Đồ án Thiết kế lưới vây

Biển Tây Nam Bộ là một phần của vịnh Thái Lan; phía bắc giáp với biển Campuchia, phía nam là cửa vịnh nối liền với Biển Đông, phía đông giáp với Việt Nam và phía tây giáp với biển Thái Lan. Đây là vùng biển có địa hình khá bằng phẳng và nông, nơi sâu nhất ở khu vực gần giữa vịnh khoảng 86m. Mùa thời tiết của vùng biển thể hiện 2 mùa rõ rệt là mùa gió tây nam (mùa mưa) kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa gió đông bắc (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió đông bắc hướng gió thịnh hành là đông bắc nhưng không phải gió đông bắc của gió mùa cực đới mà là tín phong của lưỡi cao áp phó nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, vì vậy mùa này không lạnh. Tổng lượng mưa trong cả năm khoảng 2200 - 2400mm. Do ảnh hưởng của địa hình, lượng mưa ở vùng biển Tây Nam Bộ thường lớn hơn vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Khối nước trong vịnh Thái Lan thể hiện tính cô lập khá cao. Trong mùa gió tây nam, dòng chảy trong vịnh có hướng đông nam, tới gần mũi Cà Mau một phần nước được đưa ra biển Đông Nam Bộ, còn lại phần lớn nước được đưa trở lại tạo ra một hoàn lưu gần như khép kín trong vịnh. Vào mùa gió đông bắc, nước từ biển Đông Nam Bộ một phần đi vào vịnh Thái Lan có hướng tây bắc tạo thành hoàn lưu có chiều ngược với hoàn lưu thời kỳ gió mùa tây nam. Nhiệt độ nước biển trong năm tương đối cao và khá ổn định từ 27,5 - 31,50C, giữa tầng mặt và tầng đáy nhiệt độ chênh lệch 0,5 - 1,50C. Độ muối trong năm ở mức thấp nhất so với các vùng khác biển miền Nam Việt Nam từ 25 - 33‰. Vùng cửa sông rạch biển Tây Nam Bộ, độ muối có thể xuống dưới 10‰.

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế lưới vây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ LƯỚI VÂY CHƯƠNG I NGƯ TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI BIỂN TÂY NAM BỘ PHẦN I NGƯ TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI NGƯ TRƯỜNG  *Điều kiện tự nhiên Biển Tây Nam Bộ là một phần của vịnh Thái Lan; phía bắc giáp với biển Campuchia, phía nam là cửa vịnh nối liền với Biển Đông, phía đông giáp với Việt Nam và phía tây giáp với biển Thái Lan. Đây là vùng biển có địa hình khá bằng phẳng và nông, nơi sâu nhất ở khu vực gần giữa vịnh khoảng 86m. Mùa thời tiết của vùng biển thể hiện 2 mùa rõ rệt là mùa gió tây nam (mùa mưa) kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa gió đông bắc (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió đông bắc hướng gió thịnh hành là đông bắc nhưng không phải gió đông bắc của gió mùa cực đới mà là tín phong của lưỡi cao áp phó nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, vì vậy mùa này không lạnh. Tổng lượng mưa trong cả năm khoảng 2200 - 2400mm. Do ảnh hưởng của địa hình, lượng mưa ở vùng biển Tây Nam Bộ thường lớn hơn vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Khối nước trong vịnh Thái Lan thể hiện tính cô lập khá cao. Trong mùa gió tây nam, dòng chảy trong vịnh có hướng đông nam, tới gần mũi Cà Mau một phần nước được đưa ra biển Đông Nam Bộ, còn lại phần lớn nước được đưa trở lại tạo ra một hoàn lưu gần như khép kín trong vịnh. Vào mùa gió đông bắc, nước từ biển Đông Nam Bộ một phần đi vào vịnh Thái Lan có hướng tây bắc tạo thành hoàn lưu có chiều ngược với hoàn lưu thời kỳ gió mùa tây nam. Nhiệt độ nước biển trong năm tương đối cao và khá ổn định từ 27,5 - 31,50C, giữa tầng mặt và tầng đáy nhiệt độ chênh lệch 0,5 - 1,50C. Độ muối trong năm ở mức thấp nhất so với các vùng khác biển miền Nam Việt Nam từ 25 - 33‰. Vùng cửa sông rạch biển Tây Nam Bộ, độ muối có thể xuống dưới 10‰. KHÁI QUÁT NGHỀ KHAI THÁC LƯỚI VÂY 1. Tổng quát nghề khai thác thủy sản nghề lưới vây a. Tình hình phát triển: + Vùng biển vịnh Bắc Bộ: Nghề lưới vây ở vùng biển này phát triển rất yếu. Theo số liệu thống kê tháng 6/1999, có 587 tàu lưới vây, chiếm 12,58% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Tuy vậy, kích thước tàu lưới vây ở vùng biẻn này rất nhỏ. 97,8% tổng số tàu lưới vây trong vùng có công suất máy 100 cv, nhưng sản lượng khai thác của các tàu này không ổn định. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chỉ chiếm 4,5% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. Hàng năm, có koảng 500 tàu lưới vây từ các tỉnh miền Trung ra khai thác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. + Vùng biển miền Trung: Có 2,972 tàu lưới vây, chiếm 63,69% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Nhóm tàu lưới vây 25 – 45 cv có số lượng cao nhất, 1.325 chiếc, chiếm 50,4% tổng số tàu lưới vây trong vùng. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chiếm 38,1% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. Nhìn chung nghề lưới vây ở vùng biển này phát triển tương đối khá, quy mô tàu lớn hơn cá tỉnh miền Bắc. + Vùng biển tây Nam Bộ: Đây là vùng biển có nghề lưới vây phát triển mạnh nhất trong cả nước. Có 1.107 tàu chiếm 23,72% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. So với vùng biển miền Trung tuy số lượng tàu ít hơn, nhưng cỡ tàu lớn hơn và sản lượng cao hơn 1,5 lần. Sản lượng nghề lưới vây đạt 57,4% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. b. Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây: + Kỹ thuất sử dụng ánh sáng vá trà rạo: Việc sử dụng ánh sáng và chà rạo để tập trung cá là một kỹ thuật quan trọng, phức tạp và có tính chất quyết định đến sản lượng khai thác của nghề lưới vây. Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng và chà rạo ở nước ta còn rất thô sơ và hoàn toàn theo kinh nghiệm. Để phát triển nghề lưới vây trong tương lai, cần tăng cường nghiên cứu và du nhập kỹ thuật chiếu ánh sáng, kỹ thuật sử dụng trà ở nước ngoài vào nước ta. + Kỹ thuật dò tìm và phát hiện đàn cá: Đây cũng là kỹ thuật quan trọng của nghề lưới vây tự do. Hiện nay kỹ thuật phát hiện đàn cá của ngư dân còn rất yếu, chỉ dùng mắt thường để phát hiện đàn cá đang di chuyển. Rất ít tàu (1 – 2 tàu) được trang bị máy dò cá ngang (Sonar), nên còn hạn chế nhiều đến năng suất khai thác của nghề này. + Kỹ thuật sử dụng những vàng lưới vây cỡ lớn, đánh bắt các loài cá có tốc độ bơi cao, khai thác ở ngư trường xa bờ còn nhiều khiếm khuyết. Tình trạng trên đã hạn chế nhiều đến sản lượng đánh bắt và sự phát triển của nghề lưới vây xa bờ. c. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây Nếu sản lượng của nghề lưới kéo phụ thuộc rất chặt chẽ vào công suất tàu kéo, thì sản lượng nghề lưới vây phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật tập trung và dò tìm đàn cá, kích thước vàng lưới. Độ lớn của kích thước tàu chỉ góp phần cho tàu có thể hoạt động ở ngư trường xa bờ hơn và dài ngày hơn trên biển. Vì vậy, trong nghề lưới vây, vấn đề xác định cỡ tàu có hiệu quả kinh tế nhất cũng là vấn đề rất quan trọng. + Năng suất khai thác của các tàu lưới vây Nếu xem xét các tàu lưới vây > 45 cv, năng suất khai thác 1 năm có thể đạt 60 – 140 tấn. Một số tàu có thể đạt 200 – 300 tấn/năm. Bình quân 1 lao động có thể đạt 4,5 – 12 tấn/năm. + Vốn đầu tư cho nghề lưới vây Ngoài việc trang bị tàu thuyền như các nghề khác, trong nghề lưới vây còn phải đầu tư cho vàng lưới vây rất tốn kém. Giá của vàng lưới vây khoảng từ 120 – 350 triệu đồng. Tổng số vố đầu tư cho một đơn vị tàu lưới vây phụ thuộc vào kích thước lưới, đối tượng đánh bắt và nằm trong khoảng sau: Lưới vây ven bờ: 200 – 300 triệu đồng/1vàng lưới Lưới vây xa bờ: 500 – 760 triệu đồng/1vàng lưới Tuy nhiên, đối với những tàu lưới vây cỡ lớn, sử dụng vàng lưới thật lớn, tổng vốn của một đơn vị tàu - lưới có thể lên tới 1000 – 1300 triệu đồng. + Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tàu lưới vây công suất > 54 cv sau khi đã trừ đi các chi phí hoạt động, lượng tiền trả lãi ngân hàng và khấu hao, nhận thấy tỷ lệ các tàu bị lỗ vốn so với tổng số tàu lưới vây của vùng biển vịnh Bắc Bộ là 53,8%, vùng biển miền Trung là 47% và vùng biển tây Nam Bộ là 58,7%. Các tàu còn lại đạt được lãi ròng từ 40 triệu đồng đến 280 triệu đồng /1 năm. Từ tính toán hiệu quả kinh tế của các tàu lưới vây, ta thấy vấn đề phát hiện đàn cá để khai thác là cực kỳ quan trọng. Muốn nghề lưới vây hoạt động có hiệu quả, cần tăng cường nghiên cứu và nâng cao các kỹ thuật dò tìm và tập trung cá. NGUỒN LỢI Tiềm năng nguồn lợi cá nổi Tiềm năng nguồn lợi cá nổi có thể được ước tính từ cơ sở thức ăn của cá có trong vùng biển. Đó là nguồn thức ăn có thể đảm bảo cho một lượng cá nhất định sinh sống trong vùng biển. Tổng khối lượng cá trong một vùng nước được các nhà nghiên cứu nguồn lợi biển coi là trữ lượng cá biển. Tiềm năng nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ Diện tích (km2)  NSSH cá nổi (tấn/năm)  Trữ lượng cá nổi (tấn)   80.900  563.500 - 676.200  268.300 - 322.000   Trung bình  619.800  295.100   Với diện tích 80.900 km2, ước tính NSSH cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ là 619.800 tấn/năm và trữ lượng 295.100 tấn. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu sinh học hải dương, khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi không gây tổn hại đến cân bằng sinh thái bằng khoảng 10% NSSH cá. Vì vậy, nguồn lợi cá nổi có thể khai thác được ở vùng khơi biển Tây Nam Bộ là 62.000 tấn/năm, tối đa 68.000 tấn/năm để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. *Ta xét nguồn lợi tỉnh Kiên Giang Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng của cả nước, với nguồn tài nguyên đa dạng tạo cho Kiên Giang có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Kiên Giang có ngư trường đánh bắt rộng: 63.290 km2; trong đó diện tích ngư trường ở độ sâu dưới 20 m là 15.440 km2; ở độ sâu 20 - 50 m là 33.960 km2; ở độ sâu > 50 m là 13.880 km2. Vùng biển Kiên Giang có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú, với trữ lượng khoảng 464.600 tấn; chiếm tới 29,0% trữ lượng hải sản vùng Nam Bộ, khả năng khai thác cho phép khoảng 208.400 tấn, chiếm 44,0% trữ lượng. Trữ lượng cá nổi chiếm khoảng 51,0% tổng trữ lượng; khả năng khai thác cho phép khoảng 40% trữ lượng cá nổi. Trữ lượng cá đáy chiếm 49,0% tổng trữ lượng; khả năng khai thác cho phép khoảng 50% trữ lượng cá đáy. Một số loại cá có trữ lượng cao như: Cá liệt chiếm khoảng 32,0%; họ cá nục chiếm khoảng 18,7%; họ cá trích, cá thu, cá ngừ mỗi họ chiếm khoảng 7,0%. Khả năng cho phép khai thác tôm khoảng 19.000 tấn/năm. Ngoài ra, vùng biển Kiên Giang còn có nhiều đặc sản quý như đồi mồi, hải sâm, sò huyết, rau câu… Nguồn: BC điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Kiên Giang -Tài nguyên thủy sản nội địa: Kiên Giang có nhiều diện tích mặt nước tự nhiên và nhân tạo, có môi trường thuận lợi cho các giống cá đen và các loại đặc sản như tôm càng. Nuôi trồng thủy sản là một nghề phổ biến ở Kiên Giang. Sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản gồm có: + Nuôi cá ở ao hầm: Với diện tích 500 đến 700 ha, có thể sản xuất được khoảng 2.500 - 3.000 tấn cá/năm.  + Nuôi cá ruộng và trong rừng: Là một hình thức nuôi cá rất đặc biệt ở Kiên Giang kết hợp giữa cấy lúa với nuôi cá và nuôi cá trong rừng tràm với diện tích khoảng 16.000 ha, sản lượng có thể đạt trên 20.000 tấn cá/năm. + Nuôi tôm nước lợ: Với 200 km bờ biển đã hình thành 1 vùng ven biển có diện tích khoảng 128.000 ha, có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ xuất khẩu và một số loại đặc sản khác với sản lượng có thể đạt hàng chục ngàn tấn/năm. + Nuôi đồi mồi: Chủ yếu tập trung ở Hà Tiên, Phú Quốc, có thể nuôi từ 500 - 1.000 con đồi mồi, thương mại. Các đối tượng khai thác chính Cá nục Thuôn - Decapterus macrosoma  Cá bạc má - Rastrelliger kanagurta  Cá trính- Amblygaster sirm  Cá ngừ chù - Auxis thazard thazard  Một số loại tôm, mực… PHẦN II. TÀU THUYỀN VÀ TRANG THIẾT BỊ KHAI THÁC TÀU THUYỀN Hiện nay tàu thuyền lưới vây có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng hình dạng chủ yêu được đặt theo mẫu của Thái Lan hay của Bộ thủy sản. Kích thước tàu có chiều dài từ 16-25m. Tàu tôi chọn để thiết kế lưới là: Loại tàu  Kích thước tổng quát (m)  Công suất (CV)  Tốc độ tự do (HL/h)  Số người trên tàu  Boong thao tác  Phạm vi hoạt động  Nước sản suất    L  H  B         T-370  22  3  6,05  370  9  14  1  Xa bờ  Việt Nam    Vỏ tàu Vật liệu đóng tàu 100% là gỗ theo mẫu của bộ thủy sản có Cabin sau lái, boong thao tác phía trước mũi. Lưới được xếp trên boong tàu, tàu có 5 hầm cách nhiệt để chứa cá. Máy tàu Máy chính Động cơ chính ( Diezel) truyền lực qua hệ thống hộp số. Cơ cấu trục quay làm cho chân vịt quay giúp tàu hành trình. Mặt khác từ động cơ chính trích lực làm cho máy tời hoạt động phục vụ cho quá trình khai thác bằng cách người ta sử dụng tang ma sát thông qua hệ thống phụ trở để thu dây giêng rút chính và giêng chì, vòng khuyên cũng như hệ thống cẩu hoạt động. Hiện nay người ta sử dụng rất nhiều hãng máy khác nhau, mỗi hãng có ưu nhược điểm riêng. Việc trang bị máy cho tàu khai thác phụ thuộc vào điều kiện thực tế, khả năng sử dụng, vốn đầu tư, mục đích sử dụng… mà ta sử dụng loại máy nào cho phù hợp. Máy phụ Máy phụ chủ yếu dùng để phát sáng trong khai thác, trong sinh hoạt hoạc tích trữ điện. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ KHAI THÁC Máy tời, thu lưới vây Máy thu lưới thủy lực:  Vận tốc thu lưới: 0,16 – 0,3 m/s Lực kéo của tang thu lưới vây: Pdm =1500kg - Công suất động cơ: Nđc  = 4,6 kw - Công suất của bơm : 6,5 kw  Tời thu lưới vây   *Thông số kỹ thuật cơ bản  Lực kéo lớn nhất  : Pmax = 1.000kg Tốc độ thu cáp : n = 60 vòng/phút Đường kính cáp : dc = 11mm Lượng chứa cáp trên rulô: Lc = 450 m Động lực lai tời : trích công suất từ máy chính  * Kết cấu của tời gồm các cụm chi tiết và chi tiết           Rulô phụ 1, then bằng 2, cá hãm 3, bạc 4, vú mỡ 5, ru lô chính 6, trục chính 7, nhóm phanh 8, nhóm ly hợp vấu 9, hộp che 10, ổ đỡ đứng 11, bệ tời 12, bạc 13, trục đứng 14, ổ đỡ cá hãm 15, trục cá hãm 16, chốt trụ 17, tay gạt 18, nắp ổ đỡ 19, ổ đỡ 20, cần gạt 21.           Tời thu lưới vây được lắp đặt trên cỡ loại tàu có công suất máy chính 90 CV. Tời một ru lô chính và hai rulô phụ. Hai rulô phụ được sử dụng để thu dây giềng rút. Loại tời này còn được lắp đặt trên tàu làm nghề lưới kéo đôi, ru lô chính của tời được sử dụng để thu dây cáp kéo lưới. Tời có hệ thống phanh băng, cá hãm đảm bảo an toàn trong quá trình tời hoạt động.  Đặc điểm của kiểu bố trí máy khai thác tầu cá lưới vây: - Máy khai thác được bố trí ở khoang trước của tàu với những ưu, nhược điểm sau:   - Dễ dàng trong việc kết hợp với một nghề phụ khác. - Dễ dàng trong việc quan sát và chỉ huy quá trình đánh bắt, nhưng khó nhìn thấy mũi tầu nếu boong khai thác bố trí ở phía đuôi, điều khiển kém vì tâm chịu gió của mặt bên mạn khô bị dịch về phía mũi cách xa mặt cắt ngang giữa của tầu,loại trừ được hiện tượng lắc dọc. Máy điện hàng hải Stt  Tên máy  Hiệu máy  Nơi sản xuất  Năm mua  Giá mua  Ghi chú   1  Định vị  Furuno GP 31  Nhật bản  2000  6,6 triệu    2  Máy dò cá  Furuno FCV 668  Nhật Bản  2000  9 triệu    3  Máy đàm thoại  Seaeage 6900  Taiwan  2000  3,4 triệu  Loại 12 băng   4  La Bàn      Có   5  Hải đồ      Có   6  Đèn tín hiệu      1 bộ   Các trang thiết bị khác Vợt xúc cá Trên tàu thường sử dụng hai vợt xúc cá, vợt tay và vợt cẩu. Loại vợt cẩu có sức chứa khoảng ( 300-500)kg. Sào móc Dùng để móc lấy phao đầu tùng hoặc bè đèn hay móc cá trong quá trình khai thác. Sào được làm bằng tre có chiều dài khoảng 3m và đầu có móc sắt. PHẦN II. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LƯỚI PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ Phương hướng thiết kế Xuất phát từ nhu cầu thực tế làm sao để cho việc khai thác có hiệu quả cao nhất, giảm được nhiều nguyên liệu, sức lao động, và đảm bảo được sự phù hợp của lưới thiết kế ở từng khu vực khai thác. Để làm được điều đó là một kỹ sư tương lai của nghành công nghệ khai thác thủy sản phải có những phương hướng thiết kế mẫu lưới thiết kế có khả thi nhất trong điều kiện nước ta hiện nay. Đối tượng mà tôi nghiên cứu là cá nục thuôn tại vùng biển tây nam bộ, để mong muốn kết quả như trên thì chúng ta cần phải có vàng lưới phù hợp với ngư trường tây nam bộ, tàu thuyền, trang bị phụ tùng cũng như đối tượng khai thác. Vùng biển tây nam bộ với bờ biển dài khoảng 336km, có độ sâu không lớn, nơi sâu nhất không vượt quá 80m, chất đáy bùn, cát, thời tiết ôn hòa thuận lợi cho việc khai thác quanh năm. Trữ lượng loài khá lớn khoảng 315 loài, trữ lượng đạt khoảng 507 ngàn tấn, tập trung rất nhiều các đàn cá nổi, và các loài cá có giá trị khác. Nhiệm vụ thiết kế Thực tế hiện nay đòi hỏi phải có những đội tàu khai thác chuyên nghiệp, công suất tàu đủ lớn, trang bị khai thác hiện đại, để khai thác ra xa bờ khai thác và tìm kiếm những đàn cá có giá trị và sản lượng lớn hơn. Nhiệm vụ cần phải có những vàng lưới đạt tiêu chuẩn về kích thước để khai thác xa bờ đạt hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó đòi hỏi những kỹ sư khai thác thủy sản và các nhà nghiên cứu thủy sản có những giải pháp hiệu quả mới đồng thời khắc phục được những khuyết điểm và tồn đọng của những năm qua làm cho nghề khai thác cá nói chung và nghề khai thác cá lưới vây nói riêng đạt hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ những nhiệm vụ trên, với kinh nghiệm của bản thân, kiến thức của thầy cô và các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó tôi tiến hành vàng lưới vây kết hợp ánh sang và chà cố định cho tàu công suất 370cv tại vùng biển tây nam bộ. Đối tượng khai thác là cá nục thuôn, l= 22cm, g= 150g, r= 15m. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA LƯỚI THIẾT KẾ Tính toán chiều dài lưới vây Khai thác cá nghề lưới vây cần đảm bảo yêu cầu sau: + Lưới bao vây đàn cá phải đảm bảo hai đầu lưới( đầu cánh và đầu tùng) kịp khép kín trước khi cá đi đến cổng lưới. + Giềng chì phải kịp chìm đến độ sâu đánh bắt để chặn không cho cá thoát ra ở giềng dưới. Từ hai điều kiện trên người ta tìm được các công thức xác định chiều dài lưới vây phụ thuộc vào tốc độ tàu, tốc độ di chuyển ngang, tốc độ lặn chìm, bán kính đàn cá, cách chặn đầu đàn cá, khoảng cách an toàn từ tàu đến đàn cá không ảnh hưởng đến tập tính đàn cá, thời gian chìm dây giềng đến độ sâu thích hợp….vv Ở đây ta nghiên cứu về lưới vây kết hợp ánh sáng, đàn cá tập trung quanh nguồn sáng nên có thể xem như cá đứng yên. Do đó cách thả lưới, chọn hướng gió, hướng nước không gây ảnh hưởng đến tập tính của cá thì chiều dài lưới sẽ được thiết kế ngắn đi và không phụ thuộc vào tốc độ tàu, tốc độ đàn cá, thời gian chìm giềng dưới mà chỉ phụ thuộc vào bán kính đàn cá, bán kính quay trở của tàu và khoảng cách từ tàu đến đàn cá để không gây ảnh hưởng đến tập tính đàn cá. Chiều dài lưới phải thỏa mãn:  Qua phân tích trên tôi chọn công thức:  Với khoảng cách tối thiểu từ tàu đến mép ngoài đàn cá tôi chọn x= 25m, với khoảng cách này đủ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tập tính đàn cá vì với công nghệ khai thác kết hợp ánh sáng. Mặt khác bán kính đàn cá r = 15m là bán kính đàn cá trong vùng chiếu sáng thì tôi thấy phù hợp. Vây:  Mặt khác, do ảnh hưởng của dòng chảy, gió và các yếu tố khác nên không thể vây đàn cá theo quỹ đạo tròn được mà thường theo quỹ đạo elip. Ngoài ra, trong quá trình cuộn rút lưới thường bị biến dạng nhiều nên giảm diện tích chứa cá làm cho cá có xu hướng thoát ra khỏi lưới. Ngoài đối tượng cá nục, trong vùng chiếu sáng và ngoài vùng chiếu sáng còn có thể đánh bắt được các đối tượng khác như cá ngừ, thu, bạc má, cá đáy và gần đáy thì chiều dài lưới phải đạt: Chiều dài từ ( 200 – 300) m Chiều cao từ ( 65 – 100 ) m Theo quan điểm của tôi để đảm bảo lưới vây có hiệu quả tốt nhất và tiết kiệm chi phi, sức lao động thì tôi chọn l = 300m Kiểm tra lại bằng công thức:  (1) Theo i.a . Rakốp thì  có khả năng sau: Tàu cỡ lớn:  Tàu cỡ trung:  Tàu cỡ nhỏ :  Tàu tôi thuộc tàu cỡ nhỏ nên tôi chọn  Với chiều dài tàu là  thay vào (1) ta được:  Như vậy chiều dài lưới tôi chọn thỏa mãn điều kiện trên. Trên lý thuyết và các tài liệu liên quan thì ta thấy giềng trên và giềng dưới khác nhau nhưng trong thực tế họ vẫn làm chúng bằng nhau. Chiều dài giềng dưới của lưới dài hơn thì đảm bảo tốc độ chìm của giềng không để cá thoát ra ngoài. Nhưng khi khai thác ở những vùng nước cạn thì nó có thể làm khó khăn trong quá trình cuộn rút, giảm tuổi thọ của lưới do ma sát nền đáy. Ngược lại chiều dài giềng dưới mà ngắn hơn thì lại làm giảm tốc độ chìm của lưới do đó cá sẽ dễ dàng thoát ra ngoài, nhưng tốc độ thu lưới nhanh, cuộn rút dễ dàng ở vùng nước nông. Theo quan điểm của tôi để đảm bảo cả 2 yếu tố trên thì tôi chọn chiều dài giềng dưới và giềng trên bằng nhau. 2. Tính chiều dài từng phần lưới a. Tùng lưới Tùng lưới có nhiệm vụ chứa cá, độ thô chỉ lưới lớn và kích thước mắt lưới nhỏ hơn phần thân và cánh. Theo kinh nghiệm của ngư dân thì chiều dài phần tùng lưới, đối với lưới nhỏ khoảng: l= (25-45)m. Để thuận lợi cho kết cấu vàng lưới tôi chọn  b. Thân lưới Thân lưới có nhiệm vụ bao vây, giữ cá và hướng cá vào tùng. Thân lưới có độ thô chỉ lưới lớn hơn phần cánh và nhỏ hơn phần tùng lưới, còn kích thước mắt lưới thì lớn hơn phần tùng và nhỏ hơn phần cánh.chiều dài thân lưới tùy thuộc vào kích thước tàu, ngư trường… thường được chọn theo kinh nghiệm l = ( 70-100)m Để thuận lợi trong kết cấu vàng lưới tôi chọn:  c. Cánh lưới Cánh lưới là bộ phận dùng để bao vây đàn cá và dồn cá vào phần thân và tùng lưới. Đối với lưới vây 1 cánh thì chiều dài cánh lưới chiếm tỷ lệ 2/3 chiều dài toàn bộ vàng lưới, phần cánh lưới có độ thô nhỏ và kích thước mắt lưới lớn hơn phần thân và tùng lưới nhằm giảm bớt lực cản trong khi làm việc.  Trong đó hệ số rút gọn  tôi chọn và tính toán ở mục 2 ( chọn hệ số rút gọn cho lưới), ,, lần lượt là chiều dài kéo căng của tùng, thân, cánh lưới thiết kế. Chọn hệ số rút gọn cho lưới thiết kế Hệ số rút gọn của lưới vây cũng rất quan trọng như những loại lưới khác trong quá trình thi công lắp ráp người ta phải chọn phù hợp để đảm bảo độ bền và hiệu quả khi sử dụng nó. Hệ số rút gọn đặc biệt là hệ số rút gọn ngang nó tác dụng rất lớn đến kết cấu vàn
Luận văn liên quan