Đồ án Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kì hiện nay

Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm. Mặt khác, bất cứ một xã hội nào cũng chỉ tồn tại được nếu các thành viên của xã hội tiếp nhận được những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy, bao gồm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tư tưởng, giá trị đạo đức, tiêu chuẩn hành vi. Những kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong quá trình phát triển của lịch sử được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối qua các thế hệ. Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, từ lâu, giáo dục đã được coi trọng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và hiện tại Việt Nam nằm trong top những quốc gia đầu tư ngân sách nhiều nhất cho Giáo dục, “chiếm 20% GDP” năm 2010 . Năm 2011 tổng dự toán chi ngân sách nhà nước 2011 của Bộ GD-ĐT là một con số rất lớn “5.081,6 tỷ đồng” . Có thể nói mọi sự so sánh đều là khập khiễng, tuy nhiên nếu đặt một cái nhìn bao quát thì chúng ta thấy được nền giáo dục của nước nhà vẫn chưa có bước phát triển nhảy vọt so với các nước khác trên Thế giới, đặc biệt là các nước phát triển ở phương Tây như Hoa Kì. Trong toàn bộ hệ thống giáo dục, giáo dục Đại học được xem là một trong những bậc học quan trọng nhất hiện nay. Giáo dục Đại học không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người học về mức độ tri thức, mà còn là cơ hội để người học đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân và hiệu quả kinh tế. Giáo dục Đại học không chỉ cải tiến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân nói riêng mà giáo dục đại học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với xã hội nói chung. Nó mở ra cánh cửa hiểu biết của chúng ta đối với các mức độ phức tạp của xã hội hiện đại, và nó cho phép chúng ta đóng góp vào sự giàu mạnh của cộng đồng và dân tộc. Như vậy giáo dục Đại học không phải chỉ là lợi ích tư (private benefit), mà còn là lợi ích công vô cùng quý báu (public good). Một trong các chỉ số của một xã hội thịnh vượng là khi các công dân của xã hội đó tìm 4 kiếm cơ hội giáo dục tốt hơn. Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp đại học luôn được các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân và chính phủ luôn hướng đến, quan tâm. Điều này giúp cho sinh viên phát huy mức độ hiệu quả của những gì họ học được ở đại học và cho phép họ phục vụ cho quyền lợi của dân tộc, và rộng lớn hơn, cho cả thế giới. Hoa Kì là một quốc gia rộng lớn với lịch sử phát triển giáo dục chưa thực sự lâu đời tuy nhiên nơi đây lại là cái nôi của mô hình đào tạo theo tín chỉ ở bậc Đại học -một mô hình khá phổ biến hiện nay đã và đang mang lại hiệu quả cao cho không chỉ nền giáo dục của bản thân Hoa Kì mà còn nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó, mô hình đào tại tín chỉ bậc đại học của Hoa Kì cũng nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của dư luận trên khắp thế giới, tính cập nhật cũng được diễn ra đều đặn, biểu hiện ở nhiều bài báo trên các trang báo in, báo mạng. Vượt ra ngoài biên giới nước Mĩ, đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được áp dụng mạnh mẽ trước hết ở các nước Tây Âu và sau đó lan rộng ra các nước khác trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Theo công văn số: Số: 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quyết định “Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” thì ngày 30/8/2007 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ chính thức được khởi động . Tuy nhiên, từ đó đến nay mô hình đào tạo theo tín chỉ ở VN hiện nay còn khá nhiều bất cập gây khó khăn cho cả các nhà quản lí, cán bộ, giảng viên và người học. Trên thực tế đã có nhiều tác giả của Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề xung quanh việc đào tạo theo mô hình tín chỉ bậc Đại học của Hoa Kỳ nhưng đa số những phân tích ấy thường làm nổi bật một số khía cạnh về mô hình đó tiêu biểu như những khó khăn, thách thức trong áp dụng mô hình đào tạo mới tại các trường Đại học. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc đi sâu tìm hiểu toàn bộ những nét cơ bản của mô hình đào tạo tín chỉ Hoa Kì là một vấn đề không mới nhưng không kém phần quan trọng cần được lưu tâm. Bởi đây là nơi khởi nguồn, cũng là nơi mà có nền giáo dục dựa và mô hình tín chỉ mạnh nhất thế giới

pdf56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kì hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU. ........................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................................ 3 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. ........................................................................... 5 2.1. Ý nghĩa lý luận. .................................................................................................... 5 2.2 Ý nghĩa thực tiễn. .................................................................................................. 5 3. Đối tượng, khách thể, mẫu phạm nghiên cứu. ............................................................. 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................... 6 3.2 Khách thể nghiên cứu. ........................................................................................... 6 3.3 Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................. 6 3.3.1 Không gian nghiên cứu. ................................................................................. 6 3.3.2 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 6 3.3.2 Phạm vi vấn đề nghiên cứu. ........................................................................... 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................. 6 4.1 Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................ 6 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .......................................................................................... 6 5.Câu hỏi nghiên cứu. ...................................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................ 7 6.1 Phương pháp phân tích tài liệu. ............................................................................. 7 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. ............................................................................... 8 7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 8 8. Khung lí thuyết ............................................................................................................ 8 NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................... 10 Chương 1: Những cơ sở để tiến hành nghiên cứu mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học Hoa Kì hiện nay. ..................................................................................................... 10 1.1. Cơ sở lí luận. ...................................................................................................... 10 1.1.1. Cơ sở triết học. ............................................................................................ 10 1.1.2. Cơ sở Xã hội học. ........................................................................................ 11 1.1.2.1. Thuyết lựa chọn duy lí. ........................................................................ 11 1.1.2.2. Mô hình lý tưởng – ideal type của Mark Weber. ................................ 12 1.1.3. Khái niệm công cụ. ..................................................................................... 12 1.2 Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................... 15 1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu. ..................................................................... 15 1 1.2.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới. ........................................................... 15 1.2.1.2 Những nghiên cứu trong nước. ............................................................. 16 1.2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu. .................................................................... 20 1.2.2.1. Địa bàn Hoa Kì. ................................................................................... 20 1.2.2.2. Các trường Đại học của Hoa Kì. ......................................................... 22 Chương 2. Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kì. ............................. 25 2.1 Mô hình đào tạo tín chỉ Hoa Kỳ ra đời sớm và có sự phát triển mạnh mẽ đến ngày nay. ................................................................................................................... 25 2.1.1. Hệ thống tín chỉ Đại học Hoa Kỳ hiện nay. ................................................ 26 2.1.1.1. Giờ tín chỉ trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ. .. 26 2.1.1.2. Hệ thống môn học tự chọn trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ. ...................................................................................................... 27 2.1.1.3. Chương trình đào tạo chuyên nghành phong phú và chất lượng. ........ 28 2.1.2 Phương pháp dạy và học trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ. ................................................................................................................. 30 2.1.3 Cách thức tính điểm- hành trình ghi nhận trí tuệ của sinh viên trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ. ...................................................... 32 2.1.4 Kết quả và phần thưởng. ........................................................................... 35 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình đào tạo tín chỉ tại các Trường Đại học Hoa Kì. .............................................................................................................................. 37 2.3 Mô hình đào tạo theo tín chỉ đã mang lại chất lượng cao cho giáo dục bậc Đại học Hoa Kì. ............................................................................................................... 42 2.3.1. Chất lượng giáo dục tổng quan của các trường Đại học Hoa Kì. ............... 42 2.3.2. Chất lượng cụ thể trong dạy và học tại các trường Đại học của Hoa Kỳ. .. 45 2.4 Mô hình đào tạo Đại học theo tín chỉ của Hoa kỳ có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. ............................... 47 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 50 2 PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm. Mặt khác, bất cứ một xã hội nào cũng chỉ tồn tại được nếu các thành viên của xã hội tiếp nhận được những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy, bao gồm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tư tưởng, giá trị đạo đức, tiêu chuẩn hành vi. Những kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong quá trình phát triển của lịch sử được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối qua các thế hệ. Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, từ lâu, giáo dục đã được coi trọng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và hiện tại Việt Nam nằm trong top những quốc gia đầu tư ngân sách nhiều nhất cho Giáo dục, “chiếm 20% GDP” năm 2010 ( nhat-the-gioi-11154100.html). Năm 2011 tổng dự toán chi ngân sách nhà nước 2011 của Bộ GD-ĐT là một con số rất lớn “5.081,6 tỷ đồng” ( khuyen-hoc/nam-2011-du-toan-chi-ngan-sach-nganh-giao-duc-hon-5-ngan-ty-dong- 446702.htm ). Có thể nói mọi sự so sánh đều là khập khiễng, tuy nhiên nếu đặt một cái nhìn bao quát thì chúng ta thấy được nền giáo dục của nước nhà vẫn chưa có bước phát triển nhảy vọt so với các nước khác trên Thế giới, đặc biệt là các nước phát triển ở phương Tây như Hoa Kì. Trong toàn bộ hệ thống giáo dục, giáo dục Đại học được xem là một trong những bậc học quan trọng nhất hiện nay. Giáo dục Đại học không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người học về mức độ tri thức, mà còn là cơ hội để người học đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân và hiệu quả kinh tế. Giáo dục Đại học không chỉ cải tiến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân nói riêng mà giáo dục đại học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với xã hội nói chung. Nó mở ra cánh cửa hiểu biết của chúng ta đối với các mức độ phức tạp của xã hội hiện đại, và nó cho phép chúng ta đóng góp vào sự giàu mạnh của cộng đồng và dân tộc. Như vậy giáo dục Đại học không phải chỉ là lợi ích tư (private benefit), mà còn là lợi ích công vô cùng quý báu (public good). Một trong các chỉ số của một xã hội thịnh vượng là khi các công dân của xã hội đó tìm 3 kiếm cơ hội giáo dục tốt hơn. Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp đại học luôn được các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân và chính phủ luôn hướng đến, quan tâm. Điều này giúp cho sinh viên phát huy mức độ hiệu quả của những gì họ học được ở đại học và cho phép họ phục vụ cho quyền lợi của dân tộc, và rộng lớn hơn, cho cả thế giới. Hoa Kì là một quốc gia rộng lớn với lịch sử phát triển giáo dục chưa thực sự lâu đời tuy nhiên nơi đây lại là cái nôi của mô hình đào tạo theo tín chỉ ở bậc Đại học - một mô hình khá phổ biến hiện nay đã và đang mang lại hiệu quả cao cho không chỉ nền giáo dục của bản thân Hoa Kì mà còn nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó, mô hình đào tại tín chỉ bậc đại học của Hoa Kì cũng nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của dư luận trên khắp thế giới, tính cập nhật cũng được diễn ra đều đặn, biểu hiện ở nhiều bài báo trên các trang báo in, báo mạng. Vượt ra ngoài biên giới nước Mĩ, đào tạo theo tín chỉ bắt đầu được áp dụng mạnh mẽ trước hết ở các nước Tây Âu và sau đó lan rộng ra các nước khác trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Theo công văn số: Số: 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quyết định “Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” thì ngày 30/8/2007 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ chính thức được khởi động ( Tuy nhiên, từ đó đến nay mô hình đào tạo theo tín chỉ ở VN hiện nay còn khá nhiều bất cập gây khó khăn cho cả các nhà quản lí, cán bộ, giảng viên và người học. Trên thực tế đã có nhiều tác giả của Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề xung quanh việc đào tạo theo mô hình tín chỉ bậc Đại học của Hoa Kỳ nhưng đa số những phân tích ấy thường làm nổi bật một số khía cạnh về mô hình đó tiêu biểu như những khó khăn, thách thức trong áp dụng mô hình đào tạo mới tại các trường Đại học. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc đi sâu tìm hiểu toàn bộ những nét cơ bản của mô hình đào tạo tín chỉ Hoa Kì là một vấn đề không mới nhưng không kém phần quan trọng cần được lưu tâm. Bởi đây là nơi khởi nguồn, cũng là nơi mà có nền giáo dục dựa và mô hình tín chỉ mạnh nhất thế giới. 4 Vì tất cả những lí do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kì hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp trường State University of New York at Stony Brook; University of Massachusetts; University of California, Berkeley) với mong muốn có cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn về mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học ở Hoa Kì. Từ đó so sánh, nhận định và đưa ra một số góp ý để nâng cao hiệu quả đào tạo theo mô hình tín chỉ bậc Đại học ở Việt Nam. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. 2.1. Ý nghĩa lý luận. Ở nhiều góc độ khác nhau thì mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Giáo dục học, Tâm lí học, Khoa học Quản lý, Xã hội học, Luật học…Qua đó chúng ta có thể thấy được tính chất liên ngành của đề tài. Nghiên cứu đề tài là quá trình vận dụng những tri thức của “Lý thuyết lựa chọn duy lý”, “Mô hình lý tưởng – ideal type”(Mark Weber) cùng một số khái niệm xã hội học khác và một số phương pháp nghiên cứu khác nhằm tìm hiểu, lấy đó làm cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng lí thuyết. Và đặt nền móng cho việc nghiên cứu đề tài ở mức độ sâu hơn trong các giai đoạn sau này. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn. Những phát hiện được rút ra từ nghiên cứu này góp phần đem lại thông tin về: mô hình đào tạo tín chỉ tại các các trường Đại học Hoa Kỳ hiện nay, các nhân tố tác động đến mô hình ấy. Từ đó chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của nó đến chất lượng giáo dục Đại học của Hoa Kỳ, đến giáo dục của các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhằm cũng chỉ ra mặt được và mặt chưa được trong việc áp dụng mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học ở nước ta. Thêm vào đó, nghiên cứu này còn có ý nghĩa đối với bản thân chúng tôi - những người nghiên cứu. Nó tạo cơ hội cho chúng tôi rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức được học trong nhà trường cả về lí luận lẫn phương pháp vào thực tiễn để tìm ra hướng giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể, góp phần trau dồi, nâng cao 5 năng lực bản thân và tích lũy kinh nghiệm cho việc làm nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp sau này. 3. Đối tượng, khách thể, mẫu phạm nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kì hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường State University of New York at Stony Brook; University of Massachusetts; University of California, Berkeley) 3.2 Khách thể nghiên cứu. Du học sinh Việt Nam ở một số trường đại học Hoa Kì. Nghiên cứu sinh của Việt Nam đang học tập, làm việc tại các trường Đại học của Hoa Kì. 3.3 Phạm vi nghiên cứu. 3.3.1 Không gian: Các trường đại học ở Hoa Kì. 3.3.2 Thời gian: Từ 10/10/2012 đến 20/11/2012 3.3.2 Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kì. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1 Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một cách khái quát về mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kì hiện nay để thấy được kết quả mà nó mang lại cho hệ thống giáo dục của Hoa Kì nói chung và các Quốc gia khác trên thế giới nói riêng trong đó có Việt Nam. Từ đó đưa ra một số góp ý nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học tại nước nhà. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:  Mô tả sơ lược lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng đào tạo của mô hình tín chỉ bậc Đại học Hoa Kì. 6  Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới mô hình đào tạo tín chỉ tại các Trường Đại học Hoa Kì.  Tìm hiểu kết quả mà mô hình đào tạo tín chỉ của các trường đại học Hoa Kì đem lại và tác động của kết quả đó tới nền giáo dục cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của Hoa Kì.  Phân tích những ảnh hưởng của mô hình đào tạo tín chỉ của các trường đại học Hoa Kì tới nền giáo dục đại học của các nước khác trong đó có Việt Nam. 5.Câu hỏi nghiên cứu.  Mô hình đào tạo theo tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kỳ ra đời, phát triển ra sao? Và hiện nay diễn ra như thế nào?  Các nhân tố nào tác động đến mô hình đào tạo tín chỉ ở Đại học Hoa Kỳ?  Mô hình đào tạo tín chỉ có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giáo dục của Hoa Kỳ?  Mô hình đào tạo Đại học theo tín chỉ của Hoa kỳ có ảnh hưởng ra sao đến nền giáo dục của các quốc gia khác trên thế giới? 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1 Phương pháp phân tích tài liệu. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua các tài liệu thứ cấp. Đó là các nghiên cứu về mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kỳ, cụ thể là các công trình nghiên cứu của các Giáo sư, Tiến sĩ trong và ngoài nước về vấn đề, các bài báo trên các tạp chí chuyên nghành Giáo dục học, Xã hội học; Các quyết định do Chính phủ Việt Nam ban hành có liên quan. Ngoài ra nghiên cứu còn thu thập các thông tin từ tài liệu thứ cấp: các bài báo trên các trang mạng: vietnamnet.con; 24h.com; Wikipedia.com; ceea.ier.edu.vn/ vietnamexpress.com; 7 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn với 6 trường hợp, trong đó có 5 sinh viên, và 1 nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ. Do khoảng cách địạ lý không thể gặp mặt trực tiếp nên chúng tôi tiến hành phỏng vân sâu qua Yahoo- 1 công cụ tiện ích của Interner (có webcam để theo dõi hình ảnh các đối tượng được phỏng vấn. Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 30 đến 40 phút). Cơ cấu phỏng vấn sâu: Cơ cấu theo giới tính 5 nam 1 nữ Cơ cấu theo bậc học Đại học: 5 người Sau đại học (nghiên cứu sinh): 1người. 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết là: “Khẳng định một sự kiện mà việc kiểm chứng nó vẫn còn để ngỏ”. [16, tr. 161] Ở đề tài này chúng tôi đưa ra 4 giả thuyết  Mô hình đào tạo tín chỉ Đại học Hoa Kỳ ra đời sớm và có sự phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.  Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học Hoa Kỳ.  Mô hình đào tạo theo tín chỉ đã mang lại chất lượng cao cho giáo dục bậc Đại học Hoa Kì.  Mô hình này đã ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục của nhiều quốc gia khác trên Thế giới đặc biệt là Việt Nam 8. Khung lí thuyết 8 Điều kiện Kinh tế- Xã hội Hoa Kì Chính trị, Kinh tế Khoa học Văn hoá Nhà nước, công nghệ Pháp luật Mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại học ở Hoa Kì Chất lượng giáo dục bậc Đại học của Hoa Kì Giáo dục bậc Đại học của các nước khác trên thế giới 9 NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Những cơ sở để tiến hành nghiên cứu mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học Hoa Kì hiện nay. 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Cơ sở triết học. Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng của Các Mác được sử dụng như kim chỉ nan, xuyêt suốt toàn bộ nội dung của đề tài để làm cơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Xét ở phạm vi đề tài này chúng tôi áp dụng một trong những quy luật rất quan trọng của chủ nghĩa Duy vật biện chứng này đó là “Quy luật phủ định của phủ định”: “Là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định” [1, tr. 99]. Mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học Hoa Kì có nền tảng, nền móng đặt cơ sở cho sự phát triển hiện tại và trong tương lai. Trong quá trình đó những “cái cũ” sẽ bị phủ định và được thay thế bằng “cái mới” và “cái mới” đó sẽ tiếp tục được phủ định trong tương lai để tạo nên một mô hình đào tạo năng động nhất, chất lượng nhất và hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có các quan điểm, quy luật khác của Chủ nghĩa Duy Vật biện chứng được áp dụng trong giải thích các kết quả nghiên cứu. 10 1.1.2. Cơ sở Xã hội học. 1.1.2.1. Thuyết lựa chọn duy lí. Cơ sở Xã hội học của đề tài là Lý thuyết “Thuyết lựa chọn duy lí” có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỉ 18-19 khi mà một số nhà triết học đã từng cho rằng bản chất của con người là vị kỉ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tráng nỗi khổ đau; còn các nhà kinh tế học thì nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Thuyết lựa chọn duy lí được phát triển mạnh mẽ qua thời gian với các quan điểm của nhiều tác giả như Marx, Homans, Jone Elster, Marschal… Thuyết lựa chọn duy lí được phát triển mạnh trong kinh tế học hiện đại, lý thuyết“cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích. Có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu” (Theo Lê Ngọc Hùng, Lịch sử lí thuyết xã hội học hiện đại). Áp dụng vào trong đề tài nghiên cứu ta thấy rằng: Hoa Kì luôn t
Luận văn liên quan