Đồ án Sử dụng ảnh hàng không để hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000

Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ được khái quát hóa và biểu thị bằng những nguyên tắc toán học nhất định bề mặt trái đất lên mặt phẳng. Trên bề mặt phẳng đó thể hiện sự phân bố hiện trạng và mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên và xã hội khác với độ chính xác và mức độ chi tiết tương đối giống nhau, các yếu tố này phần lớn giữ được hình dạng, kích thước theo tỷ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình học của ký hiệu và tính tương ứng địa lý của các nội dung. Trong thực tế, bản đồ địa hình biểu thị một dạng thông tin bất kỳ nào đó có thể xem được, đặc biệt là với những thông tin thể hiện tính chất, trạng thái của một đối tượng nào đó. Những tính chất cơ bản của bản đồ địa hình là tính trực quan, tính thông tin, tính đo đạc. Bằng bản đồ địa hình người sử dụng có thể tìm ra quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt trái đất, từ bản đồ người ta có thể xác định được các trị số như: tọa độ, độ cao, độ dài. Các yếu tố quan trọng khi sử dụng bản đồ địa hình là: nội dung, tỷ lệ, lưới chiếu, thời gian thành lập, hiệu chỉnh. Bản đồ địa hình bao gồm nhiều tỷ lệ khác nhau, trong đó: + Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ gồm: 1/50.000, 1/100.000 + Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình gồm: 1/10.000, 1/25.000 + Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn gồm: 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 Bố cục của bản đồ là sự thể hiện nội dung, cơ sở toán học, các yếu tố hỗ trợ và bổ sung. + Sự thể hiện nội dung bản đồ là các thông tin về hiện tượng, đối tượng được biểu thị trên bản đồ. Đó là sự phân bố các tính chất, sự biến đổi, quan hệ theo thời gian.

docx55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Sử dụng ảnh hàng không để hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Lớp: Trắc địa D-K52 Tên đề tài: “ Sử dụng ảnh hàng không để hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000”. Chương 1 Những vấn đề chung về bản đồ địa hình 1.1.Khái niệm về bản đồ địa hình Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ được khái quát hóa và biểu thị bằng những nguyên tắc toán học nhất định bề mặt trái đất lên mặt phẳng. Trên bề mặt phẳng đó thể hiện sự phân bố hiện trạng và mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên và xã hội khác với độ chính xác và mức độ chi tiết tương đối giống nhau, các yếu tố này phần lớn giữ được hình dạng, kích thước theo tỷ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình học của ký hiệu và tính tương ứng địa lý của các nội dung. Trong thực tế, bản đồ địa hình biểu thị một dạng thông tin bất kỳ nào đó có thể xem được, đặc biệt là với những thông tin thể hiện tính chất, trạng thái của một đối tượng nào đó. Những tính chất cơ bản của bản đồ địa hình là tính trực quan, tính thông tin, tính đo đạc. Bằng bản đồ địa hình người sử dụng có thể tìm ra quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt trái đất, từ bản đồ người ta có thể xác định được các trị số như: tọa độ, độ cao, độ dài... Các yếu tố quan trọng khi sử dụng bản đồ địa hình là: nội dung, tỷ lệ, lưới chiếu, thời gian thành lập, hiệu chỉnh... Bản đồ địa hình bao gồm nhiều tỷ lệ khác nhau, trong đó: + Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ gồm: 1/50.000, 1/100.000 + Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình gồm: 1/10.000, 1/25.000 + Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn gồm: 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 Bố cục của bản đồ là sự thể hiện nội dung, cơ sở toán học, các yếu tố hỗ trợ và bổ sung. + Sự thể hiện nội dung bản đồ là các thông tin về hiện tượng, đối tượng được biểu thị trên bản đồ. Đó là sự phân bố các tính chất, sự biến đổi, quan hệ theo thời gian... Ví dụ: ranh giới, địa giới hành chính, một số đối tượng kinh tế, văn hóa, điểm dân cư, lớp phủ thực vật, dáng đất, mạng lưới đường giao thông... + Cơ sở toán học của bản đồ địa hình gồm: phép chiếu, tỷ lệ, hệ thống tọa độ, sự phân mảnh đánh số, bố cục bản đồ, lưới khống chế trắc địa + Các yếu tố hỗ trợ và bổ sung bao gồm thước tỷ lệ, bảng chú giải 1.2. Mục đích sử dụng bản đồ địa hình Căn cứ theo yêu cầu, mục đích sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau mà bản đồ địa hình được sử dụng phù hợp với những yêu cầu khác nhau. - Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ và trung bình thường dùng để quy hoạch, thiết kế tổng thể. - Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn: 1/2000, 1/5000 thường dùng cho công tác thiết kế, quy hoạch chi tiết, thiết kế kỹ thuật, chuyển thiết kế ra thực địa cho các công trình dân dụng, công nghiệp, xây dụng các tuyến đường giao thông, các tuyến kênh đào,... - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000 chủ yếu để thiết kế thi công công trình ở khu vực chưa xây dựng, dùng để đo vẽ, hoàn công công trình. - Bản đồ tỷ lệ 1/10000, 1/50000 được sử dụng trong công tác khảo sát sơ bộ phạm vi rộng lớn, nghiên cứu về địa chất, thủy văn của một vùng, quy hoạch lãnh thổ, tổ chức các vùng kinh tế trọng điểm. 1.3. Cơ sở toán học bản đồ địa hình Cơ sở toán học của bản đồ địa hình gồm: phép chiếu, tỷ lệ, lưới tọa độ, sự phân mảnh đánh số, bố cục bản đồ, điểm khống chế trắc địa 1.3.1. Phép chiếu bản đồ và lưới tọa độ Phép chiếu bản đồ là phép chiếu biểu diễn mặt cong trái đất lên mặt phẳng bản đồ. Yêu cầu của phép chiếu là độ biến dạng phải nhỏ và phân bố đều để nâng cao độ chính xác. Hình dạng kinh vĩ tuyến phải đơn giản để dễ xác định tọa độ các điểm trên bản đồ, phù hợp với lưới chiếu của bản đồ, thuận tiện cho việc chuyển vẽ các yếu tố nội dung. Ngoài ra đối với bản đồ địa hình phải không có biến dạng về góc, dễ chia mảnh và đánh số mảnh, dễ dàng trong tính toán. Số múi trong phép chiếu càng ít càng tốt. Mỗi múi có tính chất tương tự nhau để giảm bớt công tính toán. Ở nước ta trước đây các bản đồ được thành lập theo phép chiếu Gauss–Kruger nhưng hiện nay là phép chiếu UTM. Có Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS-84 toàn cầu được xác định (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng các điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố đều trên lãnh thổ. Khi thành lập bản đổ ở khu vực nhỏ và độc lập, người ta thường sử dụng hệ tọa độ vuông góc và được quy ước gôc của hệ tọa độ này là ở gốc Tây Nam, trục X theo hướng Bắc, trục Y theo hướng Đông. Hiện nay nước ta chính thức sử dụng hệ VN-2000 với các tham số chính sau: -Elipxoid WGS-84 có kích thước: bán trục lớn a = 6378137.0m Độ dẹt α = 1: 298.257223563 - Điểm gốc tọa độ quốc gia là điểm N0 đặt tại Viện Nghiên Cứu Địa Chính thuộc Tổng Cục Địa Chính. - Ngoài ra hệ tọa độ Nhà nước còn sử dụng hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế. Thực chất của hệ tọa độ này là trong cùng một hệ quy chiếu được tính thông qua hệ tọa độ phẳng của phép chiếu Gauss-Kruger ứng với từng múi chiếu 60 hoặc múi 30 của mặt phẳng Elipxoid theo công thức: XUTM = K0*XG YUTM = K0*(YG – 500000) + 500000 TUTM = TG MUTM = K0*MG Trong đó: K0 = 0.9996 dùng cho múi chiếu 60 K0 = 0.9999 dùng cho múi chiếu 30 Với XUTM, YUTM là tọa độ của lưới chiếu UTM XG, YG là tọa độ phẳng của lưới chiếu Gauss-Kruger MUTM, MG là tỷ lệ biến dạng chiều dài tương ứng của lưới chiếu UTM và Gauss-Kruger. Lưới tọa độ: Lưới tọa độ địa lý (còn gọi là lưới kinh vĩ tuyến) dùng để xác định tọa độ địa lý của các điểm trên bản đồ (φ, α), hình dạng của nó phụ thuộc vào đặc điểm của lưới chiếu. Lưới tọa độ đề các (còn gọi là lưới tọa độ phẳng) dùng để xác định tọa độ (x, y) của các điểm, lưới của nó là các đường thẳng song song vuông góc với nhau. Kinh tuyến chính là trục X, xích đạo là trục Y, gốc tọa độ là điểm giao nhau của hai trục trên và gốc này có giá trị khởi đầu là (0, 500). Để tránh giá trị âm nên người ta dời trục Y về phía Tây 500km vì thế khi tính và triển điểm phải tính Ybản đồ = Y + 500 km. 1.3.2. Tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ xác định mức độ thu nhỏ của bề mặt trái đất khi biểu thị lên bản đồ. Trị số cảu tỷ lệ chung nhất thiết phải chỉ rõ trên bản đồ. Có 3 phương pháp thể hiện tỷ lệ: -Tỷ lệ số: Thể hiện bằng một phân số mà tử số là 1, còn mẫu số cho thấy mức độ thu nhỏ của mặt đất. Tỷ lệ này viết dưới dạng 1/10.000 hay 1/100.000... -Tỷ lệ chữ: Nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ tương ứng với độ dài là bao nhiêu đó ở ngoài thực địa. -Thước tỷ lệ: Là hình vẽ có thể dùng nó đo trên bản đồ. Thước tỷ lệ là thẳng hay xiên cho phép đo với độ chính xác cao hơn. Về hệ thống tỷ lệ bản đồ địa hình ở nước ta dùng dãy tỷ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỷ lệ sau: 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000, 1/10.000, 1/5000 và lớn hơn. 1.3.3. Chia mảnh và đánh số Đối với bản đồ địa hình sử dụng lưới chiếu UTM lấy kinh tuyến làm biên khung và lấy mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 làm cơ sở để chia mảnh, đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ lớn hơn. Kích thước bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 được thống nhất trên toàn thế giới. Khung hình thang của bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 là 40 theo vĩ độ và 60 theo kinh độ. Người ta lấy các vĩ tuyến cách nhau 40 kể từ xích đạo về hai cực, chia bề mặt trái đất ra làm các đai, các đai lần lượt được đánh bằng chữ cái Latinh từ A đến V. Các đường kinh tuyến cách nhau 60 chia bề mặt đất ra làm 60 múi, các múi được đánh dấu bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 60, bắt đầu từ kinh tuyến 1800 theo chiều ngược kim đồng hồ. Như vậy, bề mặt trái đất được chia ra các hình thang có kích thước (40*60). Mỗi hình thang được thể hiện hoàn chỉnh trong một mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 và được đánh dấu bao gồm dấu hiệu của đai và dấu hiệu của múi. Ví dụ như F-48, G-49... Trong mỗi hình thang của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 bao gồm 4 hình thang của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/500.000, được đánh dấu lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới bằng các chữ cái A, B, C, D. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/500.000 bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 và ghi thêm chữ cái tương ứng. Ví dụ F-48-D. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 chia ra làm 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/250.000, được đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/250.000 bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/500.000 và ghi thêm chữ số tương ứng. Ví dụ F-48-D-1. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 chia ra làm 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000, được đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000.000 và ghi thêm chữ số tương ứng của nó. Ví dụ F-48-24. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 là cơ sở để phân chia và đánh số các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được chia ra làm 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000, được đánh dấu bằng các chữ cái in hoa A, B, C, D. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và ghi thêm chữ cái tương ứng. Ví dụ F-48-24-A. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000 được chia ra làm 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25.000, được đánh dấu bằng các chữ cái thường a, b, c, d. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25.000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000 và ghi thêm chữ cái tương ứng. Ví dụ F-48-24-A-b. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25.000 được chia ra làm 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10.000, được đánh dấu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10.000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/25.000 và ghi thêm chữ số tương ứng. Ví dụ F-48-24-A-b-2 Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được chia ra làm 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000, được đánh dấu bằng các chữ số từ 1 đến 256 theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và ghi thêm chữ số tương ứng được ghi trong dấu ngoặc (). Ví dụ F-48-24-(96). Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 được chia ra làm 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000, được đánh dấu bằng các chữ cái thường a, b, c, d, e, f, g, h,i. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 và ghi thêm chữ cái tương ứng được đặt trong dấu ngoặc () cùng với số thứ tự của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000. Ví dụ F-48-24-(96-e). Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 được chia ra làm 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000, được đánh dấu bằng các chữ số La Mã I, II, III, IV. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 và ghi thêm chữ số La Mã tương ứng. Ví dụ F-48-24-(96-e-II). 1.3.4. Điểm khống chế trắc địa Điểm khống chế độ cao: dùng để xác định độ cao của các điểm trên bản đồ so với mặt thủy chuẩn gốc. Điểm khống chế mặt bằng: dùng để xác định vị trí mặt bàng của các điểm trên mặt đất so với điểm gốc tọa độ. 1.3.5. Bố cục bản đồ Khung bản đồ theo phép chiếu Gauss-Kruger hoặc phép chiếu UTM gồm: khung trong, khung giữa và khung ngoài. Sự sắp xếp các yếu tố chính phụ: trong khung bản đồ biểu thị các yếu tố chính, cơ sở toán học và nội dung của bản đồ. Trên khung bản đồ ghi chú kinh vĩ độ, đường km, số hiệu mảnh bản đồ bên cạnh... Ngoài khung bản đồ biểu thị các yếu tố nội dung ghi chú của bản đồ. 1.4. Độ chính xác của bản đồ địa hình Độ chính xác bản đồ là chỉ số đặc trưng cho độ chính xác các trị số số lượng trên bản đồ bằng các dụng cụ lý tưởng và trong những điều kiện lý tưởng. Nếu độ chính xác của bản đồ quá thập thì nó không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, ngược lại nếu quy định độ chính xác quá cao sẽ gây khó khăn cho công tác hiện chỉnh và tăng giá thành sản phẩm. Người ta thường đánh giá độ chính xác của bản đồ địa hình theo ba yếu tố cơ bản, đó là độ chính xác vị trí mặt bằng và độ cao điểm khống chế trắc địa, độ chính xác vị trí mặt bằng của các điểm địa vật và cuối cùng là độ chính xác biểu diễn địa hình bằng đường đồng mức. Trên các bản đồ tỷ lớn và trung bình thì sai số trung bình của vị trí điểm địa vật biểu thị trên bản đồ gốc so với vị trí điểm khống chế đo vẽ gần nhất (điểm khống chế mặt bằng) không được vượt quá quy định (tính theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập) là 0.5 mm khi thành lập bản đồ ở vùng đồng bằng hoặc vùng đồi và 0.7 mm khi thành lập bản đồ ở vùng núi cao. Khi thành lập bản đồ ở vùng đã xây dựng cở bản, xây dựng theo quy hoạch và xây dựng nhà nhiều tầng thì sai số trung bình của vị trí tương quan giữa các điểm địa vật quan trọng (như các công trình chính, các toà nhà...) không được vượt quá 0.4 mm. - Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của các điểm đặc trưng địa hình và điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ gốc so với độ cao của điểm khống chế đo vẽ gần nhất (điểm khống chế độ cao) không được vượt quá quy định nêu ở bảng dưới đây (lấy khoảng cao đều của đường bình độ làm đơn vị) Khoảng cao đều (m) Sai số trung bình về độ cao đường bình độ (khoảng cao đều) 1: 500 1: 1000 1: 2000 1: 5000 1: 10000 1: 25000 0.25 1/4 1/4 - - - - 0.5 1/4 1/4 1/4 1/3 - - 1.00 1/4 1/4 1/4 1/4 1/4 - 2.5 - - - 1/3 1/3 1/3 5.00 - - - - 1/3 1/3 10.00 - - - - - 1/3 Trong trường hợp đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000 ở vùng có độ dốc trên 100, đo vẽ bản đồ tỷ lệ từ 1/2000 đến bản đồ tỷ lệ 1/25000 ở vùng có độ dốc 150 thì số đường bình độ phải phù hợp với độ cao xác định tại chổ thay đổi độ dốc và phải phù hợp với độ cao của các điểm đặc trưng địa hình. Đối với các khu vực ẩn khuất, đầm lầy, bãi cát không ổn định…các sai số nói trên tăng thêm 1.5 lần. -Sai số giới hạn của vị trí điểm địa vật, của độ cao đường bình độ, độ cao của điểm ghi chú độ cao, độ cao điểm đặc trưng địa hình quy định là 2lần sai số nêu trên. Khi kiểm tra, sai số lớn nhất không được vượt quá sai số giới hạn. Số lượng sai số có giá trị bằng sai số giới hạn không được vượt quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Các sai số trong mọi trường hợp không được mang tính chất hệ thống -Sai số vị trí của điểm tăng dày so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ ngoại nghiệp gần nhất không được vượt quá quy định sau: về mặt phẳng (tính theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập) thì ± 0.1mm đối với vùng đồng bằng và vùng đồi núi, ±0.15mm đối với vùng núi và núi cao. Về độ cao, các giá trị nêu ở bảng dưới đây (lấy khoảng cao đều của đường bình độ làm đơn vị) Khoảng cao đều (m) Sai số trung bình về độ cao đường bình độ (khoảng cao đều) 1: 500 1: 1000 1: 2000 1: 5000 1: 10000 1: 25000 0.25 1/5 1/5 - - - - 0.5 1/5 1/5 1/5 1/5 - - 1.00 - - - - 1/5 - 2.5 - - - - 1/4 1/5 5.00 - - - - 1/4 1/4 10.00 - - - - - 1/4 Sai số giới hạn của điểm tăng dày quy định là 2 lần sai số trung bình nói trên. Khi kiểm tra, sai số lớn nhất về vị trí của điểm tăng dày không vượt quá sai số giới hạn và số lượng sai số có giá trị bằng sai số giới hạn không vượt quá: Về mặt phẳng là 5% tổng số các trường hợp. Về độ cao là 5% tổng số các trường hợp ở vùng quang đãng và 10% tổng số các trường hợp ở vùng ẩn khuất, đầm lầy, bãi cát không ổn định... Trong mọi trường hợp các sai số nói trên không được mang tính hệ thống. Dưới đây là mọi quy định của các đường bình độ trên bản đồ được quy định như sau: TT Tỷ lệ bản đồ Khoảng cao đều (m) Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất 1 1: 2000 0.5 1 2 2 1: 5000 1 2 5 3 1: 10 000 2.5 2.5 5 4 1: 25 000 2.5 5 10 5 1: 50 000 10 10 20 6 1: 100 000 20 20 40 7 1: 200 000 20 20 40 8 1: 500 000 50 50 100 9 1: 1000 000 50 100 200 Ngoài các điểm đặc trưng địa hình bản đồ phải có các điểm ghi chú độ cao. Số lượng điểm đặc trưng địa hình và ghi chú điểm độ cao trên 1dm2 bản đồ không ít hơn 10 điểm khi đo vẽ ở vùng núi, núi cao và 15 điểm khi đo vẽ ở vùng đồi và vùng đồng bằng. Trong các trường hợp đặc biệt như khi đo vẽ ở vùng dân cư dày đặc, vùng có địa hình biến đổi đều và có quy luật...thì số lượng điểm nêu trên cũng được giảm bớt nhưng cũng không ít hơn 8 điểm khi đo vẽ ở vùng núi, núi cao và 10 điểm khi đo vẽ ở vùng đồng bằng, vùng đồi. Quy định này phải được nêu rõ trong thiết kế kỷ thuật của khu đo. Độ chính xác xây dựng lưới khống chế ngoại nghiệp thường được đặc trưng bằng sai số trung phương vị trí điểm khống chế so với điểm cấp cao hơn, sai số này thường lấy bằng ± 0.02mm trên bản đồ. 1.5. Nội dung bản đồ địa hình Trên mặt đất có rất nhiều yếu tố địa hình, địa vật lớn không thể biểu thị nguyên vẹn trên bản đồ, đồng thời cũng có những yếu tố tuy nhỏ nhưng quan trọng mà không thể biểu thị được trong tỷ lệ của bản đồ cần thành lập. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố hình dạng giống nhau nhưng bản chất khác nhau, ngược lại có nhiều yếu tố với bản chất thì giống nhau nhưng hình dạng lại khác nhau. Vì vậy, để thể hiện tất cả các yếu tố địa vật trên bề mặt Trái đất lên bản đồ cần phải dùng hệ thống ký hiệu bản đồ để biểu thị. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa hình biểu thị theo quy định của ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng. Dưới dây là các yếu tố nội dung chính của bản đồ địa hình: 1.5.1. Các yếu tố cơ sở toán học Các yếu tố cơ sở toán học phải thể hiện trên bản đồ gốc dạng số bao gồm: khung mảnh bản đồ và các yếu tố trình bày ngoài khung (trừ phần giải thích ký hiệu); lưới kilômet (bao gồm cả lưới kilômet của múi kề cận nếu mảnh bản đồ nằm trong độ phủ giữa hai múi); lưới kinh, vĩ độ; các điểm toạ độ và độ cao quốc gia còn tồn tại trên thực địa; các điểm toạ độ và độ cao chuyên dụng được sử dụng khi thành lập bản đồ. Trên bản đồ gốc dạng số, vị trí điểm góc khung, độ dài cạnh khung, đường chéo khung bản đồ không có sai số so với giá trị lý thuyết. Vị trí điểm toạ độ quốc gia không có sai số so với giá trị toạ độ gốc. Khi biểu thị độ cao của các điểm khống chế trắc địa trừ trường hợp điểm nằm trên vật kiến trúc, đối với tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 nếu chênh cao thực tế giữa mặt đất và mặt mốc vượt quá 0.3m phải biểu thị cả độ cao của mặt mốc so với mặt đất (tỷ cao) và ghi chú chính xác đến 0.1m. 1.5.2. Thủy hệ và các đối tượng liên quan Các yếu tố liên quan đến thuỷ hệ phải thể hiện trên bản đồ địa hình bao gồm: biển, đảo, hồ, ao, các loại bãi ven bờ, sông ngòi, suối, mương máng, kênh rạch, mạch nước khoáng thiên nhiên, giếng nước và các đối tượng có liên quan khác. Các con sông.suối có chiều dài trên bản đồ lớn hơn 1cm; kênh, mương có độ rộng thực tế từ 1m trở lên và chiều dài trên bản đồ lớn hơn 1cm đều phải thể hiện. Khi sông, suối, kênh mương trên bản đồ có độ rộng từ 0.5mm trở lên phải biểu thị bằng hai nét, dưới 0.5mm biểu thị bằng một nét theo hướng dẫn của ký hiệu tương ứng. Những sông, suối, kênh mương có chiều dài ngắn hơn quy định trên nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vẫn phải thể hiện. Các ao, hồ có diện tích trên bản đồ từ 1mm2 trở lên đối với tỷ lệ 1/10.000 và 1/25.000 và 2mm2 trở lên đối với tỷ lệ 1/50.000 đều phải biểu thị. Ở những vùng hiếm nước, dân cư thưa thớt thì các ao, hồ, giếng nước phải thể hiện đầy đủ. Đối với những vùng có mật độ ao, hồ dày đặc được lựa chọn để biểu thị theo nguyên tắc ưu tiên các đối tượng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội đối với vùng dân cư hoặc có ý nghĩa định hướng. Đối với sông, hồ và bờ biển khi đường mép nước cách đường bờ trên bản đồ từ 0.3mm trở lên phải biểu thị cả đường bờ và đường mép nước. Các loại sông suối có nước theo mùa hoặc khô cạn; đoạn sông suối khó xác định chính xác, đoạn sông suối mất tích, chảy ngầm cần phân biệt để biểu thị theo quy định của ký hiệu. Hướng dòng chảy của các đoạn sông, suối, kênh rạch có ảnh hưởng của thuỷ triều và các sông, suối, kênh rạch khó nhận biết hướng dòng chảy trong phạm vi mảnh bản đồ đều phải thể hiện. Các loại bờ, bói, đê, đập và các đối tượng liên quan khác của thuỷ hệ biểu thị theo hướng dẫn của ký hiệu. 1.5.3. Địa hình, biên giới quốc gia, địa giới hành chính - Địa hình được thể hiện trên bản đồ bằng đường bình độ, hướng chỉ dốc, điểm ghi chú độ cao và các ký hiệu khác; khoảng cao đều của đường bình độ cơ bản phụ thuộc vào độ dốc địa hình và tỷ lệ của bản đồ địa hình. Trên một mảnh bản đồ chỉ thể hiện địa hình bằng một khoảng cao đều cơ bản, khoảng cao đều cơ bản không mô tả được hết dáng địa hình thì sử dụng thêm đường bình độ nửa khoảng cao đều. Trường hợp phải biểu thị chi tiết cá biệt của dỏng đất phải dựng đường bình độ phụ có độ cao thớch hợp. Các điểm ghi chú độ cao phải chọn vào các vị trí đặc trưng của địa hình như đỉnh đồi, yên ngựa, các điểm thấp nhất c