Đồ án Nghiên cứu các hoạt động của Logistics đô thị – ứng dụng phân tích cho đô thị Hà Nội

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ. Dân cư từ các vùng nông thôn di cư vào các đô thị rất lớn làm cho dân số đô thị ngày càng tăng cao, quỹ đất ngày càng hạn hẹp và hệ thống giao thông đô thị nhanh chóng bị quá tải. Hà Nội, trung tâm văn hóa chính trị kinh tế lớn của cả nước đang là một trong những đô thị bị quá tải về dân số. Hiện nay dân số của Hà Nội đã lên tới 6.448.837 người và đang là thành phố đông dân thứ hai trên cả nước. Kinh tế phát triển, đời sống dân cư tăng cao, nhu cầu mua sắm, giải trí lớn và là đang một thị trường kinh doanh rất hấp dẫn khiến cho nhu cầu hàng hóa phục vụ trên địa bàn Hà Nội tăng lên rất mạnh mẽ. Do sự yếu kém trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống phân phối cũng như trong công tác quản lý đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động hàng hóa trong đô thị. Cùng với đó, yêu cầu về lợi ích của các hãng vận tải, các doanh nghiệp và yêu cầu về một môi trường thành phố trong lành, sạch đẹp của cộng đồng dân cư trong hoạt động hàng hóa trên địa bàn thành phố dẫn tới những mâu thuẫn nảy sinh. Nhu cầu hàng hóa càng lớn thì mâu thuẫn ấy càng nghiêm trọng. Vì vậy vấn đề đặt ra cho chính quyền thành phố là phải làm sao để giải quyết các mâu thuẫn ấy cân đối hài hòa các lợi ích, đem lại cho đô thị một môi trường kinh doanh, vận tải, phân phối hàng hóa hoàn thiện hơn, ít các khó khăn hơn trong điều kiện phải làm giảm các tác động môi trường, nâng cao chất lượng sống cho dân sinh. Để thực hiện được các yêu cầu ấy Logistics đô thị là hướng giải quyết duy nhất cho chính quyền thành phố. Theo nghiên cứu của các thành phố lớn trên thế giới, áp dụng các mô hình Logistics đô thị cho thành phố sẽ giúp làm giảm được rất nhiều các vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả cho hoạt động hàng hóa đô thị, cân bằng các lợi ích và đáp ứng được những nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng cho đô thị. Theo Ruske 1994, Kohler 1997, Taniguchi và Vander Heijden 2000: “Logistics đô thị là quá trình tối ưu hóa các hoạt động Logistics và các hoạt động vận tải trong khu vực đô thị trên cơ sở có xem xét tới các vấn để liên quan môi trường giao thông, tắc nghẽn giao thông và tiêu thụ năng lượng trong khuôn khổ của một nền kinh tế thị trường”. Do có được rất nhiều lợi ích từ việc thực hiện Logistics đô thị cho các thành phố mà đề tài “ Nghiên cứu các hoạt động của Logistics đô thị – ứng dụng phân tích cho đô thị Hà Nội” mà sinh viên trình bày sau đây nhằm tìm hiểu các hiệu quả mà hoạt động Logistics đô thị có thể mang lại và đồng thời ứng dụng cho thủ đô Hà Nội nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải đã được tóm lược ở trên. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động vận chuyển, phân phối hàng hóa trong khu vực đô thị cùng với những tác động của nó tới môi trường giao thông, kinh tế, xã hội, tài chính và tiêu thụ năng lượng. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu dừng lại ở phạm vi nội thành Hà nội và các hoạt động liên quan tới hàng hóa. - Phạm vi về mặt thời gian: Số liệu được sử dụng được lấy trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2000 đến 2010. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là đề xuất mô hình quản lý hiệu quả cho hoạt động Logistics đô thị ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Từ mục tiêu tổng thể ta có thể chia thành những mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến logitics và logitics đô thị. Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh gia mức độ hiệu quả của việc quản lý Logistics đô thị. - Làm rõ hiện trạng Logistics đô thị ở Hà Nội. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động Logitstics đô thị của Hà nội và các nhân tố ảnh hưởng đến những hoạt động này. - Đề xuất những mô hình và giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả Logistics đô thị áp dụng cho Thủ đô Hà Nội. Kết cấu của đồ án: Kết cấu đồ án gồm có: Mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về Logistics đô thị Chương II: Thực trạng Logistics đô thị của thủ đô Hà Nội Chương III: Đề xuất mô hình và phương pháp quản lý hiệu quả Logistics đô thị Hà Nội Kết luận và kiến nghị

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu các hoạt động của Logistics đô thị – ứng dụng phân tích cho đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỂU: iv DANH MỤC HÌNH HỌA: iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS ĐÔ THỊ 4 1.1. Logistics và quản trị Logistics: 4 1.1.1. Logistics: 4 1.1.2. Quản trị Logistics: 7 1.2. Logistics đô thị: 8 1.2.1. Nền tảng Logistics đô thị: 8 1.2.2. Khái niệm Logistics đô thị: 9 1.2.3. Phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống Logistics đô thị: 12 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá: 17 1.2.5. Dòng hàng hóa trong đô thị: 18 1.2.6. Mô hình Logistics đô thị: 19 1.2.7. Logistics đô thị và hệ thống giao thông thông minh: 23 1.3. Kết luận: 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LOGISTICS ĐÔ THỊ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 28 2.1. Giới thiệu: 28 2.1.1. Thủ đô Hà Nội: 28 2.1.2. Tổng quan về hoạt động vận tải hàng hóa trên địa bàn Hà Nội: 29 2.1.3. Mục tiêu hướng tới: 30 2.1.4. Mô hình phân tích hiện trạng: 30 2.2. Hiện trạng: 31 2.2.1. Nhu cầu hoạt động hàng hóa trên địa bàn Hà Nội: 31 2.2.2. Khả năng cung ứng: 37 2.2.3. Những tác động: 47 2.3. Đánh giá hiện trạng: 53 2.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng và những khó khăn: ………………………………………………………………………………….53 2.3.2. Ý kiến đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn của các bên liên quan: 56 2.3.3. Những nguyên nhân chính: 57 2.3.4. Xác định mục tiêu cho những giải pháp nâng cao hiệu quả cho Logistics đô thị Hà Nội: ………………………………………………………………………………….57 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ LOGISTICS ĐÔ THỊ HÀ NỘI 59 3.1. Đặt vấn đề: 59 3.1.1. Hệ thống thông tin tiên tiến: 59 3.1.2. Hệ thống hợp tác vận tải hàng hóa: 60 3.1.3. Những nhà ga logistics công cộng: 61 3.1.4. Kiểm soát hệ số sử dụng trọng tải: 61 3.1.5. Hệ thống giao thông vận tải hàng hóa ngầm: 62 3.1.6. Những giải pháp cho Logistics đô thị bền vững ở một số thành phố: 62 3.2. Những kịch bản nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics đô thị ở Hà Nội: 65 3.3. Phân tích và dự báo tác động của các kịch bản: 65 3.3.1. Giảm tắc nghẽn giao thông: 65 3.3.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội: 66 3.3.3. Quản lý giao thông tốt hơn: 67 3.3.4. Thay đổi giải pháp Logistics: 67 3.3.5. Kết hợp các phương tiện vận tải: 67 3.3.6. Nâng cao chất lượng tiêu thụ nhiên liệu: 69 3.4. Lựa chọn áp dụng các phương pháp hiệu quả: 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT V/C: vận chuyển VD: ví dụ ITS: hệ thống giao thông thông minh CN: công nghiệp QL: quản lý DANH MỤC BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người dân Hà Nội……………………..  33   Bảng 2.2: cơ cấu nhu cầu đi lại theo phương thức của Hà Nội và các huyện lân cận, 2005  34   Bảng 2.3: Bảng phân bổ điểm đến để mua sắm theo mặt hàng……………………………  35   Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Hà Nội…………………………  40   Bảng 2.5: Tỷ lệ phần trăm tổng số đóng góp phát thải khí nhà kính của các loại xe khác nhau trong đô thị……………………………………………………………………………  51   DANH MỤC HÌNH HỌA: Hình 1.1: Chuỗi Logistics…………………………………………………………………..  4   Hình 1.2: Các bộ phận cơ bản của Logistics……………………………………………….  6   Hình 1.3: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản…………………………  6   Hình 1.4: Các bên liên quan trong Logistics đô thị………………………………………...  10   Hình 1.5: Phương pháp tiếp cận hệ thống Logistics đô thị………………………………...  12   Hình 1.6 : Mô hình dòng hàng hóa trong đô thị……………………………………………  18   Hình 1.7: Mô hình cốt lõi của Logistics đô thị…………………………………………….  19   Hình 2.1: Bản đồ Hà Nội mở rộng…………………………………………………………  28   Hình 2.2 : Mô hình phân tích hiện trạng…………………………………………………...  31   Hình 2.3 : Biểu đồ kích thước hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội……………………………  32   Hình 2.4 : Biểu đồ phân phối thu nhập hộ gia đình hàng tháng……………………………  32   Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ sử dụng các nhóm hàng hóa của dân cư Hà Nội………………….  34   Hình 2.6: PTVT với hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp quận Hoàn Kiếm…………  36   Hình 2.7: Mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội……………………………………  38   Hình 2.8: Một số hình ảnh đường vành đai của Hà Nội……………………………………  39   Hình 2.9 : Biểu đồ tỷ lệ phương tiện vận tải được sử dụng để phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận Hoàn Kiếm……………………………………...  43   Hình 2.10: Biểu đồ phân bổ bề rộng đường vào nhà của hộ gia đình ở Hà Nội…………...  44   Hình 2.11 : Phân bổ tính chất chuyến đi trong khu vực trung tâm Hà Nội………………..  46   Hình 2.12 : Những tai nạn xe tải gây mất an toàn và tắc nghẽn giao thông………………..  48   Hình 2.13 : Chiếc xe tải bị gãy trục trên đường Nguyễn Trãi gây tắc nghẽn kéo dài……...  48   Hình 2.14 : Hàng hóa rơi vãi từ xe tải……………………………………………………...  49   Hình 2.15 : Xe máy tránh xe tải……………………………………………………………  49   Hình 2.16 : Vận chuyển hàng hóa cồng kềnh của xe đạp, xe máy, xe ba gác……………..  50   Hình 2.17: Tiêu chuẩn khí thải hiện nay ở khu vực Đông Nam Á…………………………  51   Hình 2.19 : Hoạt động xe tải gây ô nhiễm môi trường đô thị……………………………...  52   Hình 3.1: Hệ thống hợp tác vận tải hàng hóa………………………………………………  60   Hình 3.2: Phối hợp các phương tiện vận tải……………………………………………….  68   LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ. Dân cư từ các vùng nông thôn di cư vào các đô thị rất lớn làm cho dân số đô thị ngày càng tăng cao, quỹ đất ngày càng hạn hẹp và hệ thống giao thông đô thị nhanh chóng bị quá tải. Hà Nội, trung tâm văn hóa chính trị kinh tế lớn của cả nước đang là một trong những đô thị bị quá tải về dân số. Hiện nay dân số của Hà Nội đã lên tới 6.448.837 người và đang là thành phố đông dân thứ hai trên cả nước. Kinh tế phát triển, đời sống dân cư tăng cao, nhu cầu mua sắm, giải trí lớn và là đang một thị trường kinh doanh rất hấp dẫn khiến cho nhu cầu hàng hóa phục vụ trên địa bàn Hà Nội tăng lên rất mạnh mẽ. Do sự yếu kém trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống phân phối cũng như trong công tác quản lý đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động hàng hóa trong đô thị. Cùng với đó, yêu cầu về lợi ích của các hãng vận tải, các doanh nghiệp và yêu cầu về một môi trường thành phố trong lành, sạch đẹp của cộng đồng dân cư trong hoạt động hàng hóa trên địa bàn thành phố dẫn tới những mâu thuẫn nảy sinh. Nhu cầu hàng hóa càng lớn thì mâu thuẫn ấy càng nghiêm trọng. Vì vậy vấn đề đặt ra cho chính quyền thành phố là phải làm sao để giải quyết các mâu thuẫn ấy cân đối hài hòa các lợi ích, đem lại cho đô thị một môi trường kinh doanh, vận tải, phân phối hàng hóa hoàn thiện hơn, ít các khó khăn hơn trong điều kiện phải làm giảm các tác động môi trường, nâng cao chất lượng sống cho dân sinh. Để thực hiện được các yêu cầu ấy Logistics đô thị là hướng giải quyết duy nhất cho chính quyền thành phố. Theo nghiên cứu của các thành phố lớn trên thế giới, áp dụng các mô hình Logistics đô thị cho thành phố sẽ giúp làm giảm được rất nhiều các vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả cho hoạt động hàng hóa đô thị, cân bằng các lợi ích và đáp ứng được những nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng cho đô thị. Theo Ruske 1994, Kohler 1997, Taniguchi và Vander Heijden 2000: “Logistics đô thị là quá trình tối ưu hóa các hoạt động Logistics và các hoạt động vận tải trong khu vực đô thị trên cơ sở có xem xét tới các vấn để liên quan môi trường giao thông, tắc nghẽn giao thông và tiêu thụ năng lượng trong khuôn khổ của một nền kinh tế thị trường”. Do có được rất nhiều lợi ích từ việc thực hiện Logistics đô thị cho các thành phố mà đề tài “ Nghiên cứu các hoạt động của Logistics đô thị – ứng dụng phân tích cho đô thị Hà Nội” mà sinh viên trình bày sau đây nhằm tìm hiểu các hiệu quả mà hoạt động Logistics đô thị có thể mang lại và đồng thời ứng dụng cho thủ đô Hà Nội nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải đã được tóm lược ở trên. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động vận chuyển, phân phối hàng hóa trong khu vực đô thị cùng với những tác động của nó tới môi trường giao thông, kinh tế, xã hội, tài chính và tiêu thụ năng lượng. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu dừng lại ở phạm vi nội thành Hà nội và các hoạt động liên quan tới hàng hóa. Phạm vi về mặt thời gian: Số liệu được sử dụng được lấy trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2000 đến 2010. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là đề xuất mô hình quản lý hiệu quả cho hoạt động Logistics đô thị ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Từ mục tiêu tổng thể ta có thể chia thành những mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến logitics và logitics đô thị. Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh gia mức độ hiệu quả của việc quản lý Logistics đô thị. Làm rõ hiện trạng Logistics đô thị ở Hà Nội. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động Logitstics đô thị của Hà nội và các nhân tố ảnh hưởng đến những hoạt động này. Đề xuất những mô hình và giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả Logistics đô thị áp dụng cho Thủ đô Hà Nội. Kết cấu của đồ án: Kết cấu đồ án gồm có: Mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về Logistics đô thị Chương II: Thực trạng Logistics đô thị của thủ đô Hà Nội Chương III: Đề xuất mô hình và phương pháp quản lý hiệu quả Logistics đô thị Hà Nội Kết luận và kiến nghị Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đồ án của em không thể tránh được có những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án, giúp đỡ em tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tốt đồ án này. Đồng thời, em vô cùng biết ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên em trong suốt thời gian làm đồ án. Và cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Quy hoạch và quản lý giao thông, cảm ơn các bạn trong lớp Quy hoạch K47 trường Đại học Giao thông Vận Tải Hà Nội đã ủng hộ, chia sẻ tài liệu cũng như giúp đỡ em thu thập các số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án. Em xin cam đoan đây là bản đồ án do chính em thực hiện, không sao chép lại của bất cứ tài liệu nào, trích đẫn đúng như quy định và có danh mục tài liệu tham khảo đi kèm. Hà Nội, ngày 20-04-2010 SV: Nguyễn Thị Thùy Linh CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS ĐÔ THỊ Logistics và quản trị Logistics: Logistics: Khái niệm Logistics: Có rất nhiều khái niệm Logistics nhưng ta có thể hiểu: “ Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” (trích trong “Logistics and Supply Chain Management” tác giả Ma Shuo tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999) Ta có thể biểu diễn khái niệm Logistics thành sơ đồ sau đây: Hình 1.1: Chuỗi Logistics Đối tượng, công cụ nghiên cứu của Logistics: Đối tượng nghiên cứu của Logistics: Đối tượng Logistics là những thứ có thể xem xét và mô tả một cách độc lập, ví dụ dòng nguyên vật liệu, thành phẩm, dòng hành khách (nhân lực), quá trình thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng hoặc yêu cầu của hành khách, sản phẩm tiêu dùng, một tổ chức, một hệ thống hoặc một sự kết hợp bất kỳ giữa các hoạt động và quá trình liên quan. Dòng chính: dòng vật chất và dòng dịch vụ; Dòng đi kèm (thông tin, tài chính…) Công cụ nghiên cứu của Logistics: Tối ưu hóa tài nguyên trong hệ thống kinh tế nhất định khi quản lý các dòng chính và dòng đi kèm Mục đích của Logistics: Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở tối ưu hóa dòng vật tư trên toàn bộ hệ thống. Tổ chức phục vụ khách hàng với chất lượng cao Đồng thời có mức chi phí tương đối. 7 quy tắc “vàng” của Logistics: Sản phẩm (đối tượng – chủ thể): sản phẩm cần thiết đến đúng đối tượng cần thiết. Chất lượng: chất lượng tương xứng. Số lượng: đúng số lượng cần thiết. Thời gian: đến đúng thời điểm cần thiết. Địa điểm: đến đúng địa điểm. Chi phí: với chi phí tối thiểu. Người tiêu thụ: đến đúng người tiêu thụ cần thiết (tương ứng). 6 nguyên tắc của Logistics: Nguyên tắc tối ưu hóa: Ra quyết định quản lý sao cho chất lượng công việc đạt được mức tối đa trong điều kiện cho phép. Nhiệm vụ đặt ra không phải là tìm ra phương án tốt nhất trong các phương án hiện có, mà phải tốt nhất trong các phương án có thể xảy ra, và phương án này phải đạt được mục tiêu đặt ra một cách tối đa trong điều kiện chi phí nhất định. Nguyên tắc trọn vẹn: đạt được mục tiêu cho trước trên toàn bộ quá trình Logistics mà không chỉ từng phần của nó. Nguyên tắc hệ thống: Logistics phải được xem là một đối tượng tổ hợp từ nhiều thành phần (nhiệm vụ) có quan hệ qua lại lẫn nhau. Khi xem xét nghiên cứu Logistics, không chỉ xem xét tứng thành phần của nó mà phẩi xem xét nó trên toàn bộ tổng thể. Nguyên tắc trình tự: đặc trưng bởi sự trật tự có tổ chức các mối quan hệ qua lại của các thành phần Logistics theo chiều dọc. Nguyên tắc liên kết: Để đạt được hiệu quả trên toàn bộ hệ thống, thì cần phải liên kết các thành phần của chuỗi cung ứng theo thời gian và không gian. Nguyên tắc hình thức: hướng đến việc nhận được các đặc tính số lượng và tổng hợp của hệ thống Logistics. Các bộ phận cơ bản của Logistics: Hình 1.2: Các bộ phận cơ bản của Logistics  Các hoạt động Logistics cơ bản: Hình 1.3: Các thành phần quản trị và hoạt động Logistics cơ bản Nghiệp vụ quản lý   Lập kế hoạch  Thực hiện  Kiểm tra   Các hoạt động Logistics   Dịch vụ khách hàng Dự báo nhu cầu Thông tin trong phân phối Kiểm soát lưu kho Vận chuyển nguyên vật liệu Quá trình đặt hàng Dịch vụ và phụ kiện hỗ trợ  Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho chứa Thu gom Đóng gói Xếp dỡ hàng trở lại Phân loại hàng hóa Giao thông và vận tải Kho tàng và lưu kho   Nguồn: Lamber, Strategic Logistics management, page3 Quản trị Logistics: Khái niệm quản trị Logistics: Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ thì: “Quản trị Logistics là quá trinh hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Nội dung quản trị Logistics: Như những phần trên đã trình bày, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động để thực hiện chiến lược Logistics cũng đồng thời là một quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Logistics không chỉ liên quan đến nguyên vật liệu mà còn liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, quản trị Logistics rất rộng với các nội dung chủ yếu sau: Dịch vụ khách hàng Hệ thống thông tin Quản trị dự trữ Quản trị vật tư Vận tải Kho bãi Quản trị chi phí Mối quan hệ giữa quản trị Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau. Thật ra, quản lý logistic hay quản lý Logistics chỉ liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động Logistics. Nói cách khác, Logistics chỉ là một thành tố của chuỗi cung ứng. Logistics – Quản trị dòng vật tư ra vào trong phạm vi một tổ chức. Quản trị chuỗi cung ứng – Quản trị dòng vật tư trong phạm vi toàn bộ chuỗi cung ứng (nhiều tổ chức). Logistics nhấn mạnh đến tính tối ưu của quá trình, còn dây chuyền cung ứng chỉ nói đến quá trình. Nếu riêng trên góc độ doanh nghiệp thì logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian, chu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứng cho đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Còn quản trị dây chuyền cung ứng gồm cả quá trình logistics bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng và các nhà cung cấp cấp 1, cấp 2,.. Do đó quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm rộng hơn logistics của một doanh nghiệp Logistics đô thị: Nền tảng Logistics đô thị: Gần đây, vận tải hàng hóa trong đô thị đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề khó khăn. Bên vận tải hàng hóa dự kiến cung cấp những chất lượng dịch vụ cao hơn trong khuôn khổ của hệ thống vận tải “Just in time” với chi phí thấp hơn. Trong khi đó, mức độ tắc nghẽn trên các tuyến đường trong đô thị liên tục tăng và nhu cầu giao thông tăng cao, ô nhiễm môi trường giao thông đang trở thành vấn đề rất lớn trong rất nhiều các đô thị. Những chiếc xe vận chuyển hàng hóa đang góp phần đáng kể vào việc gây ô nhiễm môi trường đô thị bởi việc thải ra khí NOx, SPM (những hạt bay lơ lửng) và một vài loại khí độc hại khác. Việc bảo tồn năng lượng cũng là vấn đề rất quan trọng không chỉ bởi nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có đang dần cạn kiệt mà còn góp phần làm giảm lượng khí CO2 gây hiện tượng nóng lên của trái đất. Tai nạn với những chiếc xe tải chuyên chở hàng hóa thì dẫn đầu về việc gây đáng kể chấn thương cho cộng đồng… Từ đó, trong một vài năm gần đây có một xu hướng mới nghiên cứu về hoạt động vận tải hàng hóa trong đô thị, các nghiên cứu này thường tập trung vào các vấn đề như: môi trường, tắc nghẽn, tiết kiệm năng lượng, tai nạn giao thông trong khu vực đô thị, nhấn mạnh đến sự phát triển nhanh chóng của “Hệ thống giao thông thông minh” (ITS), đó là tiềm năng mang lại các biện pháp hiệu quả để giảm chi phí vận tải hàng hóa cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. Với xu thế không ngừng đô thị hóa trên thế giới, mức độ công nghiệp hóa và phát triển của các vùng nông thôn tăng nhanh cùng với những cơ hội việc làm hấp dẫn hay đời sống văn hóa tinh thần cao, dân cư ngoại ô có xu hướng di chuyển ngày càng đông tới các đô thị để sinh sống, làm việc đã khiến cho mật độ dân số đô thị tăng lên nhanh chóng. Quỹ đất có hạn cùng với sự thiếu thích hợp trong các chính sách Logistics đô thị đã dẫn tới các vấn đề về vận tải hàng hóa thường xuyên nảy sinh. Để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt, môi trường trong sạch hoạt động vận tải hàng hóa trong đô thị đã bị giới hạn cả về trọng tải, nơi xuất phát cũng như điểm đến của nó. V