó đã trở thành vấn đề thực sự bức xúc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống nhân dân, thách thức mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Dó đó đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ ra kịch bản phát triển đô thị trên trục quốc lộ 32 dựa trên việc quy hoach trục vận tải HK đa dịch vụ Hà Nội – Sơn Tây 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề liên quan đến các loại hình dịch vụ VTHKCC và năng lực cung VTHKCC trên trục quốc lộ 32. Phạm vi nghiên cứu là trục quốc lộ 32: từ Cầu giấy tới Sơn Tây. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Quy hoạch trục VTHKCC đa dịch vụ trên quốc lộ 32 đoạn Hà Nội – Sơn Tây. Mục tiêu nghiên cứu: xác định được những loại hình dịch vụ VTHKCC tương ứng phù hợp trên từng đoạn tuyến trên trục quốc lộ 32. Cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội và cân bằng sinh thái đô thị. 3. Phương pháp nghiên cứu A. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản - Quy hoạch sử dụng đất vùng Hà Nội - Những quy định của quy hoạch đô thị về Quy hoạch không gian, kĩ thuật hạ tầng, tổ chức kiến trúc - Những đặc điểm lớn nhất về giao thông của một đường trục chính đô thị (trên lý thuyết) - Hiện trạng cơ sở hạ tầng, các thông số hình học của đường và nút giao trên tuyến: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố, dải phân cách; hình dạng, chiều rộng, bán kính quay vòng các hướng vào nút; chất lượng mặt đường, vỉa hè - Hiện trạng tổ chức giao thông tại điểm dừng xe bus - Hiện trạng giao thông tĩnh (dải đỗ xe hoặc bãi đỗ xe), sự ảnh hưởng về giao thông của giao thông tĩnh đến tuyến nghiên cứu - Lưu lượng giao thông, cường độ giao thông các hướng trên đoạn tuyến và tại các nút giao thông được nghiên cứu theo thời gian (theo ngày, theo giờ) và theo thành phần tham gia dòng giao thông. - Năng lực thông hành của mạng lưới đường bao quanh - Chi phí tính bằng tiền cho chuyến đi của các nhóm người sử dụng: xe bus và các phương tiện vận chuyển của các xí nghiệp vận tải hoạt động trên trục quốc lộ 32 B. Phương pháp thu thập số liệu - Nghiên cứu giáo trình, bài giảng các môn học: Tổ chức giao thông, Quy hoạch giao thông vận tải, Quy hoạch giao thông đô thị, Điều tra dự báo, Kinh tế giao thông, Dự án và quản lí dự án, Quản lí đô thị - Số liệu về hoạt động của các tuyến bus từ đơn vị thực tập - Điều tra tại hiện trường: + Về lưu lượng giao thông bằng phương pháp quay phim và xử lý trên máy tính + Về hiện trạng giao thông, kinh tế quanh vùng, về hiện trạng cơ sở hạ tầng, về hiện trạng tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới cá nhân bằng phương pháp đo đạc, quan sát và ghi chép + Nhu cầu tham gia giao thông bằng xe bus và các phương tiện khác. + Các khu đô thị hay khu công nghiệp dọc trục quốc lộ 32. 4. Nội dung nghiên cứu của đồ án Với mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài như trên, toàn bộ thuyết minh đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vận tải hành khách công cộng và trục VTHKCC đa dịch vụ. Chương 2: Đánh giá hiện trạng VTHKCC trên trục quốc lộ 32 đoạn Hà Nội – Sơn Tây. Chương 3: Lập phương án quy hoạch trục VTHKCC đa dịch vụ trên trục quốc lộ 32 đoạn Hà Nội – Sơn Tây.

docx100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lập phương án quy hoạch trục vận tải hành khách công cộng đa dịch vụ trên trục quốc lộ 32 đoạn Hà Nội - Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC HÌNH VẼ v DANH MỤC BẢNG BIỂU vii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VTHKCC VÀ TRỤC VTHKCC ĐA DỊCH VỤ 4 1.1.Tổng quan về VTHKCC 4 1.1.1.Khái niệm về VTHKCC 4 1.1.2.Vai trò và hiệu quả của VTHKCC 4 1.1.3. Phân loại VTHKCC 5 1.1.4. Vai trò của các loại hình vận tải hành khách trong hệ thống VTHKCC 6 1.1.4.1. Vai trò của vận tải hành khách công cộng trên đường bộ 6 1.1.4.2. Vai trò của vận tải hành khách công cộng trên đường sắt đô thị. 7 1.1.4.3. Vai trò của vận tải hành khách công cộng bằng Mêtro. 7 1.2. Trục vận tải Hành khách đa dịch vụ 7 1.2.1. Khái niệm trục vận tải hành khách đa dịch vụ. 7 1.3. Quy hoạch trục vận tải hành khách đa dịch vụ. 10 1.3.1. Quy trình Quy hoạch giao thông 10 1.3.2. Quy trình quy hoạch trục VTHKCC đa dịch vụ 12 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VTHKCC TRÊN QUỐC LỘ 32 ĐOẠN HÀ NỘI – SƠN TÂY 14 2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội năm 2009 và hiện trạng sử dụng đất. 14 2.1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội năm 2009. 14 2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất và Giao thông vận tải đô thị. 15 2.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. 15 2.1.2.2. Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội. 15 2.2. Khái quát về trục quốc lộ 32 và hiện trạng đoạn nghiên cứu. 16 2.2.1. Đánh giá mức độ phát triển của thị xã Sơn Tây. 16 2.2.2. Khái quát về trục quốc lộ 32 và vai trò của nó. 17 2.2.2.1. Khái quát về trục quốc lộ 32. 17 2.2.2.2. Vai trò của trục quốc lộ 32. 19 2.3. Hiện trạng năng lực cung ứng VTHKCC trên trục quốc lộ 32. 20 2.3.1. Hiện trạng các doanh nghiệp và xí nghiệp tham gia vận tải hành khách trên trục quốc lộ 32. 20 2.3.2. Hiện trạng các loại hình dịch vụ VTHKCC hiện có trên quốc lộ 32. 23 2.3.2.1. Hiện trạng một số tuyến bus đi trên quốc lộ 32. 23 2.3.2.2. Hiện trạng tuyến bus kế cận 201 trên trục quốc lộ 32. 24 2.3.3. Đánh giá nhu cầu đi lại của hành khách trên trục quốc lộ 32 25 2.3.3.1. Hiện trạng nhu cầu đi lại của hành khách bằng hình thức sử dụng VTHKCC. 25 2.3.3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC trên trục quốc lộ 32. 29 2.3.4. Đánh giá nhu cầu đi lại của hành khách trên trục quốc lộ 32. 31 2.4. Hiện trạng đường giao thông và quỹ đất cho giao thông tĩnh dọc trục quốc lộ 32. 37 2.4.1. Hiện trạng CSHT của tuyến trục quốc lộ 32. 37 2.4.1.1. Đặc điểm hình học của trục quốc lộ 32. 37 2.4.1.2. Hiện trạng quản lí giao thông dọc tuyến. 39 2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất. 41 2.4.3. Hiện trạng điểm dừng xe bus. 43 2.4.4. Hiện trạng tham gia giao thông. 44 2.5. Kết luận tính cần thiết phải quy hoạch trục vận tải hành khách đa dịch vụ Hà Nội - Sơn Tây. 44 CHƯƠNG III: LẬP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TRỤC VTHKCC ĐA DỊCH VỤ TRÊN QUỐC LỘ 32 ĐOẠN HÀ NỘI – SƠN TÂY 46 3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2020 46 3.1.1. Phạm vi quy hoạch. 46 3.1.2. Các nội dung chính của quy hoạch. 46 3.2. Quy hoạch các loại hình dịch vụ VTHKCC dọc quốc lộ 32 dựa trên kịch bản phát triển đô thị 49 3.2.1. Dự báo nhu cầu đi lại bằng VTHKCC năm 2015. 49 3.2.2. Quy hoạch trục vận tải hành khách đa dịch vụ Hà Nội – Sơn Tây. 55 3.2.2.1. Dự án tuyến đướng sắt đô thị thí điểm Nhổn – Ga Hà Nội 55 3.2.2.2. Phương án Quy hoạch trục vận tải Hành khách đa dịch vụ Hà Nội – Sơn Tây. 56 3.3. Tổ chức bãi đỗ xe và các nhà chờ tập trung. 71 3.3.1. Quy hoạch bãi đỗ xe công cộng và tư nhân. 71 3.3.2. Thiết kế nhà chờ. 71 3.4. Đánh giá tác động của việc Quy hoạch trục vận tải HK đa dịch vụ trên quốc lộ 32 dựa trên nền Quy hoạch VTHKCC. 74 3.4.1. Phân tích chi phí và giá vé. 74 3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội. 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 86 PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU ĐIỀU TRA SỨC CHỨA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 87 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG VTHKCC TRONG 2 GIỜ CAO ĐIỂM VÀ 2 GIỜ THẤP ĐIỂM 88 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA LƯU LƯỢNG THAM GIA GIAO THÔNG VÀ HỆ SỐ SỬ DỤNG SỨC CHỨA TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN NÀY TRONG 2 GIỜ CAO ĐIỂM VÀ 2 GIỜ THẤP ĐIỂM. 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VTHKCC: Vận tải Hành khách công cộng. Bus: Xe buýt. UBND: Uỷ ban nhân dân. ĐVT: Đơn vị tính. GTVT: Giao thông vận tải. KTXH: Kinh tế xã hội. QSDĐ: Quyền sử dụng đất. HK: Hành khách. CSHT: Cơ sở hạ tầng. TP: Thành phố. QH: Quy hoạch. TNGT: Tai nạn giao thông. ĐTM: Đô thị mới. TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. XD: Xây dựng. NLTQ: Năng lực thông qua. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng 6 Hình 1.2. Trục quốc lộ 32, 70… 8 Hình 1.3. Trục quốc lộ 5 và xe bus nhanh đường dài Hải Âu 8 Hình 1.4. Trục quốc lộ 1A và vận chuyển đường hàng không. 8 Hình 1.5. Hệ thống tàu điện xuyên eo biển Anh – Pháp 9 Hình 1.6. Mô hình quy hoạch giao thông 10 Hình 1.7. Mô hình quy hoạch trục VTHKCC đa dịch vụ. 13 Hình 2.1. Thị xã Sơn Tây. 16 Hình 2.2. Khái quát trục quốc lộ 32 18 Hình 2.3. Hiện trạng mặt cắt ngang đường đoạn thị trấn Phúc Thọ 19 Hình 2.4. Sự biến động HK theo 2 hướng trong giờ cao điểm: 26 Hình 2.5. Sự biến động của dòng HK theo 2 hướng trong giờ thấp điểm 27 Hình 2.6. Sự biến động dòng HK trong giờ cao điểm và thấp điểm hướng Hà Nội – Sơn Tây 27 Hình 2.7.Tỉ lệ % Nhu cầu sử dụng VTHKCC trong giờ cao điểm so với tổng nhu cầu VTHKCC 28 Hình 2.8. Tỉ lệ % Nhu cầu sử dụng VTHKCC trong giờ thấp điểm so với tổng nhu cầu VTHKCC 28 Hình 2.9. Tỉ lệ nhu cầu sử dụng xe bus so với tổng nhu cầu đi lại trong giờ cao điểm hướng Hà Nội – Sơn Tây 30 Hình 2.10. Tỉ lệ nhu cầu sử dụng xe bus so với tổng nhu cầu đi lại trong giờ cao điểm hướng Sơn Tây – Hà Nội. 30 Hình 2.11. Tỉ lệ nhu cầu sử dụng xe bus so với tổng nhu cầu đi lại trong giờ thấp điểm hướng Hà Nội – Sơn Tây 30 Hình 2.12. Tỉ lệ nhu cầu sử dụng xe bus so với tổng nhu cầu đi lại trong giờ thấp điểm hướng Sơn Tây – Hà Nội. 31 Hình 2.13. Đoạn tuyến Nhổn có nhu cầu tham gia giao thông cao 31 Hình 2.14. Biến động nhu cầu đi lại trên các phương thức vận tải trừ VTHKCC trong giờ cao điểm 33 Hình 2.10. Biến động nhu cầu đi lại trên các phương thức vận tải trừ VTHKCC trong giờ thấp điểm 34 Hình 2.16. Mặt cắt ngang đoạn Cầu giấy 37 Hình 2.17. Mặt cắt ngang đoạn Mai Dịch 38 Hình 2.18. Hiện trạng mặt đường đoạn Nhổn 38 Hình 2.19. Mặt cắt ngang đoạn từ Nhổn tới Bến xe Phùng và đoạn Thị trấn Phúc Thọ 39 Hình 2.20. Mặt cắt ngang đoạn từ đập Phùng tới Thị trấn Phúc Thọ 39 Hình 2.21. Cách phân chia làn phương tiện 40 Hình 2.22. Mô hình phối cảnh của trung tâm khu ĐTM Tân Tây Đô. 42 Hình 2.23. Sơ đồ Quy hoạch XD của Khu ĐTM Tân Tây Đô 42 Hình 2.24. Hiện trạng đỗ xe Taxi ở Sơn Tây 43 Hình 2.25. Hiện trạng điểm dừng xe bus ở Phúc Thọ 43 Hình 2.26. Hiện trạng tham gia giao thông ở Sơn Tây 44 Hình 3.1.Mô hình thể hiện nhu cầu đi lại trong 1 ngày theo 2 hướng năm 2015 51 Hình 3.2. Biến động của luồng HK trong 1 h cao điểm: 54 Hình 3.3.Biến động của luồng HK trong 1 giờ thấp điểm 54 Hình 3.4. Mô hình tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn – Ga Hà Nội 55 Hình 3.5. Hình vẽ điểm các điểm dừng đỗ tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội 56 Hình 3.6. Mô hình thể hiện trùng tuyến giữa đường sắt đô thị với tuyến bus 57 Hình 3.7. Mô hình lựa chọn tuyến bus dự phòng với tuyến đường sắt đô thị 58 Hình 3.8. Mô hình điểu chỉnh ga đường sắt/BRT với tuyến buýt 60 Hình 3.9. Mô hình thể luồng tuyến bus năm 2010 trên trục quốc lộ 32 69 Hình 3.10. Mô hình thể hiện luồng tuyến bus theo quy hoạch trên trục quốc lộ 32 năm 2015 69 Hình 3.11. Mô hình thể hiện phương án Quy hoạch xét trong giờ cao điểm 70 Hình 3.12. Mô hình thể hiện phương án Quy hoạch trong giờ thấp điểm 70 Hình 3.13. Mô hình làn đường dành riêng cho xe bus đoạn từ Mai Dịch tới Nhổn 71 Hình 3.14. Mô hình nhà chờ xe bus tại Nhổn 71 Hình 3.15. Mô hình điểm dừng xe bus từ Nhổn – Bến xe Sơn Tây 73 Hình 3.16. Mô hình điểm dừng xe bus ở Mai Dịch 73 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phương tiện và quãng đường xe chạy của công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến 21 Bảng 2.2. Lượng HK và DT 22 Bảng 2.3. Phương tiện và quãng đường xe chạy của công ty TNHH Bắc Hà: 22 Bảng 2.4. Lượng HK và DT 23 Bảng 2.5. Chi phí, doanh thu, trợ giá các tuyến bus trên trục quốc lộ 32. 23 Bảng 2.6: Nhu cầu đi lại trong 2 giờ cao điểm theo hướng : Hà Nội – Sơn tây. 32 ( lưu lượng HK/ngày/hướng ) 32 Bảng 2.7. Nhu cầu đi lại trong 2 giờ cao điểm theo hướng Sơn Tây – Hà Nội. 32 ( lưu lượng HK/ngày/hướng ) 32 Bảng 2.8. Nhu cầu đi lại trong 2 giờ thấp điểm theo hướng : Hà Nội – Sơn tây. ( lưu lượng HK/ngày/hướng ) 33 Bảng 2.9. Nhu cầu đi lại trong 2 giờ thấp điểm theo hướng Sơn Tây – Hà Nội: ( lưu lượng HK/ngày/hướng ) 34 Bảng 2.11. Hệ số Quy đổi ra xe con 35 Bảng 2.12. Tổng PCU trong 1h chiều từ Hà Nội đi Sơn Tây 35 Bảng 2.13. Tổng PCU trong 1h chiều từ Sơn Tây về Hà Nội 35 Bảng 2.14. Tổng PCU trong 1h chiều từ Hà Nội đi Sơn Tây 36 Bảng 2.15. Tổng PCU trong 1h chiều từ Sơn Tây về Hà Nội 36 Bảng 2.16. Trị số khả năng thông qua lớn nhất (đơn vị tính: xe con/h) 36 Bảng 3.1. Nhu cầu đi lại trong 1 ngày hướng Cầu Giấy – Sơn Tây 50 Bảng 3.2. Nhu cầu đi lại trong 1 ngày hướng Sơn Tây - Cầu Giấy 50 Bảng 3.3. Nhu cầu đi lại năm 1997 và 2005. ĐVT: Chuyến đi cá nhân 50 Bảng 3.4. Nhu cầu đi lại trong 1 ngày hướng Cầu Giấy – Sơn Tây năm 2015 51 Bảng 3.5. Nhu cầu đi lại trong 1 ngày hướng Sơn Tây - Cầu Giấy năm 2015 51 Bảng 3.6. Dự báo thị phần vận tải của JICA 52 Bảng 3.7. Nhu cầu sử dụng VTHKCC trong 1 ngày hướng Cầu Giấy – Sơn Tây năm 2015: 52 Bảng 3.8. Nhu cầu sử dụng VTHKCC trong 1 ngày hướng Sơn Tây - Cầu giấy năm 2015: 52 Bảng 3.9. Tổng nhu cầu sử dụng VTHKCC trong 1 giờ cao điểm hướng Hà Nội – Sơn Tây 53 Bảng 3.10. Tổng nhu cầu sử dụng VTHKCC trong 1 giờ cao điểmhướng Sơn Tây – Hà Nội 53 Bảng 3.11. Tổng nhu cầu sử dụng VTHKCC trong 1 giờ thấp điểm hướng Hà Nội – Sơn Tây 53 Bảng 3.12. Tổng nhu cầu sử dụng VTHKCC trong 1 giờ thấp điểm hướng Sơn Tây – Hà Nội 53 Bảng 3.13. Nhu cầu đi lại bằng hình thức vận tải HK đường dài trong giờ cao điểm 55 Bảng 3.14. Nhu cầu đi lại bằng hình thức vận tải HK đường dài trong giờ thấp điểm 55 Bảng 3.15. Bảng tổng hợp các tuyến bus có lộ trình giao cắt và trùng lộ với các tuyến đường sắt đô thị 60 Bảng 3.16. Các tuyến bus có lộ trình đi qua các đoạn trên trục quốc lộ 32 trong giờ cao điểm 63 Bảng 3.17. Các tuyến bus có lộ trình đi qua các đoạn trên trục quốc lộ 32 trong giờ thấp điểm 66 Bảng 3.18. Chi phí hoạt động của 1 tuyến bus trên 1 Km 74 Bảng 3.19. Giá vé và trợ giá của các tuyến bus trên trục quốc lộ 32 75 Bảng 3.20. Chỉ tiêu của các loại xe 76 Bảng 3.21. Diện tích chiếm dụng đường của các loại xe và của 1 hành khách 77 Bảng 3.22. Chi phí cho 1 chuyến đi bằng xe buýt 78 Bảng 3.23. Định mức về xả khí 80 Bảng 3.24. Mức khí thải khi đốt hết 1 lít xăng/dầu 81 Bảng 3.25. Mức khí thải trung bình của 1 HK.Km 81 Bảng 3.26. Lợi ích giảm chi phí xử lý khí xả/ngày 81 Bảng 3.27. Mức ồn cho phép 82 LỜI MỞ ĐẦU Thủ đô Hà Nội là trung tâm Chính trị và văn hóa của cả nước, là Trung tâm kinh tế và là đầu tàu phát triển kinh tế của miền bắc. Trong một tương lai không xa, Thủ đô Hà Nội sẽ hướng tới vai trò là một trung tâm Kinh tế và Văn hóa Đông Nam Á và châu lục. Để hướng tới mục tiêu này, phát triển một hệ thống giao thông đô thị bền vững với nền tảng là các phương thức vận tải hành khách công cộng hiện đại và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị giai đoạn từ nay đến năm 2020. / Quá trình mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội đang tạo ra sự phát triển rất lớn, mở ra một bức tranh kinh tế xã hội mới cho cả thành phố, thay đổi vai trò, vị trí, chức năng của mạng lưới giao thông và các trục giao thông trong thành phố. Trong bối cảnh hiện nay khi phương tiện đi lại của người dân đô thị tăng đang gia tăng một cách nhanh chóng thì vấn đề giao thông đô thị trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện nay giao thông đô thị là vấn đề được quan tâm ưu tiên giải quyết của phần lớn các đô thị trên thế giới. Hệ thống các trục giao thông và các đường hướng tâm cũng như các đường vành đai là một trong những bộ phận quan trọng của mạng lưới giao thông vận tải. Nó đảm bảo sự liên thông, và là căn cứ quan trọng phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực, đồng thời nó đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực. Để giải quyết một trong số các vấn đề về nhu cầu đi lại và phát triển đời sống dân cư, Nhà nước định hướng phát triển Trục Quốc lộ 32 Hà Nội - Sơn tây là một trong những trục phát triển đô thị trên nền Vận tải công cộng của thành phố. Tuy nhiên, mật độ và quy mô phát triển đô thị tính từ Trung tâm Hà Nội về Sơn Tây sẽ thay đổi, vì vậy năng lực VTHKCC cũng thay đổi theo từng đoạn và như vậy mỗi đoạn sẽ yêu cầu năng lực và chất lượng dịch vụ khác nhau.Tuy nhiên hiện nay chưa có Quy hoạch chi tiết GTVT trên từng trục quốc lộ, khâu xây dựng các công trình đường giao thông còn chậm chạp do đó không kịp tiến độ dẫn đến sự yếu kém về năng lực CSHT GTVT đô thị, mạng lưới đường sắt đô thị chưa xây dựng theo đúng tiến độ đề ra trong khi nhu cầu đi lại của người dân tăng lên từng ngày đã gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông, hệ quả của nó đã trở thành vấn đề thực sự bức xúc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống nhân dân, thách thức mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Dó đó đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ ra kịch bản phát triển đô thị trên trục quốc lộ 32 dựa trên việc quy hoach trục vận tải HK đa dịch vụ Hà Nội – Sơn Tây Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề liên quan đến các loại hình dịch vụ VTHKCC và năng lực cung VTHKCC trên trục quốc lộ 32. Phạm vi nghiên cứu là trục quốc lộ 32: từ Cầu giấy tới Sơn Tây. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Quy hoạch trục VTHKCC đa dịch vụ trên quốc lộ 32 đoạn Hà Nội – Sơn Tây. Mục tiêu nghiên cứu: xác định được những loại hình dịch vụ VTHKCC tương ứng phù hợp trên từng đoạn tuyến trên trục quốc lộ 32. Cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội và cân bằng sinh thái đô thị. Phương pháp nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản Quy hoạch sử dụng đất vùng Hà Nội Những quy định của quy hoạch đô thị về Quy hoạch không gian, kĩ thuật hạ tầng, tổ chức kiến trúc… Những đặc điểm lớn nhất về giao thông của một đường trục chính đô thị (trên lý thuyết) Hiện trạng cơ sở hạ tầng, các thông số hình học của đường và nút giao trên tuyến: chiều dài, chiều rộng lòng đường, lề đường, hè phố, dải phân cách; hình dạng, chiều rộng, bán kính quay vòng các hướng vào nút; chất lượng mặt đường, vỉa hè Hiện trạng tổ chức giao thông tại điểm dừng xe bus Hiện trạng giao thông tĩnh (dải đỗ xe hoặc bãi đỗ xe), sự ảnh hưởng về giao thông của giao thông tĩnh đến tuyến nghiên cứu Lưu lượng giao thông, cường độ giao thông các hướng trên đoạn tuyến và tại các nút giao thông được nghiên cứu theo thời gian (theo ngày, theo giờ) và theo thành phần tham gia dòng giao thông. Năng lực thông hành của mạng lưới đường bao quanh Chi phí tính bằng tiền cho chuyến đi của các nhóm người sử dụng: xe bus và các phương tiện vận chuyển của các xí nghiệp vận tải hoạt động trên trục quốc lộ 32 Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu giáo trình, bài giảng các môn học: Tổ chức giao thông, Quy hoạch giao thông vận tải, Quy hoạch giao thông đô thị, Điều tra dự báo, Kinh tế giao thông, Dự án và quản lí dự án, Quản lí đô thị… Số liệu về hoạt động của các tuyến bus từ đơn vị thực tập Điều tra tại hiện trường: + Về lưu lượng giao thông bằng phương pháp quay phim và xử lý trên máy tính + Về hiện trạng giao thông, kinh tế quanh vùng, về hiện trạng cơ sở hạ tầng, về hiện trạng tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới cá nhân bằng phương pháp đo đạc, quan sát và ghi chép + Nhu cầu tham gia giao thông bằng xe bus và các phương tiện khác. + Các khu đô thị hay khu công nghiệp dọc trục quốc lộ 32. Nội dung nghiên cứu của đồ án Với mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài như trên, toàn bộ thuyết minh đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vận tải hành khách công cộng và trục VTHKCC đa dịch vụ. Chương 2: Đánh giá hiện trạng VTHKCC trên trục quốc lộ 32 đoạn Hà Nội – Sơn Tây. Chương 3: Lập phương án quy hoạch trục VTHKCC đa dịch vụ trên trục quốc lộ 32 đoạn Hà Nội – Sơn Tây. Do điều kiện và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VTHKCC VÀ TRỤC VTHKCC ĐA DỊCH VỤ 1.1.Tổng quan về VTHKCC 1.1.1.Khái niệm về VTHKCC Vận tải hành khách công cộng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải đô thị. Lịch sử phát triển của VTHKCC gắn liền với lịch sử phát triển của đô thị nói chung và lịch sử giao thông vận tải đô thị nói riêng. Có nhiều khái niệm khác nhau về VTHKCC, nếu xét về bản chất thì VTHKCC được hiểu là hoạt động vận tải trong đó chủ thể của mục đích chuyến đi sử dụng vận tải do người khác cung cấp để thể hiện chuyến đi đó và phải thanh toán một khoản chi phí nhất định cho người cung cấp dịch vụ vận tải. Dịch vụ VTHKCC được thực hiện bằng tất cả các loại phương tiện vận cả phương tiện có sức chứa lớn và phương tiện vận tải có sức chứa nhỏ (taxi, xích lô) để phục vụ nhu cầu đi lại có đặc tính khác nhau về thời gian, quy mô và các yêu cầu về độ tiện nghi. - Tuy nhiên nếu xem xét theo định nghĩa hẹp thì người ta chỉ xem xét loại hình VTHKCC chính quy, trong đó dịch vụ VTHKCC được cung cấp theo tuyến và lịch trình ổn định trong một thời kì nhất định hay nói cách khác vận tải hành khách công cộng là một loại hình vận tải hoạt động theo một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân trong các thành phố và khu dân cư, có thu tiền vé theo quy định. Ở Việt Nam theo quy định về vận chuyển hành khách công cộng trong các thành phố của Bộ Giao thông vận tải thì vận tải hành khách công cộng là tập hợp các phương thức, phương thức vận tải vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cự ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách (không kể lái xe). 1.1.2.Vai trò và hiệu quả của VTHKCC Vận tải hành khách công cộng có ý nghĩa to lớn trong thành phố nói chung và trong giao thông vận tải đô thị nói riêng, do các vai trò chủ yếu sau: Vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại thường xuyên của nhân dân trong thành phố: bởi vì nhu cầu đi lại ngày càng tăng do dân số phát triển nhanh và đời sống được nâng cao, mặt khác thành phố ngày càng được mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao cho nên khoảng cách đi lại ngày càng lớn, nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì sẽ không đáp ứng nổi, chỉ có dùng phương tiện vận tải hành khách công cộng bởi vì công suất vận chuyển lớn chẳng hạn: tàu điện ngầm có khả năng vận chuyển từ 20000 đến 60000 hành khách/giờ. Vận tải hành khách công cộng là biện pháp hữu hiệu để giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường: trong thành phố việc mở rộng lòng đường là hạn chế, thực tế rất khó có thể thực hiện được, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng tăng, mật độ phương tiện đi lại trên đường càng lớn, điều này dẫn đến tốc độ lưu thông thấp. Với ý nghĩa đó việc sử dụng vận tải hành khách công cộng để giảm mật độ giao thông là một biện pháp hữu hiệu. Vận tải hành khách công cộng là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Trong giao thông vận tải, ngoài hệ thống cầu, đường còn có bến bãi, gara để cho phương tiện đỗ, dừng (hệ thống giao thông tĩnh). Diện tích chiếm dụng giao thông tĩnh của phương tiện cá nhân cũng cao hơn phương tiện vận tải hành khách công cộng. Ví dụ nếu tính theo chyến đi thì diện tích chiếm dụng giao thông tĩnh của xe bus là 1,5m2 /1 chuyến
Luận văn liên quan