Đồ án Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc và vận hành bộ tời khoan LBU-1200, bộ hãm tời phụ

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành dầu khí, ngành cơ khí thiết bị khoan khai thác đóng góp một phần rất quan trọng. Trong việc sử dụng những máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khoan khai thác dầu khí, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của bộ tời khoan. Sự vận hành của bộ tời khoan có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống nâng hạ trên giàn khoan biển. Chính vì vậy để nâng cao kiến thức và hiểu them về bộ tời khoan em xin trình bày đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc, và vận hành bộ tời khoan LBU- 1200” Chuyên đề: “ Nghiên cứu bộ hãm tời phụ ” Dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy giáo trong bộ môn thiết bị dầu khí và các chú bên xí nghiệp Vietsopetro và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Giáp, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc và vận hành bộ tời khoan LBU-1200 với chuyên đề nghiên cứu bộ hãm tời phụ”.

docChia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc và vận hành bộ tời khoan LBU-1200, bộ hãm tời phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành dầu khí, ngành cơ khí thiết bị khoan khai thác đóng góp một phần rất quan trọng. Trong việc sử dụng những máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khoan khai thác dầu khí, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của bộ tời khoan. Sự vận hành của bộ tời khoan có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống nâng hạ trên giàn khoan biển. Chính vì vậy để nâng cao kiến thức và hiểu them về bộ tời khoan em xin trình bày đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc, và vận hành bộ tời khoan LBU- 1200” Chuyên đề: “ Nghiên cứu bộ hãm tời phụ ” Dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy giáo trong bộ môn thiết bị dầu khí và các chú bên xí nghiệp Vietsopetro và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Giáp, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc và vận hành bộ tời khoan LBU-1200 với chuyên đề nghiên cứu bộ hãm tời phụ”. Trong quá trình làm đồ án, măc dù đã cố gắng nhưng do tài liệu, thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, em rất mong các thầy góp ý để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2009. Sinh viên thực hiện: Mai Văn Vinh CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỜI KHOAN Ở VIETSOPETRO. 1.1. Khái quát về hệ thống nâng thả. - Cơ chế ròng rọc động– tĩnh. - Móc cẩu và dây cáp. Hệ thống này đảm bảo các công việc sau: - Kéo, thả bộ dụng cụ và ống chống. - Kéo thả máy móc địa vật lý. - Tời khoan. Thành phần chi tiết hệ thống nâng hạ được trình bày ở Hình 1.1  Hình.1.1. Sơ đồ hệ thống nâng hạ. 1. Tang tời 3. Ròng rọc 5. Cáp tời 2. Ròng rọc tĩnh 4. Móc nâng 6. Đầu cáp chết Để tránh rung động hoặc sốc trong hệ thống thì phần cáp chết ta lắp một bộ tang định hướng có con trượt. Trong hệ thống nâng hạ thì cụm ròng rọc động- tĩnh đóng vai trò quan trọng, nó biến chuyển động quay của tời thành chuyển động thẳng đứng của móc nâng và giảm tải trên nhánh cáp chủ động. 1.1.1. Bộ ròng rọc động– tĩnh: Bộ ròng rọc động– tĩnh có mục đích làm chuyển động quay của tời thành chuyển động lên xuống của vật nâng hạ (toàn bộ tải trọng của bộ dụng cụ), biến chuyển động ma sát trượt thành ma sát lăn, chịu tác dụng của lực đột ngột, giảm tải trọng cho sợi cáp. + Hệ thống bảo vệ ròng rọc động– tĩnh: Đây là hệ thống làm dừng chuyển động của ròng rọc khi lên đến độ cao nhất định tránh trường hợp chạm vào ròng rọc tĩnh.(xem hình vẽ 1.2) Cấu tạo: Gồm 2 quả nặng (2) gắn vào hai bánh hơi (3) và (4), hai quả nặng này được treo lên bằng 1 dây cáp vắt ngang qua tháp, khi chuyển động lên quá cao, ròng rọc động sẽ đưa cả sợi cáp này lên cho móc (1) bị bật ra, từ đó hai quả nặng rơi xuống đồng thời cùng lúc cả hai van (3) và (4) sẽ mở ra. khí nén được đưa vào tay phanh, nhờ piston (5) làm cho tay phanh sập xuống. Mặt khác khí sẽ ra van xả nhanh dẫn đến côn tời bị ngắt hơi làm cho tời bị dừng lại  Hình. 1.2: Hệ thống hãm tời. 1: cáp móc. 2: quả nặng. 3- 4: van. 5: piston. 6: tay phanh. 7: côn tời. 8: van xả nhanh. 1.1.2. Móc nâng Móc nâng được lắp ngay bên dưới ròng rọc động bằng hệ thống chốt, có hai lò xo đồng tâm mục đích là: móc nâng dự trữ một lực kéo để khi tháo cần, sức nâng lò xo đó nâng cần ra khỏi vị trí, đồng thời có tác dụng giảm xóc. Mỏ móc nâng thường có cơ cấu chốt an toàn ở miệng nó tự động đóng kín khi có vật móc ở trong, hai bên có tai để gắn quang treo. 1.1.3. Quang treo. Là một bộ phận liên kết giữa móc nâng và êlêvatơ. Có tiết diện tròn, thường có đường kính 44mm, 57mm, 70mm, 89mm và 90mm tương ứng với sức chịu tải 150tấn, 250tấn, 350 tấn, 700tấn. 1.1.4. Êlêvatơ. Êlêvatơ dùng để ôm lấy cần khoan, ống chống phục vụ cho quá trình kéo thả, Êlêvatơ có nhiều khoảng đường kính khác nhau phù hợp với từng loại cần khoan và ống chống. 1.1.5. Cáp khoan. Cáp khoan được tết bằng các sợi thép xoắn lại với nhau. Các sợi thép được chế tạo bằng công nghệ kéo nguội, có đường kính từ 0,3- 3 mm và giới hạn bền 14000-20000N/mm, bền gấp 2,3 lần so với thép cùng loại cùng mác được chế tạo bằng phương pháp cán. Người ta thường sử dụng cáp tròn có 6 bó, mỗi bó có từ 19-37 sợi cáp, các sợi cáp được quấn thành bó nhỏ, các bó nhỏ lại xoắn quanh một ruột bằng kim loại hay chất hữu cơ, đường kính phụ thuộc vào đường kính và cấu tạo cáp. Ruột cáp làm bằng sợi gai, vì dây cáp có nhiều lớp, loại chịu lực căng lớn, ruột cáp làm bằng sợi dây gai quấn chặt. Người ta còn sử dụng kim loại làm ruột cáp, nhằm tránh hiện tượng chèn, dập. Thường người ta sử dụng dây cáp xoắn thuận Có 2 loại cáp: thuận, nghịch, để phù hợp với vị trí cáp bắt đầu vào tang tời và chiều quay của tang tời, cần dùng cáp thuận. Thường dùng cáp có đường kính 25; 28; 32,5. có ruột bằng vật liệu hữu cơ, khi lỗ khoan đã sâu, tải trọng gần bằng tải trọng định mức thì phải dùng cáp có ruột bằng kim loại. 1.1.6. Tháp khoan . Là một kết cấu kim loại bằng thép được tạo trên giàn khoan. Tháp khoan có dạng chóp cụt có chiếu cao 53m và tải trọng là 35 tấn được cấu tạo từ các thanh ngang và thanh chéo, các thanh này được lắp ráp với nhau bởi càc bu lông và đai ốc. Tháp khoan có tác dụng như một giá đỡ trên có treo bộ dụng cụ khoan, phía trước tháp khoan có mặt thoáng để đưa các vật liệu cần, ống ...được dễ dàng. Loại tháp này có độ ổn định cao thường dùng cho giàn khoan ngoài biển. 1.1.7. Tời khoan - Dùng để kéo, thả bộ cần khoan và cột ống chống. - Dùng để treo bộ khoan cụ trong quá trình khoan hoặc bơm rửa giếng khoan. - Tời phụ để tháo, vặn ống chống cỡ lớn. - Thao tác phụ trợ công việc địa vật lý. Tời khoan phải được điều chỉnh tốc độ cho phù hợp khi kéo, thả, khoan hoặc khoan doa. Khi kéo thả cần khoan, thường thực hiện nhiều lần, cần khoan được tời thả với vận tốc đến 100m/s. Trong thời gian kéo cần, cáp quấn lên tang tời với tải trọng từ tải tác dụng của trọng lượng cột cần, còn khi thả thì Êlêvatơ chịu tải trọng không lớn. Chính vì vậy tời khoan là phần chính trong thiết bị khoan dầu khí. 1.2. Những yêu cầu về hệ thống nâng thả. - Có công suất lớn do trọng lượng của cột cần và ống chống lớn . - Có số tốc độ trung gian hợp lý để giảm thời gian nâng thả . - Sơ đồ động học đơn giản tận dụng hết công suất động cơ. - Có tốc độ lớn nhất để kéo thả móc không tải . - Hệ thống hãm làm việc với độ tin cậy cao. - Thuận tiện cho việc điều chỉnh tốc độ truyền tải cho chòong. 1.3.Các loại tời được sử dụng, đặc tính kỹ thuật và ưu nhược điểm. Bảng 1a- các tời khoan chế tạo ở Rumani Tên  Đơn vị  loại tời     TF35  TF25  TF25*  TF21  TF15   Công suất  KW  1,500  11,000  740  520  390   Đường kính cáp  Mm  35(38,1)  32  28  32(28)  25   Lực kéo cáp max  KN  440  275  250  187,5  150   Lực ở cáp  KN  350  250  160  -  113   Vận tốc cáp  m/s  4- 25  4- 25  4- 25  2,3-17,2  2- 12,5   Số vận tốc   4+ 2  4+ 2  4+ 2  6  2+ 1   Đường kính tang tời  mm  900  710  630  710  450   Chiều dài tời  mm  1510  1320  1180  1180  1100   Đường kính phanh  mm  1570  1370  1200  1370  1100   Chiều rộng phanh  mm  275  255  255  255  205   Bảng 1b- Các tời khoan chế tạo ở Liên Xô Tên  Đơn vị đo  U2-5-5  U2-4-7  U2-4-8  BU 200Br  BU 75Br  BU 50Br  BU 40Br   Công suất tời  KW  810  900  440  810  400  300  190   đường kính cáp  mm  33  28  28  33  25  24  25   lực kéo cáp max  KN  245  153  153  232  125  98  80   vận tốc cáp  m/s  2,2-15,8  5,7-20,6  2,25-12,6  3,5-17,7  3,2-16  2,6-11,8  2,8-10,4   số vận tốc   5  5  4  4  4  4  4   đường kính tang tời  mm  800  650  650  850  600  450  400   chiều dài tời  mm  1000  840  840  1100  865  700  550   đường kính phanh  mm  1450  1180  1450  1450  1180  1000  1000   chiều rộng phanh  mm  250  250  250  250  250  180  200   1.4. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. 1.4.1. Những kết quả đã đạt được. - Có công suất lớn do trọng lượng của cột cần và ống chống lớn . - Có số tốc độ trung gian hợp lý để giảm thời gian nâng thả . - Sơ đồ động học đơn giản tận dụng hết công suất động cơ. - Có tốc độ lớn nhất để kéo thả móc không tải . - Hệ thống hãm làm việc với độ tin cậy cao. - Thuận tiện cho việc điều chỉnh tốc độ truyền tải cho chòong. 1.4.2. Những tồn tại cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. - Tời LBU- 1200 là 1 loại tời của Liên Xô, loại tời này đã có từ lâu nên loại tời khoan này còn có nhiều mặt tồn tại : - To, nặng, cồng kềnh. - Các phụ kiện kèm theo cũng rất cồng kềnh lắp đặt khó khăn . - Các chi tiết hay bị hỏng nên thay thế rất mất nhiều thời gian. - khả năng tải của tời thấp, công suất thấp hơn các loại tời của tư bản. Vì vậy ta cần có các biện pháp khắc phục những vấn đề trên bằng cách nghiên cứu sử dụng tối đa công suất của động cơ, kiểm tra và bảo dưỡng đúng lịch và đúng thời gian. thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống sau mỗi lần giao ca hoặc nhận ca và trình độ người điều khiển phải có trình độ cao và hiểu rõ về từng chi tiết trên tời. CHƯƠNG II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TỜI KHOAN LBU- 1200 2.1. Sơ đồ cấu tạo của tời khoan LBU- 1200. - Trục nâng: Trục nâng chính va trục nâng phụ. - Hệ thống phanh: phanh đai và phanh thuỷ lực. - Bảng điều khiển. - Hệ thống khí nén và côn hơi. - Hệ thống bôi trơn . - Hệ thống dẫn động: xích, các đăng, các khớp nối. - Hộp giảm tốc. - Bộ truyền vận tốc thứ 5. - Bộ truyền động roto. - Khớp vấu của phanh thuỷ lực. Sơ đồ cấu tạo chung của tời khoan LBU- 1200 được trình bày: trong Hình 2.1 và Hình 2.2 1-Hộp chứa nước. 9-Tang tời. 2-phanh thủy lực. 11-Hộp xích. 3-Đầu mèo. 12-Hàng rào. 4-Ròng roc động. 13-Trục truyền tốc độ sổ 5. 5,6,10-Trục thẳng đứng. 14-Trục khuỷu của bộ phanh đai. 7- Trục đầu mèo. 15-Đòn cân của bộ phanh đai. 8-Bộ nén khí. 16-tay nắm điều khiển bộ phanh. 17-Bàn điều khiển khoan. 18-Hình vuông. 19-Công xôn. 20-Bộ truyền khí. 21-Bộ khí nén. 22-Hộp giảm tốc. 23-Bộ truyền động roto. 24-Bộ khoá phanh thuỷ lực. 25-Khung.   2.2. Đặc tính kỹ thuật của tời khoan LBU- 1200. Tời khoan LBU- 1200 là một loại tời khoan được chế tạo ở Liên Xô. 1200 – công suất tính toán trên tang tời - Công suất tời kW Động cơ Diezen 606 (825); Động cơ điện 680 (925) - Sức căng của cáp 627,7kN - Sức kéo của ống lót Khi vặn ống : 29,4KN; Khi nâng tải : 29,4kN - Đường kính cáp sử dụng: 32mm - Số vận tốc sử dụng quay Trục nâng - thuận: 5 - ngược chiều là: 1 - Kích thước tang quay Đường kính : 1450mm; Chiều dài : 1030mm - Kích thước tiết diện bánh đai phanh Đường kính: 1450mm; Chiều rộng: 250mm - Kích thước má phanh Dài: 230mm; Rộng: 120mm Dày: 32mm - Diện tích hiệu dụng của ma sát phanh: 12144cm2 - Kích thước của bộ tời khoan : Dài : 7250 mm; Rộng : 3345 mm; Cao : 2865 mm 2.3. Nguyên lý làm việc của tời khoan. Hình vẽ 2.3 trình bày sơ đồ động học của tời LBU- 1200. Tời LBU- 1200 có năm tộc độ, trong đó có 4 tốc độ của trục nâng IV được truyền từ trục số qua trục các đăng I và trục cao tốc II của hộp số. Sau đó qua cặp bánh răng có tỉ số truyền 27/93 để truyền tới trục giảm tốc của hộp số III. Từ trục này chuyển động được truyền sang trục IV bằng côn hơi kép (13) để côn hơi làm việc thì khí nén được nạp vào miệng (14) và được điều khiển bằng bảng điều khiển của kíp trưởng khoan . Tốc độ thứ năm là tốc độ độc lập, nó dùng để nâng êlêvatơ. Nó được truyền từ hộp số dẫn động qua trục các đăng VIII đến trục IX. Sau đó được trền đến trục nâng IV thông qua bánh xích 4, xích 5 và cụm xích 11. Cụm bánh xích 11 được lắp trên hai vòng bi đũa. Nó còn dùng để truyền chuyển động cho trục tời phụ X. Việc đóng ngắt vận tốc hộp số 5 được thực hiện bằng côn hơi 12 thông qua miệng nạp khí 14 để cung cấp nguồn khí cho côn hơi này từ bản điều khiển của kíp trưởng khoan. Tời phụ nhận được chuyển động thông qua bộ bánh xích 11, cặp bánh xích 19/35, xích 3 trục tời X. Trục tời X quay sẽ truyền chuyển động đến bộ bánh răng hành tinh. Nếu đóng côn ma sát của tời phụ thì tời phụ sẽ làm việc. Để truyền chuyển động cho rô to thông qua trục các đăng và trục II cặp bánh răng 27/44 sẽ tiếp tục truyền các tốc độ cho trục VI. Nếu đóng khớp nối vành 1, các côn hơi 500 thì bánh xích 19 sẽ truyền chuyển động quay đến rô to với các cấp tốc độ khác nhau. Ở đầu trục VII các miệng nạp khí 20 để đóng côn hơi 500 (18). Việc thực hiện đóng ngắt côn này được thực hiện từ bảng điều khiển của kíp trưởng khoan. Cấu tạo của tời LBU-1200 cho phép trong khi trục nâng của tời vẫn hoạt động thì rô to vẫn nhận được chuyển động quay. Đồng thời nó còn cho phép thực hiện quá trình quay rôto trong khi thả bộ khoan cụ. Trong quá trình thả bộ khoan cụ, trục nâng tách khỏi nguồn cấp lực bằng cách ngắt côn hơi 1070 (13) và được nối với phanh thuỷ lực bởi khớp nối 7. Chuyển động quay của trục nâng lúc này do trọng lực của bộ ròng rọc động và bộ khoan cụ tác động. Vận tốc thả bộ khoan cụ sẽ được điều chỉnh bằng phanh cơ học 9, 10 và mức nước vào phanh thuỷ lực 6. Như vậy khi thả bộ khoan cụ vận tốc thả sẽ đều, từ từ không gây hư hỏng bộ khoan cũng như làm hỏng phanh cơ học.  I: Trục các đăng; VI: Truc của hộp giảm tốc truyền chuyền động cho roto II: Trục cao tốc của hộp giảm tốc; VII: Trục truyền chuyển động cho roto III: Trục thấp của hộp giảm tốc; VIII: Trục các đăng truyền vận tốc thứ 5 IV: Trục nâng; IX: Trục dẫn động thứ 5 V: Trục phanh thuỷ lực; X: Trục tời phụ 2.4. Lý thuyết cơ bản của tời LBU- 1200. Tời khoan dùng để kéo thả cột cần khoan, ống chống tháo chặn cần, treo cột cần khi khoan. Trong một số trường hộp tời khoan còn dùng để truyền động cho rô to. tời còn dùng để di chuyển các vật nặng phục vụ cho công tác dựng hạ tháp và công tác phụ trợ khác. - Tính toán động học và động lực học của tời khoan: Nhằm mục đích xác định số vòng quay ở các trục của tời, vận tốc quấn cáp của tang tời, sức căng ở đầu dây cáp cuốn ứng với mỗi tốc độ. 2.4.1. Xác định số vòng quay ở các trục của tời. Việc xác định số vòng quay phải dựa vào sơ đồ động học của thiết bị khoan, của tời và số vòng quay của động cơ. Nếu gọi Z1, Z3,Z5 …..là số răng ở đĩa truyền động Và Z2, Z4, Z6,…..là số răng ở số dẫn động. lúc đó số vòng quay ở trục tời được tính là (nt). nt= nm.  trong đó: nm- số vòng quay của động cơ. 2.4.2. Xác định số vận tốc quấn cáp của tời (vt) Với mỗi tốc độ quay của tời ta có thể tính được tốc độ quấn cáp như sau. Vt=  m/s Trong đó: Dth- đường kính trung bình của tang tời: (Dth= Dt + 3d) Dt- đường kính tang tời d- đường kính cáp tời. 2.4.3. Sức căng cực đại ở đầu dây cáp quấn được tính dựa theo công suất của động cơ. (Pc.max) Pc.max=  Trong đó: Nm- công suất của động cơ ηt- hiệu suất truyền từ động cơ đến trục tời vt- vận tốc quấn cáp ở tời. 2.4.4. Vận tốc ở móc nâng (vmin) vmin=  ; Trong đó: β- hệ số ma sát ở các con lăn của hệ palăng Điều kiện để chọn Pc là: Pc < Pc.max CHƯƠNG III. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CỦA TỜI. 3.1. Quy trình bảo dưỡng của tời. 3.1.1. Nếu vận hành đúng theo quy phạm kỹ thuật và nâng, kéo dài thời gian phục vụ, sử dụng, hiệu suất sử dụng trong mọi chế độ vận hành. 3.1.2. Cẩn thận và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật trong thời gian vận hành hệ truyền động các đăng, chăm sóc vả bảo dưỡng tốt các hệ truyền động bản lề. Nếu suất hiện tiếng ồn cao so với bình thường thì cần thiết phải kiểm tra sự đánh hướng tâm của các đĩa lắc đối với nắp đậy bảo vệ. Nếu như sự lắc có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì phải tháo đĩa và thay vòng gioăng 6 (xem hình 3.1) được đáp ứng trong bộ phụ tùng dự trữ, có chiều dày lớn. Sau đó lại lắp lại khe hở giữa những vòng gioăng và bề mặt của đĩa. Đại lượng này phải có giá trị ≤ 0,2 mm trong mỗi ngày. Khi tháo trục các đăng nhất thiết phải thực hiện đánh dấu tri tiết và khi lắp phải tuân thủ trình tự ngược lại khi tháo, trong đó các lắp bịt đầu trục cần phải nằm trong cùng một mặt phẳng. 3.1.3. Thường xuyên theo dõi tình trạng kỹ thuật làm việc của đai. Nếu phanh đai, các guốc phanh có mòn đi 18÷ 20 mm ở đầu cáp chạy thì không phải thay thế chuyển chỗ các guốc khác sao cho độ mòn các guốc trên dải phải đến độ mòn của guốc phanh cho phép max đến 24mm. Khe hở điều chỉnh B (hình 3.1) phải đạt giá trị từ 5÷7 mm, khi đó phanh sẽ cho khả năng bằng 1 dải phanh trường hợp sự cố, chỉnh khe hở này bằng êcu vặn vào bulông 11, phải theo dõi sao cho 2 dải phanh đều làm việc cùng 1 lúc. Quá trình này người ta có 2 cách: dùng mũi tên 19 hay bulông 20 (xem hinh 3.1), thường thì trước khi thả ống chống cần nặng hay khi thay thế cần, cần thiết phải tiến hành hiệu chỉnh lại sự căng của dải phanh theo mũi tên chỉ. Để tiến hành việc đó trên bề mặt của đối trọng cân bằng (xem mặt chiếu B) có các dấu rãnh mang ký hiệu O, П, Λ và trên khung gắn mũi tên 19. Mũi tên 19 này được lắp ở vị trí rãnh O với sự trợ giúp của các lá căn. Nếu mũi tên trong vị trí phanh mà di động thấp hơn vị trí O về phía П thì cần thiết phải xiết thêm dải phanh bên phải.Nếu mũi tên dụch về phía vị trí người, xiết thêm dải phanh bên trái.  Dùng cờ lê 7 quay ốc 8 để xiết thêm đai phanh. Nếu sử dụng bulông 20 thì cúng một thời điểm phải chỉnh sửa như sau: 3.1.3.1. Đặt trọng cân bằng 18 ở vị trí nằm ngang bằng sự trợ giúp của bulông 20 (vặn chúng đến vị trí sao cho đầu bulông chạm vào mặt đối trọng). 3.1.3.2. Nối đai phanh, phanh tang tời bằng cách cung cấp khí nén từ can đến xilanh hơi. Quay cốc 8 bằng tay gạt sao cho khoảng cách E = 1155± 5 mm Đánh dấu tại chỗ, quay gốc 8 trong tình tr ạng nhả phanh. 3.1.3.3. Nhả phanh đã chỉnh, lắp vào dải còn lại và tiếp tục làm như trên . 3.1.3.4. Phanh sau khi đã chỉnh xong bulông 20, gạt tay đỡ 22 đến hết hành trình , hai dải nhất thiết phải nối với nhau, bulông 5 phải vặn vào cốc 8 cho đến vị trí đánh dấu >/<. Trong hiệu chỉnh dải phanh, chú ý rằng kích thước r ( xem hình 3.1) phải có giá trị 380 cm để đảm bảo độ bền của khớp nối ren . Cũng là cần thiết kiểm tra xem các dải phanh có nằm ở vị trí tự do hay không, không tỳ lên tang phanh . Sự ôm đều đai phanh lên tang trong thời điểm phanh được hỗ trợ bằng các đai bulông hiệu chỉnh. - Để tranh sự di chuyển của tang điều khiển đột ngột xuống phía dưới. Nhất thiết phải sử dụng van cung cấp một cách “êm đềm”. Chú ý: khi rời bàn khíp trưởng, phải kiểm tra sự tin tưởng của con hàn cần điều khiển phanh. - Phải gìn giữ tang phanh tời, tang phanh tay (tời phụ), tang khớp nối bôn hơi sạch, không có dầu mỡ . - Phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của bề mặt làm việc, các tang, phanh. nếu bị mòn sâu di 15mm và có các vết nứt chiều dài 80mm thì phải thay tang . - Mỗi một tang phanh có lý lịch riêng, trong đó phải ghi chép đầy đủ thông số kỹ thuật cho phép và hướng dẫn sử dụng. - Trong điều kiện mùa đông cần thiết phải làm nóng ty xi lanh bằng hơi nước. Dùng không khí nén thường kỳ phải thổi để đẩy các chất bẩn, hơi nước ngưng tụ trên thâ ty piston. - Nếu mà phát hiện sự kẹt của côn hơi MP1070 thì phải lắp ngay bulông sự cố 3 (xem hình 3.2-3.3) động tời trong đó khởi động côn MP50 bằng van từ sàn kíp trưởng. - Hàng ngày phải theo dõi trong thời gian vận hành : hệ thống hơi của tời sao cho không rò rỉ , tránh nhiễm dầu mỡ bên ngoài đường dây dẫn .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1do an tn vinh4.doc
  • docBIA DATN.DOC
  • docbia.doc
  • docDANH MỤC HÌNH VẼ.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHU BIA.DOC
Luận văn liên quan