Đồ án Thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm Softdesk 8.0 và dữ liệu máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 230n

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đang chủ trương thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.Với nền kinh tế mở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Nhằm thu hút vốn đầu tư của các đối tác nước ngoàI Đảng và chính phủ có những dự án cải tạo và nâng cấp các công trình quan trọng như: Giao thông thuỷ lợi và các công trình xây dựng khác để phục vụ đời sống dân sinh và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp . Trong bối cảnh đó, công tác khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình giao thông là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi người làm công tác kỹ thuật về trắc địa và kỹ thuật công trình . Hiện nay với nền tin học phát triển, việc ứng dụng các phần mềm tin học chuyên dụng vào công tác khảo sát thiết kế các công trình giao thông đã đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo độ chính xác và thoả mãn được tính tối ưu về kinh tế xây dựng . Trong bản đồ đồ án tốt nghiệp này, em muốn đề cập đến vấn đề ứng dụng tin học trong trắc địa. đó là “Thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm Softdesk 8.0 và dữ liệu máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 230n” Nội dung bản đồ án gồm các phần sau: Chương I : Giới thiệu chung về bản đồ địa hình Chương II : Giới thiệu về máy GTS 220N Chương III : Giới thiệu tổng quan về phần mềm Softdesk8.0 Chương IV : Thực nghiệm Do thời gian và trình độ chuyên môn có hạn tài liệu nghiên cứu hạn chế nên bản đồ án còn nhiều thiếu sót . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo nhiệt tình của các thầy cô trong khoa trắc địa. Đặc biệt là thầy giáo Đinh Công Hoà đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Xin cảm ơn các anh chị và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

pdf85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm Softdesk 8.0 và dữ liệu máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 230n, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Đề tài: "Thành lập bản đồ địa hỡnh bằng phần mềm Softdesk 8.0 và dữ liệu mỏy toàn đạc điện tử Topcon GTS 230n". Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đang chủ trương thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.Với nền kinh tế mở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Nhằm thu hút vốn đầu tư của các đối tác nước ngoàI Đảng và chính phủ có những dự án cải tạo và nâng cấp các công trình quan trọng như: Giao thông thuỷ lợi và các công trình xây dựng khác …để phục vụ đời sống dân sinh và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp . Trong bối cảnh đó, công tác khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình giao thông là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi người làm công tác kỹ thuật về trắc địa và kỹ thuật công trình . Hiện nay với nền tin học phát triển, việc ứng dụng các phần mềm tin học chuyên dụng vào công tác khảo sát thiết kế các công trình giao thông đã đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo độ chính xác và thoả mãn được tính tối ưu về kinh tế xây dựng . Trong bản đồ đồ án tốt nghiệp này, em muốn đề cập đến vấn đề ứng dụng tin học trong trắc địa. đó là “Thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm Softdesk 8.0 và dữ liệu máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 230n” Nội dung bản đồ án gồm các phần sau: Chương I : Giới thiệu chung về bản đồ địa hình Chương II : Giới thiệu về máy GTS 220N Chương III : Giới thiệu tổng quan về phần mềm Softdesk8.0 Chương IV : Thực nghiệm Do thời gian và trình độ chuyên môn có hạn tài liệu nghiên cứu hạn chế nên bản đồ án còn nhiều thiếu sót . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo nhiệt tình của các thầy cô trong khoa trắc địa. Đặc biệt là thầy giáo Đinh Công Hoà đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Xin cảm ơn các anh chị và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Hà Nội, tháng 6 năm 2008 Sinh viên : Phạm Văn Khương SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Chương I giới thiệu về bản đồ địa hình I.1 khái quát về bản đồ địa hình. Trong công cuộc xây dựng, quản lý và bảo vệ đất nước, bản đồ địa hình là một nhu cầu khách quan không thể thiếu trong các hoạt động của con người trong xã hội hiện đại. Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ được khái quát hoá và biểu thị theo những nguyên tắc toán học nhất định bề mặt trái đất lên mặt phẳng.Trên mặt phẳng đó thể hiện sự phân bố hiện trạng và mối quan hệ của các đối tượng tự nhiên và xã hội khác nhau. Bản đồ địa hình sẽ thể hiện các dạng của địa hình, địa vật trên mặt đất bằng các ký hiệu quy ước với mức độ tổng hợp và độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật. Theo các khái niệm truyền thống, bản đồ thường được vẽ trên giấy hoặc các vật liệu thay thế khác bằng các đường nét và một hệ thống ký hiệu cùng với giải nghĩa riêng hoăc theo quy định chung. Ngày nay trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin ,các sản phẩm bản đồ đã được sản xuất và hiển thị bằng phương pháp mới và do vậy các yêu cầu biểu thị thông tin của địa hình ,địa vật cũng phải dưới dạng sản phẩm của tin học và đó chính là bản đồ số.Bản đồ số là một tập hợp các dữ kiện bản đồ trên những thiết bị có khả năng đọc,biên tập bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.Bản đồ số có thể hiển thị dưới dạng bản đồ in theo các phương pháp truyền thống ,nhưng cũng có thể hiển thị trên màn hình máy tính. Có thể hiểu một cách đơn giản bản đồ số là loại bản đồ trong đó các thông tin về mặt đất như toạ độ,độ cao của các điểm chi tiết,của địa vật,địa hình đều được biểu diễn bằng số và bằng thuật toán,có thể xử lý chúng trên thiết bị điện tử - tin học để giải quyết nhiệm vụ kỹ thuật. Trên thế giới có nhiều định nghĩa về bản đồ số . Trong các thể loại bản đồ số, thì bản đồ địa hình được thành lập hoặc chuyển thành bản đồ địa hình dạng số ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp I.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa hình Cơ sở toán học của bản đồ bao gồm các yếu tố: Tỉ lệ, hệ thống toạ độ, phép chiếu và sự phân mảnh I.2.1 Về tỉ lệ Tỉ lệ bản đồ chính là hệ số thu nhỏ kích thực so với kích thước cần biểu diễn. Theo quy phạm bản đồ địa hình thì nước ta cũng dùng dãy tỉ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỉ lệ sau:1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000, 1:50000, 1:100000. I.2.2 Về hệ thống tọa độ bản đồ Bản đồ địa hình dùng hai hệ thống tọa độ, đó là hệ thống tọa độ địa lý và hệ tọa độ vuông góc. Hiện nay Bộ Tài Nguyên và Môi Trường(trước kia là Tổng Cục Địa Chính) thống nhất sử dụng hệ tọa độ VN-2000 với Elipxoid quy chiếu là Elipxoid WGS 84,điểm gốc tọa độ quốc gia: điểm N00 đặt tại Viện Nghiên Cứu Địa Chính. I.2.3 Về phép chiếu của bản đồ Phép chiếu bản đồ là sự thể hiện (ánh xạ) bề mặt thực của trái đất lên mặt phẳng thông qua một công thức toán học xác định. Công thức chung : X = f1(,) Y = f2(,) Trong đó : - X,Y là tọa độ phẳng của 1 điểm trên mặt phẳng. -  ,  là tọa độ địa lý của 1 điểm bất kì trên bề mặt trái đất. - f1 , f2 là hàm đơn trị, liên tục và hữu hạn trong phạm vi bản đồ thể hiện. Tương ứng với mỗi hàm f1 , f2 chúng ta sẽ có các phép chiếu bản đồ khác nhau. ở nước ta, do điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử nên các bản đồ địa hình thể hiện lãnh thổ Vịêt nam được thành lập bằng 2 phép chiếu chủ yếu : phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM. Phép chiếu Gauss là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc, bán kính hình trụ ngang bằng bán kính trái đất. Tâm chiếu là tâm quả đất và chiếu theo múi chiếu 60 SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp (tức là có tất cả 60 múi), các múi này được đánh số từ tây sang đông tính từ kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich (Anh). Như vây trong phép chiếu Gauss thì các góc không bị biến dạng, hình chiếu các kinh vĩ tuyến giao nhau với một góc bằng 900. Diện tích của múi chiếu Gauss lớn hơn trên mặt cầu. Kinh tuyến trục không bị biến dạng (m0=1). Độ biến dạng về chiều dài và diện tích tăng từ kinh tuyến giữa về phía hai kinh tuyến biên và giảm từ xích đạo về hai cực. Phép chiếu UTM cũng là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc và cũng có tâm chiếu là tâm quả đất nhưng khác với phép chiếu Gauss để giảm độ biến dạng về chiều dài và diên tích thì trong UTM sử dụng hình trụ ngang có bán kính nhỏ hơn bán kính quả đất, nó cắt mặt cầu theo 2 đường cong đối xứng và cách kinh tuyến giữa khoảng 180 km. Kinh tuyến trục là đường thẳng nhưng biến dạng về chiều dài 0 (m0=0.9996). Cách kinh tuyến trục 1,5 về cả 2 phía có 2 đường chuẩn, vùng lãnh thổ nằm trong hai đường chuẩn này có biến dạng nhỏ hơn so với phép chiếu Gauss. Các điểm nằm phía trong đường cắt mặt trụ thì độ biến dạng mang dấu âm còn phía ngoài mang dấu dương. Nước ta có lãnh thổ trải dài theo vĩ độ nên sử dụng phép chiếu Gauss là hợp lý. Tuy nhiên với ưu điểm độ biến dạng phân bố đều hơn và để thuận tiện cho việc sử dụng hệ tọa độ chung trong khu vực và thế giới, trong hệ tọa độ mới VN-2000 ta sử dụng phép chiếu UTM thay cho phép chiếu Gauss trong hệ HN-72. I.2.4 Về sự phân mảnh bản đồ Để thuận lợi cho việc sử dụng bản đồ, mỗi nước có qui ước về cách chia mảnh và đánh số các bản đồ. Theo qui phạm đo đạc nhà nước các mảnh bản đồ bao phủ trên lãnh thổ Việt Nam được chia mảnh và đánh số tương ứng với một loại tỷ lệ. Người ta chia trái đất thành 60 múi, mỗi múi là 60, nhưng múi số 1 có kinh tuyến biên phía Tây là kinh tuyến gốc được đánh số 31 và vòng sang phía Đông có số hiệu múi tăng dần: 32, 33, 34,...60 Như vậy múi số 1 nhận kinh tuyến 1800 làm kinh tuyến biên phía Tây Tính đúng về hai cực người ta chia quả đất thành từng đới 40 đánh số đới theo thứ tự vần chữ cái: A, B, C...Các đai và các múi giao nhau tạo thành khung của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000. Ví dụ như mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 có chức năng Hà SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Nội mang số hiệu F-48 (đai F, múi 48). Cách đánh số các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 là cơ sở để đánh các mảnh bản đồ tỷ lệ khác. Cách chia mảnh và đánh số cơ bản của bản đồ địa hình: + Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 kích thước 40 60 là giao nhau của múi 60 chia theo đường kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vỹ tuyến. Kí hiệu được đánh số ARập 1, 2, 3... + Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 ra làm 4 mảnh có kích thước 20 30. phiên hiệu mảnh đặt bằng chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và có phiên hiệu F-48-D(NF-48-C) + Mảnh bản đồ 1:250000 được chia từ mảnh bản đồ 1:500000 ra làm 4 mảnh có kích thước 10 1030' kí hiệu bằng số ARập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và có phiên hiệu F-48-D-1(NF-48-11) + Mảnh bản đồ 1:100000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 thành 96 mảnh có kích thước 30' 30' ký hiệu bằng số ARập từ 1 đến 96, có phiên hiệu F-48- 96(6151) + Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 thành 4 mảnh có kích thước 15' 15' kí hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-D(615111) + Mảnh bản đồ 1:25000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 thành 4 mảnh có kích thước 7'30" 7'30" kí hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-D-d + Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 ra làm 4 mảnh có kích thước 3'45" 3'45" kí hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-D-d-4 + Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 được chia từ mảnh bản đồ tỷ lệ 100000 ra làm 256 mảnh có kích thước 1'52.5" 1'52.5" kí hiệu bằng chữ số từ 1-256 và thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-(256) + Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 được chia từ mảnh bản đồ 1:5000 ra làm 9 mảnh có kích thước 37.5" 37.5" kí hiệu bằng chữ Latinh a, b, c, d ,e, g, h, k thứ tự từ trái sang phải từ trên xuống dưới có phiên hiệu F-48-96-(256-k) SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp I.3 Nội dung và độ chính xác của bản đồ địa hình I.3.1 Nội dung của bản đồ địa hình Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là:cơ sở toán học, thuỷ hệ các điểm dân cư ,các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá, mạng lưới các đường giao thông, dáng đất, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng, các đường ranh giới...Tất cả các đối tượng trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chi tiết cao và được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. I.3.1.1 Lớp cơ sở toán học -Khung bản đồ được trình bày theo mẫu khung quy định của tài liệu “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500,1/1000 ,1/2000,1/5000” -Phiên hiệu bản đồ được ghi theo quy định. - Các điểm khống chế trắc địa biểu thị như quy định -Các điểm độ cao nhà nước hạng I,II,III,IV được biểu thị theo vị trí chích trên ảnh điều vẽ theo quy định .Trên ảnh điều vẽ các điểm này đã được biểu thị đầy đủ độ cao mặt mốc và độ cao mặt đất. -Tên mảnh bản đồ nên chọn tên điểm dân cư lớn nhất trong mảnh.Trong khu đo phải tổng hợp để không đặt trùng tên mảnh. I.3.1.2 Nhóm lớp thuỷ văn Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ trên bản đồ địa hình.Trên bản đồ biểu thị các đường bờ biển, bờ hồ ,bờ của các con sông lớn đựơc vẽ bằng hai nét.Các đường bờ nước được thể hiện trên bản đồ theo đúng đặc điểm của từng kiểu đường bờ . Trên bản đồ biểu thị tất cả các con sông có chiều dài từ 1cm trở lên.Ngoài ra thể hiện các kênh đào , mương máng, các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời còn thể hiện các thiết bị thuộc thuỷ hệ(như bến cảng,cầu cống, trạm thuỷ điện ,đập...) Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng các đặc trưng chất lượng và số lượng (độ mặn của nước, đặc điểm và độ cao của đường bờ, độ sâu và rộng của sông , tốc độ nước chảy). Trên bản đồ sông được thể hiện một nét hay hai nét là phụ thuộc vào độ rộng thực tế của nó và tỉ lệ bản đồ cần thành lập. SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp I.3.1.3 Nhóm lớp dân cư Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình. Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và ý nghĩa hành chính - chính trị của nó. Theo kiểu cư trú thì phân ra thành các nhóm : các thành phố , các điểm dân cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố ven đường sắt, nơi nghỉ mát), các điểm dân cư nông thôn (thôn, ấp, nhà độc lập..). Kiểu điểm dân cư được thể hiện trên bản đồ điạ hình bằng kiểu chữ ghi chú tên của nó. Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình thì phải giữ được đặc trưng của chúng về quy hoạch, kiến trúc. Trên bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng tỉ mỉ, khi thu nhỏ tỉ lệ thì phải tiến hành tổng quát hoá. Trên bản đồ 1/5000 có thể biểu thị được tất cả các vật kiến trúc theo kích thước của chúng , đồng thời thể hiện đặc trưng của vật liệu xây dựng, độ rộng của các đường phố cũng được thể hiện theo tỉ lệ bản đồ. Trên tỉ lệ bản đồ 1/10000 các điểm dân cư được biểu thị bằng kí hiệu quy ước các ngôi nhà và các vật kiến trúc riêng biệt , nhưng trong đó đã có sự lựa chọn nhất định .Trong một số trường hợp phải thay đổi kích thước mặt bằng và độ rộng của đường phố. Trên các bản đồ tỉ lệ từ 1/25000 đến 1/100000 thì sự biểu thị không phải chủ yếu là các vật kiến trúc riêng biệt mà là các ô phố ,trong đó đặc trưng chất lượng được của chúng được khái quát .Trên bản đồ tỉ lệ 1/100000 thì các ngôi nhà không được thể hiện , sự biểu thị các đường phố với độ rộng quy định (0.5-0.8mm) có ảnh hưởng làm giảm diện tích các ô phố trên bản đồ. I.3.1.4 Nhóm lớp giao thông Trên các bản đồ địa hình thì mạng lưới đường sá được thể hiện tỉ mỉ về khả năng giao thông và trạng thái của đường. Mạng lưới đường sá được thể hiện chi tiết hoặc khái lược là tuỳ thuộc vào tỉ lệ bản đồ, cần phản ánh đúng đắn mật độ của lưới đường sá, hướng và vị trí các con đường,chất lượng của chúng. Đường sá được phân ra đường sắt ,đường rải mặt và đường đất .Các đường sắt được phân chia theo độ rộng của đường ray ,theo số đường sắt phải biểu thị ,các nhà ga ,các vật kiến trúc và các trang thiết bị khác thuộc đường sắt(tháp nước ,trạm canh, các đoạn đường ngầm, các đoạn đường đắp cao cầu cống....) SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Các đường không ray thì được phân ra thành : -Các đường ôtô trục - Các đường rải nhựa tốt - Các đường nhựa thường - Các đường đá tốt - Các đường đất lớn - Các đường đất nhỏ - Đường mòn. Trên các bản đồ tỉ lệ 1/10000 và lớn hơn biểu thị tất cả các con đường , trên các bản đồ tỉ lệ 1/25000 thì biểu thị có chọn lọc các con đường trên đồng ruộng và trong rừng những nơi mà đường sá có mật độ cao, ở tỉ lệ nhỏ hơn thì sự lựa chọn cao hơn và khái quát hơn. Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường sá .Phải biểu thị những con đường đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau với các ga xe lửa , các bến tàu, sân bay và những con đường dẫn đến những nguồn nước..... I.3.1.5 Nhóm lớp địa hình Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ. Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì biểu thị bằng kí hiệu riêng( ví dụ :vách đứng ) .Ngoài ra ,trên bản đồ còn có các điểm ghi chú độ cao. Khoảng cao đều của đường bình độ trên bản đồ địa hình được quy định như sau: Khoảng cao đều(m) Khoảng cao đều(m) Tỷ lệ Tỷ lệ Nhỏ Trung Lớn bản đồ Nhỏ Trung Lớn bản đồ nhất bình nhất nhất bình nhất 0,5 1 2 1:2000 1:100.000 20 20 40 1 2 5 1:5000 1:200.000 20 40 40 2,5 2,5 5 1:10.000 1:500.000 20 50 100 2,5 5 10 1:25.000 1:1.000.000 50 100 200 10 10 20 1:50.000 SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp Để thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của địa hình , đặc biệt là đối với các vùng đồng bằng, người ta còn vẽ thêm các đường bình độ nửa khoảng cao đều và những đường bình độ phụ ở những nơi cần thiết . Khoảng cao đều lớn nhất chỉ dùng cho những vùng núi cao. Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung và những dạng địa hình cơ bản và đặc trưng của nó. Trên các bản đồ địa hình cần phải thể hiện chính xác và rõ ràng các dạng địa hình có liên quan đến sự hình thành tự nhiên của dáng đất như các dãy núi ,các đỉnh núi, yên núi, thung lũng, các vách nứt, rãnh sói đất trượt ....và các dạng có liên quan với sự hình thành nhân tạo như chỗ đắp cao, chỗ đào sâu....sự biểu thị dáng đất trên bản đồ địa hình phải đảm bảo cho người sử dụng bản đồ có thể thu nhận được những số liệu về độ cao, về độ dốc với độ chính xác cao, đồng thời đảm bảo sự phản ánh đúng đắn sự cắt xẻ ngang và cắt xẻ đứng của bề mặt... Tổng quát hoá dáng đất tức là loại trừ các chi tiết nhỏ không quan trọng , đồng thời cho phép cường điệu các dạng địa hình đặc trưng do không phản ánh được đầy đủ khi chuyển từ khoảng cao đều của bản đồ tài liệu sang khoảng cao đều của bản đồ thành lập. I.3.1.6 Nhóm lớp phủ thực vật và đất Trên các bản đồ địa hình biểu thị các loại rừng cây , vườn cây, đồn điền, ruộng, đồng cỏ, tài nguyên, cát, đất mặn, đầm lầy....Ranh giới các khu thực phủ và các loại đất thì được biểu thị bằng các đường chấm; ở diện tích bên trong đường viền thì vẽ các ký hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực vật hoặc đất. Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ ; thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng . Các đầm lầy được phân biệt biểu thị các đầm lầy qua được, khó qua và các đầm lầy không qua được, ngoài ra còn ghi độ sâu của đầm lầy . Rừng được phân biệt biểu thị : rừng già , rừng non, rừng rậm, rừng thưa, rừng bị cháy , rừng bị đốn... ghi rõ độ cao trung bình của cây, đường kính trung bình và loại cây. Khi biên vẽ thực vật và loại đất thì phải tiến hành lựa chọn và khái quát .Việc chọn lọc thường dựa theo tiêu chuẩn kích thước diện tích nhỏ nhất của các đường viền được thẻ hiện lên bản đồ. Những nơi tập trung nhiều nhiều đường viền SV: Phạm Văn Khương Trắc địa A-K48 Trường Đại học Mỏ Địa Chất Đồ án tốt nghiệp có diện tích nhỏ hơn tiêu chuẩn thì không được loại bỏ, mà phải thể hiện bằng cách kết hợp với các loại (đất hoặc thực vật ) khác, hoặc gộp vào một đường viền chung, hoặc dùng kí hiệu quy ước không cần đường viền. I.3.1.7 Nhóm ranh giới Ngoài đường biên giới quốc gia, trên các bản đồ địa hình cò phải thể hiện các địa giới của các cấp hành chính . Cụ thể là trên bản đồ có tỉ lệ 1/50000 và lớn hơn thì biểu thị từ địa giới xã trở lên, trên bản đồ tỉ lệ 1/100000 thì không biểu thị địa giới xã .Các đường ranh giới phân chia hành chính-chính trị đòi hỏi phải thể hiện rõ ràng chính xác. I.3.2 Độ chính xác của bản đồ địa hình Độ chính xác của bản đồ địa hình tuân theo quy định trong quy phạm : Sai số trung phương về vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ mặt phẳng sau bình sai so với điểm khống chế trắc địa gần nhất không vượt quá 0.10mm tính theo tỉ lệ bản đồ cần thành lập, ở vùng ẩn khuất sai số này không quá 0.15mm. Sai số trung phương về độ cao của điểm khống chế đo vẽ độ cao sau bình sai so với điểm độ cao nhà nước gần nhất không quá1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Trong trường hợp thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không thì độ chính xác xác định tọa độ, độ cao điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, tọa độ tâm chụp phục vụ cho công tác tăng dầy nội nghiệp phải tương đương với độ chính xác xác định tọa độ của điểm khống chế đo vẽ. Trong tăng dầy khống chế ảnh, sai số tồn tại tại các điểm khống chế ảnh mặt phẳng sau bình sai là<0.25mm, sai số tồn tại tại các điểm khống chế ảnh độ cao sau bình sai là <0.25h(h là khoảng cao đều của đường bình độ cơ bản), sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm tăng dầy so với điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp gần nhất không được vượt quá 0.35mm, sai số trung bình về độ ca
Luận văn liên quan