Đồ án Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, nhu cầu con người về sự tiện nghi trong cuộc sống ngày càng cao. Với xu thế phát triển đó, lĩnh vực điều hòa không khí cũng đã có những bước phát triển đóng góp đáng kể nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Điều hòa không khí không thể thiếu trong các tòa nhà căn hộ, khách sạn, các khu công nghiệp, các phương tiện giao thông như ô tô, tàu thủy Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp của mình em được giao nhiệm vụ: ‘‘Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang”. Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nhưng do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để em được hoàn thiện thêm về kiến thức và chuyên môn.

doc94 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là do tôi tự thành lập, tính toán và thiết kế dưới sự hướng dẫn của thầy GS.TS.Phạm Văn Tùy. Để hoàn thành đồ án này tôi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài liệu tham khảo, ngoài ra không sủ dụng bất kỳ tài liệu nào khác mà không được ghi. Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định. Sinh viên thực hiện Nguyễn Đức Trung LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, nhu cầu con người về sự tiện nghi trong cuộc sống ngày càng cao. Với xu thế phát triển đó, lĩnh vực điều hòa không khí cũng đã có những bước phát triển đóng góp đáng kể nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Điều hòa không khí không thể thiếu trong các tòa nhà căn hộ, khách sạn, các khu công nghiệp, các phương tiện giao thông như ô tô, tàu thủy… Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp của mình em được giao nhiệm vụ: ‘‘Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang”. Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nhưng do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để em được hoàn thiện thêm về kiến thức và chuyên môn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Tùy đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản đồ án này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ thuật lạnh – Khoa Chế Biến – Trường Đại Học Nha Trang đã dạy dỗ em trong thời gian qua. Sinh viên Nguyễn Đức Trung CHƯƠNG 1. NHU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm Điều hòa không khí là quá trình tạo ra và duy trì ổn định trạng thái không khí trong không gian điều hòa theo một chương trình định trước, không phụ thuộc vào trạng thái không gian ngoài trời. Trong đó các thông số yêu cầu cơ bản là nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, sự tuần hoàn lưu thông phân phối không khí, độ sạch bụi, các tạp chất hóa học, tiếng ồn…được điều chỉnh trong phạm vi cho trước theo yêu cầu của không gian cần điều hòa không phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết đang diễn ra ở bên ngoài không gian điều hòa. 1.2. Vai trò và ứng dụng của điều hoà không khí Điều hoà không khí là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống và kỹ thuật. Ngày nay kỹ thuật điều hoà không khí đã trở thành một ngành khoa học độc lập phát triển vượt bậc và hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành khác. Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịnh vụ du lịch, văn hóa y tế, thể thao mà còn cả trong các căn hộ… tạo cho con người có cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất, nhằm nâng cao đời sống tăng tuổi thọ cũng như năng suất lao động của con người vì thế điều hòa không khí tiện nghi ngày càng trở nên quen thuộc. Điều hòa công nghệ trong những năm qua đã gắn liền và bổ trợ với các ngành sản xuất như: Cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử, vi điện tử, kỹ thuật viễn thông, quang học, vi phẫu thuật, kỹ thuật quốc phòng, vũ trụ,… góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình công nghệ. Bởi vì các máy móc thiết bị hiện đại này chỉ có thể làm việc chính xác, an toàn và hiệu quả cao ở nhiệt độ, độ ẩm thích hợp... Điều hòa không khí không chỉ áp dụng cho các không gian cố định mà nó còn được áp dụng cho các không gian di động như ô tô, tàu thủy, xe lửa, máy bay,… 1.3. Ảnh hưởng của môi trường không khí đến con ngươi và sản xuất 1.3.1. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến con người 1.3.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh rõ rệt nhất đối với con người. Do cơ thể sản sinh ra một lượng nhiệt nhiều hơn nó cần, cho nên để duy trì ổn định nhiệt độ bên trong cơ thể. Con người thải nhiệt ra môi trường xung quanh dưới ba hình thức đối lưu, bức xạ và bay hơi. Truyền nhiệt bằng đối lưu: Khi nhiệt độ của lớp không khí tiếp xúc xung quanh cơ thể thấp hơn nhiệt độ của trên bề mặt da của cơ thể con người thì lớp không khí sẽ dần dần nóng lên và có xu hướng đi lên, khi đó lớp không khí lạnh hơn sẽ tiến lại thế chỗ và từ đó hình thành nên lớp không khí chuyển động bao quanh cơ thể, chính sự chuyển động đã lấy đi một phần nhiệt lượng thải vào môi trường. Ngược lại khi nhiệt độ lớp không khí tiếp xúc lớn hơn nhiệt độ bề mặt da thì cơ thể sẽ nhận một phần nhiệt của môi trường nên gây cảm giác nóng. Cường độ trao đổi nhiệt phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa nhiệt độ bề mặt cơ thể và không khí. Truyền nhiệt bằng bức xạ: Nhiệt từ cơ thể sẽ bức xạ cho bất kỳ bề mặt xung quanh nào có nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ của cơ thể truyền nhiệt. Hình thức trao đổi nhiệt này hoàn toàn độc lập với hiện tượng đối lưu, cường độ trao đổi nhiệt phụ thuộc vào giá trị nhiệt độ và độ chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và bề mặt các vật xung quanh quanh. Khi nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ cơ thể thì cơ thể vẫn phải thải nhiệt vào môi trường bằng hình thức tỏa ẩm (thở, bay hơi, mồ hôi,…), toàn bộ nhiệt lượng cơ thể phải thải qua con đường bay hơi nước trên bề mặt da và mồ hôi. Sự đổ mồ hôi nhiều hay ít cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí và tốc độ lưu chuyển không khí quanh cơ thể. Khi nhiệt độ không khí xung quanh giảm xuống, cường độ trao đổi nhiệt đối lưu giữa cơ thể và môi trường sẽ tăng. Cường độ này càng tăng khi độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt cơ thể và không khí càng tăng, nếu nhiệt độ chênh lệch này quá lớn thì nhiệt lượng cơ thể mất đi càng lớn và đến một mức nào đó sẽ bắt đầu gây cảm giác khó chịu và ớn lạnh. Việc giảm nhiệt độ của các bề mặt xung quanh sẽ làm gia tăng cường độ trao đổi nhiệt bức xa. Ngược lại, nhiệt độ xung quanh tiến gần đến nhiệt độ cơ thể thì thành phần trao đổi nhiệt bức xạ sẽ giảm đi rất nhanh. 1.3.1.2. Độ ẩm tương đối (() Độ ẩm tương đối của không khí xung quanh là yếu tố quyết định mức độ bay hơi mồ hơi từ cơ thể vào không khí xung quanh. Sự bay hơi nước vào không khí chỉ diễn ra khi ( < 100%. Nếu không khí có độ ẩm vừa phải thì nhiệt độ cao, cơ thể đổ mồ hôi và mồ hôi bay hơi vào không khí được nhiều sẽ gây cho cơ thể cảm giác dễ chịu hơn (khi bay hơi 1g mồ hôi cơ thể thải được nhiệt lượng khoảng 2.500J, nhiệt lượng này tương đương với nhiệt lượng của 1m3 không khí giảm nhiệt độ đi 20C), nhưng nếu độ ẩm quá thấp thì mồ hôi sẽ bay hơi nhiều làm cho cơ thể mất nước nhiều gây cảm giác mệt mỏi. Nếu độ ẩm ( lớn quá, mồ hôi thoát ra ngoài da bay hơi kém (hoặc thậm chí không bay hơi được), trên da sẽ có mồ hôi nhớp nháp cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu. 1.3.1.3. Tốc độ lưu chuyển không khí ((k) Tùy thuộc vào dòng chuyển động của không khí mà lượng ẩm thoát ra từ cơ thể nhiều hay ít. Khi tăng tốc độ lưu chuyển không khí ((k) thì lớp không khí bão hòa xung quanh bề mặt cơ thể càng dễ bị kéo đi để nhường chỗ cho lớp không khí khác, do đó khả năng bốc ẩm từ cơ thể sẽ tăng lên. Ngoài ra, chuyển động của dòng không khí cũng ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt bằng đối lưu. Rõ ràng, quá trình tỏa nhiệt đối lưu càng mạnh khi chuyển động của dòng không khí càng lớn. Do đó về mùa đông, khi (k lớn sẽ làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể gây cảm giác lạnh, ngược lại về mùa hè sẽ làm tăng cảm giác mát mẻ. Đặc biệt trong điều kiện độ ẩm ( lớn thì (k tăng sẽ làm tăng nhanh quá trình bay hơi mồ hôi trên da, vì vậy về mùa hè người ta thường thích sống trong môi trường không khí lưu chuyển mạnh (có gió trời hoặc có quạt). Nếu (k lớn quá mức cần thiết dễ gây mất nhiệt cục bộ, làm cơ thể chóng mệt mỏi. Bảng 1.1. Tốc độ gió cho phép(Bảng 1.1[2]) Nhiệt độ không khí trong phòng t [oC ]  Tốc độ không khí trong phòng [m/s]   16 ÷20  < 0,25   21÷23  0,25÷0,3   24÷25  0,4÷0,6   26÷27  0,7÷1,0   27÷28  1,1÷1,3   >30  1,3÷1,5   Trong điều kiện lao động nhẹ hoặc tĩnh tại, có thể đánh giá điều kiện tiện nghi theo nhiệt độ hiệu quả tương đương. Thq = 0,5(tk + tư) – 1,94. Trong đó: tk: Nhiệt độ nhiệt kế khô, 0C tư : Nhiệt độ nhiệt kế ướt, 0C (k : Tốc độ không khí, m/s. 1.3.1.4. Độ trong sạch của không khí Ngoài ba yếu tố t, (, (k đã nói ở trên, môi trường không khí còn phải bảo đảm độ trong sạch nhất định. Không khí bao giờ cũng lẫn nhiều tạp chất như bụi, các khí lạ và vi khuẩn. Tùy theo yêu cầu, ta phải dùng các biện pháp và thiết bị để khử bụi, khử hóa chất lạ và vi khuẩn, kết hợp với việc thay đổi không khí trong phòng. Các chất độc hại có trong không khí thường gặp có thể phân thành ba loại: - Bụi là các chất có kích thước nhỏ bé có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp (thở). - Khí CO2 và hơi nước không có độc tính nhưng nồng độ lớn sẽ làm giảm lượng O2 trong không khí. Chúng phát sinh do hô hấp của động vật, thực vật hoặc do đốt cháy các chất hữu cơ hoặc trong các phản ứng hóa học. - Các hóa chất độc hại dạng khí, hơi (hoặc một số dạng bụi) phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc các phản ứng hóa học. Mức độ độc hại tùy thuộc vào cấu tạo hóa học và nồng độ của từng chất: có loại chỉ gây cảm giác khó chịu, có loại gây bệnh nghề nghiệp, có loại gây chết người khi nồng độ đủ lớn. 1.3.1.5. Độ ồn Độ ồn là một yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới thính giác và tâm lý con người. Bất cứ một hệ thống điều hoà nào cũng có các bộ phận có thể gây ra tiếng ồn ở một mức độ nhất định, nguyên nhân do: máy nén, bơm quạt, các ống dẫn không khí, các miệng thổi không khí. Bảng 1.2.Tiêu chuẩn về độ ồn cực đại cho phép trong một số trường hợp theo tiêu chuẩn Đức (Bảng 1.5[1]) Trường hợp  Giờ trong ngày  Độ ồn cực đại cho phép, dB     Cho phép  Nên chọn   Bệnh nhân, trại điều dưỡng  6 ÷ 22 22 ÷ 6  35 30  30 30   Phòng ở  6 ÷ 22 22 ÷ 6  40 30  35 30   Khách sạn  6 ÷ 22 22 ÷ 6  45 40  35 30   Phòng ăn lớn, quán ăn lớn, hiệu cà phê nhỏ   50  45   Phòng hội thảo, phòng họp   55  50   Giảng đường, phòng học   40  35   Phòng đặt máy tính   40  35   Văn phòng làm việc   50  45   Phân xưởng sản xuất   85  80   Nhà hát, phòng hòa nhạc   30  30   Rạp chiếu bóng   40  35   1.3.2 Ảnh hưởng của môi trường không khí đối với sản xuất Trước hết phải thấy rằng, con người là một trong những yếu tố quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Như vậy môi trường không khí trong sạch có chế độ nhiệt ẩm thích hợp cũng chính là yếu tố gián tiếp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, mỗi ngành kỹ thuật lại yêu cầu một chế độ vi khí hậu riêng biệt, do đó ảnh hưởng của môi trường không khí không giống nhau. Nhìn chung các quá trình sản xuất đều kèm theo sự thải nhiệt, thải CO2 và nước, có khi cả bụi và hóa chất độc hại vào môi trường không khí ngay bên trong không gian máy, làm cho nhiệt độ, độ ẩm không khí và độ trong sạch luôn bị biến động. Sự biến động nhiệt độ, độ ẩm không khí trong phòng tuy đều ảnh hưởng đến sản xuất nhưng mức độ ảnh hưởng không giống nhau. Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất: Một số ngành sản xuất như bánh kẹo cao cấp đòi hỏi nhiệt độ không khí khá thấp (ví dụ: ngành chế biến Sôcôla cần nhiệt độ 7 – 80C, kẹo cao su: 200C), nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng sản phẩm. Một số ngành sản xuất và các trung tâm điều khiển tự động, trung tâm đo lường chính xác cũng cần duy trì nhiệt độ ổn định và khá thấp (20 – 22 0C), nhiệt độ không khí cao sẽ làm máy móc, dụng cụ kém chính xác hoặc giảm độ bền lâu. Trong khi đó sản xuất sợi dệt lại cần duy trì nhiệt độ không thấp quá 200C, mà cũng không cao quá 320C. Với nhiều ngành sản xuất thực phẩm thịt, sữa … nhiệt độ cao dễ làm ôi, thiu sản phẩm khi chế biến. Độ ẩm tương đối ( là yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn nhiệt độ. Hầu hết các quá trình sản xuất thực phẩm đều duy trì độ ẩm vừa phải. Độ ẩm ( thấp quá làm tăng sự thoát hơi nước trên mặt sản phẩm, do đó tăng hao trọng, có khi làm giảm chất lượng sản phẩm (gây nứt nẻ, gẫy vỡ do sản phẩm bị giòn quá khi khô). Nhưng nếu ( lớn quá cũng làm môi trường dễ phát sinh nấm mốc. Độ ẩm ( lớn quá 50 – 60% trong sản xuất bánh kẹo cao cấp dễ làm bánh kẹo bị chảy nước. Còn với các máy móc vi điện tử, bán dẫn, độ ẩm cao làm giảm cách điện, gây nấm mốc và làm máy móc dễ hư hỏng. Độ trong sạch của không khí không chỉ tác động đến con người mà cũng tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm: bụi bẩn bám trên bề mặt sản phẩm không chỉ làm giảm vẻ đẹp mà còn làm sản phẩm bị hỏng. Các ngành sản xuất thực phẩm không chỉ yêu cầu không khí trong sạch, không có bụi mà còn đòi hỏi vô trùng nữa, một số công đoạn chế biến có kèm theo sự lên men gây mùi hôi thối, đó cũng là điều không thể chấp nhận được. Đặc biệt, các ngành sản xuất dụng cụ quang học, in tráng phim ảnh,… đòi hỏi không khí tuyệt đối không có bụi. Tốc độ không khí (k đối với sản xuất chủ yếu liên quan đến tiết kiệm năng lượng tạo gió. Tốc độ lớn quá mức cần thiết ngoài việc gây cảm giác khó chịu với con người còn làm tăng tiêu hao công suất động cơ kéo quạt. Riêng đối với một số ngành sản xuất, không cho phép tốc độ ở vùng làm việc quá lớn, ví dụ: trong ngành dệt, nếu tốc độ không khí quá lớn sẽ làm rối sợi. Độ ồn là một yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường nên nó phải được khống chế, đặc biệt đối với điều hoà tiện nghi và một số công trình điều hoà như các phòng studio, trường quay, phòng phát thanh truyền hình, ghi âm…. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 2.1. Ý nghĩa lựa chọn hệ thống điều hòa không khí Việc chọn hệ thống điều hòa không khí thích hợp cho công trình là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho hệ thống đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đề ra của công trình về mặt: Kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường vi khí hậu tốt nhất, sự tiện dụng về mặt vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, độ an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và hiệu quả kinh tế cao. 2.2. Phân loại hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điều hoà không khí là một tập hợp các máy móc, thiết bị, công cụ… để tiến hành các quá trình xử lí không khí như: sưởi ấm, làm lạnh, khử ẩm, gia ẩm, hút ẩm… điều chỉnh khống chế và duy trì các thông số vi khí hậu trong nhà như: nhiệt độ, độ sạch, khí tươi, sự tuần hoàn không khí trong phòng nhằm đáp ứng nhu cầu nghệ. Việc phân loại hệ thống điều hoà không khí là rất phức tạp vì chúng quá đa dạng và phong phú, đáp ứng nhiều ứng dụng cụ thể của hầu hết các nghành kinh tế. Tuy nhiên có thể phân loại hệ thống điều hoá không khí theo các cách sau đây: - Theo mục đích ứng dụng: Có thể phân ra thành điều hoà tiện nghi và điều hoà công nghệ. - Theo tính chất quan trọng: Phân ra điều hoà cấp 1, cấp 2 và cấp 3. - Theo tính chất tập trung: Phân ra hệ thống điều hoà cục bộ, hệ thống điều hoà tổ hợp gọn (với các cụm máy gọn) và hệ thống trung tâm. - Theo cách làm lạnh không khí: Phân ra hệ thống trực tiếp (làm lạnh trực tiếp không khí bằng môi chất lạnh sôi) hoặc gián tiếp (qua nước lạnh với dàn FCU và AHU). Loại gián tiếp có thể phân ra loại khô và loại ướt. Loại khô là loại có dàn ống xoắn trao đổi nhiệt có cánh, nước lạnh đi trong ống còn không khí đi ngoài ống. Loại ướt (còn gọi là loại có dàn phun) là loại buồng điều hoà có dàn phun phun trực tiếp nước lạnh vào không khí cần làm lạnh. Loại khô còn được gọi là hệ thống kín, loại ướt còn gọi là hệ thống hở. - Theo cách phân phối không khí: Có thể phân ra hệ thống điều hoà cục bộ hoặc trung tâm. Kiểu cục bộ là xử lý không khí có tính chất cục bộ cho từng không gian điều hoà riêng lẻ. Còn kiểu trung tâm là tạo lạnh ở một khu trung tâm và phân phối đến các không gian điều hoà bằng các ống gió hoặc các ống nước lạnh. - Theo năng suất lạnh: Có thể phân ra 3 loại, loại nhỏ (tới 3 tấn lạnh Mỹ hay 24000 Btu/h hoặc 7 KW), loại trung bình (từ 3 đến 100 tấn lạnh) và loại lớn (từ 100 tấn lạnh trở lên). - Theo chức năng: Có hai loại là máy điều hoà một chiều và máy điều hoà hai chiều. Máy điều hoà một chiều là loại máy chỉ có chức năng làm lạnh, còn máy điều hoà hai chiều là loại máy bơm nhiệt vừa có khả năng làm lạnh vào mùa hè vừa có khả năng sưởi ấm vào mùa đông. - Căn cứ kết cấu máy: Chia ra 3 loại là máy điều hoà 1 cụm, 2 cụm và nhiều cụm. Loại một cụm được gọi là máy điều hoà nguyên cụm như máy điều hoà cửa sổ, máy điều hoà được lắp trên mái, máy điều hoà giải nhiệt nước. Máy điều hoà 2 và nhiều cụm còn được gọi là máy điều hoà tách. Các loại máy điều hoà này có tên chung là máy điều hoà tổ hợp gọn (theo các đơn nguyên) (Unitary packaged air conditioner) hay còn gọi tắt là máy điều hoà gọn. - Theo cách bố trí dàn lạnh: Chia ra các loại cửa sổ, treo tường, âm trần, giấu trần cassette, giấu trần cassette một cửa hoặc nhiều cửa, tủ tường, hộp tường, kiểu tủ hành lang… - Theo cách làm mát thiết bị ngưng tụ: Chia ra làm 3 loại, loại giải nhiệt gío (làm mát không khí kiểu dàn quạt), giải nhiệt nước (làm mát không khí bằng nước) hoặc kết hợp gió nước và không khí. Làm mát bằng nước có thể dùng nước thành phố, nước giếng nhưng hầu hết các công trình sử dụng nước tuần hoàn với tháp giải nhiệt. Làm mát nước kết hợp với gió là loại dàn ngưng tưới hoặc tháp ngưng. - Theo chu trình lạnh: Có thể phân ra máy lạnh nén hơi, hấp thụ, Ejectơ hoặc nén khí. - Theo môi chất lạnh của máy nén hơi: Chia ra máy lạnh dùng Amoniac, Freon R22, 404A, B, 507, 123 hoặc hơi nước… - Theo kiểu máy nén: Chia ra máy nén pittông, trục vít, roto, xoắn ốc hoặc tuabin. - Theo kết cấu của máy nén: Chia ra kiểu kín, kiểu hở, hoặc nửa kín. - Theo cách bố trí hệ thống ống dẫn nước lạnh của hệ thống trung tâm : Chia ra hệ thống 2 ống, 3 ống, 4 ống hoặc hệ thống hồi ngược. - Theo hệ thống ống phân phối gió : Chia ra 3 loại, hệ thống một ống gió, hai ống gió hoặc không ống gió. - Theo cách điều chỉnh gió: Phân ra 2 loại là hệ thống lưu lượng không thay đổi (CAV- Constan Air Volume) và hệ thống lưu lượng thay đổi (VAV-Variable Air Volume). - Theo cách điều chỉnh năng suất bằng cách đóng ngắt máy nén hoặc điều chỉnh vô cấp tốc độ qua máy biến tần: Phân ra hệ thống lưu lượng môi chất không đổi (CRV- Constant Refrigerant Volume) hoặc hệ thống lưu lượng môi chất thay đổi (VRV-Variable Refrigerant Volume). VRV là loại máy điều hoà đặc biệt của Daikin, điều chỉnh năng suất lạnh bằng máy biến tần một cụm dàn nóng kết nối được tới 8 hoặc 16 dàn lạnh. - Theo áp suất gió trong ống gió: Có loại áp suất gió cao và áp suất gió thấp. - Theo tốc độ gió trong ống: Có loại gió tốc độ cao và loại gió tốc độ thấp 2.2.1 Máy điều hòa cục bộ Hệ thống điều hòa cục bộ gồm máy điều hòa cửa sổ, máy điều hòa tách (2 và nhiều cụm loại nhỏ) năng suất lạnh nhỏ hơn 7kW ( 24000BTU/h). Ưu điểm : Đây là các loại máy nhỏ hoạt động hoàn toàn tự động, lắp đặt, vận hành, bảo trì và sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ trung bình, độ tin cậy cao, giá thành rẻ rất thích hợp đối với các phòng và các căn hộ nhỏ và tiền điện thanh toán riêng biệt theo từng máy. Nhược điểm : Là khó áp dụng cho các phòng lớn như hội trường, phân xưởng nhà hàng, cửa hàng, các tòa nhà như khách sạn, văn phòng vì khi bố trí ở đây các cụm dàn nóng bố trí phía ngoài nhà sẽ làm mất mỹ quan và phá vỡ kết cấu xây dựng của tòa nhà. 2.2.1.1. Máy điều hòa cửa sổ Máy điều hòa cửa sổ có dạng hình khối chữ nhật trong đó lắp đặt đầy đủ hoàn chỉnh các bộ phận cần thiết trong một vỏ máy. Máy điều hòa cửa sổ là loại máy điều hòa không khí nhỏ nhất cả về năng suất lạnhvà kích thước cũng như khối lượng. Ưu nhược điểm: - Giá thành rẻ, lắp đặt và vận hành đơn giản. - Có sưởi mùa đông bằng bơm nhiệt. - Có thể lấy gió tươi. - Nhiệt độ phòng được điều chỉnh nhờ thermostat với độ dao động khá lớn, độ ẩm tự biến đổi theo nên không khống chế được độ ẩm, điều chỉnh theo kiểu on – off. - Độ ồn cao, khả năng làm sạch không khí kém. - Khó bố trí vị trí lắp đặt. - Thích hợp cho các phòng nhỏ, căn hộ gia đình, khó sử dụng cho các tòa nhà cao tầng vì làm mất mỹ quan và gây phá vỡ kiến trúc. 2.2.1.2. Máy điều hòa tách Phần lắp đặt trong không gian điều hòa về cơ bản bao gồm dàn lạnh. Phần lắp đặt ngoài trời gồm
Luận văn liên quan