Đồ án Thiết kế máy thái thuốc lá

Cây thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, có hiệu quả kinh tế cao hàng năm mang lại ngân sách quốc gia một tỷ lệ khá lớn. Theo đó diện tích tròng tthuốc lá đã tăng từ vài ngàn hécta đến vài chục ngàn hécta và có xu hướng tăng rõ rệt vào năm 1999. Đã hình thành những vùng chuyên canh tác thuốc lá tại miền BBắc cũng như miền nam tập trung ba giốn : Oriental, Burley và Virginia. Để cạnh tranh với vùng nguyên liệu nước ngoài và hoà nhập vào nền thị trường quốc tế, ngoài việc nghiên cứu giống, biện pháp canh tác chế độ bón phân, tưới tiêu ccòn để ý đến các khâu sơ chế và chế biến để đạt chất lượng cao sản phẩm đúng yêu cầu. Trong quá trình chế biến thuốc lá, vấn đề Thái thuốc lá khâu đóng góp khá quan trọng cho sản phẩm thuốc lá sợi sau này và cũng là biện pháp cơ khí hoá và hiện hoá máy móc góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện lao động chân tay cho con người. Vì vậy máy Thái thuốc lá rất cần thiết quan trọng trong dây chuyền sản xuất thuốcvà cũng là quan trọng trong vâqns đề lao động . Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay nhà máy thuốc lá Đà Nẵng đã và đâng liên doanh với công ty thuốc Reynolds thực hiện “ Chương trình đầu tư cây thuốc lá ở Đà Nẵng và nâng cấo nhà máy thuốc lá toàn diện “ nhằm sản xuất ra các mặt hàng thuốc lá cao cấp mang nhãn hiệu quốc tế và xuât khẩu ra ngoài nước nhằm nâng cao thu nhập cho nhà máy .

doc44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế máy thái thuốc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIƠI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THU HOẠCH LÚA NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 1.1 Lịch sử phát triển công cụ,máy thu hoạch lúa nước: Trong quá trình trồng lúa,thời kỳ thu hoạch là giai đoạn tốn nhiều công và cần thời gian để hoàng thành công việc ngắn nhất.Từ lâu con người mongmuốn có được những công cụ thu hoạch lúa có năng suất cao và giảm được sức lao động.Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong mấy thế kỷ qua các công cụ thu hoạch lúa nước đã có những bước phát triển mới. Ở Việt Nam trước 1954 nông nghiệp con sử dụng những công cụ thu hoạch lạc hậu,chủ yếu bằng thủ công bằng sức người là chính. Từ 1954 trở đi dưới sự lãnh đạo của đảng và chính phủ nông nghiệp từng bước được phát triển một số mặt.Công cụ thu hoạch đã có nhiều kiểu tiến bộ,góp phần giảm nhẹ sức lao động,nâng cao năng suất lao động như guồng tuốt lúa,máy đập lúa đơn giản,máy làm sạch...đã ra đời.Với những tiến bbộ đó đã kích thích nhiều cơ quan nghiến cứu và sản xuất đã quan tâm đến việc áp dụng,hoàn thiện các mẫu công cụ thu hoạch. Trên thế giới công cụ thu hoạch đã phát triển tư rất sớm.Ở Nga1774 đã bắt đầu nghiên cứu về máy gặt.Năm 1800 bộ phận cắt kiểu cái kéo ra đời và hoàn thành bộ phận cắt kiểu lưỡi cắt như ngày nay.Khoảng giữa thế kỷ 19 guồng gạt lúa ra đời dùng gạt lúa vào bô phận cặt,rồi xuất hiện máy gặt lúa. Năm 1840 ở Mỹ xuất hiện bộ phận đập và sau đó hoàn thiện thành máy đập phức tạp có kèm hệ thống làm sạch. Năm 1868 kỹ sư người Nga Anđởây Rômanôvit Vlaxencô là người đầu tiên nghĩ ra máy gặt đập liên hợp nhưng không thực hiện do chế độ Nga hoàng lúc đó không giúp đỡ. 1930 Liên xô(cũ) chế tạo máy gặt đập liên hợp Communa và 1947 máy gặt đập liên hợp C4,C6 ra đời và hàng loạt mẫu máy sau đó được sản xuất và hoàn thiện dần như CK5,CK¶-5P,CK¶P-6. Đối với các nước tư bản lịch sư phát triển công cụ thu hoạch rất lâu đời và ngày nay đạt đến trình độ khá cao.Đã có nhiều nhà máy của các công ty Pháp như xômêca,rơnô,bơrô..của Anh như Đavít bơraun,ranxôm...đã sản xuất các máy thu hoạch khác nhau. 1.2. Công nghệ thu hoạch lúa nước hiện nay: Nhìn chung công việc thu hoạch lúa nước là khá phức tạp,chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài:Thời tiết,khí hậu,đất đai,....đồng thời còn đòi hỏi những yêu cầu khắc khe về lúa như độ chín của lúa, độ ẩm của hạt và thân cây, tỷ lệ hạt/rơm, việc ứng dụng loại máy vào thu hoạch lúa. Chính những ảnh hưởng đó mà trong thực tế tồn tại nhiều phương pháp thu hoạch khác nhau. 1.2.1. Những phương pháp thu hoạch ở Việt Nam. a/ Gặt bó : Tức là gặt xong, bó lúa lại thành từng bó lớn để vận chuyển khối lúa về nhà đập và làm sạch. Rạ có thể được cắt sau hoặc cùng với lúa, sau đó dùng liềm để xén, băm nhỏ ra. Phương pháp này trải qua nhiều giai đoạn và tốn nhiều công. b/ Gặt xếp dải : Tiến hành hành gặt lúa phơi ngoài đồng vài ngày cho lúa chín đều và giảm bớt độ ẩm cho hạt và thân cây, sau đó tiến hành đập và làm sạch tại chổ hoặc có thể chuyển về nhà, thích hợp với những nơi ít mưa trong thời kỳ thu hoạch, ruộng đất khô ráo. Quá trình thu hoạch chia làm hai giai đoạn : Gặt , phơi xếp dải ; vận chuyển đến vị trí đập và làm sạch. Phương pháp này cho ta nhiều ưu điểm : Giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất nhưng trong điều kiện khí hậu nước ta còn nhiều hạn chế. c/ Gặt đập liên hợp : Quá trình gặt và đập được thực hiện trên đồng ruộng, vận chuyển thóc về nhà phơi, còn rơm rạ phơi ngoài đồng. Đây là phương pháp rút ngắn được thời gian thu hoạch, ít hao phí nhưng đòi hỏi lúa phải chín đều. Miền nam thường áp dụng phương pháp này tại đồng bằng sông cửu long. 1.2.2. Các phương pháp thu hoạch ở các nước tiên tiến : Một số nước tiên tiến ứng dụng nhiều máy móc trong nông nghiệp như Liên Xô (cũ), Mỹ, pháp... cũng có nhiều phương pháp thu hoạch, mỗi phương pháp kèm theo một hệ thống máy thích hợp. a/ Phương pháp một giai đoạn : Quá trình thu hoạch gồm gặt, đập và làm sạch sơ bộ được thực hiện trong cùng một lúc bằng máy gặt đập liên hợp. Là phương pháp rút ngắn được thời gian thu hoạch, nhưng đòi hỏi lúa phải chín đều và máy có cấu trúc phức tạp. b/ Phương pháp hai giai đoạn : Đây là phương pháp được dùng khá phổ biến ở các nước thuộc Liên xô (cũ), nâng cao được sản lượng thu hoạch và chất lượng làm việc của máy. Giai đoạn 1 : Dùng máy gặt cắt lúa xếp thành dải và phơi vài ngày cho lúa chín, giảm được độ ẩm của hạt và thân cây. Giai đoạn 2 : Dùng máy gặt đập liên hợp có trang bị bộ phận thu thập để thu, đập và làm sạch lúa. c/ Phương pháp 3 giai đoạn : Giống hai phương pháp trên, nhưng còn trang bị thêm hệ thống thu lúa và vận chuyển rơm rạ. Nâng cao được năng suất lao động, giảm giá thành thu hoạch sản phẩm, rút ngắn thời gian thu hoạch, giải phóng đồng ruộng nhanh. 1.2.3. Sơ đồ quá trình thu hoạch lúa : Ta có thể thấy rõ hơn quá trình thu hoạch lúa thể hiện qua sơ đồ sau : 1.3. Một số yêu cầu kỹ thuật đối với máy gặt và tính chất cơ lý của lúa: 1.3.1. Yêu cầu kỹ thuật: Bộ phận cắt phải đảm bảo không sót cây,không hao phí hạt, như cắt vào bông,vải bông đã cắt xuống ruộng hoặc làm rụng hạt đồng thời phải thay đổi chiều cao cắt dễ dàng Guồng gạt có thể điều chỉnh được vị trí như lên cao,xuống thấp,về trước,về sau...,điều chỉnh số vòng quay dễ dàng với các trạng thái đổ tự nhiên của cây lúa như lúa cao,thấp,đổ về các phía theo giới hạn cho phép. Máy phải đảm bảo thích ưng với điều kiên năng suất ngày cang tăng,đảm bảo gặt sạch,đập sạch,tổng hao phí hạt không quá 2%,nứt ,tróc không quá 1%. Đối với máy gặt bó kích thước bó phải theo một qui cách nhất định.Lúa hất xuống ruộng phải tập trung thành từng đống. Đối với máy gặt hàng,lúa phải được xếp thành dải liên tục,bông không tiếp xúc với đất. Ngoài ra,các bô phận của máy phải làm việc trong trạng thái an toàn,vững chắc đồng thời phải thuận lợi cho người sư dụng như gọn nhẹ,dễ thao tác,thu hoạch được nhiều loại lúa khác nhau. 1.3.2. Phân loại máy gặt: Tùy thoe nhiệm vụ công việc,phương pháp thu hoạch,kết cấu máy mà người ta có 2 cách phan loậimý dùng để gặt lúa như sau: a/Phân loại theo nhiệm vụ công việc và phương pháp thu hoạch gồm: +Máy gặt người cào đống. +Máy gặt tự cào đống. +Máy gặt bó. +Máy gặt xếp dải. b/Phân loại theo phương pháp lắp máy gặt vào máy kéo gồm : +Máy gặt loại treo +Máy gặt loại móc. Hiện nay máy gặt loại treo được dùng phổ biến do có cấu tạo gọn nhẹ, vận chuyển trên đường dể, không cần chuẩn bị ruộng khi thu hoạch. 1.3.3. Đặc điểm của lúa thu hoạch (tính chất cơ lý của lúa). Tùy thuộc từng vùng, từng nước, về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết mà lúa thu hoạch có những tính chất không như nhau.Tuy nhiên ta có một số nhận xét, vài đặc điểm chunh như sau : Quá trình chín của hạt lúa trải qua ba giai đoạn : Chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn. Tốc độ chín vào vụ khô nhanh hơn vụ mưa. Khi độ chín đạt 25%- 78% thì ta có thể thu hoạch được mà không gây hao phí dinh dưỡng chứa trong hạt. Trong thời kỳ thu hoạch thân cây và hạt lúa giảm dần độ ẩm nhưng tốc độ giảm ở thân cây chậm hơn ở hạt. Khi lúa chín độ ẩm giảm dần từ 6h- 16h, trong thân cây sau 16h độ ẩm bắt đầu tăng lên một ít. Độ rụng hạt trong thời kỳ thu hoạch cũng ảnh hưởng lớn đến sự làm việc của máy thu hoạch. Nếu độ rụng hạt tự nhiên càng lớn càng bị hao hụt do tác động cơ học của máy. Tỷ lệ hạt/rơm cũng ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của bộ phận đập, bộ phận giũ rơm và làm sạch. Kích thước hạt lúa : Với ba kích thước chiều dài, chiều rộngvà chiều dày của hạt cho phép ta chọn loại và kích thước hệ thống phân lọai hạt. Ngoài ra, còn nghiên cứu đường kính của gốc, độ cao thân cây, gié, vị trí trọng tâm trên thân cây lúc lúa thu hoạch. Những chỉ số này có ảnh hưởng đến sự làm việc của dao cắt, độ cao của guồng gạt. CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI MÁY GẶT. Như ta biết, sản xuất lúa nước là một tập quán lâu đời của người dân Việt Nam. Trong quá trình phát triển, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, gieo trồng,...cho cây lúa ngày càng đạt năng suất cao, chất lượng gạo tốt. Bên cạnh đó việc cơ giới hóa khâu thu hoạch là vấn đề cấp bách hiện nay. Một số nước tiên tiến trên thế giới như Nga, Mỹ, Nhật...đã chế tạo nhiều loại máy thu hoạch cây trồng cỡ lớn như máy gặt đập liên hợp. Ở Nhật và Trung Quốc...đã chế tạo máy gặt lúa xếp dải có công suất nhỏ, bề rộng làm việc 0,9-1,5m được gắn trên máy kéoBông sen cỡ nhỏ, có hai bánh chuyển động, dùng ly hợp chuyển hướng kiểu vấu. 2.1. Máy gặt đập liên hợp : Đây là loại máy sử dụng trong phương pháp thu hoạch một giai đoạn, máy gồm hai bộ phận chính : Gặt lúa và đập lúa. Ngoài ra, còn trang bị một số bộ phận phụ trợ khác : Thùng chứa, hệ thống di động...Đối với máy này yêun cầu kỹ thuật phải đảm bảo những chỉ tiêu của máy gặt và máy đập riêng rẽ. Trong quá trình làm việc máy sẽ hoàn thành các nhiệm vụ : Gặt và thu những cây đã cắt, chuyển lúa tới bộ phận đập, làm sạch hổn hợp hạt thu được, rơm và các tạp chất được đưa xuống ruộng thành từng đống. Trong khi đó hạt được chuyển cho các phương tiện chạy bên cạnh máy. Chúng ta có thể dụng máy với phương pháp thu hoạch hai giai đoạn bằng cách : Che bộ phận cắt lại và thay vào đó bộ phận thu thập dải lúa được cắt bằng máy gặt xếp dải. Phần gặt của máy gồm : Guồng gạt, bộ phận cắt, băng chuyền xoắn ốc, băng chuyền cung. Phần đập của máy gồm : Bộ phận đập, bbộ phận giũ rơm hệ thống làm sạch, bộ phận chuyển hạt và bộ phận đập sót. Máy gặt đập liên hợp được dùng phổ biến vì cho năng suất cao, khả năng di động tiện lợi, không cần tháo lắp khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, số công nhân đứng máy ít, kết hợp nhiều khâu trong thu hoạch, giải phóng mặt bằng nhanh. Tuy nhiên máy chỉ làm việc thích hợp với những đồng ruộng có thửa lớn, chi phí cho máy cao. 2.2. Máy gặt lúa xếp dải : Đa số các loại máy gặt lúa xếp dải cỡ nhỏ ở nước ta hiện nay đều dựa theo mẫu máy AR-1,2 của hãng KUBOTA-Nhật bản. Loại máy này được đưa vào sản xuất bước đầu đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn tồn tại một số nhựơc điểm : Kết cấu chưa phù hợp với đồng ruộng ở miền trung; Độ bền cơ học kém, bộ phận cắt chưa ổn định,làm giảm năng suất và chất lượng gặt; điều kiện cân bằng động lực học chưa tốt, khi làm việc ở ruộng buồng thì hay bị trượt do độ bám kém, việc di chuyển qua bờ cao gặp nhiều khó khăn ; máy chưa gặt được mọi giống lúa, lúa gieo sạ với mật độ dày đặt. Đặt biệt lúa đổ nghiêng lớn hơn 600 và đổ rối thì máy không gặt được. Ưu điểm của loại máy gặt này cho năng suất cao, rẻ tiền, dể chế tạo, đặc biệt thích hợp với đồng ruộng miền trung có diện tích nhỏ, chỉ tiêu hao phí hạt không quá 2%. Với những ưu nhược điểm nêu trên việc nghiên cứu thiết kế, kiểm tra các thông số động học và động lực học của máy gặt lúa xếp dải là cần thiết ở nước ta. Đặc biệt tạo ra mẫu máy gặt xếp dải cỡ nhỏ có kết cấu gọn nhẹ, chất lượng làm việc tốt, cho năng suất phù hợp với điều kiện sản xuất ở các vùng miền núi và miền trung. CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ MÁY GẶT XẾP DẢI 3.1. Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế bộ phận cắt,xếp dải: 3.1.1. Bộ phận cắt: Đối với máy gặt bộ phận cắt là bộ phận quan trọng thực hiện cắt đứt cây.Tùy theo yêu cầu của công việc,đặc điểm cấu trúc của máy,ưu nhược điểm của bô phận cắt mà có nhiều bộ phận cắt khác nhau,kể cả cơ cấu truyền lực cho dao cũng có nhiều loại. Khi đặt vấn đề thiết kế máy gặt trong đó có máy gặt xếp dải,để thiết kế bộ phân cắt ta phải dựa vào lực cắt của dao khi thực hiện cắt cây.Lúc đó lực tải cạnh sắc của dao được xác định số lượng cây do dao cắt trong đường chạy của dao.Để xác định số lượng cây ta cần xác định diện tích mỗi cạnh sắc cắt trong mỗi đường chạy. Ban đầu qua tìm hiểu ta biết chuyển động của dao là chuyển động phức tạp vừa chuyển động qua lại để cắt hết khám lúa đã rẽ,vừa chuyển động tịnh tiến theo máy để cắt hết lối lúa phía trước.Vậy quỹ đạo chuyển động một điểm của lưỡi dao chính là sư phối hợp giữa hai chuyển động nối trên là một đường sin có phương trình:  (3.1)_[1] Trong đó: r bán kính tay quay của cơ cấu dẫn động dao.  vận tốc tay quay. V vận tốc tiến của máy. V=== h là lượngdời cung cấp ứng với nữa vòng quay tay quay. n số vòng quay tay quay. Do đó  (3.2) Từ phương trình trên ta xây dựng bảng giá trị tọa độ một điểm trên lưỡi dao với các góc quay khác nhau.Sau đó vẽ đồ thị chuyển động cạnh sắc của dao. Bảng giá trị như sau: .t  y  x   0  0  0       0.14r       0.5r       r       1.5r       1.86r     h  2r   Phần diện tích giới hạn bởi hai đường sinh ở trên là quỹ đạo của cả cạnh sắc của lưỡi dao. Đối với bộ phận cắt thônh thường s=t=t ,mỗi lần cắt cạnh sắc cắt một diện tích F .Ta xác định diện tích cắt nhờ phương trình chuyển động của dao (3.2).Ta có đồ thị lực tải cạnh sắc của dao như sau:[1] F= = = =2rh=sh=F (3.3) F = sh ,là diệntích cung cấp ứng với độ dời h s là hành trình chạy của dao Vậydiện tích cắt của mỗi cạnh sắc trong mỗi đường chạy s bằng diện tích cung cấp của máy. Từ diện tích cắt ta đi xác đinh lực tải trên đơn vị chiều dài cạnh sắc lưỡi cắt.Gọi f là lực tải đơn vị ta có: F =  =  = = (3.4) Trên đây là những tìm hiểu chung về quá trình cắt của bộ phận cắt.để tìm ra bộ phận cắt tối ưu ta tìm hiểu một số kiểu dao cắt và cơ cấu dẫn động cho chúng. 3.1.1.1.Một số kiểu dao cắt: a/Loại dao cắt kiểu răng dao: Loại này,dao là phần di đông còn răng là phần cố định.Dao gồm nhiều lưỡi cắt hình thang lắp liên tiếp trên sống dao có tiết diện hình chữ nhật và tán bằng đinh tán.Lưỡi dao bằng thép,dày 2 mm,mài sắc hai cạnh bên.Do thân lúa xơ va dai nên lưỡi cắt được băm chấu,dạng chấu khác nhau,số lượng chấu trên một đơn vị chiều dài khác nhau cũng ảnh hưởng chất lượng cắt. Đối với răng thường chế tạo bằng gang dẻo, có nhiệm vụ tách khối lúa cần cắt cho các lưỡi cắt. Tấm kê cắt cũng được chế tạo rời và tán vào răng, khi cắt cây tấm kê cắt và răng là những điểm tựa cắt. Ngoài ra còn trang bị tấm ma sát tùy vào sống dao để giảm lực cản chuyển động và ngăn không cho dao đẩy về phía sau khi làm việc. Để đảm bảo chất lượng cắt còn trang bị các tấm đè dao không cho dao đẩy lên trong quá trìng cắt. Nhược điểm của loại này là lực quán tính gây ra khi dao chuyển động chỉ được cân bằng một phần nên khó tăng tốc độ cắt. b/ Loại dao cắt kiểu hai dao : Cấu tạo tương tự như loại răng –dao nhưng phần răng được thay thế bằng một dao cố định. Loại này khắc phục được phần nào nhược điểm của loại răng dao như chất lượng cắt tốt hơn, có thể làm việc được ở tốc độ máy liên hợp từ 7,5-11,5 Km/h nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phần gặt. Tuy nhiên đối với máy gặt xếp dải cở nhỏ lắp trên máy kéo Bông sen chỉ làm việc với vận tốc tối đa 5,4Km/h nên lực quán tính sinh ra nhỏ do đó áp dụng dao cắt kiểu răng-dao vẫn đảm bảo chất lượng làm việc. Mặc khác, do đặt thù thời tiết, tập quán sản lúa ở miền trung chủ yếu gieo và sạ với mật độ dày, nhiều cỏ, lúa con nhiều. Do đó kiểu răng dao phát huy được tác dụng rẽ lúa, tách khối lúa tốt nên chất lượng đảm bảo đạt yêu cầu . 3.1.1.2Cơ cấu dẫn động cho dao: Để tạochuyển động tịnh tiến qua lại cho dao thông thường máy gặt sử dụng hai loại cơ cấu sau đây: Cơ cấu biên tay quay, cơ cấu bánh lệch tâm. a/ Cơ cấu biên tay quay: Đặc điểm cơ cấu này phụ thuộc vào độ lệch h của chúng, mức độ phức tạp nhiều hay ít phụ thuộc độ lệch lớn hay nhỏ và đựợc thể hiện qua các chỉ số động học xác định bởi đường chạy, vận tốc và gia tốc của da. +Anh hưởng độ lệch h đối với đường chạy của dao: Trong cơ cấu tay quay bình thường ( h=0) ta biết đường chạy của daolà s=2r. Trong trường hợp h>0 thì s>2r. Điều đó được minh hoạ qua các hình vẽ sau: S= CtCp = OCt-OCp = (l+r) - (l-r) = 2r Ta có: S=CtCp =c-b =  -= = 2r Vậy : S2r .Điều đó chứng tỏ độ lệch h ảnh hưởng đến đường chạy s của dao +Anh hưởng độ lệch h đến vận tốc của dao: Dùng giản đồ vận tốc sau ta sẽ tìm được vận tốc của 1 điểm D bất kỳ của dao đi và về. Giả sử tay quay theo hướng đã chọn ta có : Khi tay quay ở vị trí AB thì điểm C ở tâm vận tốc tức thời của thanh BD nên VD = AC. Khi tay quay ở vị trí AB’ thì điểm C’ là tâm vận tốc tức thời của BD nên V’D = AC’. Sso sánh vận tốc khi đi và về ( VD,V’D ) theo tính chất hình học ta có AC>AC’  VD>VD’. Nghĩa là vận tốc dao khi đi lớn hơn khi về mà quãng đường S không đổi nên thời gian đi lớn hơn thời gian về. Đối với máy gặt nhỏ thì h không lớn lắm nên thực tế bỏ qua sai khác về vận tốc. +Anh hưởng độ lệch h đối với chiều quay tay quay: Trường hợp tay quay ngược chiều kim đòng hô và ở bên phải của dao : Khi quay ngược kim đồng hô. . Lực đẩy P1 ép dao xuống, khe hở giữa dao và tấm kê nhỏ nên thực hiện cắt tốt và lực kéo P1’ kéo dao lên đế tựa nên cắt kém. Ta thấy P1>P1’ thì dao thực hiện cắt tốt. Khi ta quay cùng chiều kim đồng hồ, phân tích lực như trên ta thấy P1<P1’ do đó dao làm việc không tốt. Tóm lại, nếu ta quay ở bên phải dao cần quay ngược chiều kim đồng hồ còn nếu tay quay ở bên trái dao cần quay cùng chiều kim đồng hồ, có như vậy dao mới cắt tốt. b/ Sử dụng cơ cấu bánh lệch tâm: Khi sử dụng cơ cấu này, kết cấu bộ phận cắt nhỏ gọn hơn truyền lực tốt, dao có vận tốtc đều hơn. Tuy nhiên, lực tải của dao không ổn định tốt, mômen quán tính thay đổi liên tục, do vận tốc cơ cấu bánh lệch tâm có thay đổi một ít Qua phân tích các phương án trên trên ta thấy việc sử dụng bộ phận cắt kiểu răng -dao, sử dụng cơ cấu dẫn động bánh lệch tâm cho máy gặt xếp dải là đảm bảo vì cho ta kết cấu gọn hơn, chất lượng gặt được phát huy so với kiểu khác, vận tóc thay đổi ít. 3.1.2 Bộ phận xếp dải Đối với máy gặt, bộ phận xếp dải chính là băng chuỳên lúa. Nó có nhiệm vụ chuyền lúa đi và xếp thành dải liên tục bên phải máy, dọc theo lối gặt. Bộ phận này thường có hai loại: Dùng bộ truyền xích hoặc bộ truyền đaitrên đó có gắn các răng chuyền lúa. Do điều kiện thu hoạch lúa nơi ẩm ướt, đặc biệt đối với thời tiết khu vực miền trung nhiều mưa ruộng ướt. Nên sử dụng bộ truyền xích vững chắc hơn không có hiện tượng trượt như bộ truyền đainên lực tải ổn định hơn. Trên đây chỉ phân tích lựa chọn phương án cho các bộ phận chính. Ngoài ra, máy gặt còn có các bộ phận khác như các sao vơ lúa, thanh đỡ lúa... Tính toán động học: Khi nghiên cứu về động học máy nghĩa là nghiên cứu về các đại lượng:Đường chạy,vận tốc và gia tốc.Trên cơ sở đó xác định khối lượng, độ bền vững,khả năng ổn định trong quá trình làm việc để đảm bảo cho máy hoạt động tốt.Cụ thể ta nghiên cứu động học của một số bộ phận chính của máy gặt xếp dải như sau: 3.2.1 Bộ phận vơ lúa : Bộ phận vơ lúa bao gồm các mũi rẽ lúa, các sao vơ lúa và các giá giữ lúa nhằm đảm bảo lúa được giữ chặt cho dao thực hiện cắt cây sau đó chuỷên lúa vào băng chuyền. Ở đây các sao vơ lúa chuyển động nhờ vào răng xích băng chuyền truyền động đến. Như vậy tính động học cho bộ phận vơ lúa chính là vận tốc quay của sao vơ lúa. Sao vơ lúa có bán kính R tham gia hai chuyển động : +Chuyển động quay quanh tâm nó với vận tốc góc . +Chuyển động tịnh tiến theo máy với vận tốc tiến Vm Chỉ số vận tốc giữa hai chuyển động trên : U : Vận tốc dài điểm ngoài cùng của cánh sao  : Là hệ số tốc độ Quỹ đạo chuỷên động của cánh sao là đường cyclôit Hình vẽ Gọi T là chu kỳ quay của cánh sao. Sau 1 vòng quay của sao vơ lúa ta có khoảng đường dịch chuyển theo hướng chuyển động của máy: XT=Vm.T=Vm. (vì ) XT : Được gọi là bước của cánh gạt Xz= = Đựoc gọi là bước sao vơ lúa với Z: Số cánh sao Để đảm bảo sự phối hợp giữa dao và sao vơ lúa để việc thực hiện cắt cây được tốt thông thường =1,4-1,9. Nếu >1,9 cánh sao đập mạnh vào cây gây rụng nhiều hạt, tăng hao phí. Nếu<1,4 cánh sao ít tác dụng, máy cắt cây nhưng không được chuyển lúa vào băng chuyền. Để thuận lợi chọn = 1,6. Đối với máy gặt xếp dải gắn trên máy kéo bông sen làm việc tối đa Vm =1.5m/s nên U=.Vm=1,6.1.5=2,4 m/s Thực tế khe hở giưũa các sao liên tiếp là 20 mm mà máy thiết kế có bề rộng B=1,2m có 5 mũi rẽ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDKHA.DOC
  • docdetai (2).doc
  • docDetai.doc
  • dwgDkha1.dwg
  • docDKhaH.doc
  • dwgdoan.dwg
  • dwgdoan1.dwg
  • dwgdoanht.dwg
  • dwgDoka.dwg
  • dwgDoka1.dwg
  • dwgDoka2.dwg
  • dwgDoka3.dwg
  • dwgDoka4.dwg
  • dwgkha.dwg