Đồ án Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003

Ngày nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt của con người. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẻ và chính sách đất đai phù hợp sẽ tác động tích cực trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Vì thế Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, các quy phạm pháp luật để quản lý sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường năng động, đất đai đối với người sử dụng được coi là một tài sản đặc biệt, thực tế thị trường đất đai đã hình thành cho nên để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả, không lãng phí và phân phối đất đai một cách phù hợp cho người sử dụng là vấn đề quan tâm của Chính phủ. Trong đó việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 1993) và 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 2003). Do đó đề tài “Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003” được thực hiện nhằm mục đích: * Nắm được tình hình cấp giấy chứng nhận của tỉnh Đồng Tháp hiện tại. * Tìm hiểu sự khác biệt giữa quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước và sau khi áp dụng Luật Đất đai 2003. * Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp giấy chứng nhận. * Đề xuất ý kiến giải quyết những khó khăn.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Ngày nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt của con người. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẻ và chính sách đất đai phù hợp sẽ tác động tích cực trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Vì thế Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, các quy phạm pháp luật để quản lý sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường năng động, đất đai đối với người sử dụng được coi là một tài sản đặc biệt, thực tế thị trường đất đai đã hình thành cho nên để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả, không lãng phí và phân phối đất đai một cách phù hợp cho người sử dụng là vấn đề quan tâm của Chính phủ. Trong đó việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 1993) và 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 2003). Do đó đề tài “Nghiên cứu quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở Luật Đất đai 2003” được thực hiện nhằm mục đích: * Nắm được tình hình cấp giấy chứng nhận của tỉnh Đồng Tháp hiện tại. * Tìm hiểu sự khác biệt giữa quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước và sau khi áp dụng Luật Đất đai 2003. * Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp giấy chứng nhận. * Đề xuất ý kiến giải quyết những khó khăn. Chương I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU I. Các khái niệm và quá trình hình thành luật Khái niệm về đất đai Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc gia. (Nguyễn Đoan Hạnh, 2004) Khái niệm về quyền sử dụng đất Căn cứ theo Điều 103 Luật Đất đai 2003 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 26/11/2001 đã quy định. - Quyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất và cho sử dụng đất vào các mục đích khác. Về phía nhà nước có chính sách và trách nhiệm bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Ngược lại, người sử dụng đất cũng phải thực hiện toàn bộ những nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định như thực hiện đầy đủ các thủ tục địa chính, nộp đủ thuế, bảo vệ cải tạo và bồi bổ, sử dụng hợp lý. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. (Kim Oanh Na, 2001) Quá trình hình thành Luật Đất đai. Đất đai luôn được coi là công thổ quốc gia, là tài nguyên vô giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế, văn hoá xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Đất đai là bộ phận không thể tách rời của lảnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, không thể có quan niệm về quốc gia không có đất đai, Tôn trọng chủ chủ quyền quốc gia trước hết phải thể hiện ở tôn trọng lãnh thổ quốc gia. Tại Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định “đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng ven biển thềm lục địa …mà pháp luật quy định là của Nhà nước - điều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 20 “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật… Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép” Như vậy, Hiến pháp năm 1980 đã xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đai từ đó quan hệ pháp Luật Đất đai ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Từ đây, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối với đất đai, có đầy đủ 3 quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt số phận pháp lý của đất đai. Các tổ chức và cá nhân với tư cách là người sử dụng đất của Nhà nước, thực hiện một cách trực tiếp quyền chiếm hữu và sử dụng đất đai. Điều 49 Luật Đất đai 1988 quy định người sử dụng đất có quyền “được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao, được quyền chuyển nhượng, bán nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm mà người sử dụng đất có được một cách hợp pháp trên đất được giao “ Tuy nhiên, Luật phải phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước. Đầu những năm 1990, nền kinh tế bao cấp không còn phù hợp với nước ta, vì vậy Quốc hội quyết định sữa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Ngày 15/4/1992, Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp. Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” . Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Điều 17 quy định:”đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời …điều thuộc sở hữu toàn dân”. Từ tình hình nêu trên, ngày 14/7/1993 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua toàn văn Luật Đất đai và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 24/7/1993 . Luật có hiệu lực thi hành ngày 15/10/1993. Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/6/2001 tiếp tục làm rõ và hoàn thiện thêm những vấn đề trên nhưng quan trọng là vấn đề phân cấp và tăng cường quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp trong việc quản lý đất đai. Trong đó có một số điểm mới như về xác định giá đất, vấn đề người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền quyền sử dụng đất (trước đây họ chỉ được phép mua nhà còn đất thì Nhà nước cho thuê). Ngày 26/11/2003 tại kì hợp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua toàn văn Luật Đất đai năm 2003. Luật này thay thế Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2004 . (Đặng Như Hiển, 2004) Phân loại đất: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đai được phân loại như sau: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: a. Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. b. Đất trồng cây lâu năm. c. Đất rừng sản xuất. d. Đất rừng phòng hộ. e. Đất rừng đặc dụng. f. Đất nuôi trồng thuỷ sản. g. Đất làm muối. h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: a. Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thi. b. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp. c. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh d. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. e. Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi, đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ. f. Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng . Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. (Quốc hội 2003) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Theo Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2004: 1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là tổ chức sự nghiệp thuộc sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính trong quản lý, sử dụng đất đai theo cơ chế “một cửa”. 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ sau: a. Thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cùng cấp. b. Lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc, cung cấp bản sao hồ sơ địa chính gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai cho Sở Tài nguyên Môi trường c. Xây dựng cập nhật và quản lý thông tin đất đai của tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương. 3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên Môi trường có các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, d, f, khoản 2 trên. 4. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường. UBND tỉnh thành phố thuộc Trung Ương quyết định thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chi nhánh được bố trí phù hợp theo địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hồ sơ địa chính gốc. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về tổ chức, cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. II. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là dấu hiệu kết thúc quá trình đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp đồng thời đạt được hai mục tiêu cơ bản: - Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ các mặt tự nhiên kinh tế, xã hội,…của đất đai làm cơ sở để nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai. Người sử dụng đất yên tâm khai thác tài nguyên đất theo pháp luật được hưởng quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. * Do đó nó có ý nghĩa sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác nhận mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hoạt động nhà nước đối với đất đai. III. Các trường hợp giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm: a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt . b) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác: Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất. Giao đất không thu tiền: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất trong hạn mức quy định; a. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; b. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng an ninh; c. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư cho các dự án của Nhà nước; d. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã sân phơi, nhà kho, xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; Giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nhà nước có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: a. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở. b. Tổ chức kinh tế được giao đất vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; c. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; d. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; e. Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; f. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. a. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đối với tổ chức cá nhân nước ngoài. b. UBND huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư. c. UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. d. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định như trên không được ủy quyền.(Đặng Như Hiển, 2004) IV. Thu hồi đất Các trường hợp thu hồi đất: Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: a. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; b. Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đó có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cấu sử dụng đất; c. Sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không có hiệu quả. d. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất. e. Đất giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền. f. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây: + Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm. + Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà ngưòi sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm. g. Cá nhân sử dụng đất đã chết mà người còn sống không có quyền thừa kế. h. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; i. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. j. Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn mà không gia hạn khi hết hạn. k. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong 12 tháng liền, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong 18 tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong 24 tháng liền. l. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đến chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép. Thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng: a. Nhà nước thực hiện việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc dự án đầu tư có như cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận. b. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. c. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hối đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất. Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi đất thị UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hôi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại. V. Các quy định chung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường 1. Mục đích yêu cầu: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giửa nhà nước và người sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đạt được mục đích và yêu cầu sau đây: - Xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ: Nhà nước tiến hành các biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai. Người sử dụng đất an tâm sử dụng tối đa mọi tìm năng của đất đai. - Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhà nước nắm chắc tài nguyên đất đai và sử dụng đất hiệu quả và chấp hành dúng pháp luật đất đai - Việc viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: + Thể hiện đầy đủ, đúng quy cách các nội dung của giấy chứng nhận. nội dung không có thông tin phải gạch bỏ bằng một nét ngang (-). + Các nội dung viết giấy phải chính xác, thống nhất với đơn đăng ký đã được duyệt và quyết định cấp giấy chứng nhận, sổ địa chính. + Trên trang 2 của giấy chứng nhận chỉ viết một kiểu chữ, một loại mực theo ngôn ngữ tiếng việt. chữ viết rõ ràng, không sửa chữa . 2. Đối tượng: Theo Luật Đất đai 2003 thì mọi tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất hợp pháp sẽ đươc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình và tổ chức sẽ cấp đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Người đang có quyết định giao đất - Người đang có quyết định cho thuê đất. - Người đang sử dụng đất ổn định. - Người nhận quyền sử dụng đất từ người khác.(Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2004) * Cấp đến từng đối tượng sử dụng đất đã xác định được mục đích sử dụng như: 1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp có tài sản gắn liền với đất 2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao 3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng nhà chung cư, nhà tập thể 4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người có nhà ở thuộc sở hữu chung 5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất 6. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất nông nghiệp 7 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại 8. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 9. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất do doanh nghiệp đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh 3. Điều kiện cấp: - Phải có bản đồ địa chính (đối với các xã vùng đồng bằng và bản đồ tổng quan đối với các xã miền núi). - Phải có sổ địa chính nhà nước. - Có cán bộ địa chính xã. - Người sử dụng đất muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có 2 điều kiện sau: (Lê Thị Xuyến, 2004) * Hoặc các trường hợp sau đây: 1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. 2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. Người đang sử dụng đất theo Điều 50 và Điều 51của Luật Đất đai 2003 mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4. Ngưòi được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ; người nhận quyền sử dụng đất khi sử lý hợp đồng thuế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đã thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn quyền sử dụng đất. 5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
Luận văn liên quan