Đồ án Nhà ở và văn phòng cho thuê

Xây dựng cơ bản giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Vai trò và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể thấy rõ từ sự phân tích phần đóng góp của quá trình này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, từ ý nghĩa của công trình được xây dựng nên và từ lượng vốn to lớn được sử dụng trong xây dựng. Cụ thể hơn, xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân. Cùng với ngành sản xuất vật chất khác, trước hết là ngành chế tạo máy và ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thiện khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định (thể hiện ở những công trình, nhà xưởng, bao gồm cả thiết bị, công nghệ được lắp đặt kèm theo) cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nèn kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác. ở đây, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị xây dựng là kiến tạo các công trình tức là chế tạo nên các kết cấu công trình để làm vật bao che nâng đỡ, lắp đặt máy móc cần thiết vào công trình để đưa chúng vào sử dụng. Thống kê cho thấy chi phí cho công tác lắp đặt thể hiện phần tham gia của ngành công nghiệp xây dựng trong việc tạo ra tài sản cố định chiếm từ 40%-60% (cho công trình sản xuất) và 75%-90% cho công trình phi sản xuất. Phần giá trị thiết bị máy móc lắp đặt vào công trình thể hiện phần tham gia của ngành chế tạo máy ở đây chiếm từ 30%-52% (cho công trình sản xuất ) và 0%- 15% (cho công trình phi sản xuất). Ta thấy giá trị thiết bị máy móc chiếm một phần khá lớn giá trị công trình xây dựng nhưng máy móc chưa qua bàn tay của người làm công tác xây dựng để lắp đặt vào công trình thì chúng chưa thể sinh lợi cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật. Về mặt kỹ thuật, các công trình sản xuất được xây dựng nên là thể hiện cụ thể của đường lối khoa học, kỹ thuật của đất nước, là kết tinh của tất cả các thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được ở chu kỳ trước và sẽ góp phần mở ra một chu kỳ phát triển mới của khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo. Về mặt kinh tế, các công trình được xây dựng nên là thể hiện cụ thể của đường lối phát triẻn của ngành kinh tế quốc dân, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ và nhịp điệu tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Về mặt chính trị, xã hội, các công trình được xây dựng nên góp phần mở rộng các vùng công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội của vùng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Về mặt văn hoá và nghệ thuật, các công trình được xây dựng nên , ngoài việc góp phần mở mang đời sống cho nhân dân còn tạo ra những sản phẩm nghệ thuật hoành tráng. Không chỉ vậy, công trình xây dựng còn thể hiện bản sắc văn hoá của một đất nước. Về mặt quốc phòng, các công trình xây dựng ngoài việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, mặt khác nhiều công trình khi xây dựng phải tính toán tới yếu tố quốc phòng. Theo các con số của nhiều nước,phần sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng thường chiếm 11% tổng sản phẩm xã hội, lực lượng lao động chiếm 14% lực lượng lao động của khu vực sản xuất vật chất. Giá trị tài sản cố định sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng kể cả ngành khác có liên quan đến việc phục vụ cho ngành xây dựng cơ bản như vật liệu xây dựng, chế tạo máy chiếm khoảng 20% tài sản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn hoàn thành xây dựng cơ bản, nhiều công trình tầm cỡ khu vực đã được xây dựng, các chung cư cao tầng ngày càng được xây dựng nhiều hơn, các công trình công cộng lớn đã và đang được xây dựng như : TT Hội Nghị Quốc Gia, Sân vận động Mỹ Đình .

docx128 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nhà ở và văn phòng cho thuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng cơ bản giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Vai trò và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể thấy rõ từ sự phân tích phần đóng góp của quá trình này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, từ ý nghĩa của công trình được xây dựng nên và từ lượng vốn to lớn được sử dụng trong xây dựng. Cụ thể hơn, xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân. Cùng với ngành sản xuất vật chất khác, trước hết là ngành chế tạo máy và ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thiện khâu cuối cùng của quá trình hình thành tài sản cố định (thể hiện ở những công trình, nhà xưởng, bao gồm cả thiết bị, công nghệ được lắp đặt kèm theo) cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nèn kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác. ở đây, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị xây dựng là kiến tạo các công trình tức là chế tạo nên các kết cấu công trình để làm vật bao che nâng đỡ, lắp đặt máy móc cần thiết vào công trình để đưa chúng vào sử dụng. Thống kê cho thấy chi phí cho công tác lắp đặt thể hiện phần tham gia của ngành công nghiệp xây dựng trong việc tạo ra tài sản cố định chiếm từ 40%-60% (cho công trình sản xuất) và 75%-90% cho công trình phi sản xuất. Phần giá trị thiết bị máy móc lắp đặt vào công trình thể hiện phần tham gia của ngành chế tạo máy ở đây chiếm từ 30%-52% (cho công trình sản xuất ) và 0%- 15% (cho công trình phi sản xuất). Ta thấy giá trị thiết bị máy móc chiếm một phần khá lớn giá trị công trình xây dựng nhưng máy móc chưa qua bàn tay của người làm công tác xây dựng để lắp đặt vào công trình thì chúng chưa thể sinh lợi cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật. Về mặt kỹ thuật, các công trình sản xuất được xây dựng nên là thể hiện cụ thể của đường lối khoa học, kỹ thuật của đất nước, là kết tinh của tất cả các thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được ở chu kỳ trước và sẽ góp phần mở ra một chu kỳ phát triển mới của khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo. Về mặt kinh tế, các công trình được xây dựng nên là thể hiện cụ thể của đường lối phát triẻn của ngành kinh tế quốc dân, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ và nhịp điệu tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Về mặt chính trị, xã hội, các công trình được xây dựng nên góp phần mở rộng các vùng công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội của vùng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Về mặt văn hoá và nghệ thuật, các công trình được xây dựng nên , ngoài việc góp phần mở mang đời sống cho nhân dân còn tạo ra những sản phẩm nghệ thuật hoành tráng. Không chỉ vậy, công trình xây dựng còn thể hiện bản sắc văn hoá của một đất nước. Về mặt quốc phòng, các công trình xây dựng ngoài việc tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, mặt khác nhiều công trình khi xây dựng phải tính toán tới yếu tố quốc phòng. Theo các con số của nhiều nước,phần sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng thường chiếm 11% tổng sản phẩm xã hội, lực lượng lao động chiếm 14% lực lượng lao động của khu vực sản xuất vật chất. Giá trị tài sản cố định sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng kể cả ngành khác có liên quan đến việc phục vụ cho ngành xây dựng cơ bản như vật liệu xây dựng, chế tạo máy chiếm khoảng 20% tài sản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn hoàn thành xây dựng cơ bản, nhiều công trình tầm cỡ khu vực đã được xây dựng, các chung cư cao tầng ngày càng được xây dựng nhiều hơn, các công trình công cộng lớn đã và đang được xây dựng như : TT Hội Nghị Quốc Gia, Sân vận động Mỹ Đình …. Trong bối cảnh đó việc đào tạo cán bộ kỹ thuật ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp trở nên cấp bách.Nhận thức được điều đó bản thân em đã tập trung vào học tập và nghiên cứu chuyên ngành XDDD & CN tại khoa xây dựng trường Đại Học Xây Dựng.Sau một thời gian học tập em đã tiếp thu được những kiến thức quý báu.Kết quả học tập này phần nào phản ánh trong đồ án tốt nghiệp mà em xin được trình bày sau đây. Em xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô giáo của trường ĐH Xây Dựng đã nhiệt tình giúp đỡ , giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trưòng. Em xin vô cùng cảm ơn các thầy cô trong bộ môn : Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Công trình BTCT, Công trình Thép – gỗ, Công nghệ và tổ chức thi công. Đặc biệt , thầy giáo Hoàng Văn Quang, cô giáo Nguyễn Thị Việt đã trực tiếp hướng dẫn và cho em những ý kiến chỉ đạo sâu sắc để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2007 Sinh viên: Lò Trung Thành PHẦN I - KIẾN TRÚC (10%) Nhiệm vụ thiết kế: Chương I: Tổng quan về công trình. Chương II: Các giải pháp thiết kế kiến trúc công trình. ------------------------------ Các bản vẽ kèm theo: - 02 bản vẽ thể hiện các mặt bằng điển hình của công trình. - 01 bản vẽ thể hiện các mặt đứng của công trình. - 01 bản vẽ thể hiện các mặt cắt của công trình. GVHD: HÀ HUY LIỆU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và xây dựng nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà nền kinh tế đã có những thành quả vượt bậc, việc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như khách du lịch các nước đến Việt Nam. Trong điều kiện đó, ngày càng có nhiều các công ty, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường Việt Nam. Nhu cầu thuê văn phòng, trụ sở làm việc và khách sạn theo đó cũng không ngừng tăng lên. Nhận thấy khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc kinh doanh cao ốc văn phòng và khách sạn cho thuê, nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã xin giấy phép xây dựng, chủ động đầu tư vốn vào lĩnh vực này, trong đó có Công ty TNHH Tân Long với dự án công trình: Khu Nhà ở và Văn phòng cho thuê nằm ở khu đô thị mới mỹ đình. Trong một vài năm trở lại đây ở nước ta, mô hình nhà cao tầng đã trở thành xu thế cho ngành xây dựng. Nhà nước muốn hoạch định thành phố với những công trình cao tầng, trước hết bởi nhu cầu xây dựng, sau là để khẳng định tầm vóc của đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH. Nằm trong chiến lược phát triển chung đó, công trình Khu Nhà ở & Văn phòng cho thuê nằm ở khu đô thị mới Mỹ Đình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng và mặt khác tạo vẻ đẹp mỹ quan cho thành phố. Với chiều cao khá lớn 39,5m, mặt bàng 26m x 39,4m – công trình là một điển hình cho kết cấu nhà cao tầng. Trong khuôn khổ một đồ án tốt nghiệp, em cũng xin được mạnh dạn xem xét công trình dưới quan điểm của một kỹ sư xây dựng, phối hợp với kiến trúc, đưa ra giải pháp kết cấu, cũng như các biện pháp thi công khả thi cho công trình. Tiêu chuẩn thiết kế công trình phù hợp với công năng của công trình. Các tiêu chuẩn áp dụng ở đây bao gồm: Kết cấu móng TCVN 205 – 1998 Kết cấu khung TCXD 198 – 1997 TCBS của Anh có cải tiến ( GS Nguyễn Đình Cống ) Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc sử dụng các hệ số công năng tốt nhất để thiết kế về các mặt diện tích phòng, chiếu sáng, giao thông, cứu hoả, thoát nạn. Công trình xây dựng lên góp phần cải tạo bộ mặt thủ đô, góp phần xây dựng thủ đô hiện đại hơn xứng đáng là thủ đô trái tim cả nước. Đồng thời góp phần tăng nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phù hợp mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 1. Giải pháp kiến trúc mặt bằng + Tầng hầm: Bao gồm gara để xe , phòng kỹ thuật, phòng bơm nước, bể nước ngầm... Tất cả được bao bọc xung quanh bởi hệ thống vách tầng hầm, đảm bảo tốt khả năng chống ẩm cho công trình . + Tầng một: Được bố trí chủ yếu cho các loại hình dịch vụ , cửa hàng , khu vệ sinh công cộng, kho hàng, phòng chứa rác...,sảnh lớn. + Tầng 2 ( tầng 6: Với công năng chính là đặt trụ sở cty và làm Văn phòng cho thuê. + Tầng 7 ( tầng 11: Với công năng chính là là các căn hộ chất lượng cao. + Tầng mái: 2. Các giải pháp cấu tạo và mặt cắt Bước cột rộng 7,8m tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực diện tích văn phòng, phòng ở, một số thiết bị kỹ thuật như hệ thống điều hoà không khí, đường điện sẽ được lắp đặt phía trên trần giả. Mặt sàn được lát gạch granit, khu vực sảnh tầng, nơi chờ thang máy được trải thảm. Toàn bộ tường và sàn đều được sơn chống thấm. Khu vực tầng hầm ngoài chức năng để xe còn là nơi chứa toàn bộ máy móc kỹ thuật của công trình như máy phát điện, máy biến áp, tổng đài điện thoại, hệ thống xử lý nước và hệ thống điều hoà nhiệt độ trung tâm ...Các thiết bị kỹ thuật không đặt trên mái để đảm bảo mỹ quan. Xung quanh công trình được bố trí hệ thống rãnh thoát nước rộng 450, sâu 300, láng vữa xi măng mác 100 dày 30mm, để thoát nước bề mặt và được nối trực tiếp với hệ thống thoát nước thành phố. Lối vào toà nhà qua cửa chính rộng 7,1m,với loại cửa kính đẩy tạo sự thuận tiện khi ra vào toà nhà. 3. Giải pháp kiến trúc mặt đứng Chiều cao các tầng được thiết kế: Tầng hầm có chiều cao 3,3 m. Tầng 1 có chiều cao 3,00 m. Các tầng còn lại cao 3,2 m. Nhờ sự đơn giản về hình khối mà công trình đã gây một sự tương phản mạnh mẽ với khung cảnh thiên nhiên xung quanh, mà vẫn uy nghi sang trọng hiện đại. Các cửa sổ làn bằng kính được bố trí xen kẽ, hài hoà làm cho kiến trúc mặt đứng trở lên linh hoạt, và đủ lớn để để đảm bảo ánh sáng bên trong các tầng. Mặt đứng của toà nhà có kiến trúc hài hoà với cảnh quan, hệ thống cửa trang trí mặt ngoài sử dụng khung nhôm kính chuyên dùng trong thiết kế nhà cao tầng để trang trí. Vật liệu trang trí mặt ngoài còn sử dụng vệt liệu sơn nhiệt đới trang trí cho công trình, để tạo cho cônh trình đẹp hơn và phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. 4. Hệ thống giao thông a. Giao thông phương đứng : Hệ thống cầu thang được bố trí tại trung tâm toà nhà, kết hợp với lõi vách cứng chịu tải trọng ngang của công trình, bao gồm 3 thang máy, 1 hộp kĩ thuật và 2 thang bộ. Như vậy việc đi lại theo phương đứng sẽ được dễ dàng đảm bảo được tốt cả hai chức năng của công trình. 01 thang bộ được bố trí sát bên cạnh thang máy, 01 thang máy được bố trí ở phía đầu hành lang đảm bảo yêu cầu thoát người trong trường hợp khẩn cấp. b. Giao thông phương ngang : Giao thông chủ yếu là các hành lang và sảnh lớn bố trí quanh cầu thang phục vụ đi lại giữa các căn hộ trong một tầng. Với ưu điểm này hệ thống giao thông hoàn toàn phù hợp với công năng công trình 5. Thông gió và chiếu sáng. Kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo là phương châm thiết kế cho toà nhà. - Thông gió nhân tạo bằng hệ thống điều hoà trung tâm cung cấp đến các phòng bằng hệ thống đường ống. - Thông gió tự nhiên thoả mãn do tất cả các phòng đều tiếp xúc với không gian tự nhiên đồng thời hướng của công trình phù hợp hướng gió chủ đạo Chiếu sáng công trình bằng nguồn điện thành phố và nguồn dự trữ bằng máy phát. 6. Hệ thống cấp thoát nước. Công trình là Trụ sở làm việc,Văn phòng và Nhà ở cho thuê nên việc cung cấp nước chủ yếu phục vụ cho khu vệ sinh. Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố. Công tác dự trữ nước sử dụng bằng bể ngầm sau đó bơm nước lên bể dự trữ trên mái Hệ thống thoát nước thu trực tiếp từ các phòng WC xuống bể phốt sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố thông qua hệ thống ống cứng. 7. Hệ thống phòng hoả Công trình trang bị hệ thống phòng hoả hiện đại. Tại vị trí hai cầu thang bố trí hai hệ thống ống cấp nước cứu hoả D =110 Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế đúng với các quy định. Các chuông báo động và thiết bị như bình cứu hoả được bố trí ở hành lang và cầu thang bộ và cầu thang máy.Các thiết bị hiện đại được lắp đặt đúng với quy định hiện thời về phòng cháy chữa cháy. Hệ thống giao thông được thiết kế đúng theo yêu cầu phòng, chữa cháy. PHẦN II - KẾT CẤU (45%) Nhiệm vụ thiết kế: Chương I: Lựa chọn giải pháp về kết cấu. Chương II: Sơ bộ xác định tiết diện và tính toán tải trọng. Chương III: Tính toán nội lực và tổ hợp nội lực. Chương IV: Tính toán sàn tầng 5. Chương V: Tính toán cầu thang bộ. Chương VI: Tính toán khung trục 5. Chương VI: Tính toán móng khung trục 5 ------------------------------ Các bản vẽ kèm theo: - 01 bản vẽ thể hiện mặt bằng kết cấu tầng 5 và bố trí thép sàn tầng 5 KC01. - 01 bản vẽ thể hiện kết cấu một cầu thang bộ và bố trí thép KC02. - 02 bản vẽ thể hiện bố trí thép khung trục 5 KC03& KC04. - 01 bản vẽ thể hiện kết cấu móng khung trục 5 của công trình KC05. GVHD:HÀ HUY LIỆU CHƯƠNG I: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Lựa chọn hệ kết cấu chịu lực cho công trình có vai trò quan trọng tạo tiền đề cơ bản để người thiết kế có được định hướng thiết lập mô hình, hệ kết cấu chịu lực cho công trình đảm bảo yêu cầu về độ bền, độ ổn định phù hợp với yêu cầu kiến trúc, thuận tiện trong sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế. Trong thiết kế kế cấu nhà cao tầng việc chọn giải pháp kết cấu có liên quan đến vấn đề bố trí mặt bằng, hình thể khối đứng, độ cao tầng, thiết bị điện, đường ống, yêu cầu thiết bị thi công, tiến độ thi công, đặc biệt là giá thành công trình và sự làm việc hiệu quả của kết cấu mà ta chọn. I/ Đặc điểm chủ yếu của nhà cao tầng: 1. Tải trọng ngang. Trong kết cấu thấp tầng tải trọng ngang sinh ra là rất nhỏ theo sự tăng lên của độ cao. Còn trong kết cấu cao tầng, nội lực, chuyển vị do tải trọng ngang sinh ra tăng lên rất nhanh theo độ cao. áp lực gió, động đất là các nhân tố chủ yếu của thiết kế kết cấu. Nếu công trình xem như một thanh công xôn, ngàm tại mặt đất thì lực dọc tỷ lệ với chiều cao, mô men do tải trọng ngang tỉ lệ với bình phương chiều cao. M = P( H (Tải trọng tập trung) M = q( H2/2 (Tải trọng phân bố đều) Chuyển vị do tải trọng ngang tỷ lệ thuận với luỹ thừa bậc bốn của chiều cao: ( =P(H3/3EJ (Tải trọng tập trung) ( =q(H4/8EJ (Tải trọng phân bố đều) Trong đó: P-Tải trọng tập trung; q - Tải trọng phân bố; H - Chiều cao công trình. Do vậy tải trọng ngang của nhà cao tầng trở thành nhân tố chủ yếu của thiết kế kết cấu. 2. Hạn chế chuyển vị. Theo sự tăng lên của chiều cao nhà, chuyển vị ngang tăng lên rất nhanh. Trong thiết kế kết cấu, không chỉ yêu cầu thiết kế có đủ khả năng chịu lực mà còn yêu cầu kết cấu có đủ độ cứng cho phép. Khi chuyển vị ngang lớn thì thường gây ra các hậu quả sau: Làm kết cấu tăng thêm nội lực phụ đặc biệt là kết cấu đứng: Khi chuyển vị tăng lên, độ lệch tâm tăng lên do vậy nếu nội lực tăng lên vượt quá khả năng chịu lực của kết cấu sẽ làm sụp đổ công trình. Làm cho người sống và làm việc cảm thấy khó chịu và hoảng sợ, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. Làm tường và một số trang trí xây dựng bị nứt và phá hỏng, làm cho ray thang máy bị biến dạng, đường ống, đường điện bị phá hoại. Do vậy cần phải hạn chế chuyển vị ngang. 3. Giảm trọng lượng bản thân. Xem xét từ sức chịu tải của nền đất. Nếu cùng một cường độ thì khi giảm trọng lượng bản thân có thể tăng lên một số tầng khác. Xét về mặt dao động, giảm trọng lượng bản thân tức là giảm khối lượng tham gia dao động như vậy giảm được thành phần động của gió và động đất... Xét về mặt kinh tế, giảm trọng lượng bản thân tức là tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành công trình bên cạnh đó còn tăng được không gian sử dụng. Từ các nhận xét trên ta thấy trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng cần quan tâm đến giảm trọng lượng bản thân kết cấu. II/ Giải pháp móng cho công trình: Vì công trình là nhà cao tầng nên tải trọng đứng truyền xuống móng nhân theo số tầng là rất lớn. Mặt khác vì chiều cao lớn nên tải trọng ngang (gió, động đất) tác dụng là rất lớn, đòi hỏi móng có độ ổn định cao. Do đó phương án móng sâu là duy nhất phù hợp để chịu được tải trọng từ công trình truyền xuống. Móng cọc đóng: Ưu điểm là kiểm soát được chất lượng cọc từ khâu chế tạo đến khâu thi công nhanh. Nhưng hạn chế của nó là tiết diện nhỏ, khó xuyên qua ổ cát, thi công gây ồn và rung ảnh hưởng đến công trình thi công bên cạnh đặc biệt là khu vực thành phố. Hệ móng cọc đóng không dùng được cho các công trình có tải trọng quá lớn do không đủ chỗ bố trí các cọc. Móng cọc ép: Loại cọc này chất lượng cao, độ tin cậy cao, thi công êm dịu. Hạn chế của nó là khó xuyên qua lớp cát chặt dày, tiết diện cọc và chiều dài cọc bị hạn chế. Điều này dẫn đến khả năng chịu tải của cọc chưa cao. Móng cọc khoan nhồi: Là loại cọc đòi hỏi công nghệ thi công phức tạp. Tuy nhiên nó vẫn được dùng nhiều trong kết cấu nhà cao tầng vì nó có tiết diện và chiều sâu lớn do đó nó có thể tựa được vào lớp đất tốt nằm ở sâu vì vậy khả năng chịu tải của cọc sẽ rất lớn. Từ phân tích ở trên, với công trình này việc sử dụng cọc khoan nhồi sẽ đem lại sự hợp lý về khả năng chịu tải và hiệu quả kinh tế. III/ Giải pháp kết cấu phần thân công trình : 1. Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu: 1.1. Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu chính: Căn cứ theo thiết kế ta chia ra các giải pháp kết cấu chính ra như sau: a) Hệ tường chịu lực Trong hệ kết cấu này thì các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của nhà là các tường phẳng. Tải trọng ngang truyền đến các tấm tường thông qua các bản sàn được xem là cứng tuyệt đối. Trong mặt phẳng của chúng các vách cứng (chính là tấm tường) làm việc như thanh công xôn có chiều cao tiết diện lớn. Với hệ kết cấu này thì khoảng không bên trong công trình còn phải phân chia thích hợp đảm bảo yêu cầu về kết cấu. Hệ kết cấu này có thể cấu tạo cho nhà khá cao tầng, tuy nhiên theo điều kiện kinh tế và yêu cầu kiến trúc của công trình ta thấy phương án này không thoả mãn. b) Hệ khung chịu lực Hệ được tạo bởi các cột và các dầm liên kết cứng tại các nút tạo thành hệ khung không gian của nhà. Hệ kết cấu này tạo ra được không gian kiến trúc khá linh hoạt và tính toán khung đơn giản. Nhưng nó tỏ ra kém hiệu quả khi tải trọng ngang công trình lớn vì kết cấu khung có độ cứng chống cắt và chống xoắn không cao. Tuy nhiên, với công trình này, do chiều cao không lớn, nên tải trọng ngang của công trình không cao, do vậy có thể sử dụng cho công trình này được. Hệ kết cấu khung chịu lực có thể áp dụng cho công trình này. c) Hệ lõi chịu lực Lõi chịu lực có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở có tác dụng nhận toàn bộ tải trọng tác động lên công trình và truyền xuống đất. Hệ lõi chịu lực có hiệu quả với công trình có độ cao tương đối lớn, do có độ cứng chống xoắn và chống cắt lớn, tuy nhiên nó phải kết hợp được với giải pháp kiến trúc. d) Hệ kết cấu hỗn hợp * Sơ đồ giằng: Sơ đồ này tính toán khi khung chỉ chịu phần tải trọng thẳng đứng tương ứng với diện tích truyền tải đến nó còn tải trọng ngang và một phần tải trọng đứng do các kết cấu chịu tải cơ bản khác như lõi, tường chịu lực. Trong sơ đồ này thì tất cả các nút khung đều có cấu tạo khớp hoặc các cột chỉ chịu nén. * Sơ đồ khung - giằng: Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp giữa khung và vách cứng. Hai hệ thống khung và vách được lên kết qua hệ kết cấu sàn. Hệ thống vách cứng đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung chủ yếu thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu kiến trúc. Sơ đồ này khung có liên kết cứng tại các nút (khung cứng). Sơ đồ khung giằng có khả năng dùng cho nhà cao tầng trên 50m. 1.2. Các lựa chọn cho giải pháp kết cấu sàn: Để chọn giải pháp kết cấu sàn ta so sánh 2 trường hợp sau: a) Kết cấu sàn không dầm (sàn nấm) : Hệ sàn nấm có chiều dày toàn bộ sàn nhỏ, làm tăng chiều cao sử dụng do đó dễ tạo không gian để bố trí các thiết bị dưới sàn (thông gió, điện, nước, phòng cháy và có trần che phủ), đồng thời dễ làm ván khuôn, đặt cốt thép và đổ bê tông khi thi công. Tuy nhiên giải pháp kết cấu sàn nấm là không phù hợp với công trình vì không đảm bảo tính kinh tế. b) Kết cấu sàn dầm: Khi dùng kết cấu sàn dầm độ cứng ngang của công trình sẽ tăng do đó chuyển vị ngang sẽ giảm. Khối lượng bê tông ít hơn dẫn đến khối lượng tham gia dao động giảm. Chiều cao dầm sẽ chiếm nhiều